ĐÀN TRÀNG – MANDALA

Đàn Tràng còn gọi là Mạn Đà La hay Đàn Thành , là sự biểu hiện ý nghĩa của Chư Phật Bồ Tác cùng trú sở . Đàn tràng là nơi biểu hiện trí huệ cùng uy đức của Bổn Tôn , nó cũng là nơi biểu hiện chân lý vũ trụ của Phật Giáo Tây Tạng , một đại vủ trụ vô biên và một tiểu vủ trụ nội tại của không gian tương tức vi diệu .Thông qua sự quán tưởng thành tâm , hành giả từ đó có thể tiếp nhận được sự gia trì của Bổn Tôn , để từ đó tiếp tục tu tập để đạt đến giải thoát viên mản và thành Phật .
Mạn Đà La là một sự sắp xếp những đồ án và hình ảnh của thế giới Mật Tông Tây Tạng , để từ đó làm biểu lộ ra những khả năng vô biên trong tiềm thức của con người ; những hình vẻ và những biểu tượng của những vị thần kinh dị trong Mạn Đà La , không phải là một sự mê tín tà dại của một nền văn hóa thô lậu sơ khai , mà những vị thần nầy là những ký hiệu trong biểu tượng học , những mả số bí mật , chúng được tượng trưng cho những trạng thái tâm lý và những tiềm năng tâm linh của con người cùng tâm linh , vô thức tập thể của vạn hửu .
Mạn Đà La là một hình ảnh dùng để thể hiện tâm linh của con người , mà trong đó có chứa đựng những mẩu dạng nguyên hình - archetypal images – được phóng phát ra từ trong chiều sâu tâm thức của con người . Khi hành giả quán tưởng đến một trình độ nào đó , thì trong tâm thức nội tại sẻ hiện ra những mẩu dạng , hình ảnh , âm thanh , nhịp điệu , màu sắc và ánh sáng được phối hợp hài hòa một cách tự nhiên . Mạn Đà la ngoài phương diện mỹ thuật tâm linh tôn giáo bên ngoài , bên trong nó còn là một dụng cụ dùng để làm tiêu điểm cho sự tập trung chú ý của tư tưởng , trong phép quán tưởng thiền định của Mật Tông .
Mật nghĩa của Mạn Đà la , Đàn Thành , là hành giả thông qua việc lấy hình tướng bình thường của bản thân , chúng sanh và hoàn cảnh bên ngoài , để quán tưởng thánh hóa thành một Mạn Đà La , Đàn Thành có hình tướng thuần khiết , thánh thiện để từ đó thăng hoa , tinh tấn để đạt được một sanh mệnh cao thượng , tinh hoa thuần khiết , thành tựu và giải thoát . Mật nghĩa của Bổn Tôn là Phật Tính thần khiết của con người ; còn cung điện thành trì trong Đàn Thành là biểu hiện cho hoàn cảnh cư trú của bản thân và mọi người chung quanh ở ngoại tại đả được thánh thiện hóa trong Mạn Đà La . Nên bản chất trí tuệ của Mạn Đà La là Đại Lạc và Không Tính .
Đàn tràng gồm có Năng Trú và Sở Trú , tức Chủ Tôn và Chư Phật hệ thuộc ; như đàn tràng của Phật A Di Đà , thì Phật A Di Đà là chủ Tôn , còn Bồ Tác Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tác là hệ thuộc của Phật A Di Đà ; hệ thuộc ở đây là thuộc chung một bộ chúng Chư Phật vậy .
Đàn tràng sở trú của Phật Bồ Tác , gồm có cung điện , nội điện và ngoại điện , cửa thành , tường thành ......đều là những biểu tượng học trong sự tu luyện mật pháp .
Cung điện sở trú của Bổn Tôn , được gọi là Việt Lượng Cung , có nghĩa vượt qua tất các cung điện của thế gian , không thể tính lường được mức độ tráng lệ đẹp đẻ huy hoàng của cung điện nơi đàn tràng nầy . Nội điện là sở trú của Bổn Tôn , ngoại điện là sở trú của bộ chúng Bồ Tác ; cửa thành có Minh Vương canh giử ; các bức tường ngoại thành được phân ra nhiều tầng , thường có các bức tường tứ đại , đất , nước , gió ,lửa và có tường kim cang trượng , biểu hiện cho sự bất hoại ; bức tường xương khô , biểu hiện cho sự vô thường ; bức tường hoa sen , biểu hiện cho sự thanh khiết ....
Khi thành lập đàn tràng , thì các Sự Tướng đả được an bài bên trong ; giúp cho hành giả tu Mật Pháp dể dàng tập trung tâm niệm để quán tưởng , mà việc quán trưởng đàn tràng thuộc về Ý Mật trong tam mật gia trì .

Những hành giả sơ cơ mới tu học Mật Pháp , rất khó tu ý mật , vì tâm ý tán loạn , tâm viên ý mả , không dể mà tập trung tư tưởng ; nên dùng đàn tràng để giúp họ tập trung ý tưởng ; nhờ quán nhìn Chư Phật và Bồ Tác , thậm chí quán Minh Vương Hộ Pháp giử cổng , cung điện thành trì , từ đó tâm ý có nơi y cứ và nương tựa trong phạm vi của đàn thành ; đó là căn bản tu quán sơ cấp vậy .

Trong hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh của Mật Tông trên mặt giáo tướng đả giải bài thật tướng của các pháp như : Lục Đại – Tứ Mạn Đà La – Tam Mật – Thập Trụ Tâm .....ngoài ra hai bộ kinh nầy cũng đả giải rỏ về đại hội bí mật là Thai Tạng Giới và Kim Cang Giới Mạn Đà La – Đàn Thành – Đàn Tràng ; trong hai Mạn Đà La nầy Chư Tôn , Chân Ngôn , Ấn Khế và các chủng tự đều khác nhau ...Về mặt triết học Thai Tạng Giới lấy Đại Viên Cảnh Trí làm tối sơ , lấy Pháp Giới Trí làm sau rốt ; Trái lại Kim Cang Giới lấy Pháp Giới Trí làm đầu tiên và lấy Thành Sở Tác trí làm chung kết .

ÁNH SÁNG – T2 – ÚC CHÂU
Biên soạn ngày 29-08-2007.
http://www.kimcanghuu.com
http://www.huyenbihoc.com
( Mọi trích dịch hay copy xin ghi rỏ xuất xứ như trên )