Nguyên-lý về NGŨ HÀNH


Nguồn gốc sinh ra Ngũ hành cũng bởi: Thái-cực có hai thể động và tĩnh.

Động thì sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh.

Tĩnh thì sinh ra âm, Tĩnh cực rồi lại động.

Cứ một động, một tĩnh thay đổi nhau, cái nọ lấy cái kia làm gốc, chia ra âm dương lập thành Lưỡng-nghi.

Dương động là sự động-tác của Thái-cực.

Âm tĩnh là cái lập thể của Thái-cực.

Dương động thì biến-hóa ra, âm tĩnh thì đông hợp lại. Bởi sự biến-hóa, sự đông hợp ấy mà sinh ra Ngũ-hành; kim. Mộc, Thủy, Hỏa, thổ.. Năm khí ấy tiết ra mà thuận thì 4 mùa lưu-hành vậy..

Ngũ-hành hợp lại là Âm dương. Âm dương hợp lại làm một là Thái-cực. Thái-cực vốn là Vô-cực..

Vậy: nếu Ngũ-hành là lý biến-chuyển của âm dương để lập thành cơ hữu-tướng đó là năm nguyên-tố chánh để tác thành vũ-trụ càn-khôn.

Ở trong vũ-trụ dù phẩm-vật thấp hèn hay phẩm-vật cao-trọng nào có hình thể cũng đều do năm nguyên-tố ấy chi-phối và điều-hợp mà nên.

Năm nguyên-tố ấy là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy nói theo thứ-tự ấy là cơ sản-xuất sau trước khác nhau.

Đầu tiên là Hỏa, ấy là ngôi Thái-cực biến tướng là Thái-thượng ấy là ngôi đầu tiên hết. Thái-Thượng là đóm lửa được phân-hóa đầu tiên vần-vần xoay lộn trong không-khí và nguội dần để thành ra một phần thứ hai ấy là Thái-Thượng Nguơn-Thủy là hai, rồi hai nguyên-tố ấy mới cấu-tạo nên.

Nay xét về 5 nguyên-tố phối-hợp nhau sản-xuất ra vạn-linh.

Trong một ngyên-tố chánh thảy đều có 4 nguyên-tố kia kết-hợp vào, không nguyên-tố nào hiện-tượng ở trần-gian là thuần-túy được cả, bởi nếu thuần-túy thì không có cái sống của vạn-linh.

Hỏa chất hăng mãnh-liệt, nóng-nảy, chủ động, sáng-suốt.

Biến sang Thủy là trạng-thái tĩnh-lặng, êm dịu, u-tối, rồi đến Kim sáng chói, hiền-hòa, nó có đặc-tính của Hỏa và Thủy nhưng chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều; lại đến Mộc thì chịu ảnh-hưởng của Thủy nhiều hơn. Rồi Thổ là ảnh-hưởng của 4 nguyên-tố kia nhưng chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều nhất.

Trong vũ-trụ đều có lý Ngũ-hành ấy.

Ở trời ấy là Ngũ-khí, là ở giai-đoạn từng cao: đạm-khí, khinh-khí, dưỡng-khí, thán-khí, Hạo-khí và Ngũ vân.

Ở đất có Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và trung-ương.

Ở người ấy là Ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.

Cơ vận-chuyển của Ngũ-hành rất linh-thiêng, mầu-nhiệm và đều có ảnh-hưởng trực-tiếp đến sanh mạng vạn-vật, chính nó là nguồn sống thể hiện ở càn-khôn. Nó thuộc về cơ hữu-vi thuộc quyền của Pháp hay Phật-Mẫu.

Tóm lại: Ngũ-hành là năm nguyên-tố chánh để cấu-tạo muôn loài vạn-vật.

Ở thể thanh nhứt là thuộc Khí, ở thể thứ nhì thuộc thể lỏng, ở thể thứ ba thuộc thể đặc.

Ở thể khí là ngũ khí, ngũ vân, ngũ phương, ngũ sắc.

Ở thể lỏng chất thuộc ngũ tạng, ngũ dục..

Ngũ-hành có sanh, có khắc; hễ sanh và khắc đến độ trung-dung là Hòa. Tương khắc, tương sanh rồi lại tương hòa.

Màu trắng thuộc kim, ấy là sao Thái-bạch trên trời thuộc về hướng Tây. Ở nơi người nó thuộc về tạng phế (phổi). Ở can chi nó thuộc Canh, Tân.

Màu đen thuộc Thủy, ấy là sao Thần-tinh trên trời, thuộc về hướng Bắc.Nơi người nó thuộc tạng thận. Ở can chi nó là Nhâm, Quí.

Màu xanh thuộc Mộc, ấy là sao Tuế-tinh trên trời, thuộc về hướng Đông. Nơi người nó thuộc tạng gan.Ở can chi là Giáp, Ất.

Màu đỏ thuộc Hỏa, ấy là sao Vinh-hoặc thuộc về hướng Nam. Nơi người thuộc Tâm. Ở can chi là Bính, Đinh.

Màu vàng thuộc Thổ, thuộc sao Tấn-tinh ở vào trung-ương. Nơi người thuộc tạng Tỳ. Can chi thuộc Mậu, Kỷ. (xem thêm ngũ hành sinh khắc trang 258)

Ngũ-hành trên HÀ-ĐỒ.

Tóm lạiNgũ-hành theo phương vị Hà đồ có các vị trí sau:

- Hành Thuỷ ở phương bắc.

- Hành Hỏa ở phương Nam.

- Hành Mộc ở phương Đông.

- Hành kim ở phương Tây.

- Hành Thổ ở trung-ương (ở giữa)

Hình trên chỉ cho thấy rõ phương-vị của Ngũ-hành, nếu hợp những phương-vị sau đây với tám quẻ của Hậu thiên Bát-quái thì sẽ có được những thể của 8 quẻ theo Ngũ-hành.