kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Kiền: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Kiền: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh

    Kiền: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.




    乾 元 亨 利 貞



    Dịch-nghĩa:Quẻ Kiền: Nguyên đầu, Hanh thông, Lợi tốt, chính bền.

    A-Lý Dịch

    Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là 4 đức của Trời. Thể theo tính lý này mà Thánh-nhân đặt ra 4 đức của người là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.

    Thời thượng-cổ Thánh-nhân bắt đầu vạch ra tám quẻ, đạo của ba tài đủ rồi, nhân đó lại trùng điệp lên cho đủ hết các sự biến đổi của trời đất. Thế nên sáu vạch thành một quẻ kép. Hai quẻ Kiền đơn họp lại thành Bát-thuần Kiền. Kiền tức là Trời: chữ “Trời” chỉ về hình thể của trời, chữ “kiền” chỉ về tính-tình của trời. Kiền nghĩa là mạnh, mạnh mà không nghỉ gọi là Kiền.

    Ôi ! Trời gộp lại là Đạo, cái mà “trời không thể sai trái” đó vậy. Nếu nói tách ra thì về phần hình thể gọi là Trời, về phần chủ-tể gọi là Đế, về phần công dụng gọi làquỉ-thần, về phần diệu dụng gọi là Thiên Thần, về phần tính tình gọi là Kiền. Kiền là đầu mối muôn vật, nên Kiền là Trời, là Dương, là Cha, là Vua…

    Nguyên, Hanh, Lợi,Trinh là 4 đức tính củaTrời:

    - Nguyên là muôn vật bắt đầu.

    - Hanh là muôn vật lớn lên.

    - Lợi là muôn vật được thoả.

    - Trinh là muôn vật đã thành.

    Toàn 64 quẻ chỉ có hai quẻ KIỀN KHÔN có đủ 4 đức ấy, các quẻ khác thì tuỳ việc mà thay đổi:

    - Nguyên 元 là chuyên làm những việc thiện lớn.

    - Lợi 利 là chủ về những sự chính bền.

    - Thể của Hanh 亨 Trinh 貞 việc nào xứng với việc ấy. Nghĩa của 4 đức bao gồm hết cả vũ-trụ.

    Nguyên là gì? Về mặt chữ: Nguyên 元 họp bởi chữ ngột 兀 là cao chót vót, thêm vào nét nhứt ở trên để chỉ cái lý duy nhất, cao cả như nước nguồn đổ ra trăm sông, ngàn mạch, như một chủng-tử lưu truyền theo mỗi loại. Nguyên là bao gồm cái nguồn phát xuất đầu tiên.

    Theo dạng chữ thì chữ ngột 兀 giống như một cái Đài cao mà từ xưa các bậc tiền bối thường lập nơi thanh vắng và tinh-khiết để cầu Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nét nhứt ở trên chỉ sự chí diệu, chí linh, tối đại, tối cao, duy tinh, duy nhất. Nói rộng ra Nguyên bao gồm cái nguồn phát xuất đầu tiên do đức háo-sanh của Đấng Tạo-đoan để mỗi loại được cái sống lưu truyền với cái giác, cái linh huyền-nhiệm mà lưu tồn. Nguyên tượng cho mùa xuân, ở người là đức Nhân.

    Hanh là gì? Hanh 亨 gồm có bộ đầu 亠 ở trên hết là chỉ sự khởi điểm, liễu了 ở phía dưới là chỉ sự kết cuộc, khẩu 口ở giữa hàm chứa điều lành. Vậy Hanh là sự thông suốt, thuận-tiện, sự lớn lên của vạn-vật, chính nhờ có đức Nguyên mà khi vạn vật bắt đầu sinh dục mới được nguyên-khí mà ngày càng phát triển, ví như có mây mới biến hoá mà làm ra mưa cho khắp nơi được nhuần thấm, loại nào theo loại nấy, thứ nào theo thứ nấy, tất thảy thành hình, thành sắc, trưởng dục mãi cho đến vô cùng. Hanh tượng cho mùa Hạ.

    Lợi là gì? Lợi 利 là sự có ích của mùa thu hoạch, gồm bộ đao刂là con dao, hoà 禾 là cây lúa. Chữ Lợi là chỉ về mùa gặt hái, như lúa tới mùa thu-hoạch thì thợ đem liềm hái ra ruộng cắt đem về. Mùa thu là mùa thu gặt nên có lợi.

    Nhờ đức tính hoá-dục được xuyên suốt mới hanh thông tức là có lợi cho nhau, vạn-vật theo nhau mà phát huy toàn diện, lại giữ được nguyên khí thái hoà như lúc đầu trời đã phú cho. Như vậy mọi vật khởi đầu bằng hành động đúng, đưa đến công dụng tốt. Lợi là sự hài-hoà của phẩm-vật. Lợi chỉ về mùa thu. Với người “Lợi là sự hài hoà của việc Nghĩa” (Lợi giả, nghĩa chi hoà dã).

    Với trời đất Lợi ở chỗ ban thí ra cùng khắp mà không kể công, tức là Trời không thấy làm, mà không một việc gì không làm “Vô vi nhi vô bất vi”

    Trinh là gì?Trinh 貞 là sự chính đính, bền chặc cho đến cùng. Hợp bởi chữ bốc卜 là bói và bối 貝 là đồng tiền, tức là chỉ sự bói toán dùng tiền gieo quẻ, mong được ứng điều lành. Trinh, mang ý-nghĩa sự chính bền cũng là sự thành tựu, giai đoạn thành hình. Trinh ứng vào mùa Đông.

    B-Luận Đạo


    Bài kinh Ngọc-Hoàng đã diễn rõ quyền-hành của Thượng-Đế thể hiện qua bốn đức của Kiền.

    Kinh rằng:

    Ðại La Thiên Ðế 大 羅 天 帝

    Thái Cực Thánh Hoàng 太 極 聖 皇

    Đấng Đại La Thiên-Đế ngự ở ngôi Thái-Cực tức là vị Thánh-Hoàng. Trước nhất Ngài thể hiện đức:

    Hóa dục quần sanh 化育群生

    Tức nhiên là Ngài sanh-hóa ra muôn vật và nuôi nấng cả quần sanh. Đây hợp với đức Nguyên.

    Thống ngự vạn vật 統御萬物

    Là Ngài thống suất cả vạn-vật, vạn loại. Đây hợp với đức Hanh của kiền.

    Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa

    不言而默宣大化

    Đức Thượng-đế là Trời, xưa nay có nói gì đâu, mà Ngài đã yên-lặng giải bày, bố-hoá rộng khắp. Đây hợp với đức Lợi của Kiền.

    Thị không, thị sắc 是空是色

    Vô vi nhi dịch sử quần linh 無為而役使群靈

    Trời không thấy hành động mà khiến sai được cả quần linh. Đây hợp với đức Trinh của Kiền.

    Suy rộng ra

    *Đức Nguyên của KIỀN thể hiện ở sự

    “Hoá dục quần-sanh”

    Mùa Xuân vạn-vật sinh hoá. Bởi “Hoá” là thay đổi một cách tự-nhiên, như trời đất sinh thành muôn vật, chuyển-hoá, thay đổi từ hình thể đến tính chất. Bởi lẽ ấy Đấng Chí-diệu, Chí-linh thể hiện trước là tay thợ Tạo, làm ra thế giới hiện hữu này là quyền-năng vô đối của Đấng Tạo-hoá hợp với đức Nhân. Giới tâm kinh có câu:

    “Đấng Tạo-hoá, hoá-sanh muôn vật,

    “Phú cho người tánh rất linh-thông.

    “Đặt ra có họ có dòng,

    “Vua, Thầy, cha mẹ, vợ chồng, cháu con”

    Khi tạo ra hình thể rồi còn phải dưỡng, phải nuôi cho lớn lên đó là sự “hoá dục”.

    Nhưng người khi đến trần này đã nhiễm, đã luyến, nên còn phải một phen “hoá-độ” nữa. Do vậy mà Đạo được khai mở qua các thời-kỳ để dẫn-độ về là giáo-hoá.

    *Đức Hanh của KIỀN ở sự Thống ngự vạn vật. Nghĩa là làm cho hanh-thông.

    Với thời-tiết: Hanh thuộc về mùa Hạ. Sinh vật trong vũ-trụ đến lúc ấy phát dục rõ-ràng, nên mùa Xuân thì Sanh, qua mùa Hạ là Trưởng, mùa Thu thì thâu, mùa Đông thì tàn là vậy.

    Với đạo người: Hanh thuộc về Lễ. Lễ là sự điều hợp của Lý. Tóm thâu các chuyện tốt để lập lại trật-tự cho điều-hoà mới thông, nên rằng “Gia chi hội dã”.

    Đức Thượng-Đế đã “Thống ngự vạn vật” như thế nào?

    Vạn-vật trong vũ-trụ đều được trưởng dưỡng nhờ ở khí hoá của trời đất, nhờ ở mưa thuận, gió hoà, đó là nhờ đức “Thống ngự” của đạo Kiền (Càn), do quyền năng của Thượng-Đế mà bốn mùa xoay chuyển: Xuân, Hạ, Thu, Đông vận-hành không sai lệch, điều-hoà trong một trật tự kỷ-cương…

    Bởi Hanh là giai-đoạn nguyên-khí vận hành được thông đạt, thuận lợi. Hanh cũng là điểm tụ hội của điềm tốt lành (Hanh giả gia chi hội dã). Phẩm-vật được hàm hanh là ngậm chứa được điều hanh thông.

    Trong một quẻ khi bói thấy được điều hanh thông là nơi tụ hội của vật, ứng vào mùa Hạ trưởng dưỡng.

    Về phần hữu thể

    KHÍ氣 là nguyên-uỷ của vạn-vật hữu hình.

    Khí này đã bao trùm vũ trụ ngay từ lúc còn trong trạng thái đầu tiên chưa động tĩnh: lớn nhất không gì ra ngoài nó gọi là đại nhất. Nhỏ nhất thì không nơi nào, vật nào mà vào được bên trong của nó, gọi là tiểu nhất.

    Để mô tả cái Khí bao trùm vũ-trụ là cái khí đầu tiên tức là nguyên-khí, từ đó sinh ra vạn-vật và con người đó là chí đại. Đến như chí tiểu thì trong mỗi vật dù là chỗ nhỏ đến đâu nó cũng chỉ là một dạng khí hoá, khí này gọi là Vô cực. Nó là cái làm cho “vật là vật” “người là người”. Từ đó người xưa đánh giá cấp bậc khí-hoá ở mỗi vật hay ở mỗi người.

    Khí ở trên trời đến lúc sẽ thanh tịnh, quang minh, dầu rằng cái “Minh đức” vẫn luôn luôn ẩn tàng, nhưng lúc nào cũng “kiện vận bất tức” Nghĩa là đi mãi mà không ngừng nghỉ. Kinh nói: Thời thừa lục Long. Du hành bất tức.

    Ôi ! Thiên khí gíáng xuống, địa khí thăng lên, tạo thành quẻ Địa-Thiên Thái, sự vận-hành và dụng sự của nó không bao giờ ngơi nghỉ cho nên không cần đợi đến lúc hạ xuống mới có. Ở đây người xưa muốn nói rằng Thiên-khí phân bố ở khắp nơi, hoá sanh vạn-vật; nhưng cái thể, cái vị của nó vẫn tôn quí cao thượng. Thiên-khí rất quang-minh, ban ngày nhờ nhật, ban đêm nhờ nguyệt.

    Lợi là gì? Lợi là sức lợi-nhuận ở nơi hoà-hợp:

    *Về thời-tiết: Lợi thuộc về mùa Thu. Chữ Thu 秋 là mùa lúa 禾 (Hoà là lúa) chín nhờ ánh nắng mặt trời (chữ hoả 火 là lửa) nung-nấu, chính là mùa thâu hoạch vậy. Bao nhiêu sanh-vật đến lúc ấy thảy đều thành thục, thâu đoạt được.

    *Về người: lợi thuộc về đức Nghĩa 義

    Nhân là khởi đầu, hiệp lại Nhân-Nghĩa là một đạo lý nghiêm-chính. Trong cái đạo-lý đó tất sẽ làm cho mọi người đều được thoải-mái, sung-sướng, hài hoà. Có vậy mới đủ ý nghĩa về sự Lợi. Nên rằng “Nghĩa chi Hoà dã”: Nghĩa là lợi vậy.

    Trời có nói đâu mà bốn mùa luân chuyển, mặt trời mặt trăng vận-hành thông suốt, vậy có phải là ngẫu nhiên chăng?

    Trong 4 đức của Kiền, duy có Lợi đã hàm chứa một ý nghĩa thâm sâu, mầu nhiệm. Xưa các bậc Tiên Nho phân Lợi và Nghĩa ra làm hai, rằng:

    - Quân-tử vụ ư Nghĩa. Tức nhiên người quân-tử chuộng điều Nghĩa.

    - Tiểu-nhân vụ ư Lợi là Tiểu-nhân chỉ biết lợi.



    “Ðức Chí-Tôn duy có một mình, Ngài phân ra mới có Phật-Mẫu. Ngài phân ra đệ nhị quyền hiệp lại đệ nhứt quyền đủ quyền-năng tạo ra Càn-khôn Vũ-trụ để lập gia đình cho loài người đó vậy. Nhờ Chí-Tôn phân tánh là Bí pháp lập thành xã-hội đó. Chúng ta đã hằng tưởng hiểu cả, loài cầm thú phải có hiệp lại mà biến sanh được, giải rõ là trống mái, đực cái hay nam nữ vậy. Nó tương liên trước mặt chúng ta hoặc một cách âm thầm bí-mật. Vậy loài người bao giờ cũng có xã hội nhơn-quần, gia đình, vì mặt luật buộc như vậy, Lời chúng ta thường nói "Chưa ai ở đất nẻ mà chun lên". Tức là muốn nói đến “Cây có cội, nước có nguồn”
    Last edited by vuive; 03-04-2008 at 11:06 AM. Lý do: sapẽp

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •