kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Thế nào là Cõi ?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngocbh2008 Xem Bài Gởi
    Những gì ta thấy là cõi, còn ta không thấy nó ở đâu ... là tầng nào đại khái là như bánh da lợn vậy. Tui rất mong muốn học hỏi, bởi vì không biết nên tui dựa cột nghe cac ...(gọi là gì nhỉ). Ngày xưa Đức Phật thành chánh quả không tốn gì hết ... không tốn chùa nhang đèn chuông mỏ sách vở kinh kệ mà ngày nay ta có nhiều thứ làm cho rối mù. tui xin cảm ơn
    Thế giới chúng sinh là thế giới của loài người và những sinh vật hữu tình khác sinh sống. Đức Phật biết rõ tất cả những chúng sinh trong 31 Cõi hiện hữu, thói quen, khuynh hướng của họ, với căn trí sáng sủa hay ngu si, đần độn......
    --->Trí Tuệ Nhìn Thấy tất cả các Kiếp, mọi Thế Giới (Dibbacakkhu): còn được gọi là “Trí Thiên Nhãn Minh” .
    -Sự hiểu biết về thực hành để dẫn đến những cảnh giới hay những con đường tái sinh khác nhau.
    -Sự hiểu biết về thế giới như-đích-thực-nó-là: cấu tạo bằng nhiều và những yếu tố khác nhau, như 4 yếu tố tứ đại, 18 yếu tố, đối tượng, căn, thức.
    --->là những Năng Lực nằm trong số Mười (10) Năng Lực mà Đức Phật đã miêu tả Trong Kinh “Đại Kinh Về Tiếng Gầm Của Con Sư Tử” hay “Đại Kinh Sử Tử Hống” thuộc Trung bộ Kinh (Majjhima Nikaya)

    Đức Phật là “Người Hiểu Rõ Thế Gian” bởi vì Người hiểu rõ mọi
    điều trên thế gian một cách toàn diện.
    Có 3 thế giới, đó là:
    Thế Giới hữu Vi (Sankhara-loka),
    Thế Giới Chúng Sinh (Satta-loka), và
    Thế Giới Của các Cõi (Okasa-loka).
    (a) Thế Giới Hữu Vi (Sankhara Loka)
    Trong tiếng Pali, từ “sankhara”có 2 nghĩa trong Phật học, nghĩa thứ
    nhất là “những hành vi cố ý”, “những hành động tạo tác thuộc về
    tâm” hay gọi là “Hành”, tạo ra “Hành Uẩn”, một trong Năm Uẩn tạo
    ra cái gọi là một ‘con người’.
    Nhưng ở đây, “sankhara” có nghĩa là những sự vật, những thứ do
    điều kiện mà có , nếu không có những điều kiện nhân duyên thì
    những thứ này không tồn tại, được gọi là những thứ hay những Pháp
    Hữu Vi, bao gồm cả những hiện tượng thuộc về vật chất và tâm linh.
    Đức Phật biết rõ nguyên nhân và điều kiện hay nhân và duyên tạo ra
    chúng hay những nhân và duyên làm cho chúng sinh diệt, v.v...
    • Vật Chất (Sắc): cấu tạo ra những vật chất và thành phần, bốn
    yếu tố tứ đại và những yếu tố phát sinh, chúng tạo ra những hiện
    tượng vật chất.
    • Tâm Linh (Danh): Sáu loại thức được duyên sinh bởi những
    bộ phận giác quan (căn) khi chúng tiếp xúc với những đối tượng
    giác quan (cảnh trần). Vì do những tiếp xúc, nên khởi sinh
    những cảm giác (cảm thọ), và những cảm thọ này duyên sinh
    cho những hiện tượng về thân xác và tâm linh.
    “Trong tấm thân dài một fathom này là thế giới, (Phật thấy được) sự
    khởi sinh, sự diệt vong, và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế giới”.
    như vậy, người là bậc hiểu rõ thế giới.
    (b) Thế Giới của Chúng Sinh (Satta Loka)
    • Cõi Xấu, Đau Khổ (Apaya): Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Quỷ Thần,
    Súc Sinh (4)
    • Cõi Người. (1)
    • Cõi Thiên Thần (Deva): Catumaharajika: Cõi Tứ Đại Thiên
    Vương; Tavatimsa: Cõi Trời Đao-Lợi; Yama: Cõi Trời Dạ-Ma-
    Vương Thiên; Tusita: Cõi Trời Đâu-Suất; Nimmarati: Cõi Trời Hỷ
    Lạc Biến Hóa; Paranimmitavasavati: Tha Hóa Tự Tại Thiên. (6)
    Và tương ứng với Thức của những tầng “Thiền định”:
    • Sơ Thiền: Cõi Các Vua Trời Đại Phạm Thiên (Maha Brahma),
    Cõi Quan Lại Của Phạm Thiên, và Cõi Tuỳ Tùng Của Phạm
    Thiên. (3)
    • Nhị Thiền: Cõi Những Thần Trời phát quang (Abhassara) ít
    hay phát quang Vô Lượng... là: Cõi Thiểu Quang Thiên, Cõi Vô
    Lượng Quang Thiên và Cõi Quang Âm Thiên. (3)
    • Tam Thiền: (Subhakinha), gồm Cõi Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng
    Thiên, Bát Tịnh Thiên. (3)
    • Tứ Thiền: (Vehapphala), là cõi những vị Thần trời được hưởng
    Quả lớn, còn gọi là Cõi Quảng Quả Thiên. (1)
    • Cõi Chúng Sinh Vô Thức (Asannasatta). (1)
    • Cõi Trong Sạch, nơi những bậc chứng thánh Quả Bất Lai
    (Anagamins) được tái sinh về. (5)
    • Cõi vô Sắc Giới (Arupa). (4)
    Tổng Cộng = 31 Cõi hiện hữu
    (c) Thế Giới Của Cõi (Okasa Loka)
    Sự liên tục của không gian-thời gian có nghĩa là:
    • Trong một vũ trụ hoàn toàn bao gồm một địa cầu lớn, những đại
    dương, núi non và những lục địa, những địa ngục khác nhau nằm
    bên dưới mặt đất, 6 cõi thiên thần (devas) và 20 cõi trời Phạm
    Thiên (Brahmas) theo chiều thẳng đứng từ thấp lên cao; mặt trời,
    mặt trăng và các hành tinh.
    Có ba loại hệ thế giới khác nữa, đó là:
    • Hệ “Mười-Ngàn-Thế-Giới” (Hệ Thập Thiên Giới) được cho là
    Cõi hiện hữu nơi những Đức Phật xuất hiện và Tất cả những
    thiên thần devas và trời phạm thiên Brahmas hội tụ về nghe Đức
    Phật giảng Pháp.
    • Hệ “Một-Ngàn-Thế-Giới” (Hệ Thiên Giới) được gọi là Cõi Ảnh
    Hưởng, vì do những ảnh hưởng của các parittas (sự bảo vệ, hộ
    trì) và có chư Phật thị hiện và các thiên thần và Trời Phạm Thiên
    chấp nhận những sự hộ trì đó.
    • Hệ “Thế-Giới-Vô-Hạn” được gọi là Cõi đối tượng, có nghĩa là
    cõi làm xứ đối tượng của Trí Tuệ các Đức Phật.
    Last edited by tran thanh luan; 05-03-2013 at 06:27 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tính logic của thuyết Luân hồi Nhân Quả
    By quangcom in forum Đạo Phật
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 29-05-2015, 08:49 AM
  2. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  3. TỐ NỮ KINH 2
    By thaiduong162 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 05-06-2012, 03:13 PM
  4. TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 11:29 AM
  5. Đạo gì?
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 10:42 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •