QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO
MỘT MẠN ĐÀ LA BẰNG CÁT CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG :

Mạn Đà La cát được gọi là Sa ĐànThành , được làm bằng những hạt cát đặc biệt đả được tuyển chọn kỷ lưởng ; bởi vì cát thuộc đất , là một nguyên tố căn bản trong việc tạo dựng thế giới con người . Sa Đàn Thành rất khó kiến trúc , vì nó đòi hỏi nhiều thời gian ,công sức và sự kiên nhẩn , nhưng Sa Đàn Thành rất dể bị hủy diệt ; Sa Đàn Thành rất đẹp , nhưng rất mỏng manh , có thể bị hủy diệt trong nháy mắt . Vì đặc tính đó nên Sa Đàn Thành được biểu hiện cho thế giới hữu tình , hư ảo vô thường của bản chất Không Tính của nó .
Những hạt cát được dùng làm Sa Đàn Thành là những hạt cát trắng được nghiền nhỏ ra từ những viên đá đặc biệt , sau đó nhuộm thêm màu sắc , để trở thành vật liệu căn bản cho việc kiến tạo Sa Đàn Thành , các màu sắc của cát gồm có 6 màu : Trắng , đen , xanh lá cây , đỏ , xanh dương , vàng ; ngoài màu trắng đen , bốn màu còn lại lại chia ra làm ba tầng đậm lợt khác nhau ; tông cộng hình thành 14 màu , mà trong đó có năm màu xanh dương , vàng , đỏ , xanh lá cây là năm màu căn bản trương ứng với Ngũ Trí và Ngũ Phương Phật .
Việc làm Sa Đàn Thành phải do sự hợp tác của khoảng 10 vị Lạt Ma có kinh nghiệm ; 10 vị nầy đả được huấn luyện một cách nghiêm khắc , họ đều ghi nhớ lào thông từng chi tiết của Sa Đàn Thành , mà không được sửa đổi một chi tiết truyền thống nào ; trình độ tác chế và hoàn mỷ của Sa Đàn Thành , có thể là nhờ lực gia trì của Chư Phật . Đầu tiên , những vị Lạt Ma phải vẻ trước một đồ án định vị cơ bản trên Đàn Tràng bằng những đường thẳng , những góc đối , những hình tròn của đồ án ; sau đó mới vẻ những đường biên bên ngoài ; xong rồi mới từ trong trung tâm mà vẻ từ từ ra bên ngoài ; mổi vị lạt ma phụ trách một vẻ một phương hướng .
Quá trình tạo tác một Sa Đàn Thành của Lạt Ma Tây Tạng khiến cho người ta kính phục và kinh hải ; nhất là sau khi hoàn thành Sa Đàn Thành và xong nghi thức tôn giáo của nó , thì những nét mỷ lệ của Sa Đàn Thành đều được quét sạch và tan rả , từ đó con người nghiệm ra được sinh mệnh ngắn ngủi của mình .
Sự kiến tạo một Sa Đàn Thành , được thông qua thành tâm tinh chế của những vị Lạt Ma Tây Tạng , sự kết cấu nghiêm mật của đồ hình , màu sắc phong phú , dùng cát làm môi giới để làm biểu lộ những tầng lớp tâm linh thâm sâu của con người ; đem những biểu tượng có ý nghĩa thâm sâu của Phật Giáo Tây Tạng để làm hiển lộ ra hết những vẻ lâm ly vi diệu của nó ; bất luận là dáng ngồi đoan chính uy nghiêm của Chư Phật , hoặc là những thần thái kỳ dị của Chư Thần chung quanh , cộng thêm những đám mây màu trùng trùng điệp điệp bay quanh ; đả hình thành một thế giới hài hoà viên mản . Điều đáng nói là Sa Đàn Thành phải đưược kiến tạo , làm một hơi liên tục không được gián đoạn ; các vị Lạt Ma đem thế giới quan quen thuộc bên trong của tâm thức , phải chính xác mà biểu hiện ra ngoài qua Sa Đàn Thành , do đó quá trình chế tác nầy phù hợp với ý nghĩa tồn tại của Mạn Đà La , tức sự miên trường của thời gian dài kiến tạo , sự hoan hỷ ngắn ngủi của việc hoàn thành Sa Đàn Thành , tiếp theo sau đó là sự hủy diệt không do dự của Sa Đàn Thành Mạn Đà La ;đả nói lên được chân lý THÀNH – TRỤ – HOẠI – KHÔNG của vạn hửu ; từ một quá trình cống hiến công sức kiên trì để kiến tạo , hầu đi đến một sự thành công , thu hoặch , hoan hỷ ngắn ngủi , để cuối cùng được KHÔNG VÔ NHẤT VẬT MỘT CÁCH THẢN , NHIÊN NHI NHIÊN VẬY .


ÁNH SÁNG – T2 – ÚC CHÂU
Biên soạn ngày 29-08-2007.
http://www.kimcanghuu.com
http://www.huyenbihoc.com
( Mọi trích dịch hay copy xin ghi rỏ xuất xứ như trên )