kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Sét hòn!

  1. #1

    Mặc định Sét hòn!


    Sét hòn

    Sét hòn là một hiện tượng tự nhiên hay một giả thuyết giả khoa học còn nhiều bàn cãi. Sét hòn thường đi kèm với hiện tượng sấm chớp khi có mưa to. Nó tồn tại dưới dạng một vật thể bay cháy sáng trong một thời gian dài, ngược lại với hiện tượng hồ quang chỉ tồn tại trong thời gian ngắn giữa hai điểm đi kèm theo hiện tượng sét.

    Một vài phòng thí nghiệm cho rằng họ đã tạo ra được sét hòn, nhưng chưa có sự nhất trí rằng hiện tượng tạo lại này liên quan đến một hiện tượng trong tự nhiên. Những hiện tượng tự nhiên, vì tính chất tự nhiên của chúng, khó có thể ghi nhận lại một cách chính xác. Do vậy, nhiều nhà khoa học tiếp tục tranh luận về sự tồn tại của sét hòn, nó có phải là một hiện tượng vật lý rõ ràng hay không.

    Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm, nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Nhiều quan sát lại mâu thuẫn với nhau, và có thể nhiều hiện tượng khác. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp không có bão. Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu. Hình dạng của nó có thể là hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được từ 40 đến 50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một vài còn có tia phát ra xung quanh.


    Bức tranh thế kỷ 19 miêu tả một hiện tượng sét hòn

    Sét hòn đuổi Sét hòn được nhiều máy bay ném bom nhìn thấy tại nhiều nơi trong Thế chiến thứ hai, bay dọc cánh máy bay của phi công. Trong suốt thời kỳ đó, đây thực sự là một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, những hiện tượng này được gọi chung là "foo fighter". Một số báo cáo từ vài nơi cho biết sét hòn bay vào nhà, lượn lờ trên lò nướng trong bếp rồi có khi bay lang thang dọc lối đi các dãy ghế trong máy bay dân dụng. Một báo cáo miêu tả sét hòn đuổi theo một chiếc ô tô, làm cho hệ thống điện bị quá tải và hỏng.

    Ghi nhận sớm nhất và có tính hủy diệt kinh khủng nhất, xảy ra trong cơn cuồng phong ở Widecombe-in-the-Moor, Devon, nước Anh vào ngày 12 tháng 10 năm 1638. Bốn người đã thiết mạng và khoảng 60 người bị thương khi xuất hiện một quả sét hòn đánh vào một nhà thờ.

    Hiện tượng sét hòn còn trở nên bí ẩn hơn khi một vài nhân chứng quả quyết họ đã nhìn thấy nó đi xuyên qua cả những vật liệu được cho là cách điện rất tốt như thủy tinh hay composit. Vậy sét hòn có thực sự tồn tại hay không? Đi vào nhiều lãnh vực trong đời sống chúng ta đều có thể thấy đâu đó có nhắc đến sét hòn. Ví dụ như trong văn học có những tác phẩm nhắc đến sự hiện diện của sét hòn. Trong một tác phẩm vủa mình nhà văn Jules Verne đã mô tả hiện tượng sét hòn như sau: "một tia chớp chói lòa đánh xuống mặt nước không khí bùng lên với muôn vàn quả cầu lửa xanh li ti chạy lăn tăn trên mặt biển." Nhìn chung ta có thể tin rằng sét hòn là một hiện tượng có thật trong tự nhiên. Nhưng cũng có một số nhà khoa học cố giải thích về sét hòn như là sự sai lệch của các giác quan của con người. Tuy nhiên đã có cả những đoạn băng, bức ảnh đã ghi lại hiện tượng sét hòn nên dù muốn dù không chúng ta vẫn phải công nhận sét hòn là một lỗ hổng trong kiến thức của con người đương đại và mong ước rằng sẽ đến lúc lỗ trống này được lấp đầy...

    (Wikipedia).

  2. #2

    Mặc định

    Sét hòn - vị khách bí ẩn

    Trong đêm mưa sấm sét, một vật sáng lóa hình cầu kích thước bằng quả cam hay quả nho bay vụt qua cửa sổ vào nhà, hay lướt qua sân, chớp nhoáng trong vài giây, phá hủy đồ đạc rồi biến mất, để lại đằng sau một âm thanh và thứ mùi kỳ lạ. Đó là sét hòn.



    Suốt một thời gian dài, hiện tượng sét hòn không được thừa nhận. Nhiều nhà khoa học khẳng định đó chỉ là một sự đánh lừa về quang học không hơn không kém. Nhưng dần dà, các sự kiện chứng tỏ sét hòn là một hiện thực.

    Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến nó. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp, không có bão.

    Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được là 40-50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một số còn có tia phát ra xung quanh.

    Lời kể của các nhân chứng

    “Trong cơn giông, tôi nhìn thấy một quả cầu lớn màu đỏ từ trên trời bay xuống. Nó xô vào nhà tôi, cắt đứt dây điện thoại, làm cháy khung cửa sổ rồi rơi xuống két nước ngay bên dưới. Vài phút sau, nước bắt đầu sôi và khi nước nguội đi, tôi tìm mãi mà không thấy gì trong két cả” - một nhân chứng kể.

    Reverend John Henry Lehn đang ở trong phòng tắm nhà mình ở Jim Thorpe, Pennsylvania (Mỹ) giữa một cơn giông có sét thì nhìn thấy một quả cầu lửa màu vàng to bằng quả nho ngay bên ngoài rèm cửa sổ. Nó im lặng xuyên qua tấm rèm mà không làm rách hay hỏng rèm rồi lượn tròn quanh bàn chân Reverend.

    Có hai cậu bé trú mưa dưới mái chuồng bò. Bỗng nhiên trên ngọn cây dương xuất hiện một quả cầu lửa màu đỏ vàng. Nó nhảy từ cành này sang cành khác, hạ xuống đất và lăn về phía chuồng bò. Những tia lửa nhỏ màu da cam tóe ra từ quả cầu như một thỏi sắt nóng đỏ. Hai cậu bé đứng không nhúc nhích. Khi quả cầu lăn đến sát chúng, một cậu bé hơn đã lấy chân đá một cái. Quả cầu lạ lùng ấy nổ tung với tiếng rít chói tai. Hai cậu bé ngã lăn ra, rất may là chúng còn sống. Nhưng trong số 12 con bò cái trong chuồng thì 11 con bị chết.

    Thật thú vị là các thông báo cho biết sét hòn sinh ra từ các đồ vật bằng kim loại. Nhà khí tượng học N. Nartunop có lần đã quan sát thấy sét hòn nhảy ra từ hộp máy điện thoại mở nắp. Quả cầu lửa lăn khắp sàn rồi nổ tung. Theo tin báo của Konganop ở thành phố Kolomana, sét hòn xuất hiện gần bảng đặt công tơ điện trong thời gian phóng điện của sét chuỗi. Người ta cũng quan sát thấy sét hòn vọt ra từ đui đèn điện không lắp bóng hay từ ổ cắm điện.

    Kỹ sư I. Motsalop ở thành phố Nigioni Taghin cũng phát hiện thấy trên đầu van hệ thống lò sưởi một quả cầu nhỏ màu xanh da trời bắt đầu hình thành. Lúc đầu, nó bé bằng hạt đậu. Khi đường kính tăng đến 4-6 cm, nó rời khỏi mép lò sưởi hơi nước và khi đi qua gầm bàn, dừng lại gần ống đinh. Từ quả cầu nhỏ đó phát ra tia lửa, sau đó nó nhảy bật lên trên và tiếp tục lượn một lúc dưới bàn rồi nổ tung.

    Mặc dù có khả năng gây ra chấn thương và cái chết, dường như sét hòn rất gượng nhẹ trong cách đối xử với con người. Trong một trường hợp, sét hòn bay chậm chạp qua sân, hướng tới một cái bàn, nơi hai đứa trẻ đang chơi đùa. Một chú bé đá vào quả cầu và nó phát nổ. Kết quả là sét hòn bay quanh một bé gái rồi chạm vào chú mèo con đang ngồi trong lòng bé. Chú mèo chết tức thì trong khi em bé bình an vô sự. Rất nhiều súc vật bị sét hòn giết chết, nhưng con người rất ít khi chịu thảm cảnh đó.

    Đa phần sét hòn xuất hiện hầu như đồng thời với một tia sét đánh từ mây xuống đất. Chúng xuất hiện cách mặt đất vài mét. Còn khi xuất hiện lúc không có sét đánh, chúng bay thấp hơn nữa. Người ta cũng quan sát được những sét hòn bay cao trên không và những sét hòn từ một đám mây bay xuống mặt đất.

    Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng chồm lên các đồ vật cứng hay trên mặt đất.

    “Hành vi” của sét hòn là điều gây chú ý nhất đối với các nhà khoa học. Không giống các loại sét thông thường và các hiện tượng điện khác, nó không “chú ý” tới dây dẫn, vật kim loại và nước hơn các vật dụng kém hay không dẫn điện. Thay vào đó là một hành vi giống như được điều khiển bởi sự tò mò và trí thông minh cỡ loài vật: bay vòng quanh và bay theo người, “khám phá” các căn phòng và treo giữa khoảng không gần các đồ vật như để “nhìn” cho rõ hơn. Sét hòn thường bám vào các đồ vật kim loại như hàng rào dây thép gai hay đường dây điện thoại. Sau khi bám, chúng thường chuyển động dọc theo những đồ vật này.

    Tồn tại ngắn ngủi

    Sét hòn thường có thời gian tồn tại không quá 5 giây. Một số ít trường hợp tồn tại quá một phút.

    Ít người khi quan sát sét hòn cảm thấy sức nóng của nhiệt. Tuy nhiên, nhiều sét hòn làm cháy đồ vật hay làm nóng chảy kim loại. Báo cáo của McNally năm 1966 mô tả một sét hòn chạm vào bình nước cùng với tiếng xèo xèo như khi nhúng một miếng kim loại nung đỏ vào nước. Đôi khi, chúng phát ra âm thanh như một tiếng huýt còi. Nhiều người ngửi thấy mùi khác lạ, rất gắt và tương phản, giống như mùi ozone, sulphur cháy hay oxit nitric..

    Sét hòn phân rã theo một trong hai cách: im lặng hay kèm theo một tiếng nổ. Phân rã gây nổ xảy ra rất nhanh và kèm theo một tiếng nổ lớn. Phân rã im lặng có thể xảy ra nhanh hay chậm. Sau khi phân rã, thỉnh thoảng sét hòn để lại một chút sương mù hay chất bã. Hiếm khi quan sát thấy một sét hòn phân rã thành hai hay nhiều sét hòn nhỏ hơn.

    Nhận định khoa học

    Giả thuyết của Viện sĩ P. Kapitxa, sét hòn được cung cấp năng lượng nhờ các bức xạ vô tuyến xuất hiện trong những lần phóng điện khí quyển khi có dông. Nhà bác học này cho rằng, nếu trong tự nhiên không tồn tại những nguồn năng lượng mà chúng ta còn chưa biết, thì trên cơ sở định luật Bảo toàn năng lượng, ta nên thừa nhận là trong thời gian phát sáng, có năng lượng liên tục truyền cho sét hòn và chúng ta buộc phải đi tìm nguồn năng lượng đó ở ngoài phạm vi sét hòn.

    Sét hòn sinh ra ở những nơi sóng vô tuyến đạt cường độ cực đại. Cách giải thích đó của nhà bác học Kapitxa về sét hòn rất phù hợp với những đặc điểm của sét: Đôi khi sét hòn lăn dọc bề mặt các đồ vật khác nhau mà không để lại vết cháy. Sét hòn thường thâm nhập các phòng ở qua ống khói, cửa sổ và thậm chí qua các khe hở nhỏ.

    Có thể lời giải đáp cho bí ẩn của quả cầu đó là ở chỗ khác. Mặc dù các nhà bác học vẫn cố gắng giải thích hiện tượng đã được người ta biết đến hàng nghìn năm nay, sét hòn vẫn còn là một điều bí ẩn. Một số nhà khoa học cho rằng nó là một dạng mới của năng lượng (một mẫu phản vật chất), song những người khác lại phủ định điều đó.

    Điều bí mật của sét hòn tiềm chứa cái gì trong nó? Có thể nó chứa đựng một lĩnh vực mới mà tri thức chúng ta chưa từng biết đến? Ai mà biết được! Có thể chính tại đây, khoa học sẽ mở được cánh cửa dẫn vào một trong những kho năng lượng của tự nhiên, sẽ đem lại cho chúng ta những khả năng mới để tái tạo hành tinh, để thâm nhập vào những bí mật mới của vật chất.


    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vnexpress).

  3. #3

    Mặc định

    Sét hòn - bí mật của vị khách hình cầu



    Suốt một thời gian dài, hiện tượng này không được thừa nhận. Một sự đánh lừa về quang học không hơn không kém - nhiều nhà khoa học khẳng định. Nhưng dần dà, số các sự kiện chứng tỏ sét hòn là một hiện thực được tích lại càng nhiều hơn.

    Những người khác nhau - từ trẻ con đến người già, từ kẻ thất học đến nhà khoa học - đã kể về những lần gặp gỡ với vị khách bí ẩn này của các cơn giông tố. Khác với những anh chị em của nó, sét hòn hầu như lặng lẽ và gây cảm tưởng vô hại. Song nhiều khi sét hòn là nguyên nhân của những điều bất hạnh.

    Hai cậu bé trú mưa dưới mái chuồng bò. Bỗng nhiên trên ngọn cây dương xuất hiện một quả cầu lửa màu đỏ vàng. Nhảy từ cành này sang cành khác, nó hạ xuống đất và lăn về phía chuồng bò. Những tia lửa nhỏ màu da cam toé ra từ quả cầu như một thỏi sắt nóng đỏ vậy. Hai cậu bé đứng không nhúc nhích. Khi quả cầu lăn đến sát chúng, một cậu bé hơn đã lấy chân đá nó một cái. Quả cầu lạ lùng ấy nổ tung với tiếng rít chói tai. Hai cậu bé ngã lăn ra nhưng rất may là chúng còn sống. Nhưng trong số 12 con bò cái trong chuồng thì có 11 con bị chết.

    Thật thú vị là các thông báo cho biết sét hòn sinh ra từ các đồ vật bằng kim loại. Nhà khí tượng học N. Nartưnốp có lần đã quan sát thấy sét hòn nhảy ra từ hộp máy điện thoại mở nắp. Quả cầu lửa lăn khắp sàn rồi nổ tung. Theo tin báo của Kônganôp ở thành phố Kolômana, sét hòn xuất hiện gần bảng đặt công tơ điện trong thời gian phóng điện của sét chuỗi. Người ta cũng quan sát thấy sét hòn vọt ra từ đui đèn điện không lắp bóng hay từ ổ cắm điện.

    "Kỹ sư I. Môtsalôp ở thành phố Nigiơni Taghin thấy trên đầu van hệ thống lò sưởi một quả cầu nhỏ màu xanh da trời bắt đầu hình thành. Lúc đầu nó bé bằng hạt đậu, sau đó đường kính của nó tăng đến 4-6 cm, nó rời khỏi mép lò sưởi hơi nước và khi đi qua gần bàn, nó dừng lại gần ống đinh. Từ quả cầu nhỏ đó phát ra tia lửa, sau đó nhảy bật lên trên và tiếp tục lượn một lúc dưới bàn rồi nổ tung.

    Thường thường sét hòn chuyển động trong không khí khá chậm, bằng tốc độ người chạy. Dễ dàng theo dõi nó bằng mắt thường. Đường đi của nó trùng với hướng gió. Đôi khi quả cầu đó dường như dừng lại hoàn toàn. Khi nó di động, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng rít hay lẹt xet khe khẽ. Màu sắc của sét hòn rất khác nhau: người ta thấy có những quả cầu sáng màu đỏ, cả mầu trắng chói lọi và màu xanh thẫm. Còn kích thước thì sao? Thường sét hòn không to quá 20 cm đường kính.

    Ta cũng nên nhận thấy dạng phóng điện khí quyển đó thật may mắn: có đến một trăm giả định khoa học khác nhau giải thích bản chất của chúng. Không phải tất cả đều đáng được khoa học hiện đại thừa nhận. Nhưng mọi giả thuyết về nguồn gốc của hiện tượng điện học kỳ lạ được lập luận với cơ sở khoa học thoả đáng.

    Một trong các giả thuyết đó thuộc về viện sĩ P. L. Kapitxa. Theo ý kiến của ông, sét hòn được cung cấp năng lượng nhờ các bức xạ vô tuyến xuất hiện trong những lần phóng điện khí quyển khi có giông. Nhà bác học cho rằng, nếu trong tự nhiên không tồn tại những nguồn năng lượng mà chúng ta còn chưa biết, thì trên cơ sở định luật bảo toàn năng lượng, ta nên thừa nhận là trong thời gian phát sáng, có năng lượng liên tục truyền cho sét hòn, và chúng ta buộc phải đi tìm nguồn năng lượng đó ở ngoài phạm vi sét hòn. Sét hòn sinh ra ở những nơi sóng vô tuyến đạt cường độ cực đại.

    Cách giải thích do nhà bác học Xô Viết Kapitxa đề ra đó về sét hòn rất phù hợp với những đặc điểm của sét: đôi khi sét hòn lăn dọc bề mặt các đồ vật khác nhau mà không để lại vết cháy, sét hòn thường thâm nhập vào các phòng ở qua ống khói, cửa sổ và thậm chí qua các khe hở nhỏ.

    Có thể, lời giải đáp cho bí ẩn của quả cầu đó là ở chỗ khác. Mặc dầu các nhà bác học vẫn cỗ gắng giải thích hiện tượng đã được người ta biết đến hàng ngàn năm nay, sét hòn vẫn còn là một điều bí ẩn. Một số nhà khoa học cho rằng nó là một dạng mới của năng lượng (một mẫu phản vật chất), song những người khác lại phủ định điều đó. Điều bí mật của sét hòn tiềm chứa cái gì trong nó? Có thể, nó chứa đựng một lĩnh vực mới mà tri thức chúng ta chưa từng biết đến? Ai mà biết được! Có thể, chính tại đây, khoa học sẽ mở được cánh cửa dẫn vào một trong những kho năng lượng của tự nhiên, sẽ đem lại cho chúng ta những khả năng mới để tái tạo hành tinh, để thâm nhập vào những bí mật mới của vật chất.

    (Theo sách Bên cạnh điều bí ẩn).

  4. #4

    Mặc định

    Bí ẩn của sét hòn (phần I)


    Qua ống khói, sét hòn đột nhập vào nhà.

    Trong đêm mưa sấm sét, một vật sáng loá hình cầu kích thước bằng quả cam hay quả nho bay vụt cửa sổ vào nhà hay lướt qua sân, chớp nhoáng trong vài giây, phá huỷ đồ đạc rồi biến mất, để lại đằng sau một âm thanh và thứ mùi kỳ lạ. Đó là “nhận dạng” sơ bộ của sét hòn.

    Sét hòn là một trong những hiện tượng vật lý chưa có lời giải thích thoả đáng. Nhiều người gắn chúng với ma quỷ hay vật thể bay không xác định (UFO). Một số nhà khoa học khó tính xem chúng là kết quả của ảo giác hay những sai lệch trong hoạt động của các giác quan con người. Trên thực tế, sét hòn là một hiện tượng tự nhiên đã được quan sát và miêu tả tỉ mỉ từ thời Hy Lạp cổ.

    Theo ý kiến của McNally (đưa ra vào thập niên 1960), khoảng 5% dân số trên trái đất đã tận mắt nhìn thấy sét hòn. Trong một lá thư gửi Nhật báo Bưu điện London, Moris (1936) đã mô tả trường hợp sét hòn làm sôi cả một két nước.

    “Bạn đồng hành” của sét

    Phần lớn các quan sát được thực hiện khi có sấm sét. Đa phần những sét hòn đó xuất hiện hầu như đồng thời với một tia sét đánh từ mây xuống đất. Chúng xuất hiện cách mặt đất vài mét. Còn khi xuất hiện lúc không có sét đánh, chúng bay thấp hơn nữa. Người ta cũng quan sát được những sét hòn bay cao trên không và những sét hòn từ một đám mây bay xuống mặt đất.

    Không cứ phải tròn

    Chúng thường có dạng hình cầu nhưng cũng có hình dạng khác. Đường kính quả cầu thay đổi từ 0,01-1 m, trong đó thường gặp là đường kính 0,1-0,2 m. Sét hòn có nhiều màu khác nhau, thông thường là màu đỏ, da cam và màu vàng. Chúng không nhất thiết phải toả sáng rực rỡ nhưng có thể nhìn thấy rất rõ dưới ánh sáng ban ngày. Chúng thường giữ nguyên độ sáng và kích thước trong suốt thời gian xuất hiện, tuy không hiếm trường hợp có sự thay đổi.

    Hành vi kỳ quặc

    Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng chồm lên các đồ vật cứng hay trên mặt đất.

    “Hành vi” của sét hòn là điều gây chú ý nhất đối với các nhà khoa học. Không giống các loại sét thông thường và các hiện tượng điện khác, nó không “chú ý” tới dây dẫn, vật kim loại và nước hơn các vật dụng kém hay không dẫn điện. Thay vào đó là một hành vi giống như được điều khiển bởi sự tò mò và trí thông minh cỡ loài vật: bay vòng quanh và bay theo người, “khám phá” các căn phòng và treo giữa khoảng không gần các đồ vật như để “nhìn” cho rõ hơn. Sét hòn thường bám vào các đồ vật kim loại như hàng rào dây thép gai hay đường dây điện thoại. Sau khi bám, chúng thường chuyển động dọc theo những đồ vật này.

    Tồn tại ngắn ngủi

    Sét hòn thường có thời gian tồn tại không quá 5 giây. Một số ít trường hợp tồn tại quá một phút.

    Ít người khi quan sát cảm thấy sức nóng của nhiệt. Tuy nhiên, nhiều sét hòn làm cháy đồ vật hay làm nóng chảy kim loại. Báo cáo của McNally năm 1966 mô tả một sét hòn chạm vào bình nước cùng với tiếng xèo xèo như khi nhúng một miếng kim loại nung đỏ vào nước. Đôi khi, chúng phát ra âm thanh như một tiếng huýt còi. Nhiều người ngửi thấy mùi khác lạ, rất gắt và tương phản, giống như mùi ozone, sulphur cháy hay oxit nitric.

    Đột nhập như “thần”

    Sét hòn thường vào nhà qua màn che hay ống khói. Đôi khi, chúng đột nhập qua cửa kính mà không làm vỡ kính. Cũng đã thấy trường hợp sét hòn xuất hiện chính trong các toà nhà, có trường hợp từ máy điện thoại. Sét hòn cũng có thể xuất hiện và tồn tại trong một cấu trúc toàn kim loại, ví dụ trong khoang máy bay, như một báo cáo của Uman năm 1968.

    Hoàn tất “chuyến du ngoạn”

    Sét hòn phân rã theo một trong hai cách: im lặng hay kèm theo một tiếng nổ. Phân rã gây nổ xảy ra rất nhanh và kèm theo một tiếng nổ lớn. Phân rã im lặng có thể xảy ra nhanh hay chậm. Sau khi phân rã, thỉnh thoảng sét hòn để lại một chút sương mù hay chất bã. Hiếm khi quan sát thấy một sét hòn phân rã thành hai hay nhiều sét hòn nhỏ hơn.

  5. #5

    Mặc định Thói đời

    THÓI ĐỜI
    Chanh chua, đường vào còn dịu thay. Muối mặn, nước lã vào còn lạt thay. Kẻ dữ, lời ngon tiếng ngọt, lẽ chơn thiện vào còn dịu tâm thay.

    Trong ba thể-chất khác nhau, chanh có đường cũng vẫn tính chua. Muối dù có nước cũng vẫn giữ tính mặn. Kẻ ác dù lời ngon tiếng ngọt, lẽ chơn thiện sâu xa đến đâu cũng tồn tánh dữ.

    Bởi lẽ ấy, sự dữ của loài người trên thế-gian này không bao giờ dứt tuyệt đó các con!

    Chanh chua, muối mặn, ác bạo là những thói đời. Các con phải hiểu những thói đời như thế nào mà cư-xử hợp lệ với hoàn cảnh để khỏi thiệt-thòi bản thân con.

  6. #6

    Mặc định

    Bí ẩn của sét hòn (phần II)

    “Trong cơn giông, tôi nhìn thấy một quả cầu lớn màu đỏ từ trên trời bay xuống. Nó xô vào nhà tôi, cắt đứt dây điện thoại, làm cháy khung cửa sổ rồi rơi xuống két nước ngay bên dưới. Vài phút sau, nước bắt đầu sôi và khi nước nguội đi, tôi tìm mãi mà không thấy gì trong két cả”.

    Năm 1928, Reverend John Henry Lehn đang ở phòng tắm tại căn nhà ở Jim Thorpe, Pennsylvania (Mỹ) giữa một cơn giông có sét thì nhìn thấy một quả cầu lửa màu vàng to bằng quả nho ngay bên ngoài rèm cửa sổ. Nó im lặng xuyên qua tấm rèm mà không làm rách hay hỏng rèm rồi lượn tròn quanh bàn chân Reverend.

    Sau đó nó bỏ cuộc, bay vào một chậu dùng đựng nước và làm nóng chảy sợi dây thép trên cái nút ngắt nước. Rất kỳ lạ là vài tuần sau, Reverend gặp trường hợp tương tự, nhưng lần này hành trình của sét kết thúc ở bồn tắm, cũng với việc làm nóng chảy cái nút ngắt!

    Điều thú vị là mặc dù có khả năng gây ra chấn thương và cái chết, dường như sét hòn rất gượng nhẹ trong cách đối xử với con người. Trong một trường hợp, sét hòn bay chậm chạp qua cái sân hướng tới một cái bàn, nơi hai đứa trẻ đang chơi đùa. Một chú bé đá vào quả cầu và nó phát nổ. Kết quả là 11 con bò trong chuồng bị chết, còn các chú bé vẫn vô sự. Ở trường hợp khác, sét hòn bay quanh một bé gái rồi chạm vào chú mèo con đang ngồi trong lòng bé. Chú mèo chết tức thì trong khi em bé bình an vô sự. Rất nhiều súc vật bị sét hòn giết chết, trong lúc rất ít khi con người chịu thảm cảnh đó.

    Các lý thuyết về sét hòn

    Các mô hình nạp năng lượng bên trong:
    - Sét hòn là một loại khí hay không khí “hành xử”một cách bất thường. Trong mô hình này, sét hòn là loại khí cháy chậm.

    - Sét hòn là quả cầu không khí bị nung nóng ở áp suất khí quyển.

    - Sét hòn là một khối plasma mật độ rất cao, với các tính chất lượng tử đặc trưng cho chất rắn (Neugebauer, 1937).

    - Sét hòn là một trong những cấu hình của một dòng điện khép kín được duy trì bởi từ trường do chính nó sinh ra. Finkelstein và Rubinstein (1964) cho rằng plasma loại này không thể xuất hiện trong điều kiện thời tiết thông thường.

    - Sét hòn là một vùng không khí xoáy (giống như các vòng khói).

    - Sét hòn là trường bức xạ vi sóng trong một vành đai plasma hình cầu mỏng (Dawson và Jones, 1968).

    Các mô hình năng lượng bên ngoài:
    - Trường điện từ tần số cao (hơn 100 MHz): Cerrillo (1943) và Kapitsa (1955) giả định về năng lượng sóng vô tuyến hội tụ từ đám mây tích điện có thể hình thành và duy trì một sét hòn. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta thấy một trường điện từ lớn, cần thiết cho cơ chế này.

    - Dòng điện không đổi từ đám mây xuống đất: Finkelstein và Rubinstein (1964), Uman và Helstrom (1966) giả định một dòng điện không đổi chạy từ đám mây xuống đất sẽ co lại về tiết diện ngang ở vùng có độ dẫn cao (quả cầu). Lý thuyết này không phù hợp với các sét hòn hình thành trong các cấu trúc, đặc biệt trong các cấu trúc kim loại như khoang máy bay hay tàu ngầm.

    - Các hạt vũ trụ hội tụ? Arabadzhi (1957) giả định các hạt vũ trụ phóng xạ có thể được hội tụ bởi điện trường trong cơn dông, chúng tạo ra một sự phóng điện trong không khí, tại điểm sinh ra sét hòn.

  7. #7

    Mặc định

    Bí ẩn của sét hòn (phần cuối)


    Lửa St. Elmo trên cột buồm, thường bị đánh đồng là sét hòn.

    Sét hòn không bao giờ xuất hiện ở vách núi cao, các cao ốc hay các điểm cao thường thu hút các loại sét khác. Nó tới thăm các nông dân và lảng tránh giới khoa học! Những điều này đã ủng hộ cho lý thuyết khả dĩ nhất về sét hòn: Soliton-Maser.

    Trong số các mô hình về sét hòn, chỉ có lý thuyết của nhà vật lý Nga Nobel Pyotr Kapista (mô hình Trường điện từ tần số cao) là được nhiều người quan tâm chỉnh lý, bổ sung. Ban đầu, Kapitsa coi sét hòn là sự phóng điện phi điện cực, tạo ra bởi các sóng đứng siêu cao tần UHF, nguồn gốc chưa rõ, tồn tại giữa mặt đất và đám mây.

    Trên cơ sở lý thuyết này, Giáo sư Peter H. Handel, Đại học Missouri (Mỹ) đã đưa ra lý thuyết Soliton-Maser năm 1975. Theo đó, sét hòn ngoài trời được tạo ra bởi một maser khí quyển có thể tích nhiều km3. Maser là thiết bị tạo ra sự khuếch đại bức xạ vi sóng, giống như laser là thiết bị tạo ra sự khuyếch đại ánh sáng. Trong một số điều kiện nhất định, maser tạo ra một điện trường định xứ (hay soliton), xuất hiện như một sét hòn quan sát được.

    Nói cách khác, sét hòn là các soliton (các giả hạt) do maser tạo ra trong không khí. Tuy nhiên, một sự xuất hiện như vậy chưa được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

    Có ba lý giải ủng hộ cho Lý thuyết Soliton-Maser:

    Đầu tiên, sét hòn không hề có mặt tại các vách núi cao, nhà cao tầng hay các điểm cao thường thu hút các loại sét khác. Chính điều đó khiến nhiều người nghi ngờ sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, theo lý thuyết Soliton-Maser, các vùng không gian chật hẹp bên cạnh các cấu trúc độ cao lớn như thế là không thích hợp cho sự xuất hiện sét hòn. Ngược lại, khi sét đánh xuống cánh đồng vắng, trường tác động cao 3 km và rộng tới 10 km. Đó là lý do sét hòn giữ được bí mật của mình: Nó tìm gặp các nông dân và rời xa những nhà khoa học!

    Thứ hai, sét hòn vô hại trong khoang máy bay, tàu ngầm hay trong những ngôi nhà có cấu trúc dẫn điện. Theo lý thuyết Soliton-Maser, năng lượng của maser trong các cấu trúc đó chỉ khoảng 10 jun, so với mức hàng tỷ jun ngoài trời, nên không nguy hiểm đối với con người.

    Thứ ba, sét hòn ngoài trời thường kết thúc bằng một vụ nổ mạnh, đôi khi có sức phá hoại ghê gớm. Điều đặc biệt là các đồ vật có tính dẫn điện chịu tác động mạnh hơn rất nhiều so với vật không dẫn điện.

    Ngoài ra, lý thuyết trên còn được ủng hộ bởi những thí nghiệm về phóng điện UHF của hai nhà nghiên cứu sét hòn Ohtsuki và Ofuruton tại ĐH Kỹ thuật hàng không, Nhật Bản và của các nhà khoa học tại Trung tâm khoa học Kurchatov, nước Nga, bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90.

    Nhầm lẫn vô hại

    Sét hòn và ngọn lửa St. Elmo (ngọn lửa của Thánh Elmo) thường được đánh đồng với nhau một cách sai lầm. Lửa St. Elmo là sự phóng điện từ một vật dẫn có đầu nhọn khiến cho mật độ điện tích tăng cao, dẫn tới sự phóng điện do có điện trường mạnh. Giống như sét hòn, lửa St. Elmo có dạng hình cầu. Nhưng không giống sét hòn, ngọn lửa này vẫn tiếp xúc với vật dẫn, mặc dù có khi nó di chuyển dọc vật dẫn. Hơn nữa, lửa St. Elmo có thời gian sống lớn hơn sét hòn rất nhiều

    (Theo Thế Giới Mới).

  8. #8

    Mặc định Thiện ác

    THIỆN ÁC
    Gạo thơm, các con không bao giờ đổi lúa sầy, gạo ẩm. Của thiện không bao giờ đổi của ác mặc dầu của ác dẫy đầy.

    Ly nước đục, bát nước trong: ly nước đục các con không bao giờ ẩm, bát nước trong con lại dùng.

    Sự thiện các con hành, ác không bao giờ hành. Ly nước đục, bát nước trong đổ ra rồi gọi là ly không, bát không. Người chết rồi cũng phủi tay không.

    Nhưng con ôi! Hãy nhìn kỹ trong bát nước, ly nước kia đổ ra rồi mà các con có thấy gì trong bát, trong ly không? - Hẳn là không thấy, đó là không-khí đông đặc trong ly, trong bát, và cặn bã dẫy tràn trong bát, trong ly.

    Các con thấy người chết rồi, còn thấy điểm gì chăng? - Ðó là những điều tội phước quanh mãi linh-hồn con. Sự tội ác dẫy đầy bên con mà con nào có rõ!

    Kẻ ác tự trọng lấy vật-chất tức là bản thân. Người thiện chỉ mong kết quả ở tinh-thần. Tinh-thần thanh-bai mới đặng trọng, vật-chất dù muôn nghìn mà của ấy nhơ-nhuốc chẳng khác nào ảo-ảnh tan đi mà thôi.

    Con thử nhìn đá kia vẫn cứng, núi nọ vẫn cao, biển rộng mênh-mông, sông dài diệu viễn nhưng thua tất cả tội lỗi của kẻ ác bạo.

    Các con ôi! Sự thiện mới là đáng trọng. Vậy con hãy làm tròn bổn-phận con, phận con là hành thiện cho rồi đi, hành thiện cho đúng đi, thì sự thành kia hiển nhiên trở nên mà thôi.

    Miếng ruộng kia cày bừa chưa? - Cỏ dẫy tràn mà gieo giống, thì giống ấy làm sao lên đặng đó các con?

    Thầy đem con đường chơn-thiện là chơn-truyền duy-nhứt từ cổ chí kim để cho các con hành cho đúng nếu các con mong muốn kết thành sớm đó con!

  9. #9

    Mặc định Tình Lý

    TÌNH LÝ
    Con rán dung-hòa lý với tình,

    Lý tình hiệp lại được lòng tin,

    Tình như vật chứa, không hư bể,

    Lý thể nước sang xuống chậu bình;

    Tình-cảm trước rồi sau dụng lý,

    Lý sâu, tình cạn ắt lòng chinh,

    Dung-hòa tình lý là tri bổn,

    Tình đủ, lý đầy, cảm chúng-sinh

  10. #10

    Mặc định Nhân Quả

    NHÂN QUẢ
    Nhân-quả có nghĩa là gieo giống chi thì gặt giống nấy, hễ gieo trước thì gặt sau.

    Mỗi hành vi của các con dù tốt hay xấu cũng đem lại một kết quả. Sự nhân quả nó liên lạc chặt chẽ nhau, từ cõi vô-hình đến cõi hữu-hình hiện tại của đời các con. Nhân quả nó theo dõi các con từ kiếp trước sang kiếp này rồi đến kiếp khác. Bởi thế, các con hiểu Đạo rồi, rán tránh những điều ác, phải luôn luôn vui với việc làm lành. Đó là con gieo mầm từ-thiện để sau an hưởng quả lành.

    Con ôi! Nhân-loại hiện giờ đang bị trả quả chung, vì quả ấy kết tạo từ lâu, nay đã đến thời kỳ chín mùi. Tất cả các con đều có quả, đứa thì quả lành, đứa lại quả chẳng lành.

    Những sự phước hay họa ở trên đời con chẳng phải là ngẫu-nhiên hay tình cờ, mà chính là do sự hành-vi trước kia hoặc dữ hay lành đó thôi. Bởi vậy, những đứa gặp quả xấu đến, tức là trả quả ngày xưa, nếu biết tu hành thì vui lòng nhận quả ấy để trả cho rồi nghiệt-chướng, lại lợi dụng cơ hội ấy để trau tâm luyện tánh cho nên trong sạch, cao-thượng, tốt đẹp hơn. Nhưng các con phải noi theo lòng từ-bi của Thầy mà ban vui cứu khổ cho muôn loài vạn vật; khi các con gặp một đứa nào đang bị trả quả, thì bổn-phận các con phải xót thương lo-liệu, cứu giúp kẻ ấy.

    Trước kia, Phật có dạy rằng: “Con hãy giúp đỡ người cần giúp đỡ, con hãy vỗ về những người đang buồn thảm, hễ con giúp người, tới phiên con thì người giúp lại.”

    Các con nam nữ nên tin luật nhân-quả và nên sợ luật Trời. Thầy rất công-bình, không vì thương mà tư-vị một con nào hay bỏ một con nào. Các con phải rán tạo những điều lành để sau hạnh-hưởng.

    Nhân nào quả nấy đó con ôi!

    Gieo trước gặt sau ấy luật Trời,

    Gầy ác phải mang tai nạn đến,

    Tạo lành thì được phước lai hồi.

    Dữ, lành tại trẻ gây nhân-quả,

    Họa, phước do con đón rước mời,

    Con biết tu rồi nên tránh dữ,

    Gieo mầm từ-thiện mới nên người.

    Nhớ câu: “Thiên võng khôi khôi”,

    “Sơ nhi bất lậu” lưới Trời đó con!

    Luật nhân-quả các con khá sợ,

    Luật trả vay, con chớ vay thêm,

    Cứ lo trả đủ là êm,

    Vay nhiều, con phải trả nhiều đó con.

    Nhân với Quả tại con gieo rắc,

    Trả với vay, con chắc đừng thêm,

    Một lòng vì Đạo thì nên,

    Lo tròn bổn-phận, Ơn-Trên giúp vùa.

    Con nam nữ sớm trưa cần mẫn,

    Xem sám kinh tinh-tấn tu hành,

    Cứ gieo hột giống từ lành,

    Thì sau được gặp cảnh thanh an-nhàn.

    Luật nhân-quả công-bằng thưởng phạt,

    Tội bấy nhiêu, gặp ác bấy nhiêu,

    Thì sau phải trả đủ điều,

    Ấy là cái luật Thiên-điều đó con.

    Lo phước đức sau còn hạnh hưởng,

    Lo tu chơn Thầy thưởng phước lành,

    Các con một dạ chí thành,

    Đường tu sốt-sắng, điển lành Thầy ban.

    Cuộc trần-thế điêu-tàn khốn-khổ,

    Cảnh mạt đời biểu lộ trước đây,

    Các con đã hiểu Đạo Thầy,

    Cao-Đài cứu thế kỳ này hạ-nguơn.

    Phận các con chi sờn khó nhọc,

    Bước đường tu lăn-lóc gian-lao,

    Vì đời, vì Đạo chẳng nao,

    Vì trong sanh-chúng, đồng-bào, rán tu.

    Tu vẹt phá ngút mù sáng tỏ,

    Cho nhân-loài thấy rọ trần-ai,

    Là nơi địa-ngục nạn tai,

    Trong vòng tứ khổ miệt mài lợi danh.

    Con hiểu Đạo đường lành cứ tiến,

    Luật trả vay hiển hiện lắm con,

    Nhân quả phải sợ, lo tròn,

    Gieo mầm từ-thiện sau con hưởng nhờ.

    Thầy tiết lộ Thiên-cơ Tạo-hóa,

    Cho các con ghi dạ, nhớ lòng,

    Từ đây phải rán hành xong,

    Nhứt tâm, nhứt trí, hiệp đồng lo tu

  11. #11

    Mặc định Nhân Quả

    NHÂN QUẢ
    Nhân-quả có nghĩa là gieo giống chi thì gặt giống nấy, hễ gieo trước thì gặt sau.

    Mỗi hành vi của các con dù tốt hay xấu cũng đem lại một kết quả. Sự nhân quả nó liên lạc chặt chẽ nhau, từ cõi vô-hình đến cõi hữu-hình hiện tại của đời các con. Nhân quả nó theo dõi các con từ kiếp trước sang kiếp này rồi đến kiếp khác. Bởi thế, các con hiểu Đạo rồi, rán tránh những điều ác, phải luôn luôn vui với việc làm lành. Đó là con gieo mầm từ-thiện để sau an hưởng quả lành.

    Con ôi! Nhân-loại hiện giờ đang bị trả quả chung, vì quả ấy kết tạo từ lâu, nay đã đến thời kỳ chín mùi. Tất cả các con đều có quả, đứa thì quả lành, đứa lại quả chẳng lành.

    Những sự phước hay họa ở trên đời con chẳng phải là ngẫu-nhiên hay tình cờ, mà chính là do sự hành-vi trước kia hoặc dữ hay lành đó thôi. Bởi vậy, những đứa gặp quả xấu đến, tức là trả quả ngày xưa, nếu biết tu hành thì vui lòng nhận quả ấy để trả cho rồi nghiệt-chướng, lại lợi dụng cơ hội ấy để trau tâm luyện tánh cho nên trong sạch, cao-thượng, tốt đẹp hơn. Nhưng các con phải noi theo lòng từ-bi của Thầy mà ban vui cứu khổ cho muôn loài vạn vật; khi các con gặp một đứa nào đang bị trả quả, thì bổn-phận các con phải xót thương lo-liệu, cứu giúp kẻ ấy.

    Trước kia, Phật có dạy rằng: “Con hãy giúp đỡ người cần giúp đỡ, con hãy vỗ về những người đang buồn thảm, hễ con giúp người, tới phiên con thì người giúp lại.”

    Các con nam nữ nên tin luật nhân-quả và nên sợ luật Trời. Thầy rất công-bình, không vì thương mà tư-vị một con nào hay bỏ một con nào. Các con phải rán tạo những điều lành để sau hạnh-hưởng.

    Nhân nào quả nấy đó con ôi!

    Gieo trước gặt sau ấy luật Trời,

    Gầy ác phải mang tai nạn đến,

    Tạo lành thì được phước lai hồi.

    Dữ, lành tại trẻ gây nhân-quả,

    Họa, phước do con đón rước mời,

    Con biết tu rồi nên tránh dữ,

    Gieo mầm từ-thiện mới nên người.

    Nhớ câu: “Thiên võng khôi khôi”,

    “Sơ nhi bất lậu” lưới Trời đó con!

    Luật nhân-quả các con khá sợ,

    Luật trả vay, con chớ vay thêm,

    Cứ lo trả đủ là êm,

    Vay nhiều, con phải trả nhiều đó con.

    Nhân với Quả tại con gieo rắc,

    Trả với vay, con chắc đừng thêm,

    Một lòng vì Đạo thì nên,

    Lo tròn bổn-phận, Ơn-Trên giúp vùa.

    Con nam nữ sớm trưa cần mẫn,

    Xem sám kinh tinh-tấn tu hành,

    Cứ gieo hột giống từ lành,

    Thì sau được gặp cảnh thanh an-nhàn.

    Luật nhân-quả công-bằng thưởng phạt,

    Tội bấy nhiêu, gặp ác bấy nhiêu,

    Thì sau phải trả đủ điều,

    Ấy là cái luật Thiên-điều đó con.

    Lo phước đức sau còn hạnh hưởng,

    Lo tu chơn Thầy thưởng phước lành,

    Các con một dạ chí thành,

    Đường tu sốt-sắng, điển lành Thầy ban.

    Cuộc trần-thế điêu-tàn khốn-khổ,

    Cảnh mạt đời biểu lộ trước đây,

    Các con đã hiểu Đạo Thầy,

    Cao-Đài cứu thế kỳ này hạ-nguơn.

    Phận các con chi sờn khó nhọc,

    Bước đường tu lăn-lóc gian-lao,

    Vì đời, vì Đạo chẳng nao,

    Vì trong sanh-chúng, đồng-bào, rán tu.

    Tu vẹt phá ngút mù sáng tỏ,

    Cho nhân-loài thấy rọ trần-ai,

    Là nơi địa-ngục nạn tai,

    Trong vòng tứ khổ miệt mài lợi danh.

    Con hiểu Đạo đường lành cứ tiến,

    Luật trả vay hiển hiện lắm con,

    Nhân quả phải sợ, lo tròn,

    Gieo mầm từ-thiện sau con hưởng nhờ.

    Thầy tiết lộ Thiên-cơ Tạo-hóa,

    Cho các con ghi dạ, nhớ lòng,

    Từ đây phải rán hành xong,

    Nhứt tâm, nhứt trí, hiệp đồng lo tu

  12. #12

    Mặc định

    :) Candy xin chân thành cảm ơn bạn vuive!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •