Hiểu thế nào là giải thoát và vấn đề luân hồi

Xin chào các bạn, Lý thuyết nhà phật hay đề ra vấn đề giải thoát và lý thuyết luân hồi sinh tử.

Đây là sở đắc, là nền tảng cơ bản của giáo lý nhà phật được các thầy, các đệ tử đề ra và coi đó là cao siêu là liễu sanh thoát tử. Và từ đó những người tu theo pháp môn phật thấy môn phái mình cao hơn thậm chí hay hơn các môn phái khác và sinh ra ngã chấp. Coi tu theo các tôn giáo khác không thoát được vẫn đề luân hồi sinh tử, cùng lắm chỉ lên cõi chư thiên hoặc cõi atula.
Chỉ có đạo phật mới là đạo giải thoát và giải thoát rốt ráo, là đạo tối thượng, cao hơn tất cả các tôn giáo khác.

Thực tế chứng minh có phải như vậy không? Câu hỏi này còn bỏ ngỏ và nếu theo những nhà khoa học có óc tri thức thì có thể coi đây là vấn đề hết sức mơ hồ, thậm chí đó là lý thuyết hết sức viển vông, không đúng với chủ trương và tình thần của giáo pháp như lai, lòng từ bi của đức thượng đế.

Chính vì cái quan điểm ngã kiến, ngã chấp đề cao giải thoát này, đã làm cho đạo phật có nhiều mâu thuẫn với các tôn giáo khác. Ngay trên đất Ấn là nơi đản sinh ra phật giáo mà cũng bị các tôn giáo khác như: Bà La Môn, Ân độ giáo... đã cực lực phản đối, lên án và ngay chính tại Quê hương Ấn độ đạo phật đã dần mất chỗ đứng, thậm chí trong quá khứ đã từng bị thủ tiêu. Nếu như xếp hạng về số tín đồ theo đạo, thì ta thấy đạo thiên chúa là đứng đầu, sau đến đạo hồi, đạo bà la môn, sau cùng là đạo phật. Như vậy đạo phật là đạo tôn giáo lơn đứng thứ 4 trên thế giới.

Qua nghiên cứu và có chút ít hiểu biết ít ỏi của mình về các tôn giáo, và cũng được bề trên mở trí cho chút ít và được các bậc thầy khai ngộ, thì thấy: Các tôn giáo đều tựu chung lại là có thờ thượng đế, tùy theo từng tên gọi: như bên đạo công giáo thì gọi là đức chúa trời, đạo hồi: Thánh Ala, đạo Ấn thì thờ thần Braman...., đạo việt nam: thì gọi là ông trời, cậu trời, hoặc đạo mẫu bên tứ phủ, tam phủ: gọi là ngọc hoàng đại đế.... Riêng trong bản thân đạo phật, triết thuyết đạo phật cũng có nhiều mâu thuẫn, có thuyết chủ trương là chỉ có mỗi ông thích ca là to nhất, to hơn cả ngọc hoàng đại đế, có thuyết lại chủ trương là phủ nhận hoàn toàn đáng tối cao, chỉ do ngồi thiền quán tưởng tâm mà ra cảnh trời phật, thượng đế....Những lý thuyết đó nghe thì có vẻ hay ho, nhưng thực tế không đem lại một chút lợi lạc nào cho chúng sinh và không giúp cho con người giải quyết vẫn đề thực tế và ứng dụng trong cuộc sống. Không chỉ đạo phật, một số tôn giáo khác lớn cũng thế, cũng bị chấp ngã, chấp pháp và có nhiều lý thuyết viển vông xa vời thực tế, không có lợi cho đời sống con người hiện đại chút nào.

Ngày nay những nhà khoa học, những người trẻ hiểu biết, họ có va chạm và thích ứng với phong cách lối sống hiện đại, nhiều người đã thấy được những vẻ hoang tưởng của những tôn giáo khi nhiều tôn giáo chủ trương đưa ra, họ biết phân tích và thực chứng thấy rằng đúng như những gì nhà triết học Mác có nói: "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", chính tôn giáo làm ru ngủ quần chúng và làm cho quần chúng sống trong hoang tưởng, mơ mộng, quyên đi đời sống thực tại và quy luật vốn có của trời đất. Các giáo thuyết của tôn giao đưa ra là những giáo thuyết hầu hết đã lỗi thời, lạc hậu, nó là sản phẩm của những nhà tôn giáo cùng thời đưa ra vào thời điểm đó, có thể nó là phù hợp, nhưng với phong cách và ngôn ngữ, lối sống hiện đại ngày nay liệu nó còn đúng đắn nữa không?
Theo tôi, thì không, tôn giáo mà không phát triển cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại, cùng với sự tiến bộ của loài người thì đó không khác gì tôn giáo chết. Đáng bị loại bỏ trong đời sống xã hội, không giúp ích gì được cho nhân loại hết.

Nay lại quay trở lại vấn đề "Hiểu thế nào là giải thoát, và vẫn đề sinh tử luân hồi". Từ này nghe đao to búa lớn, nhưng thật sự nó là lý thuyết hết sức viển vông và không đúng thực tế. Đức phật có nói "Ta là phật đã thành và chúng sinh là phật sẽ thành". Như vậy, theo đà tiến hóa của nhân loại, con người trước sau gì cũng thành phật. Vấn đề là sớm hay muộn hay thôi.

Thuyết " Con người làm ác nhiều sau khi chết sẽ bị đọa làm súc sinh, ngạ quỷ" Đây là một lý thuyết hết sức phản khoa học, không có cơ sở chứng minh. Bởi vì theo Quy luật phát triển của trời đất, mọi vật phát triển từ bậc thấp đến bậc cao, con người cũng tiến hóa từ bậc thấp mà đi lên, nếu con người biết tu, biết đến trời phật mà tu hành thì con người rồi cũng thành thần, thành thánh, thành tiên, thành phật. Đó là quy luật tiến hóa chung. Nếu người nào không chịu tu, phạm nhiều tội lỗi, trái với luật trời, thì bị Thượng đế trừng phạt và cùng lắm là sau khi chết linh hồn đó bị giam vào Tù (địa ngục) cải tạo, sau khi mãn hạn tù lại ra được đầu thai làm người để tiếp tục tu và trả nghiệp. Những sự trừng phạt của thượng đế đối với con người không phải là làm cho con người bị hóa kiếp, bị tan thành tro bụi, bị làm súc sinh, làm thú vật....., mà chẳng qua đó chỉ là những bài học tâm linh nhằm đánh thức tâm linh con người biết đến trời phật mà tu hành để theo kịp đà tiến hóa chung của trời đất mà thôi.

Thượng đế Ngài vốn hết sức từ bi, không có khi nào ngài bắt con người quay trở lại làm heo, làm trâu, làm ngựa gì hết.... Được trở thành con người là một quá trình tiến hóa cao của quá trình tiên hóa chung của trời đất. Và quy trình chung đó cứ lập đi lập lại như vậy, rất phù hợp với quy luật phát triển, Quy luật Phủ định của Phủ định mà Mác đã phát hiện ra.

Theo tôi nghĩ, đã là người tu đạo phải có tinh thần khoa học, biết đem đạo vào ứng dụng thực tế và phù hợp quy luật tiến bộ chung của nhân loại. Đừng để bị những lý thuyết hoang tưởng làm ảnh hưởng đến đầu óc mình, rồi đi đâu cũng nói với người khác những câu chữ hết sức mơ hồ, hoang tưởng như là: không tu thì trở lại làm heo, bắt phải ăn chay, không được ăn mặn, hoặc suốt ngày đi đâu cũng nói về những lý thuyết xa xôi từ thời xưa để lại. Lý thuyết đó chắc gì ngày nay đã đúng.

Mà việc truyền đạo phải dần có sự thích ứng phù hợp với tập quán của một dân tộc, một đất nước. Lấy ví dụ: Muốn truyền bá đạo Phật vào Mỹ chẳng hặn, nhiều người cứ bê nguyên cả khối đạo cả tập quán bên nước mình sang xây dựng rồi dẫn dụ họ vào đạo phật. Nói thật nếu tôi là Người Mỹ chắc còn lâu tôi mới vào cái đạo đó. Bởi vì nó quá xa vời với dân tộc, tập quán của tôi. Muốn truyền bá tốt, bản thân đạo đó phải có sự thích ứng, ví dụ như xây phòng thờ từ đường, thì phải xây theo phong cách nhà hiện đại của Mỹ: xây theo kiểu quốc hội, hoặc nhà trắng, rồi tượng thờ bồ tát.. phải được nhân cách hóa theo kiểu mẫu người của Người Mỹ..., ngôn ngữ truyền đạo phải được sử dụng theo ngôn ngữ hiện đại, sôi nổi, sống động phù hợp với tân thời, biết ứng dụng internet, truyền hình vệ tinh, di động trong việc truyền đạo, phổ mối đạo mà Thượng đế đã giáng xuống ban cho nhân loại.

Nếu thực hiện được như vậy, mới đúng là phù hợp với ý trí và nguyện vọng của thượng đế, phù hợp với luật trời, luật người và kịp thời phổ độ chúng sinh, hoằng pháp và như vậy hi hi :laughing: sẽ độ được rất nhiều người đó.

Cổ đức có nói: "Đạo phải tùy duyên mà độ người, tùy hoàn cảnh mà độ" xem ra câu nói này, chắc người làm đạo còn phải học hỏi nhiều, để biết ứng dụng và vận dụng hoàn cảnh này chắc phải bậc chân sư mới làm nổi. wellcome1 khe khe, mà theo mình được biết bậc chân sư bây giờ không phải như ngày xưa đâu nhé, biết lái ô tô, biết sử dụng internet, điện thoại di động, ăn mặc quần áo hợp mốt, hiện đại. Rất thanh niên đó nhé.

Các bạn có tin không!. Mình thì mình tin, Vì các ngài luôn biết tùy tình hình mà truyền đạo mà.

Câu chữ có gì không hài lòng các bạn, mong các bạn thông cảm quá cho.