Bố trí không gian thờ cúng


Từ tâm thức đến cách thức bài trí nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn đặt nơi thờ cúng tại vị trí trang trọng nhất.

Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh.

Còn nhà ở hiện đại với diện tích và cấu trúc không gian khác xưa, điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, cách bố trí bàn thờ trở nên đa dạng hơn, và cũng có nhiều vấn đề ưu tư hơn.

Nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ trên tầng thượng, vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng để tập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhưng cũng có một số gia đình không muốn đưa bàn thờ lên tầng cao với lý do: khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặt lên cao quá sẽ có cảm giác xa cách.

Thực ra mỗi ngày một vài lần đi lên phòng thờ thì cũng như tập thể dục vậy thôi, đồng thời nên giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức hướng về tổ tiên, cả gia đình có thể thay phiên nhau hương khói chẳng hề nặng nhọc chút nào.

Trường hợp nhà neo người, quá khó khăn hoặc nhà trệt, căn hộ chung cư… thì có thể gắn bàn thờ liền với không gian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố vàng trên trần (như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thông gió).

Đối với bàn thờ Thần Tài và Ông Địa nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng) đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ “nghinh tiếp Thần Tài” được trực tiếp hơn.

Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộ thiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái.

Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt.

Bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ.

Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết.

Phòng thờ có thể kết hợp với thư phòng, tiếp khách hay là nơi trà đàm, sinh hoạt gia đình trang trọng. Tránh bố trí chỗ ngủ hoặc nơi giải trí ồn ào chung với phòng thờ vì thiếu trang nghiêm và không phù hợp với tính chất trường khí của phòng thờ vốn thuộc Âm.

Như vậy tùy theo hoàn cảnh gia đình mà cách bài trí phòng thờ, bàn thờ có thể linh hoạt phù hợp trên tinh thần trang nghiêm, ít bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt khác.

Trong ngôi nhà hiện đại - nhất là căn hộ chung cư - còn cần thêm sự giản dị và mỹ thuật, tránh làm bàn thờ theo lối trang trí lòe loẹt cầu kỳ. Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền - miếu - phủ - am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).

Không gian thờ cúng, không gian mang tính tâm linh trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình.

Bàn thờ và nguyên tắc phong thủy


Nhiều gia đình người Trung Quốc, Việt Nam lập bàn thờ thần thánh và tổ tiên trong nhà. Họ cho rằng vị trí đặt bàn thờ thuận lợi nhất là tại đại sảnh đối diện trực tiếp với cửa chính sao cho mỗi khi bước vào nhà đều nhìn thấy bàn thờ. Tuy nhiên, để phù hợp với phong thủy, bàn thờ nên đặt ở hướng tây Bắc của ngôi nhà hoặc của căn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương. Điều này có tác dụng tốt hơn treo đèn chùm trong đại sảnh.
Bàn thờ trong nhà
Nếu bạn đặt bàn thờ trong nhà, thì có thể tham khảo một số hướng dẫn cơ bản sau đây:
. Tượng thần thánh hoặc các vật thể linh thiêng (tranh ảnh hoặc tượng) không được đặt cùng chung tường với phòng toilet.
. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng không được nằm bên dưới (tầng trệt) phòng toilet (tầng lầu).
. Tượng thần thánh không được đặt đối diện trực tiếp với cửa phòng toilet.
. Tượng thần thánh không đặt trực tiếp bên dưới xà nhà.
. Tượng thần thánh không đặt đối diện trực tiếp với cầu thang.
. Tượng thần thánh không đặt bên dưới cầu thang. Điều này có nghĩa là người trong nhà thường xuyên bước qua thần thánh.
. Tượng thần thánh không được đặt trong phòng ngủ đặc biệt là phòng của vợ chồng.
. Tượng thần thánh luôn đặt bên trong nhà hoặc có mái che đầu.

Bàn thờ nên đặt ở góc hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc đối diện với cửa chính, đồng thời giữ bàn thờ luôn luôn sạch sẽ, thường xuyên quét tàn nhang.
23-07-2008 04:08:42behemoth
Trong mỗi gia đình người Việt Nam, bàn thờ Tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà. Đó là một nét đẹp trong nền văn hoá của phương đông. nó luôn nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn.
Trong trang Vanhoaphuongdong.com có một bài về an thần vị, tôi xin chép lại và bổ xung thêm để các bạn tham khảo
1-Thần vị bất khả hướng nội .
Thần vị không thể quay vào trong .Thần vị, có thể là tượng phật, hình ảnh của ông bà (vì xưa do khoa học chưa phát triển nên khi thờ người ta làm bài vị ghi tên của người đã khuất hoặc tên vị thần để trên ngai thờ hoặc khám thờ). Một bàn thờ khi ta bước từ ngoài vào bao giờ cũng phải trông thấy ngay.
2-Thần vị bất khả dữ phòng tử tọa hướng tương phản .
Thần vị không thể ngược tọa hướng với phòng đặt .
3-Thần trác cao độ nghi hợp văn công xích “Tài” , “Bản” đích cát vị . Đãn Thần minh cao độ bất câu .
Bàn thờ độ cao cần rơi vào các chữ “Tài” , “Bản” của thước Văn Công . Còn độ cao Thần minh thì không cần .
4-Thần vị bất khả đối xí sở , trù phòng , ngọa thất .
Thần vị không thể đối diện nhà vệ sinh , phòng bếp ,phòng ngủ, gầm cầu thang。
5-Thần vị tiền bất khả phóng ngư bồn , kính tử .
Trước Thần vị không thể đặt bể cá , gương .
6-Thần vị hạ phương bất khả bài âm hưởng , điện thị .
Dưới Thần vị không để các vật phát âm thanh , hình ảnh ( Máy nghe nhạc , Ti Vi )
7-Thần vị bất khả tại lương hạ .
Thần vị không thể ở dưới xà .
8-Thiết Thần vị nghi mỗi thiên thành tâm thiêu hương , tịnh cần gia sát thức trác tử .
Đặt Thần vị rồi mỗi ngày nên thành tâm đốt hương cúng bái , cũng cần chăm quét dọn bàn thờ .
9-Thần vị hậu diện bất khả thị xí sở , trù phòng .
Phía sau Thần vị không thể là nhà vệ sinh , phòng bếp .
10-An Thần vị đích tối giai nhân vị dĩ cập trạch nhật đẳng nghi thỉnh phong thủy minh sư vi chi .
Khi an Thần Vị cần chọn ngày giờ cẩn thận cần tham khảo Minh Sư Phong Thủy .
11-Thần Vị hạ phương bất khả đôi lạp ngập phóng lạp ngập dũng .
Trước Thần vị không nên để các đồ đựng rác , hoặc bừa bộn .
12-Thần Tượng tiền bất khả hữu điếu đăng già trú thị tuyến .
Trước mặt Thần Tượng không thể để đèn nến chiếu vào .
13-Thần vị tiền bất khả sái y phục .
Trước Thần vị không thể treo quần áo .
14-Thần vị tiền thượng phương nhật quang đăng bất khả trực xung Thần Tượng .
Không nên để ánh sáng mặt trời , đèn điện chiếu thẳng vào Thần Tượng .
15-Cung phụng đích Thần khiếu kim tôn hoặc Phật tượng bất khả thái đa , hữu phá tổn thời nghi tốc tu bổ .
Đặt tượng Thần Phật để thờ không nên để quá nhiều , nếu có hư hỏng cần khẩn trương tu bổ .Cũng không nên đặt nhiều bát hương.
16-Thần vị bất khả xung đối trụ tử , tường giác , ốc giác , thủy tháp , điện tuyến can .
Thần vị không thể xung với cột , góc tường , góc nhà , tháp nước , điện chiếu sáng .
17-Thần vị hạ phương bất khả hữu tọa kỷ .
Dưới Thần vị không nên để ghế ngồi .
18-Thanh lý hương lô thời , bất khả nhiệm ý di động .
Dọn dẹp bát hương , không nên di động
19-Trên bàn thờ không để thuốc uống , các tạp vật .
20- Hoa trên bàn thờ phải là hoa tươi
Hoa tươi biểu hiện của sinh khí, chứ không nên bày hoa giả. Khi hoa tươi đã héo thì phải thay ngay .
Trên bàn thờ, bát hương tượng trưng cho Thái cực ( bao gồm chứa đựng âm –dương). Hương thắp lên là nối người với trời đất. Đèn , nến là tượng trưng cho tinh tú. Bình hoa là tượng trưng cho hạnh phúc.Bộ tam sự (đỉnh đồng , đôi hạc, chân nến) tượng trưng cho khí.Hương thắp phải làm từ hương liệu tự nhiên chứ không nên thắp hương tẩm hoá chất.
Hàng ngày chúng ta thắp hương trên bàn thờ là để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và lòng chúng ta hướng về điều thiện.

Nguồn : http://tknd.vn/?m=forum_topic&tid=185