Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 24

Ðề tài: 'Phép thử' và lòng yêu nước

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định 'Phép thử' và lòng yêu nước

    'Phép thử' và lòng yêu nước
    Cập nhật lúc 54 PM, 01/06/2011

    Rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.


    Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam.


    Vị trí tàu Hải giám vi phạm vùng biển Việt Nam.

    Nếu thế lực nào muốn làm “phép thử” với Việt Nam bằng việc trắng trợn xâm phạm lãnh hải, táo tợn thực hiện các hành động phá hoại thì họ đã nhận được kết quả rất rõ ràng: Sự bùng nổ dữ dội của lòng yêu nước.

    Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Hành động này được ví như một "phép thử" các bên có liên quan trong vấn đề biển Đông, là mũi tên nhắm vào nhiều đích. Thế nhưng, rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.

    Yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!

    Toan tính đến từ những kẻ chủ mưu gây bất ổn trên biển Đông vô tình hay hữu ý đã thực hiện cuộc sát hạch lòng yêu nước của người dân đất Việt. Và kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, chủ nghĩa yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ lan tỏa, cộng hưởng và thăng hoa một cách mạnh mẽ.

    Điều này có thể được ghi nhận, kiểm chứng rõ ràng nhất trong hàng vạn, hàng triệu lời bình luận của các độc giả báo điện tử, các thành viên mạng xã hội tiếng Việt… trong những ngày qua ủng hộ phản ứng cương quyết, đanh thép của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhiệt tình đề xuất các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng, thể hiện tinh thần sẵn sàng đóng góp, hy sinh cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!

    Trong số đó, có em học sinh dù đang miệt mài ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đại học vẫn dành thời gian theo dõi, cập nhật thông tin về chủ quyền của đất nước;

    Có cán bộ trong ngành tư pháp đề nghị Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ Tổ quốc, bởi theo ông, Việt Nam đã có Luật Công an Nhân dân, Luật Quân đội Nhân dân, Luật dân quân tự vệ... quy định rõ về quốc phòng, trật tự trị an, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... nhưng chưa hội đủ các quy định về người Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc.

    Một đạo luật về Bảo vệ Tổ quốc chính là đạo luật của lòng yêu nước, là cơ sở pháp lý củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân quanh Đảng, Nhà nước trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vun đắp, gìn giữ.

    Nhiều người kêu gọi lập “Quỹ quốc phòng” hay “Quỹ Bảo vệ Tổ quốc” tương tự như “Tuần lễ vàng” từng có trong lịch sử kháng chiến. Sự đóng góp này sẽ giúp quân đội tiến thẳng lên hiện đại, đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng, bởi muốn giữ vững nền độc lập, trước hết phải tự chủ sức mạnh quân sự. Họ tuyên bố, sẵn sàng đóng góp tháng lương, thậm chí nhiều hơn nữa cho những quỹ này.


    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: "....Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình".


    Cũng trong dòng suy nghĩ xây dựng và củng cố tiềm lực quốc phòng, nhiều ý kiến đề xuất Việt Nam phải tự chủ hơn nữa trong việc các hệ thống phòng thủ bờ biển, tự lực phát triển các phương tiện bay không người lái (UAV) làm nhiệm vụ tuần tra biển, phát hiện từ xa và thu thập bằng chứng về các cuộc xâm nhập trái phép… bởi đơn giản: “Không có quân đội mạnh thì không được kính trọng”.

    Bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, nhiều người cũng cho rằng, bên cạnh việc bày tỏ thái độ kiên quyết, cứng rắn trước các hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền, Việt Nam cần phải có những tính toán dài lâu, phát triển kinh tế làm nền tảng vững chắc, đặc biệt phải khôn khéo tránh sự khiêu khích và các “bẫy chiến lược”, tận dụng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ đất nước.

    Không chỉ bằng lời nói

    Nếu ai cho rằng “mạng chỉ là ảo” và những cảm xúc này chỉ là những bộc phát tức thời, na ná cách thể hiện niềm tự hào dân tộc mỗi khi đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam chiến thắng hay là thứ "phản xạ bản năng" của một dân tộc có nền độc lập thường xuyên bị đe dọa qua hàng ngàn năm, hãy nhớ lại những ngày cuối năm 2007.

    Sau sự khiêu khích mang tên “Tam Sa”, một loạt các phong trào thanh niên được thực hiện, duy trì đến nay như một kênh tuyên truyền cho chủ quyền biển đảo, song hành cùng các hoạt động chính thức vốn có trước đó của Nhà nước.

