Sáu Yogas của Naropa
Vào đề

Nếu huyền học được định nghĩa với nghĩa rộng như : “ Giáo Thuyết nói hiểu biết trực tiếp về Thượng đế hay thực tại tâm linh . Có thể đạt được qua trực giác tức thời ” . Mật giáo Tây tạng cũng được xem là một hình thức huyền học . Vấn đề ở đây là : Dĩ nhiên, những từ : “ Hiểu biết ” , “ Thượng đế ” , “ Thực tại tâm linh ”, và “ Trực giác ” phải được hiểu theo nghĩa nào .

Một phân tích cẩn trọng về sự sử dụng những từ này . Ngay tức khắc liền mở ra những quan niệm phức tạp và khác biệt . Nhưng thường thì không có sự hiểu thống nhất tức thời . Dù bề ngoài có rất nhiều hình thức tương tự như huyền học và giữa chúng có những sự khác biệt lớn lao .

Nhưng muốn chỉ ra những khác biệt trong chi tiết . Sự hiểu biết triệt để mọi hệ thống và sự trãi ngiệm nghiệm cá nhân về mỗi hệ thống như nhiều nhà huyền học đã chứng nghiệm thật rất cần thiết . Những đòi hỏi này quả thật rất khó khăn . Nếu không nói là không thể đối với tầm mức cá nhân ngày nay .

Thế nên , mục tiêu của tác giả không phải là : Làm một nghiên cứu hay bình phẩm về Mật thừa Tây tạng đối lại với những hình thức huyền học khác . Đây chỉ là giới thiệu với độc giả bình thường vài bản văn quan trọng cho đến ngày nay chưa có trong những bản Anh ngữ . Vì vậy một vài lời về học thuyết căn bản của Mật thừa Tây tạng và nguyên lý nền tảng dưới sự thực hành có lẽ là hữu ích .

Có thể tóm tắt như sau :

“ Phật tánh thiêng liêng tuy toàn khắp ,
Nhưng cách nhanh nhất để thấu hiểu sự thực này là :
Khám phá từ trong hợp thể thân tâm của mình ” .

Nhờ những thực tập tâm linh và sự áp dụng những kỹ thuật Mật thừa – như Sáu Yogas . Người ta có thể sớm thấu hiểu : Thân , tâm và “ thế giới khách quan bên ngoài ” , đều là những biểu lộ của Phật tánh thiêng liêng . Sinh tử là Niết bàn - Con người là “ Chư thiên ” . Những loại phiền não “ bất tịnh ” chính là những diễn đạt của Năm Vị Phật Bổn Nguyên .

Năm Vị Phật Bổn Nguyên :

1-
Tỳ Lô Giá Na .

2-
A Súc .

3-
Bảo Sanh

4-
A Di đà .

5-
Bất Không Thành Tựu .

Các vị tượng trưng sự thăng hoa của : Si ( Vô minh ) , sân , kiêu mạn , tham và đố kỵ . Khi Năm Vị Phật này xuất hiện trong năm hướng của Mandalala . Chính Mandala này tượng trưng cho Phật tánh vốn sẵn nơi chính mình .

Giác ngộ hay giải thoát không thể đạt được bằng cách : Nhổ sạch gốc những phiền não của con người ; mà là đồng hóa chúng với Trí Huệ Siêu Việt . Như vậy , học thuyết căn bản của Mật thừa Tây tạng . Có thể được gọi là : Học thuyết nhìn thấy hợp thể thân tâm của con người tương ứng hay đồng nhất với thân tâm của Phật . Tinh thần và cách thức thực hành của tất cả Yoga Mật thừa đều hướng đến sự hiển lộ nguyên lý căn bản này .

Bây giờ ,
Chúng ta hãy lấy hai cột trụ của thực hành Mật thừa :

1-
Yoga của giai đoạn Phát Sinh .

2-
Yogas của giai đoạn Thành Tựu .

Để có thể sáng tỏ học thuyết căn bản này .

Về thực hành giai đoạn
Phát Sinh .

Thiền giả được dạy mô phỏng và nhận thức thế giới bên ngoài như những Mandala . Thân là : Thân của Phật Bổn Tôn . Hệ thống thần kinh là : Hệ thống năng lựợng ba Kinh Mạch , các Luân xa và những hạt Bindu . Nguyện vọng và năng lượng của nó là : Khí-Trí Huệ và “Ánh sáng ” . . .

Về thực hành giai đoạn
Thành Tựu .

Trước hết được dạy hòa tan tất cả : Tư Tưởng - Năng Lượng hay Tâm Khí ( TT. Rlu Sems ) vào Ánh Sáng Bổn Nguyên . Khí ( Prana ) là : Năng lượng hành động và tâm - Sự biết , thức . Tâm và Khí là hai mặt của một thực thể . (Không lìa và tùy thuộc nhau ) . Pháp thân , từ trước tới giờ bị dấu kín trong Trung Tâm ( Luân Xa ) Tim và từ Ánh Sáng Bổn Nguyên sẽ phóng xuất Sắc Thân ( Rupakaya ) làm hoạt hóa vô số hành động của Phật quả .

Nền tảng lý thuyết quan trọng trong thực hành Yoga Tây tạng được gọi là : “ Sự đồng Nhất của Khí và Tâm ” cũng cần được đề cập ở đây . Mật thừa xem thấy thế giới gồm những yếu tố và những sự tương quan , tương phản hay đối kháng với : Bản thể và hiện tượng , tiềm năng và biểu lộ , nhân và quả . Niết bàn và Sinh tử , Khí ( Prana ) và Tâm . Từng cặp nhị nguyên này , bên ngoài có vẻ tương phản . Nhưng thật ra đều là một - Nhất thể không thể phân chia .

Nếu có thể hiểu trọn vẹn sự đối kháng và làm chủ một cái . Tự động sẽ hiểu và làm chủ cái kia . Như vậy , người thấu hiểu tinh túy của tâm như Trí Huệ Siêu Việt . Đồng thời thấu hiểu tinh túy của khí như là sức sống và hành động của Phật quả . Vì thế , không cần giải thích mọi mặt về học thuyết này . Nhưng điều rất quan trọng là : Cần chú ý về : “ Tính chất hỗ tương giữa tâm và khí ” . Có nghĩa : Khi đã có một loại tâm nào đó . Chắc hẳn sẽ có một “ khí ” tương ứng đi kèm ; cho dù siêu việt hay thế tục .

Chẳng hạn tính khí , cảm nhận hay tư tưởng . Lúc nào cũng kèm theo tính chất và nhịp điệu “ khí ” tương ứng phản ánh trong hơi thở . Như vậy , sân giận không chỉ sinh ra cảm thức tư tưởng bừng cháy và kèm theo hơi thở “ gồ ghề ” , thô cứng . Ngược lại , khi tập trung yên tĩnh vào một vấn đề trí thức . Tư tưởng và hơi thở sẽ biểu lộ sự yên tĩnh . Khi tập trung sâu như : Khi nỗ lực giải quyết một vấn đề tinh tế , hơi thở bị giữ lại trong vô thức . Khi trong tâm thái giận dữ , kiêu căng , ghen tị , hỗ thẹn , thương yêu , tham dục . . . “ Khí ” hay Prana đặc thù có thể được trực tiếp cảm nhận ngay tức khắc .

Trong Đại định , không có tư tưởng sanh khởi nên không có hơi thở có thể tri giác . Vào lúc mới ngộ ban đầu , khi thức bình thường được chuyển hóa . “ Khí ” cũng biến đổi . Như vậy mỗi tâm thái , tư tưởng và cảm nhận . Cho dù đơn giản , vi tế hay phức tạp ; đều có một khí tương ứng đi kèm . Vào giai đoạn thiền định cao cấp , sự lưu thông của máu chậm lại gần như dừng . Hơi thở cũng dừng và thiền giả trãi nghiệm mức độ sáng tỏ trong một trạng thái không có tư tưởng của tâm . Bấy giờ không chỉ biến đổi của thức cũng biến đổi cả sự vận hành sinh lý của thân .

Đặt nền trên nguyên lý này , Mật thừa Tây tạng cho chúng ta hai con đường hay hai loại Yoga . Cả hai cùng dẫn đến một mục đích siêu thế gian . Một cái được gọi là : Con đường của Giải Thoát hay “ Yoga Tâm ” và cái kia : Con đường của Phương Tiện Thiện Xảo hay “ Yoga Năng Lực ” . Cái trước giống Thiền ( Zen ) trong nhiều mặt bởi vì nó nhấn mạnh vào sự quan sát và trau dồi Tâm Bổn Nguyên . Chỉ đòi hỏi những chuẩn bị nghi thức và Yoga tối thiểu .

Cái sau là một loạt những thực hành Yoga phức tạp và nghiêm ngặt . Được biết với tên Yoga giai đoạn Phát Sinh và Yoga giai đoạn Thành Tựu . Ba phần trích riêng về Đại ấn ( Mahamudra ) trong phần đầu quyển sách này thuộc nhóm trước . Độc giả sẽ sớm khám phá sự tương tự lạ lùng với Thiền Phật giáo thời sơ kỳ . Sáu Yoga của Naropa thuộc nhóm sau - Sự tổng hợp của hai Yoga giai đoạn Phát Sinh và Thành Tựu ; được nhấn mạnh đặc biệt vào cái sau .

Theo quan điểm Yoga trong nhóm Sáu Yoga . Yoga Nội Nhiệt và Thân Huyễn là những căn bản ban đầu . Bốn cái sau Giấc Mộng , ánh Sáng , Trung ấm và Chuyển Di là phân nhánh của hai cái đầu . Tuy nhiên , đối với những người thích nghiên cứu những trạng thái “ Vô thức ” và “ Siêu thức ” . Yoga Giấc Mộng và Yoga ánh Sáng có thể rất quan trọng . Chúng sẽ cung cấp thông tin căn bản về chủ đề . Để cung cấp cho độc giả nền tảng tổng quát về Sáu Yoga . Tóm lược dẫn nhập của Lama Drashi Namjhal , bản văn giản dị mà rõ ràng được để hướng dẫn .

Trước Phật Kim Cương Trì ,
Người chỉ bày con đường
Con xin đảnh lễ .

Tịnh hóa thân , khẩu và tâm ;
Ngài làm chủ ba Yoga ;
Đã tìm được sự Thành Tựu Tối Thượng .
Trước Gampopa (1) ;
Guru vô song .
Con xin chân thành đảnh lễ .

Tánh Không phúc lạc của Nhiệt Tum-Mo bí mật là :
Tinh túy của những tuồng huyễn thuật .
Những Yoga Thân Huyễn và Giấc Mộng là :
Tinh túy của ánh Sáng .
Trong cõi Trung ấm đạt được Ba Thân ,
Giúp cho sự sinh về các cõi Phật .
Trước những Guru trong Dòng Phái ,
Đã chủ trì mọi Yoga này ,
Con xin chân thành đảnh lễ .

Những Yếu Chỉ của Sáu Yoga được giới thiệu ;
Chỉ mong được giúp những người có khả năng .
Hỡi đấng của những Bí Mật và của những Dakini ,
Con cầu xin ngài hướng dẫn với sự ban phước .

Giáo lý này được ban cho những người đã từ bỏ thế gian ; và tha thiết đạt đến Phật quả chỉ trong đời này . Chỉ mong giúp những người thành tâm và có khả năng về hai Yoga (2) . Nhanh chóng đạt đến Ba Thân của Phật tánh . Thế nên , sự giảng giải về giáo lý tinh yếu của Con đường thậm thâm được viết ra . Trước hết , ôn lại ngắn gọn những nguyên lý nền tảng của sự thực hành ( về Sáu Yoga ) . Sau đó bàn luận những kỹ thuật thực hành từng chi tiết . Cuối cùng sẽ bình luận về kết quả hay sự Thành Tựu .