TIÊN-THIÊN HOÀNH-ĐỒ.


(Đây là vẽ Bát-quái Tiên-thiên theo đồ hình nằm ngang)



Tiên-Thiên hoành-đồ là thứ-tự của vua Phục-Hi vẽ ra Bát-quái. Đương lúc chưa có quẻ mà sắp ra quẻ thì số 5 ở chính giữa bản-đồ tức là ngôi THÁI-CỰC.

Trước hết vẽ một vạch liền (gọi là cơ) để tượng hình Dương-nghi, kế vẽ một vạch đứt (ngẫu) để tượng hình Âm nghi. Thái-cực sanh lưỡng-nghi tức là cái vạch liền và cái vạch đứt ở trong bản-đồ đó (Dịch dùng âm dương, cơ ngẫu, chẵn lẻ vẫn là một).

Lại trên lưỡng-nghi mỗi bên có một vạch liền và một vạch đứt chồng lên hai nghi đó tạo thành Tứ-tượng: Thái-Dương số1, Thiếu-Âm số 2, Thiếu-Dương số 3, Thái-Âm số 4.

Lưỡng-nghi sanh tứ-tượng là: THỦY, HỎA, MỘC, KIM

.

Tứ-Tượng sanh Bát-Quái như trên đã nói.

Vẽ Tứ-Tượng mà không nói

tới Thổ là bởi Thái-Cực tức là Thổ vậy. Âm dương đối chọi nhau tương-giao mà thành quẻ cũng là thổ (vì nó sanh sanh chẳng ngớt nên gọi là thổ). Vì Thổ nó có một khí vận chung nên gọi là Thái-Cực. Thái-Cực và Thổ là một mà thôi, bởi nó là giao điểm đứng vào tâm, là trung-ương của một đồ hình là vòng tròn được thu hẹp, nói rộng hơn là tâm-điểm của vũ-trụ.

Tuy không nói tới Thổ mà chỉ vẽ Tứ-tượng; Trong Tứ-Tượng đã có Âm-Dương giao nhau: trong Thái-dương có Thiếu-âm và trong Thái-âm có Thiếu-dương tượng hình ngũ-hành: kim, mộc, thủy, hỏa, Thổ. Bởi thế mới có tứ-dương và tứ-âm kết hợp với nhau mà tạo thành Bát-Quái. Đạo-gia gọi là hột nguyên-tử tánh.

Xem thế thì hình ảnh của Ngũ-hành đã diễn biến rất là linh-hoạt, khi hai đường thẳng giao nhau cho ta một Tứ tượng, tức nhiên bốn cánh, nhưng thật ra đó là một ngũ-hành, bởi có một tâm không ở giữa; Ngũ-hành có tên là: Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5.

Nhớ lại Tiên-thiên Bát-quái CÀN là 1, nhưng khi qua Hậu-thiên Bát-quái CÀN là 6, nhưng tượng của trời là 7 mới biến thành Đoài ở Bát-quái đồ thiên làm thành một Bát-quái duy nhất của Đạo Cao-Đài lâu dài đến bảy trăm ngàn năm, cũng từ con số 7 đi vào tâm của vòng tròn mà kết hợp với 5 con số 0 để thành 700.000 năm là vậy.(Thất ức niên)