    Điển hình, các bạn trẻ trên diễn đàn Hoangsa.org đã quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ ngư dân Lý Sơn tiếp tục truyền thống bám biển bao đời của ông cha.

    Họ lặn lội tới các miền xa trên khắp đất nước, tìm đến gia đình của 74 liệt sĩ, những người đã kết thành “vòng tròn bất tử” ở Trường Sa năm 1988, để thắp nén hương tưởng nhớ, để nghe, ghi chép rồi kể lại cho bạn bè câu chuyện đậm chất sử thi về những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam “thà hy sinh chứ không chịu mất đảo... để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân anh hùng”.


    Nhóm tình nguyện Hoangsa.org tặng quà cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải, hy sinh năm 1988 tại Trường Sa.


    Họ còn là cầu nối giữa các học giả, các nhà nghiên cứu về biển Đông từ góc độ lịch sử, luật pháp quốc tế tới các thành viên của diễn đàn, giúp cho những ai quan tâm tới vấn đề chủ quyền có được những thông tin chính thống và đáng tin cậy nhất.

    Cùng làm công việc tương tự, một nhóm các bạn trẻ lấy tên COC Radio đã thu âm và phát trên internet các bài viết có giá trị học thuật về mặt lịch sử và pháp lý liên quan đến biển Đông, của các học giả hàng đầu trong lĩnh vực như Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Lê Minh Nghĩa... tới rộng rãi cư dân mạng.


    Tranh cổ động "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam".

    Cũng những ngày cuối năm 2007 ấy, trên internet xuất hiện một bức tranh cổ động với đường nét liền mạch, tách bạch, bố cục sắp xếp có liệt kê vẽ một người người lính hải quân cầm chắc tay súng, canh cột mốc chủ quyền ở Trường Sa, với nền là toàn bộ hình ảnh 2 quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc kèm tọa độ địa lý, dưới cùng là dòng chữ Việt – Anh: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”, như một lời tuyên bố chắc nịch với thế giới về chủ quyền không thể chối cãi của Tổ quốc.

    Hướng nhìn của người lính trong hình không chính diện tạo không gian cùng hướng đến, mang lại cảm giác đồng thuận, có tính cổ vũ mà không kích động. Do đó, ngay từ khi mới xuất hiện trên internet, hình ảnh đã lan truyền mạnh mẽ trên các blog, diễn đàn và mạng xã hội.

    Tâm sự với Đất Việt, tác giả bức tranh cho biết, khi cái tên “Tam Sa” được đưa ra để “thăm dò” thái độ, trong khi đó, cộng đồng mạng chưa có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng để đáp trả lại sự khiêu khích (những bức ảnh tìm thấy khi đó thường có dung lượng nhỏ, chất lượng thấp). Do đó, người họa sĩ trẻ quyết tâm thực hiện một bức hình để giúp cộng đồng mạng bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

    Từ tấm hình gốc vỏn vẹn 134x190 điểm ảnh (dung lượng 6,81KB), tác giả đã sắp xếp, chọn bố cục phù hợp và hoàn thành tác phẩm bằng bàn vẽ điện tử (wacom) trên nền Photoshop sau vài giờ đồng hồ.

    Tới nay, hình ảnh này nhiều lần xuất hiện trên các trang mạng, báo chí trong và ngoài nước, được in trên nhiều bìa sách về biển, đảo…




    Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng.

    "Đừng thách thức Việt Nam"

    Khi có dịp tới Trường Sa, phóng viên Đất Việt đã cố gắng chuyển lời chào của người họa sĩ tới người lính trong bức ảnh nhỏ được phóng tác nhưng không thể, bởi ảnh chụp đã lâu, còn nhiệm vụ của người lính thì thường xuyên thay đổi.

    Khi được hỏi về vấn đề này, Thượng tá Phạm Quang Oánh, trợ lý tuyên huấn Quân chủng Hải quân trả lời: “Chuyện đó không quá quan trọng, là người lính họ sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng mọi giá. Còn hình ảnh, miễn là người Việt Nam, khoác lên mình bộ quân phục của người lính hải quân, tay cầm súng đứng bên cột chủ quyền đều tạo ra nguồn cảm hứng cho lòng yêu nước cho tất cả mọi người”.

    Có lẽ vậy, bởi tình yêu nước, đâu chỉ là một thứ phản xạ bản năng, mà còn là thứ tình cảm thường trực chảy trong huyết quản, là sợi dây liên kết tinh thần bền chắc, mà mỗi người dân Việt Nam đều có thể cảm nhận, chia sẻ. Còn đối với các thế lực khiêu khích, đây là thông điệp rất rõ ràng: "Đừng thách thức Việt Nam".
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Tàu quân sự Trung Quốc nổ súng bắn đuổi tàu Việt Nam
    Chiều 31/5, 3 tàu quân sự của Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh đã đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp.


    Đại uý Nguyễn Ngọc Ry, Đội phó kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin về việc tàu Trung Quốc bắn đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Người lao động.

    Đây được cho là diễn biến mới nhất sau vụ 3 tàu Hải giám Trung Quốc ngang ngược vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam uy hiếp, cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia 5 ngày trước.

    Thứ tư, 1/6/2011, 22:16 GMT+7

  3. #3

    Mặc định

    Tầu đánh cá Việt Nam bị quân đội Trung Quốc bắt giữ
    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Cảnh hàng loạt tầu chiến Trung Quốc với trang bị hiện đại đuổi bắt, bắt giữ một tàu cá thô sơ của ngư dân Việt Nam trên lãnh hải nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


    Clip này up khá lâu rồi "Jul 24, 2009"
    Xem để tham khảo thôi

    Chán đời quá, đã định đi học tiếng tàu rồi mà quá lười
    Bây giờ muốn biết chúng nói gì mà .... điếc lòi!

    Ai biết dịch giúp nhé.

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.



    Trên đất liền
    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Last edited by vipassana; 02-06-2011 at 08:37 AM.

  4. #4

    Mặc định

    nếu tq đánh Việt Nam thì mình sẽ tình nguyện ra trận để đánh chết cha tụi nó
    hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TùyDuyên Xem Bài Gởi
    nếu tq đánh Việt Nam thì mình sẽ tình nguyện ra trận để đánh chết cha tụi nó
    lấy tầm vông để đánh ,hay là vác kiếm ra múa.
    Thật đáng khen cho tinh thần yêu nước của bạn. Nhưng làm sao để đánh đây bạn khi các ông lãnh đạo không dám lên tiếng
    Last edited by tenciu; 02-06-2011 at 04:18 PM.

    TÔI yêu tiếng nước tôi
    Từ khi mới ra đời ,người ơi

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vipassana Xem Bài Gởi
    Nổ bom tự chế tại bắc kinh
    nó ghép vô tội khủng bố thì mệt đấy. Tội này thì cả thế giới đều lên án. nên nếu có án chỉ sợ không đủ ngày để bóc lịch

    TÔI yêu tiếng nước tôi
    Từ khi mới ra đời ,người ơi

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tenciu Xem Bài Gởi
    nó ghép vô tội khủng bố thì mệt đấy. Tội này thì cả thế giới đều lên án. nên nếu có án chỉ sợ không đủ ngày để bóc lịch
    Chấp nhận chơi thì chơi tới bến luôn thà ôm bom chết chung cho vui đở hơn ngồi bóc lịch một mình buồn chán green3
    Mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên .
    Tâm kiên định
    Thuận thiên hành sự , mọi việc tất thành .

  8. #8

    Mặc định

    Thời buổi này võ mồm không xong đâu
    Các hình thức ngoại giao thì vẫn phải làm, cho đủ lễ thôi
    Thế giới là thế giới, TQ là TQ, VN là VN ....
    Sống trong mơ ước về Thế giới đại đồng, nhưng có khi vẫn phải chết cho tự ngã

    Nói vậy cho bõ ghét thôi
    Cầm dao cầm súng mới thấy lạnh

    Chiến tranh là đói, khổ, thất học... là tội lỗi... là giết người

    Người ôm bom chết tan xác pháo thì còn gì để bỏ tù
    Chuyện kể là khi vượt qua bản năng phải sống, sẽ không còn cần mả lớn cụ

    :D
    Last edited by vipassana; 02-06-2011 at 05:31 PM.

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của Đặng Minh Tiến
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Bình thường tâm
    Bài gởi
    2,818

    Mặc định

    xem xong tự nhiên nóng rang cả người nước mắt muốn ứa ra. Hận Trung Quốc không tả nổi từ ngàn xưa đã muốn thôn tính ta. Đến nay vẫn vậy. Thời thế thay đổi, quá khứ hào hùng không thể đổi lại hiện tại tàn nhẫn. Nước ta vẫn đang là nước kém phát triển vào diện nghèo nhưng dân ta yêu nước vẫn yêu. Giá mà mỗi người Việt Nam đều ý thức được mỗi con người là một hạt nhân đưa đất nước đi lên, mỗi người đều cố gắng hết sức vì sự phát triển đất nước mà đưa nước ta đi lên thì hay biết mấy giống Nhật Bản. Người Việt Nam ơi hãy thức tỉnh hết cả đi. !!!
    Cúi đầu quy y pháp tô tất đế.Sát đát kính lại đức Thất Câu chi. NAM MÔ TÁT ĐA NẪM, TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ, CÂU CHI NẪM, ĐÁT DIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ, CHỦ LỆ, CHUẨN ĐỀ, TA BÀ HA.

  10. #10

    Mặc định

    5/6 biểu tình đó, bác nào đi không?

    Em chỉ hỏi thôi nhá, không kêu gọi, kích động gì đâu ạ, mấy anh cam vui lòng bỏ qua nhé...

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tenciu Xem Bài Gởi
    Nhưng làm sao để đánh đây bạn khi các ông lãnh đạo không dám lên tiếng
    Việt Nam phản đối vụ hải quân Trung Quốc nổ súng uy hiếp ngư dân
    Ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối việc lực lượng hải quân nước này dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.



    Trích dẫn Nguyên văn bởi Sat That Xem Bài Gởi
    5/6 biểu tình đó, bác nào đi không?
    Đi thì đi chứ có gì phải ngại.
    Chỉ cẩn tránh hiệu ứng đám đông, cân nhắc những hành động kiểu như

    Phản đối Nhật, Hàn Quốc biểu tình cắt đứt ngón tay
    Một người đàn ông Hàn Quốc hôm nay đã cắt gần lìa ngón tay mình trước sứ quán Nhật nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền mới đây của Nhật đối với quần đảo tranh chấp, cảnh sát cho hay.



    Hoặc

    Một số thanh niên học võ đạo Nhật Bản đã đâm dao vào bụng để phản đối việc Nhật Bản có kế hoạch tranh chấp vùng biển đảoTakeshima.


    Năm 2001, một nhóm người giận dữ đã cắt ngón tay của mình để phản đối đền thờ Yusukuni.

    (http://www.tin247.com/cat_dau_lon%2C...-21666381.html)


    Hoặc tránh những hành động ảnh hưởng/gây thiệt hại đến chính nhà mình (đập phá cửa hàng, ách tắc/gây tai nạn giao thông...)
    Last edited by vipassana; 03-06-2011 at 08:35 AM.

  12. #12

    Mặc định

    đã tức lên là em đập hết.... đang tính mua mấy con dao Thái Lan đây...
    Chu du Khách Mục tam lục niên
    Khởi tự Hoàng Đình dịch Thuận Thiên.
    Bất nhập Chính Phương, Kiền Cấn Tốn....
    Tuần hoàn Thỷ Kích đạo vinh truyền!!

  13. #13

    Mặc định

    "Đừng để mắc bẫy trong 'phép thử' của Bắc Kinh"
    03/06/2011 12:02

    (VTC News) - Sức nóng của chủ đề biển Đông đang sôi sục trên khắp các mặt báo và diễn đàn đã thể hiện lòng yêu nước và quan tâm đến vận mệnh dân tộc của đông đảo người dân Việt Nam. Cùng với đó, hàng loạt các chủ đề nóng đã xuất hiện, như những ý kiến đưa vấn đề ra tòa án quốc tế, đa phương hóa, quốc tế hóa; và quan trọng nhất là thể hiện lòng yêu nước theo cách nào để không bị nước ngoài lợi dụng cho những luận điệu cáo buộc bất lợi cho ta.


    Xung quanh chủ đề này, VTC News đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, chuyên gia về nghiên cứu biển Đông ĐHQGHN, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, hiện đảm nhiệm vai trò Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.

    Đừng để mắc bẫy trong "phép thử" của Trung Quốc

    - Thưa ông, trước nay, Việt Nam luôn bày tỏ thái độ nhất quán và cương quyết với các vấn đề chủ quyền trên biển Đông. Tuy nhiên, phản ứng lần này của ta trước động thái mới nhất của phía Trung Quốc dường như có phần cứng rắn hơn. Ông đánh giá thế nào về nhận xét này?

    - Nói đúng hơn, đây giống như một cuộc phát động xâm lược - xâm lược ở đây không phải là chiến tranh, mà mang nhiều ý nghĩa, với nhiều giai đoạn, mà vụ tàu Bình Minh 02 chính là một "phép thử". Nếu ta không phản ứng cương quyết, họ sẽ tiếp tục lấn tới, và càng lúc càng phức tạp hơn.




    "Cả Việt Nam là một tàu sân bay lớn" - PGS. TS Nguyễn Hồng Thao
    (Ảnh: Thành Lương)

    - Tuy nhiên, theo quan sát, Trung Quốc đã tỏ ra khôn ngoan trong "phép thử" này, khi cố gắng bẻ lái dư luận bằng cách đưa ra những cáo buộc ngược về phía ta. Không những thế, họ cũng sử dụng báo chí một cách đắc sách khi giữ nguồn tin ngoại giao trên mặt báo và đẩy những luận điệu gây hấn sang các diễn đàn, trong khi "diễn đàn" lại chiếm vị trí trang trọng trên mục quân sự các báo, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia.

    Theo ông, báo chí Việt Nam phải làm sao để vừa hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, vừa không bị lợi dụng cho những cáo buộc "gây hấn" của Trung Quốc?

    - Đó đúng là một kinh nghiệm mà Trung Quốc đã rút ra được. Chính vì vậy, báo chí chúng ta nêu cao tinh thần dân tộc, nhưng nếu có những bài viết quá sa đà, nặng nề, chính là đang "mắc bẫy" họ.

    Về cơ bản, thực chất, chúng ta lên tiếng về những gì thuộc về chính nghĩa của mình. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chấm dứt đàm phán, chấm dứt quan hệ, hô hào "bài trừ, cắt đứt" hết, như một số người quá khích.

    Tinh thần lên cao, nhưng phải đi kèm với sự tỉnh táo, nhìn vào toàn cục, hết sức tránh những việc có thể tạo cớ cho họ tiếp tục gây hấn với ta.

    Kiện chưa hẳn là giải pháp

    - Nói về việc giải quyết, hiện nay trong dư luận đang nhắc nhiều đến vấn đề đưa vụ việc ở biển Đông ra Tòa án Quốc tế. Ông đánh giá thế nào về khả năng này?

    - Trước hết, nếu muốn kiện lên Tòa án Quốc tế thì phải đúng quy trình, thủ tục. Thẩm quyền xét xử của Tòa án Quốc tế theo quy định được xác lập trên cơ sở đồng thuận của các bên tranh chấp. Như vậy, nếu phía Trung Quốc không đồng ý thì Tòa án cũng không đủ cơ sở để xác lập quyền tài phán.




    "Tất nhiên, tòa sẽ không đời nào chấp thuận đường lưỡi bò của Trung Quốc, nhưng cũng chưa chắc đã có một kết quả hoàn toàn theo mong đợi của ta."

    Mặt khác, ngay cả khi Trung Quốc đồng thuận, thì tranh chấp này, về bản chất xét cho cùng là tranh chấp chủ quyền trên 2 quần đảo. Trong khi đó, tất cả những người nghiên cứu luật quốc tế đều biết rằng quy chế các đảo trong Công ước Luật biển 1982 cũng như các nguồn khác của luật biển đều chưa thực sự rõ ràng và phụ thuộc rất nhiều vào cách giải thích của các bên. Ngay cả bản thân mỗi khái niệm, định nghĩa trong Công ước vẫn tiếp tục là những vấn đề gây tranh cãi.

    Cho nên, về mặt pháp lý, ta có ưu thế rõ ràng, nhưng không có nghĩa là chắc chắn chiến thắng trước tòa. Theo án lệ từ trước đến nay, tòa thường có xu hướng xử "phân đôi", hai bên cùng có lợi và cùng chịu thiệt. Nhưng chủ quyền quốc gia có thể thỏa thuận theo hướng đó được không? Người dân Việt Nam có chấp thuận mất dù chỉ một phần chủ quyền thiêng liêng và toàn vẹn không?

    Cho nên, mấy ngày nay, nhiều người đề cập đến vấn đề "kiện". Tất nhiên, điều đó thể hiện lòng yêu nước đáng quý. Tuy nhiên, vô hình trung, lại định hướng cho người dân: Đã chắc chắn như vậy, vì sao chính phủ chưa làm ngay? Có phải là quá nhu nhược?

    Sự thật thì, chúng ta phải cân nhắc tất cả các yếu tố, tình huống.


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga: "Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp."

    - Một trong những thành công lớn của ngoại giao Việt Nam những năm gần đây là hoàn tất đàm phán và phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, cũng sau nhiều năm kiên trì đàm phán. Theo kinh nghiệm của ông qua nhiều năm làm công tác biên giới, đàm phán trên biển có những thuận lợi và khó khăn gì so với đàm phán trên đất liền? Triển vọng và lộ trình?

    - Thực ra, đàm phán trên biển, nếu thực sự thiện chí, có khá nhiều thuận lợi.

    Thứ nhất, đàm phán trên đất liền liên quan trực tiếp đến lợi ích cục bộ của người dân: nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả..., cho nên nếu có bất kỳ vấn đề nào, phản ứng sẽ mạnh hơn rất nhiều. Sở dĩ hiện nay có thể phản ứng mạnh trên biển, cũng là vì đã hoàn thành trên đất liền; còn trước đây, biên giới trên đất liền vẫn là ưu tiên số 1.

    Thứ hai, trên đất liền phải có cắm mốc, phân giới, với đầu tư rất lớn về kĩ thuật, nhân lực, vật lực... Còn đàm phán trên biển, nếu thực sự thiện chí, thì chỉ cần vài tấm bản đồ, thước kẻ, cứ theo tọa độ vạch ra. Ví như đàm phán Vịnh Bắc Bộ, khi đã đạt được thiện chí và nhận thức chung, thì chỉ từ năm 1996 đến năm 2000 là hoàn thành, trong khi biên giới trên bộ, chỉ tính riêng giai đoạn đàm phán thực chất, thì cũng kéo dài từ 1991 đến tận năm vừa rồi.

    Cho nên, đối với đàm phán trên biển, quan trọng nhất vẫn là thiện chí của các bên. Tuy nhiên, đạt được thiện chí từ tất cả các bên lại chính là yếu tố nan giải nhất. (cười)

    Đa phương và quốc tế hóa phải nhìn từ 2 mặt

    - Thế còn một mối quan tâm khác của dư luận, vấn đề song phương và đa phương?

    - Thực chất ở đây ít nhiều có sự hiểu lầm, do định hướng chưa chính xác của một số báo. Chúng ta phải tranh thủ tất cả các diễn đàn. Về thỏa thuận nguyên tắc, quan điểm của ta hết sức rõ ràng: những vấn đề nào là song phương thì phải giải quyết song phương, vấn đề nào là đa phương thì phải giải quyết đa phương. Phía Trung Quốc thì muốn tất cả đều phải giải quyết song phương, nên đến giờ vẫn còn tranh cãi ở điểm đó.


    Việt Nam đã thực sự thành công trong Năm Chủ tịch ASEAN 2010

    Thực sự, vấn đề này phải được giải quyết tổng thể, và không gì hơn là phải đàm phán. Kinh nghiệm lịch sử từ xưa đến nay, thậm chí qua các cuộc chiến tranh trên thế giới, cuối cùng tất cả cũng phải quay lại bàn đàm phán. Như vậy, không có lý do gì lại cắt đi một chiếc cầu của chính mình.

    Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ. Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.

    - Qua thành công rực rỡ của Năm Chủ tịch ASEAN 2010, đặc biệt qua việc vấn đề biển Đông được đưa ra diễn đàn ARF hồi tháng 7, người ta cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề "quốc tế hóa" và "ASEAN hóa"?

    - Ngay hồi tháng 7 năm ngoái, tôi đã có bài phân tích với chủ đề: Vấn đề biển Đông không cần "quốc tế hóa", bởi bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế. Khi lạm dụng thuật ngữ "quốc tế hóa", tức là chúng ta đang tạo cơ hội cho Trung Quốc cáo buộc mình phức tạp hóa vấn đề, trong khi chính Trung Quốc mới là bên thường xuyên gây phức tạp.

    Hơn nữa, cần nhìn nhận từ cả 2 mặt của vấn đề. Bản thân Trung Quốc cũng phải đứng trước một bài toán không hề đơn giản. Một mặt, họ phải khẳng định sự hiện diện ở đây, đẩy bớt sự có mặt của Mỹ, làm cho các nước trong khu vực ngả theo họ. Nhưng nếu làm quá, rất có thể Mỹ sẽ là bên được lợi. Thứ nhất, quan hệ giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa, cho dù không hoàn toàn cùng ý thức hệ. Thứ hai, Mỹ có cớ để nhảy vào, trong khi hiện tại vẫn đang loay hoay tìm cớ. Thứ ba, Mỹ được lợi từ việc bán vũ khí và phát động chạy đua vũ trang.


    Nếu tiếp tục gây hấn, Bắc Kinh sẽ tự mình phá hủy hình ảnh "trỗi dậy hòa bình" mà họ đã dày công xây dựng

    Chưa kể, nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ có thể dựng lại "hàng rào chúa đảo" bao vây Trung Quốc, chặn đường xuất khẩu hàng hóa. Và thiệt hại lớn nhất đối với Trung Quốc chính là tổn hại đến hình ảnh một Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" mà họ mất rất nhiều công xây dựng lâu nay. Khi niềm tin của quốc tế đã mất đi thì khó mà xây dựng lại được.

    Hơn nữa, khi bên ngoài có biến thì các vấn đề nội tại trong lòng Trung Quốc cũng sẽ được dịp bùng lên. Cho nên, nếu chỉ nhìn về mặt quân sự, thì dường như việc xuất quân của Trung Quốc là hết sức dễ dàng, nhưng đánh thì dễ, giữ mới là nan giải. Trung Quốc càng hung hăng, Mỹ càng có cơ hội.

    Đừng cho rằng việc Mỹ nhảy vào Đông Nam Á sẽ đem lại toàn thuận lợi; càng không nên suy nghĩ đơn giản về "quốc tế hóa". Với sự thực dụng của Mỹ, nếu Trung Quốc chịu nhượng bộ một số quyền lợi trên biển, Mỹ không dại gì tham chiến. Mặt khác, trong quan hệ quốc tế luôn cần có một "điểm nóng". Afghanistan đã tạm xong, Trung Đông đã gần tàn cuộc, lực lượng Mỹ hay liên quân Mỹ dưới cái ô của Liên Hợp Quốc đang tìm điểm đáp mới, và sẽ chẳng hay gì nếu điểm đáp mới đó là biển Đông.

    Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự mình giải quyết!

    Cả Việt Nam là một tàu sân bay lớn

    - Còn việc Trung Quốc tăng cường vũ khí quân sự, liên tục phát triển hệ thống tàu chiến, tàu ngầm và cả tàu sân bay?


    Vũ khí áp đảo chưa chắc giúp nước lớn giành chiến thắng

    - Ở thời kỳ hiện đại, một nước lớn chưa chắc đã thắng được một nước nhỏ, nếu nước nhỏ đó nắm được công nghệ. Hãy thử nhìn một mình Israel đối đầu với cả thế giới Ả Rập. Khi xưa, trong chiến tranh Anh - Argentina 1982, tàu chiến hiện đại nhất của Anh bấy giờ cũng đã bị 2 tên lửa Argentina đánh hỏng.

    Cả Việt Nam đã là một tàu sân bay lớn, không có gì đáng ngại. Quan trọng nhất, vẫn là xác định được thế mạnh của mình và huy động được sức mạnh toàn diện, đồng thời có những chiến lược hợp lý, hợp thời nhất.

    Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn!

    Đông Linh (Thực hiện)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Ý ông này chỉ có nghĩa là năn nỉ. Chẳng có 1 cái gì để biểu hiện 1 VN quyết tâm giữ gìn bờ cõi. Chỉ dùng miệng để nói suông , thì có ích gì . Mấy thằng tàu này đã kiếm chuyện bao năm rồi, mở miệng ra thì chỉ biết nói câu << đàm phán. >>
    Thử hỏi nhà ông đang ở, mà có thằng nào nhảy vào nhận vơ là của nó. Lúc đó ông sẽ làm gì? Chắc chắn là oánh bỏ mẹ nó đi chứ lị. ở đó mà <<đàm phán>>. gặp ăn cướp mà << đàm phán .>> Ừ mà phải. nó có vũ khí . mình chỉ có tay không . Nếu không << đàm phán >>, không khéo nó l oánh ngược lại mình thì bỏ bu
    thằng tàu phù thì phán, còn VN thì chỉ có đàm . mà đàm lên tới cổ rồi , lo mà chạy thuốc đi mấy ông L Đ ơi
    Last edited by tenciu; 03-06-2011 at 01:52 PM.

    TÔI yêu tiếng nước tôi
    Từ khi mới ra đời ,người ơi

  15. #15

    Mặc định

    có khi nào Nhà nước VN dám bắt chước Nhật bản làm 1 trận Trân Châu Cảng với Tàu Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa không? Nếu không làm là vì không đủ lực hay không dám?
    Biết đâu, đẵy tình thế đến cùng cực như vậy thì mới lấy lại được vùng đất hải đảo của mình!

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguyễnvănđức Xem Bài Gởi
    có khi nào Nhà nước VN dám bắt chước Nhật bản làm 1 trận Trân Châu Cảng với Tàu Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa không? Nếu không làm là vì không đủ lực hay không dám?
    Biết đâu, đẵy tình thế đến cùng cực như vậy thì mới lấy lại được vùng đất hải đảo của mình!
    có chứ , đợi VN mua hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử, hỏa tiễn xuyên lục địa, máy bay tàng hình,bom hạt nhân vài trăm trái,thì lúc đó tàu phù sẽ bị cái mỏ sưng chù vù. Còn bây giờ thì chưa đâu Bạn

    TÔI yêu tiếng nước tôi
    Từ khi mới ra đời ,người ơi

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tenciu Xem Bài Gởi
    có chứ , đợi VN mua hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử, hỏa tiễn xuyên lục địa, máy bay tàng hình,bom hạt nhân vài trăm trái,thì lúc đó tàu phù sẽ bị cái mỏ sưng chù vù. Còn bây giờ thì chưa đâu Bạn
    Tiền đâu mà mua nhiều rứa hỡi mấy nhà quân sư. Sau vụ Trân Châu Cảng, Mỹ tức giận, Nhật bản bị đánh tơi tả không thấy sao.

    Tuy vậy phải gìn giữ non sông gấm vóc này vì hơn một ngàn năm trước:
    Vua Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

    Tướng Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm lừng lẫy.

    Thái sư Trần Thủ Độ đã lên tiếng:
    "Nếu Bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu tôi trước đã ".

    Hưng Đạo Vương đã nói:
    "Ta thường tời bữa quên ăn, ... ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa..."

    Trần Bình Trọng đã nói:
    "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc".


    Nguyễn Phi Khanh lúc tiễn biệt con trai Nguyễn Trãi tại Ải Nam quan đã dặn con trai hãy báo thù đền nợ nước.

    Quang Trung Nguyễn Huệ đã phá đánh tan 50 vạn quân Thanh:
    "Đánh cho để dài tóc

    Đánh cho để đen răng

    Đánh cho nó chích luân bất phản

    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    ..."

    Xem vậy cha ông ta đã cứng rắn với lũ giặc Tàu đến dường nào.

    Chúng ta phải noi theo gương tiền nhân chớ!

  18. #18

    Mặc định

    Chuyện TQ đổ bê tông kè bờ biển ở đảo
    Mở các tuyến du lịch
    Tàu thuyền chạy rầm rầm, máy bay vù vù...
    Không phải là thử chơi cho vui hay sẽ chỉ dừng ở đó.
    Last edited by vipassana; 03-06-2011 at 02:18 PM.

  19. #19

    Mặc định

    Các cao thủ của TGVH ai có phép gì dùng phép đó ...ím chết mấy thằng xâm lược đầu sỏ ... để bọn tay chân phía dưới hết ngo ngoe ..
    Nhựt nhựt vô thường đáo

    Phương tri mộng lý nhơn

    Vạn ban tương bất khứ

    Duy hữu nghiệp tuỳ thân.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thủy Điệp Xem Bài Gởi
    Các cao thủ của TGVH ai có phép gì dùng phép đó ...ím chết mấy thằng xâm lược đầu sỏ ... để bọn tay chân phía dưới hết ngo ngoe ..
    rồi đây bạn sẽ thấy có rất nhiều người xuất chiêu
    Mà thịnh hành nhất là phép tàng hình , và độn thổ

    TÔI yêu tiếng nước tôi
    Từ khi mới ra đời ,người ơi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NHÀ TRỪ QUỶ KỂ CHUYỆN
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 87
    Bài mới gởi: 24-07-2012, 09:28 PM
  2. THÁP BÀ NHA TRANG VÀ LƯỢC SỬ CHIÊM THÀNH
    By Minh Co in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 20-05-2012, 02:57 PM
  3. Đối thoại với thương đế
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 27-01-2012, 05:37 PM
  4. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM
  5. Cẩm nang cho cuộc sống
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 06:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •