Trang 1 trong 7 1234567 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 121

Ðề tài: Thuyết "Tâm Vũ trụ" của Việt Nam

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Đai Nâu Avatar của beothixau
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Hà Nội
    Bài gởi
    445

    Mặc định Thuyết "Tâm Vũ trụ" của Việt Nam

    Kính mọi người đọc một chút về "Tâm Vũ trụ" mới vô tình đọc được ngày hnay, mà theo sự hiểu của BTX thì đó chính là Pháp Tuyệt đối. Phần này trích thôi, nếu mọi người cần tìm hiểu rõ hơn thì mời xem link nguồn phía cuối bài.

    Mong không làm phiền bạn!
    ----------------

    PHỤ LỤC A
    HỎI ĐÁP VỀ TRIẾT HỌC TÂM VŨ TRỤ


    Sau khi viết xong bản thảo của từng chương, tác giả đã gửi cho một số nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và bạn bè nhằm lấy ý kiến góp ý, nhận xét phản biện. Tác giả đã rất biết ơn những đóng góp ý kiến chân thành đồng thời đã tiếp thu, trao đổi và tranh luận với những ý kiến đó. Để làm sáng tỏ một số vướng mắc, tác giả sẽ ghi chép lại một cách trung thành dưới dạng hỏi đáp những tranh luận trên giữa tác giả (ĐXT) và độc giả. Sau đây là nội dung chi tiết:

    HỎI: Ông đặt tên cho tác phẩm triết học của ông là Tâm vũ trụ. Mới nghe, người ta dễ hiểu lầm ông là một nhà Vật lý hoặc Thiên văn. Ông hãy giải thích rõ cho độc giả của chúng tôi về sự khác nhau rất cơ bản giữa khái niệm Vũ trụ của ông và Vũ trụ của thiên văn vật lý.

    ĐXT: Trước hết, đối với Vật lý và Thiên văn học, Vũ trụ của họ được cấu thành từ những hạt cơ bản và giới hạn của họ là hạt Quắc (cho tới thời điểm 2002). Còn Vũ trụ theo quan điểm của chúng tôi nó bao gồm mọi thứ (nó là gộp của mọi đối tượng) trong đó có thể chỉ ra một cách rất cụ thể chẳng hạn là ý thức! Và đối với chúng tôi, vật chất và ý thức là thống nhất. Chúng tôi không chém chúng ra để nghiên cứu. Vũ trụ của chúng tôi tổng quát hơn Vũ trụ của Vật lý học và Thiên văn học rất nhiều lần. Làm sao Vũ trụ của Vật lý lại có thể chứa được một làn điệu dân ca như Vũ trụ của chúng tôi!

    HỎI: Như vậy là cái miền nghiên cứu của ông vô cùng rộng lớn. Ông, một TS cơ học ứng dụng và như ông đã nói, ở lời nói đầu là ông không thừa kế bất kỳ tư tưởng triết học nào của thế giới (ĐXT gật đầu). Thế thì làm thế nào mà độc giả của chúng tôi có thể tin được ông? Làm thế nào người ta có thể tin được một con người bình thường lại nói về những thứ vô cùng cao siêu như vậy?

    ĐXT: Trước hết đừng quên rằng: Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng vì nó là miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó tồn tại và duy nhất. Hiểu được Tâm vũ trụ là có thể hiểu và làm chủ được cả Vũ trụ. Mà Tâm vũ trụ chính là bản chất của mọi đối tượng, là thuộc tính của mọi đối tượng là cái mà tạo hoá ban cho mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó chính là Chân lý tối thượng, ý niệm tuyệt đối, là Tạo hoá, là Thượng đế, là cõi Niết bàn và là hạt nhỏ nhất trong các hạt cơ bản của Vật lý v.v...
    Nhưng, (ĐXT mỉm cười sảng khoái) nó có trong mọi đối tượng. Hay nói một cách khác là từ bà quét rác cho đến các nhà bác học. Từ cậu bé nằm trong bụng mẹ đến các bậc vĩ nhân râu tóc bạc phơ v.v... đều có thể hiểu được Tâm vũ trụ, đều được “ban phát” bởi Tâm vũ trụ.
    Một cách cụ thể là... ông có tin rằng có những nền văn minh ngoài Trái đất không? (PV gật đầu). Ông không tin sao được! Bởi ông không tin ông sẽ rơi vào thuyết Địa tâm mà Côpécníc đã đập cho tan tành... Mối liên hệ giữa các nền văn minh là có thật nhưng không thô thiển như người ngoài hành tinh đến Trái đất mà là sự lan truyền sóng ý thức. Một con người sinh ra được thừa hưởng 3 yếu tố:
    Gien di truyền của bố mẹ
    Sự giáo dục của xã hội (loài người)
    Sự lan truyền ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái đất đến Trái đất, hoặc từ chính Tâm vũ trụ đến.
    Tóm lại, có thể tôi đã viết Triết học Tâm vũ trụ trong trường ý thức rất gần Tâm vũ trụ lan truyền đến Trái đất và tôi đã "bắt được” cái “sóng” đó.
    Hơn nữa tôi chỉ viết nên những quy luật phổ quát nhất_Triết học. Vâng, nó là môn khoa học chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất của Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.

    HỎI: Ông thử đọc một sự “mách bảo” của Tâm vũ trụ hoặc chí ít là của một nền văn minh ngoài Trái đất?

    ĐXT: Ông rất nhầm lẫn! Trước hết các "sóng ý thức" được truyền từ những “quần tụ ý thức” ngoài Trái đất hoặc chính từ Tâm vũ trụ mới chỉ là các "hạt" cấu thành các ý niệm, cấu thành các tư duy, cấu thành "sự mách bảo" mà ông vừa mô tả. Nó sẽ trở thành tư duy, là ý thức khi mà ta tập trung tư tưởng tìm kiếm Tâm vũ trụ (phép thiền).
    HỎI: Dường như cách chứng minh định lý Vũ trụ là duy nhất của ông chưa chặt chẽ và hoàn chỉnh. Ông tính sao khi người ta không công nhận nó?

    ĐXT: Ông thử chỉ ra một Vũ trụ thứ 2 xem.

    HỎI: Ví dụ như PGS. TS. Phạm Công Hà đã nói: Có thể có Vũ trụ đang nở ra có thể có Vũ trụ đang co lại v.v... thì ông tính sao? Hoặc có hàng nghìn vụ nổ Big Bang thì sao?

    ĐXT: Thực ra ông đang nói đến Vũ trụ Vật lý. Nhưng kể cả điều đó tôi cũng giải thích được. Nếu ta xem Vũ trụ nở ra và Vũ trụ co vào chỉ là các đối tượng thì theo định nghĩa Vũ trụ của chúng tôi: Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng nên nó chỉ là một thành tố tạo nên Vũ trụ theo định nghĩa của chúng tôi. Còn Vũ trụ (theo định nghĩa của chúng tôi) chỉ có một.

    HỎI: Định lý 1.2: Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ. Ông chứng minh định lý này như một sự chơi chữ và ông hứa sẽ chứng minh đẹp đẽ hơn. Nhưng cả Chương 1 không thấy ông chứng minh lại. Bây giờ ông có thể chứng minh đẹp đẽ hơn được không?

    ĐXT: Có chứ! Vì vận động là thuộc tính của mọi đối tượng theo tiên đề 1.2 đã khẳng định nên nó là mối liên kết giữa bất kỳ đối tượng nào trong Vũ trụ. Đây là cách chứng minh tương đối đẹp đẽ:
    Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ => A và B đều vận động => vận động là mối liên hệ của A và B => đ.p.c.m.

    HỎI: Công cụ mà ông dùng để diễn tả triết học Vũ trụ là phương pháp tiên đề của Toán học. Nhưng Toán học chỉ là một khoa học bị bao trùm bởi triết học. Ông không sợ rằng nó không chứa nổi triết học của ông sao vì suy cho cùng Toán học là một trò chơi khôn ngoan nhất về số và lượng. Nếu ông công nhận luật chơi mà tôi quy định (các tiên đề) thì ông phải công nhận những định lý và hệ quả mà tôi nêu ra! Ông nghĩ sao về điều đó?

    ĐXT: Trước hết ông đã hiểu rất sai về Toán học, đặc biệt là Toán học hiện đại. Nhưng điều này tôi sẽ tranh luận với ông sau.
    Theo các giáo lý của đạo Cơ đốc thì "Mọi con đường đều dẫn tới Rôma” ý của họ nói rằng bằng bất kỳ con đường nào cũng có thể đến với Chúa trời. Đây là một sự tổng kết sâu sắc. Ở đây Chúa trời của họ là những lời dạy của Giêsu. Đối với chúng tôi cũng gần tương tự như vậy. Nếu ta đi bằng bất cứ con đường nào: Văn học, triết học, Toán học, Hoá học, Vật lý học v.v... mà hướng Tâm vũ trụ thì cũng sẽ dẫn đến chân lý tuyệt đối. Tức là ta cứ đặt các câu hỏi Tại sao và trả lời. Rồi lại hỏi để rồi lại vắt óc ra để trả lời... Cứ như thế ta sẽ đi đến Triết học Tâm Vũ trụ.
    Toán học với lôgic mờ tập mờ có thể mô tả (ở thời điểm hiện tại) được hầu như hết những tư tưởng triết học vĩ đại nhất. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn nhắc độc giả ý nghĩa của chúng không nên hiểu hời hợt mà sâu sắc vô cùng. Toán học đối với chúng tôi chỉ như một vật mang tin; chỉ như một tác động gây nên một suy tưởng sâu xa đối với những gì mà người ta đang đọc.

    HỎI: Ông công nhận sự tồn tại của linh hồn do đó triết học của ông là duy tâm. Tại sao ông không công nhận điều này?

    ĐXT: Trước hết khái niệm Duy Vật và Duy Tâm đối với chúng tôi là hết sức vô nghĩa. Ví dụ một ông Duy Tâm hỏi tôi: "Linh hồn là gì?" thì tôi sẽ trả lời: "Linh hồn là tập hợp các siêu hạt cơ bản cấu thành. Những siêu hạt này nhỏ như hạt cát nếu ví hạt Quắc là trái đất”. Ngược lại một ông Duy Vật hỏi tôi rằng: "Mặt trời có ý thức không?" thì tôi sẽ trả lời là có! Và rằng mọi vật, kể cả những vật vô tri nhất như các ông tưởng, đều có linh hồn.

    HỎI: Theo ông thì đến một ngày nào đó loài người có thể bắt được “sóng ý thức” từ các nền văn minh ngoài trái đất không?

    ĐXT: Ông nên nhớ, trong chương 2 chúng tôi đã khẳng định rằng hàng ngày, hàng giờ, hàng giây thậm chí micro giây loài người luôn luôn nhận được những sóng ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái đất. Tuy nhiên để tạo ra một thiết bị thu được sóng ý thức đó thì không thể sử dụng các vật liệu hữu hình.

    HỎI: Ông có cảm giác rằng ông là một vĩ nhân không? Ông có cho rằng dân tộc ông là một dân tộc thượng đẳng không?

    ĐXT: Tôi không bao giờ coi tôi là vĩ nhân. Tôi cảm thấy tôi bình thường như tất cả những người khác. Tôi chỉ may mắn là được sống trong một trường ý thức của một nền văn minh mạnh hơn Trái đất hoặc chính từ Tâm vũ trụ. Nhưng điều đó thì ai cũng có thể sống trong trường đó nếu họ vô cùng kiên trì và nhẫn nại rèn luyện tư duy của họ.
    Dân tộc tôi cũng vậy. Trước hết tôi khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc không thua kém bất kỳ dân tộc nào về trí thông minh. Các quy luật phổ quát của Vũ trụ (tức là gần Tâm vũ trụ) thường nằm ở miền giao của các cực đối lập. Dân tộc tôi suốt một nghìn năm qua bao giờ cũng là dân tộc đứng lên cầm vũ khí, quyết dành và giữ lấy quyền sống của mình khi cái chết đang treo lơ lửng trên đầu như một hòn núi. Hai cực đối lập Sống _ Chết đó vẫn có miền giao là Tâm vũ trụ nên dân tộc tôi sống và tư duy ở những thứ gần Tâm Vũ trụ nhất . Dù cho trước đây dân tộc tôi chưa có một triết học viết thành văn nhưng từ trong sâu thẳm của trái tim, từ trong sâu thẳm của linh hồn, dân tộc tôi đã thấu hiểu các quy luật phổ quát ở lân cận Tâm Vũ trụ.
    Tôi chỉ là người may mắn được ghi chép lại những tư tưởng đó.
    Và như ông đã biết khi một dân tộc hiểu được các quy luật đó thì sợ gì không giầu, không mạnh và không nhân ái.
    ....
    -----

    Nguồn:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-7P.Nv...10&mx=48&lmt=5
    Đang túc tắc trèo xuống :D

  2. #2

    Mặc định

    Một thuyết về tâm vũ trụ ra đời và tác giả của nó vẫn đang đau khổ trong mớ lý thuyết lộn xộn đó.
    Một ông già mù xem voi, sờ được chiếc chân voi và đang chứng minh cho mọi người rằng con voi nó lù lù như chiếc cột đình. Thật là nực cười.
    Bạn BTX khi nào tìm được tâm vũ trụ thì a lô cho tớ nhé!!!!

  3. #3

    Mặc định

    Trích :...Một thuyết về tâm vũ trụ ra đời và tác giả của nó vẫn đang đau khổ trong mớ lý thuyết lộn xộn đó.
    Một ông già mù xem voi, sờ được chiếc chân voi và đang chứng minh cho mọi người rằng con voi nó lù lù như chiếc cột đình. Thật là nực cười.


    Phát biểu này chính xác hoàn toàn - Nền triết học hiện nay dù muôn màu muôn vẻ nhưng vẫn không ra khỏi quan điểm của Sáu Phái Triết Học đã có thời Đức Phật - Sáu phái ấy cảm nhận Chân Lý xuyên qua tầm nhìn của họ do vậy không thể cảm nhận Chân Lý một cách toàn diện ở mọi góc độ...
    Chân voi không phải voi. Nhà Phật gọi trường hợp này là BIÊN KIẾN...

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của DUNG2001
    Gia nhập
    Jan 2008
    Bài gởi
    653

    Smile Gởi BTX..

    Chúc mừng BTX cuối cùng rồi bạn cũng tìm ra được cái Pháp tuyệt đối.

    CHÚC MỪNG, CHÚC MỪNG.....:yb663::yb663:
    GIA ĐỈNH VÔ HỈNH

  5. #5

    Mặc định

    các bạn đọc cho kỹ đi rồi hẵng chê... khi các vị Phật mới đi thuyết giảng có khi cũng gặp trục trặc đấy, Osho cũng vậy mà... hạnh nhẫn nhục, trì giới :D

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ndh611 Xem Bài Gởi
    các bạn đọc cho kỹ đi rồi hẵng chê... khi các vị Phật mới đi thuyết giảng có khi cũng gặp trục trặc đấy, Osho cũng vậy mà... hạnh nhẫn nhục, trì giới :D
    Tôi đã vào blog xem cho thật tận tường : Đây chỉ là một dạng hoang tưởng -
    Ngày nào thấy các hiện tượng là thật có thì nên biết là vẫn đang nằm trong thế giới Sinh Diệt mà thôi.

  7. #7

    Mặc định

    Kinhduong à, tớ chưa kiến tánh nên chưa đủ công lực hiểu hết về tánh không, nhưng theo tớ có thật thì vẫn có thật, chỉ là nó vô thường thôi. Ts Đỗ Xuân Thọ cũng có nghiên cứu nhiều về đạo Phật lắm, nên tớ nghĩ ông cũng biết hết khổ, vô thường, vô ngã, tứ diệu đế, bát chánh đạo đó. Với cả hoang tưởng mà bạn nói... biết đâu cũng là một level trong con đường đạt đạo :D Chúc an lạc :P

  8. #8

    Mặc định

    Ặc ặc, BTX vô tình đọc được và nhận xét của BTX cũng thật là VÔ TÌNH : “ Đó chính là Pháp tuyệt đối“. Nói đến đây tôi phải quay lại lần tìm định nghĩa Pháp là cái gì mà sao nó phải tuyệt đối.
    Rõ văn ràng là tác giả Ts. Đỗ Xuân Thọ nghe ( nghe thôi vì TS giấy bi h nhiều vô số lượng) đâu là tiến sĩ cơ học ứng dụng. Nếu đúng 1 tiến sĩ như thế thì phương pháp luấn phải hết sức logic cho dù đang trình bày về vấn đề Tâm linh chẳng hạn, ở đây tôi thấy bác ấy cứ lòng vòng cái kiểu ba rọi, nhị luận cái kiểu như người béo chưa chắc đã xấu và kết luận người xấu chưa chắc đã không béo. Chưa thấy bác ấy dám bước vào 1 tam đoạn luận nào đủ ép phê cả.
    Năm ngoái có nhà nông dân học Việt Nam là Bác Đinh Văn Hùng đưa ra thuyết Vật lý tổng quát, phản bác lại Einstein, dù rất sơ sài và sai nhiều thứ nhưng Bác ấy cũng can đảm đưa vào ấy dăm 3 công thức. Dù sao vẫn ghi nhận sự can đảm ấy. Còn bác Thọ thì sao, bác ý là tiến sĩ nên cũng có cái khôn của tiến sĩ, mặc dù bác ý cũng muốn đạp đổ Einstein thiệt với phủ nhận vận tốc của ý thức lớn hơn vận tốc của ánh sáng( Einstein tuyên bố không có vận tốc nào vượt qua vận tốc ánh sáng), nhưng liệu sức mình chưa có thể đưa ra 1 thuyết, 1 tiên đoán tầm cỡ, 1 công thức vĩ đại ... nên ẩn mình vào cái gọi là Triết học, và giải thích lòng lòng đúng theo kiều triết học thật nhưng cuối cùng lại là Chúa Trời, dân tộc Việt nam ở gần với tâm vũ trụ và pác ý còn bảo sẽ đột nhập vào tâm vũ trụ thay đổi 1 đạon mã cho dân Việt giàu có hùng mạnh
    Câu slogan của Blog pác Thọ cũng đủ nói lên vấn đề : ĐÁNH ĐỔ CÁC THẦN TƯỢNG, PHÁ TAN CÁC HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ DỆT NÊN KHÔNG GIAN Ý THỨC CỦA LOÀI NGƯỜI ĐỂ HƯỚNG TƠI TÂM VŨ TRỤ LÀ MỤC ĐÍCH DUY NHẤT CỦA CÁC GHI CHÉP TRONG BLOG NÀY.
    Xem chừng 1 đạo mới sắp ra đời tại VN, sánh vai cùng Đạo Thanh Hải ấy là đạo Tâm Vũ Trụ
    p/s: BTX đã thêm vào trong Topic của mình rằng Thuyết Tâm Vũ Trụ trong khi pác Thọ kg dám đâu nhé, pác lái qua triết học rồi. Nên đính chính lại, nếu kg sẽ có tranh cãi với cái từ Thuyết này đấy

  9. #9

    Mặc định

    Ban CSS nên xem kỹ phép biện chứng của Hêghen rồi sau đọc thêm về lôgic mờ, tập mờ như Dr. Thọ cmt trong entrry mới nhất của ông ta. Bạn nên tranh luận trực tiếp với tác giả chứ đừng nói sau lưng thế này là trái với các lời khuyên của PHẬT TỔ đấy. Mô Phật.

  10. #10

    Mặc định

    HỎI: Định lý 1.2: Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ. Ông chứng minh định lý này như một sự chơi chữ và ông hứa sẽ chứng minh đẹp đẽ hơn. Nhưng cả Chương 1 không thấy ông chứng minh lại. Bây giờ ông có thể chứng minh đẹp đẽ hơn được không?

    ĐXT: Có chứ! Vì vận động là thuộc tính của mọi đối tượng theo tiên đề 1.2 đã khẳng định nên nó là mối liên kết giữa bất kỳ đối tượng nào trong Vũ trụ. Đây là cách chứng minh tương đối đẹp đẽ:
    Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ => A và B đều vận động => vận động là mối liên hệ của A và B => đ.p.c.m.
    --> lập cập quá?

    Mọi vật nếu xét trong trường thời gian ĐỘNG thì vận động mới là thuộc tính của nó. Vì vân đong chi có nếu có thòi gian, k thòi gian k van dong va nguoc lai. Như vay tac gia phai consider hệ quán tính nào đả truoc khi khang dinh ra`ng "vận động là thuộc tính của mọi đối tượng"

    Còn nua, Nhà Triết học này định nghỉa thế nào về "mối liên hệ" vậy? ...

    Moi lien he (relationship) thì 2 vat A va B phai co anh huong lan nhau (vi relationship mang thuoc tinh DEPENDANT). Như vậy thì vât A va vât B đeu vân dong, nhung vân dong dôi voi cai gi, van dong nhu the nao? Tac giả cu~ng chua noi rỏ! Thà Nguoi noi rang "Giua 2 vat bat ki deu ton tai 1 LUC HAP DAN" thi nghe con duoc...

    Xin loi vi typing khong co dau, luc co dau, luc bo~ dau' khong du'ng. Toi khong quen voi kieu go TELEX va o day khong enable kieu go~ VNI ... Lai khong co Vietkey o day (dang o truong...) ...

  11. #11

    Mặc định

    Chà chà, TVT lại lôi cổ Hegel và cả lý thuyết Mờ vô đây. Dường như cái lòng vòng của Dr.Thọ chưa đủ ép phế
    Này thì là mà Hegel:
    “Trong khi cố gắng tác động ra ngoài và biểu hiện cái bên ngoài nghệ thuật nhằm mục đích gây tác động ra ngoài,và nét chung nhất là cố gắng gây ấn tượng. Nghệ thuật có thể đạt được những hiệu quả này nếu như nó sử dụng yếu tố xấu xí,gò ép, đồ sộ ….để gây nên những tương phản nhất định."
    Hegel thì là:
    đối lập lại thiên nhiên bên ngoài là nội cảm có tính chủ thể,tâm hồn con người nhờ đó và qua đó yếu tố tuyệt đối biểu hiện sự có mặt của mình.”
    Hiểu hông, hổng hiểu thì về nhà hiểu.
    ( Muốn phát biểu về tập mờ nữa hem)
    Ok, kg phải tui đi nói xấu sau lưng gì đâu vì tôi xét thấy tui kg thể tranh luận được. Có 1 qui luật bất thành văn là Nàng béo đã post bài ý lên đây thì mặc nhiên Béo có đồng cảm với Dr.Thọ ( nếu Béo kg note rõ rang) nên hiểu là tôi tranh luận với Béo thôi chứ kg tranh luận với Dr.Thọ
    Tại sao tôi không tranh luận vì giữa tôi và Dr.Thọ có sự khác biệt quá lớn như thế này, tôi sẽ dẫn chứng cụ thể 1 vài điểm. Nên nhớ tui đưa ra vài ví dụ trích ngang thôi chứ kg phải tranh luận đâu, nếu tranh luận tui sẽ đi từng bước theo hệ thống
    A)Luận cứ 1:
    Định nghĩa 1.2
    Tâm Vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng
    Theo toán học :
    Giao: Giao của hai tập hợp A và B là tập hợp tất cả các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B, ký hiệu A B

    Ta có A B = {x: x A và x B}




    Hệ quả 2.1:
    Tâm vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ
    Hệ quả 3.1
    Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ

    Về cơ bản, các phần tử thuộc giao nó chỉ có thể là tập con của A và B chứ không thể A và B lại là tập con của nó. Định nghĩa về tập con như sau:
    Tập hợp con: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B, ký hiệu là B A, và tập hợp B bao hàm tập hợp A.


    Như vậy TVT là giao của các đối tượng nên không thể chứa đựng toán bộ năng lượng của các đối tượng
    Chưa kể theo lời của tác giả, chính năng lượng cũng là 1 đối tượng trong vũ trụ của Mr.Thọ và kết luận :
    Nó chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ. Nó mang đến sự vận động, thông tin và năng lượng cho mọi đối tượng trong Vũ Trụ
    Hàm nghĩa rằng TVT là tập hợp của tất cả các tập hợp chứ không phải là giao của các tập hợp nữa. Vì vậy phạm phải nghịch lý Russell như sau:(theo Wikipedia)
    Có ông thợ cạo, vốn là cư dân của làng wikipedia, tuyên bố: "Tôi chỉ cạo râu cho những người đàn ông nào của làng wikipedia mà không tự cạo râu". Như thế các đấng nam nhi của làng wikipedia chia làm 2 nhóm: nhóm tự cạo râu và nhóm không tự cạo râu. Vậy thì ông thợ cạo thuộc nhóm nào đây? Nếu thuộc nhóm 1 tức là nhóm tự cạo râu nên ông không cạo cho những người tự cạo râu, tức là ông không cạo cho ông. Nhưng nếu như vậy thì ông thuộc nhóm hai. Nếu ở nhóm 2 thì ông sẽ cạo râu cho ông vì ông cạo râu cho những người thuộc nhóm 2. Lúc đó hoá ra ông lại tự cao râu cho mình. Té ra ông này thuộc loại đại rắc rối, xếp vào nhóm nào cũng gặp mâu thuẫn cả!
    Thật ra mâu thuẫn này gặp phải khi ta xét tập hợp "E là tập hợp của tất cả các tập hợp" để rồi gặp phải tình huống: “Tập E là một phần tử của chính nó hay không phải là phần tử của nó đều gặp chuyện ngược đời”. Sau đó để sửa sai, người ta không dùng "tập hợp của tất cả các tập hợp" mà đề xuất một khái niệm mới, tổng quát hơn là "lớp". Trong công việc của các nhà toán học cụ thể, người ta chỉ cần khoanh vùng một tập hợp bao gồm đủ nhiều các tập hợp nào đó (nhưng không phải là tất cả) để làm việc thì sẽ không phải gặp mâu thuẫn nữa. Tập này được gọi là một "vũ trụ" của người làm toán ứng với một ngành toán nào đó.
    Một phần của nghịch lý, được khám phá bởi Bertrand Russell vào năm 1901.
    Giả sử tập M là "tập hợp tất cả các tập hợp không chứa chính nó". Một cách hình thức : A là một phần tử của tập M nếu và chỉ nếu A không là phần tử của chính A.

    Nếu M chứa chính nó thì theo định nghĩa của M,tập M không phải là một phần tử của M . Nếu M không chứa chính nó thì cũng do định nghĩa của M chính M lại là một phần tử của M. Các mệnh đề "M là một phần tử của M" và "M không là phần tử của M" cả hai không thể đúng, đó chính là mâu thuẫn.

    B) Luận cứ 2:
    Định lý 3.3:
    Năng lượng được truyền từ Tâm Vũ trụ đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời đối với mọi hệ quy chiếu.
    Xin thưa, 1 hạt photon mang năng lượng từ mặt trời đến với trái đất chúng ta mất hết thời gian 8 phút. Nếu lý luận rằng năng lượng của hạt phonton chỉ được tâm vũ trụ truyền cho nó ngay khi nó đập vào da đứa bé đang phơi nắng cho có vitamin D chứ kg phải nó mang từ mặt trời đến với chúng ta. Nếu như vậy thì không có phản ứng nhiệt hạch ở mặt để mặt trời cử các hạt photon đến trái đất và định luật bảo toán năng lượng bị phá vỡ tức là luật nhân quả cũng tiêu luôn
    Tôi chưa đề cập đến cái khía cạnh của từ Tức thời. Tức thời là bao nhiêu, chưa đo đạc được thì phải tiên đoán chứ, mới xứng danh anh hùng giấy chứ. Tôi cũng nhắc lại rằng cũng vì cái từ Tức Thời này mà thần tượng Newton bị đạp đổ khi cho rằng lực lấp dẫn cũng như ánh sáng truyền trong môi trường ete của vũ trụ với vận tốc tức thời. Người ta cố gắng đi chứng mính cái chữ Tức Thời này là đúng và tình cớ phát hiện ra nó kg có tức thời, và từ đó Einstein lên ngôi
    C) Luận cứ 3:
    Hệ quả 1.1
    Tâm Vũ trụ có trong mọi đối tượng
    Quốc gia nào có một xã hội và tổ chức nhà nước càng gần Tâm Vũ trụ thì quốc gia đó càng hùng mạnh
    Hai nội dung do chính tác giả phát biểu đã tự nó cắn xé nhau rồi
    D)Luận cứ 4:
    Định lý 2.2:
    Thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm vũ trụ
    Định lý 3.2
    Năng lượng được truyền giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ đều phải thông qua Tâm Vũ trụ.
    Gần như khẳng định rằng khoảng cách truyền năng lượng của 2 thực thể trong không gian lớn hơn 3 chiều mà bắt buộc phải qua tâm vũ trụ không phải nó là đường đi ngắn nhất. Vậy thì định lý 3.2 này vi phạm nguyên lý tiết kiệm của thiên nhiên. Đơn giản thôi, thợ may muốn may 1 cái áo cũng phải tính toán làm sao để cắt ra ít vải vụn nhất. Thiên nhiên cũng luôn hành xử như thế.
    Thực tế, rất nhiều nhà tư tưởng từ thời Cổ đại đã nhắc đến nguyên lý tiết kiệm. Chẳng hạn, để giải thích định luật phản xạ, Héron d’Alexandrie là người đầu tiên đã phát biểu một cách rõ ràng nguyên lý tiết kiệm vào thế kỷ thứ nhất: “Tự nhiên không làm bất cứ việc gì vô ích”. Thời Trung Cổ, Robert Grosseteste (“Tự nhiên luôn hành động theo cách ngắn gọn nhất có thể”) và Dante Alighieri (“Tất cả những gì rườm rà đều không làm Chúa và tự nhiên thích thú”) cũng đã hưởng ứng nguyên lý tiết kiệm này. Đến thời Phục Hưng, Léonard de Vinci đã nhắc đến nguyên lý tiết kiệm: “Ôi, sự tất yếu diệu kỳ {…} mọi hành động tự nhiên đều phải tuân theo ngươi bằng con đường ngắn nhất, với tư cách là một nguyên lý không thể tránh được”. Galileo cũng đã sử dụng nguyên lý tiết kiệm trong các nghiên cứu về chuyển động: “Cuối cùng, trong nghiên cứu này về chuyển động có gia tốc, chúng tôi như bị cầm tay dắt đi, khi quan sát quy tắc mà tự nhiên thường đi theo trong tất cả các hoạt động khác của nó, ở đó tự nhiên có thói quen hành động bằng các phương tiện thông thường nhất, đơn giản nhất, dễ dàng nhất”.
    Fermat đã áp dụng nguyên lý tiết kiệm này cho hành trạng của ánh sáng: một tia sáng đi từ điểm này đến điểm khác trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể

  12. #12

    Mặc định

    Nằm tư duy một mình, lúc chạy về quá khứ 20 năm, lúc phi về tương lai hàng triệu năm thì hệ quy chiếu vật lý KHÔNG_THỜI GIAN của WodenFreya gần như vô tác dụng đối với TƯ DUY của con người và như khái niệm vận động mà Dr.Thọ mô tả (chứ không định nghĩa được vì nó là khái niệm cơ bản) TƯ DUY của con người là đang vận động đấy.
    Mối liên hệ cũng vậy. Ở đây Dr.Thọ đã phát triển tổng quát hơn rất nhiều so với những gì Hêghen hiểu.
    Bạn ạ , bạn hắt xì hơi thôi(ở nơi bạn đang sống) có thể gây một trận cuồng phong ở một hành tinh nào đó. Thậm trí bạn chỉ cần nghĩ : " Tôi yêu BTX thì BTX cũng có nhịp đập trái tim khác rồi.
    Bạn hãy tháo mọi gông cum với CHỦ NGHĨA DUY VẬT đi thì bạn sẽ hiểu triết học của DR.Thọ

  13. #13

    Mặc định

    Chỉ với 3 chương sách với dăm ba cái định nghĩa sơ sài, mâu thuẫn nội tại từ chính những lới phát biểu của tác giả thì làm sao sánh được với Hegel, mà có sánh được hay không thì chỉ tôi và bạn nói suông thôi cũng chẳng có ăn thua gì tốt nhất là dành cho thời gian trả lời. Dù Mac có chê chủ nghĩa duy tâm của Hegel nhưng cái chủ nghĩa Duy Vật của Mac được cải biên từ chính tác phẩm đồ sộ của Hegel. Tôi nhấn mạnh điều này để nói rằng Dr.Thọ chưa đủ sức xách dép hegel đâu
    Tôi không tranh luận với Dr.Thọ vì sự khác biệt quá lớn, tôi nhìn thấy không có 1 sự phân định rõ rang để có nên tranh luận hay không. Tranh luận về Triết học, khoa học, Thần học hay Đạo học đây vì chính tác phẩm của Dr.Thọ là 1 nồi lẩu thập cẩm rồi, sẽ không có cái điều kiện biên để cho tôi tranh luận
    Còn nếu nói về Tư Duy cái kiểu chỉ có Talk & Talk theo như bạn lên lên xuống xuống trái trái phải phải dăm ba chục triệu năm gì gì ấy thì tôi không tranh luận. Tôi đã có Đức Phật để tôi tin tưởng rồi, tôi cancel Dr.Thọ
    Trích dẫn Nguyên văn bởi TVT
    Bạn ạ , bạn hắt xì hơi thôi(ở nơi bạn đang sống) có thể gây một trận cuồng phong ở một hành tinh nào đó.
    Ok, cái này tui xem trong phin Công viên kỷ Jura rồi, ai ai cũng biết 1 nhiễu loạn nhỏ ờ 1 địa điểm có thể gây nên 1 sự thay đổi lớn ở 1 địa điểm khác. Một con bướm đập cánh ở Tokyo cũng có thể gây ra 1 cơn mưa dữ dội ở Việt Nam – Stephan Hawking đã nói với tôi điều đó từ lâu rồi kg đợi Dr.Thọ nhắc nhở đâu. Có điều nói thì ai nói cũng được, có ai đứng ra dự đoán học được các sự kiện đó không. Đó là nguyên nhân tại sao dự báo thời tiết luôn kém tin cậy
    Bạn bảo tui tháo bỏ gong cùm của chủ nghĩa duy vật để hiểu Dr.Thọ. Nếu thế thì Bạn mới Dr.Thọ đi thuyết pháp luôn đi thì tui tin, đó là lý do tại sao tui nói sẽ có Đạo Tâm Vũ Trụ sánh vai cùng Đạo Thanh Hải
    Sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao không bỏ được chủ nghĩa Duy vật nhỉ. Câu hỏi ấy giống như câu hỏi tại sao không gian mà ta đang sống lại có 3 chiều nhỉ, mà không phải 8, 18, 28, 88 chiều nhỉ. Vũ trụ này cũng có cái tinh khôn của nó, nếu nó khác đi 3 chiều thì nó chẳng bao giờ có được 1 sinh vật thông minh đứng ra théc méc là tại sao vũ trụ kg phải là 3 chiều. Vật lý học đã chứng minh được điều đó. Nói để hiều rằng cái hạn hữu của chúng ta là nhỏ bé, trong đó có Dr.Thọ và đừng vội vàng đạp đổ những thành quả mà nhân loại đã để lại, và càng không nên vội vàng thâu tóm tư duy Nhà Phật vào nồi lẩu của mình, hay bảo rằng Hegel kg là gì đối với ta.

  14. #14

    Mặc định

    Gửi SCC: Lúc đầu vào đây TVT tưởng rằng vào một nơi cao minh huyền rượu hóa ra bạn không hiểu được cách CM Tâm Vũ trụ tồn tại và duy nhất; Tâm Vũ trụ có trong mọi đối tượng
    Còn những lý thuyết tập hợp bạn mô tả không phải lý thuyết tập MỜ đâu.
    Nếu bạn chưa hiểu TÂM VŨ TRỤ có trong mọi đối tượng thì bạn không thể hiểu TÂM VŨ TRỤ truyền thông tin và năng lượng phải thông qua TÂM VŨ TRỤ.
    TVT cảm thấy bạn chưa đọc kỹ quyển TÂM VŨ TRỤ của Dr.Thọ
    TVT không giận bạn vì trong lý thuyết tập mờ: Giao của A và phần bù của A là một tập khác trống.
    Hơn thế nữa, sư phụ của tôi vẫn khẳng định : Toán học chỉ là công cụ, chỉ là xúc tác để gây nên những suy tư sâu sắc về Vũ Trụ cơ mà.
    Rất mong bạn góp ý để Thầy trò tôi hoàn thiện

  15. #15

    Mặc định

    [QUOTE=TVT;26066]Gửi SCC: Lúc đầu vào đây TVT tưởng rằng vào một nơi cao minh huyền rượu hóa ra bạn không hiểu được cách CM Tâm Vũ trụ tồn tại và duy nhất; Tâm Vũ trụ có trong mọi đối tượng
    Tôi hoàn toàn biết trước rằng Thay trò Bạn sẽ hí luận kiểu thế này. Và tôi đã phân tích cái khôn khéo của Dr.Thọ hơn bác nông dân Đinh Văn Hùng. Đủ sức khôn khéo để chúng tôi, những người tranh luận kg có cái gì để chụp lại cả. Vì chỉ có Talk & Talk. Làm sao chụp được khi cho rằng tác phẩm là Triết học và khẳng định có vận tốc Tư Duy nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Chứng minh là : nhắm mắt lại, tưởng tượng đến 1 hành tinh cách chúng ta 100.000 năm ánh sáng. Cụp, tới liền, thế là điều đã chứng minh xong. Xin thưa với bạn, cái hành tinh mà cách 10.000 năm anh sang ấy làm sao Dr.Thọ biết nó, sờ mó nó mà tưởng tượng. Còn những vì sao tren trời, cái mà chúng ta nhìn thấy được thật sự chỉ là ảo ảnh mà thôi. Nhìn vậy mà kg phải vậy

  16. #16

    Mặc định

    Nếu tôi post bài ở đây không biết ở bên kia Thiên hà có ai vừa sáng tạo ra định luật không gian mới không nhỉ :D
    Nếu tôi chặt đứt thời gian của 1 đối tượng tôi xem tử vi thì liệu có gây ra sự diệt vong cho thế giới không nhỉ :D. Nếu được thì có ai dám thử không để tôi chứng minh cho nào :D
    Thế gian riêng một mình tôi
    Phiêu diêu lãng đãng mây trời núi sông

  17. #17

    Mặc định

    Gửi SCC: 1)Tôi khẳng định bạn đã copy nhầm kiến thức. Thay vì phải copy LÝ THUYẾT TẬP MỜ bạn lại đi copy LÝ THUYẾT TẬP HỢP CỔ ĐIỂN để dọa các đồng môn.
    2)Bạn lại không hiểu về không gian n chiều chứ đừng nói đến không gian vô hạn chiều. Ví dụ để xác định bạn là ai đã cần số chiều lớn hơn 3:1. Họ;2.Ten;3.họ ten Bố;4.Họ tên mẹ;5.Ngày sinh ....và 4 chiều Không_Thời gian để xác định bạn dang ở đâu nữa. Đơn giản thế đã cần 9 chiều rồi.
    3)Bạn không hiểu Không gian Ý Thức mà cứ bo bo với CN Duy Vật.
    Với cái đầu như thế làm sao hiểu được TÂM VŨ TRỤ của Thầy tôi. Đọc vào dễ điên lắm.
    Sự dầy mỏng không nói lên điều gì cả. Lão tử chỉ viết vài trang mà ngàn đời còn phải vỡ đầu mới hiểu.
    Trước khi chê người khác hãy đọc kỹ đã đừng ra oai mà phát biểu hồ đồ

  18. #18

    Mặc định

    Đây là bản thảo mới nhất của Thầy tôi- TS. Đỗ Xuân Thọ. Để xem toàn bộ tác phâm các bạn hãy vào http//vn.myblog.yahoo.com/tsdoxuantho

    HỎI ĐÁP VỀ TRIẾT HỌC TÂM VŨ TRỤ


    Sau khi viết xong bản thảo của từng chương, tác giả đã gửi cho một số nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và bạn bè nhằm lấy ý kiến góp ý, nhận xét phản biện. Ngoài ra tác giả đã đưa lên mạng internet toàn bộ tác phẩm để lấy ý kiến của các nhà khoa học và bạn bè khắp năm châu. Tác giả đã rất biết ơn những ý kiến chân thành đồng thời đã tiếp thu, trao đổi và tranh luận với những ý kiến đó. Để làm sáng tỏ một số vướng mắc, tác giả sẽ ghi chép lại một cách trung thực dưới dạng hỏi đáp những tranh luận trên giữa tác giả (ĐXT) và độc giả. Sau đây là nội dung chi tiết


    HỎI: Ông đặt tên cho tác phẩm triết học của ông là Tâm vũ trụ. Mới nghe, người ta dễ hiểu lầm ông là một nhà Vật lý hoặc Thiên văn. Ông hãy giải thích rõ cho độc giả của chúng tôi về sự khác nhau rất cơ bản giữa khái niệm Vũ trụ của ông và Vũ trụ của thiên văn vật lý.


    ĐXT: Trước hết, đối với Vật lý và Thiên văn học, Vũ trụ của họ được cấu thành từ những hạt cơ bản và giới hạn của họ là hạt Quắc (cho tới thời điểm 2002). Còn Vũ trụ theo quan điểm của chúng tôi nó bao gồm mọi thứ (nó là hợp của mọi đối tượng) trong đó có thể chỉ ra một cách rất cụ thể chẳng hạn là ý thức! Và đối với chúng tôi, vật chất và ý thức là thống nhất. Chúng tôi không chém chúng ra để nghiên cứu. Vũ trụ của chúng tôi tổng quát hơn Vũ trụ của Vật lý học và Thiên văn học rất nhiều lần. Làm sao Vũ trụ của Vật lý lại có thể chứa được một làn điệu dân ca như Vũ trụ của chúng tôi!


    HỎI: Như vậy là cái miền nghiên cứu của ông vô cùng rộng lớn. Ông, một tiến sĩ cơ học ứng dụng và như ông đã nói, ở lời nói đầu là ông không thừa kế bất kỳ tư tưởng triết học nào của thế giới. Thế thì làm thế nào mà chúng tôi có thể tin được ông? Làm thế nào người ta có thể tin được một con người bình thường lại nói về những thứ vô cùng cao siêu như vậy?


    ĐXT: Trước hết đừng quên rằng: Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng vì nó là miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó tồn tại và duy nhất. Hiểu được Tâm vũ trụ là có thể hiểu và làm chủ được cả Vũ trụ. Mà Tâm vũ trụ chính là bản chất của mọi đối tượng, là thuộc tính của mọi đối tượng là cái mà tạo hoá ban cho mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó chính là Chân lý tối thượng, ý niệm tuyệt đối, là Tạo hoá, là Thượng đế, là hạt nhỏ nhất trong các hạt cơ bản của Vật lý v.v...

    Nhưng, nó có trong mọi đối tượng. Hay nói một cách khác là từ ba quét rác cho đến các nhà bác học. Từ cậu bé nằm trong bụng mẹ đến các bậc vĩ nhân râu tóc bạc phơ v.v... đều có thể hiểu được Tâm vũ trụ, đều được “ban phát” bởi Tâm vũ trụ.

    Một cách cụ thể là... ông có tin rằng có những nền văn minh ngoài Trái Đất không? Ông không tin sao được! Bởi ông không tin ông sẽ rơi vào thuyết Địa tâm mà Côpécníc đã đập cho tan tành trong thiên văn học... Mối liên hệ giữa các nền văn minh là có thật nhưng không thô thiển như có người ngoài hành tinh đến Trái Đất mà là sự lan truyền sóng ý thức. Một con người sinh ra được thừa hưởng 3 yếu tố:

    1. Gien di truyền của bố mẹ

    2. Sự giáo dục của xã hội (loài người)

    3. Sự lan truyền ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái Đất đến Trái Đất, hoặc từ chính Tâm vũ trụ đến.

    Tóm lại, có thể tôi đã viết Triết học Tâm Vũ trụ trong trường ý thức rất gần Tâm vũ trụ lan truyền đến Trái Đất.

    Hơn nữa tôi chỉ viết nên những quy luật phổ quát nhất_Triết học. Vâng, nó là môn khoa học chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất của Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.


    HỎI: Ông thử đọc một sự “mách bảo” của Tâm vũ trụ hoặc chí ít là của một nền văn minh ngoài Trái đất.


    ĐXT: Ông rất nhầm lẫn! Trước hết các “sóng ý thức” được truyền từ những “quần tụ ý thức” ngoài Trái đất hoặc chính từ Tâm vũ trụ mới chỉ là các “hạt” cấu thành các ý niệm, cấu thành các tư duy, cấu thành “sự mách bảo” mà ông vừa mô tả. Nó sẽ trở thành tư duy, là ý thức khi mà ta tập trung tư tưởng tìm kiếm Tâm vũ trụ (phép thiền).


    HỎI: Dường như cách định nghĩa Vũ trụ của ông chưa chặt chẽ và hoàn chỉnh. Ông tính sao khi người ta nói ông đã phạm vào nghịch lý Canto: Không có tập hợp của mọi tập hợp?


    ĐXT: Trước hết ông đừng nhầm giữa đối tượng và tập hợp. Đối tượng không phải là tập hợp. Tôi định nghĩa: Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng nên không phạm vào nghịch lý Canto. Hơn thế nữa, tôi chỉ mượn tạm lý thuyết tập hợp để tiện diễn đạt, để gợi mở cho những suy tư triết học sâu sắc của độc giả chứ không dùng nó một cách khiên cưỡng


    HỎI: Tất cả những nhà khoa học tự nhiên đều công nhận lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) và Vũ trụ của chúng ta đang nở ra nhưng hữu hạn. Lý thuyết này còn được công nhận ở Vaticăng. Như vậy tiên đề Vũ trụ là vô cùng vô tận của ông sai chăng?


    ĐXT: Tôi sẽ mô tả quan niệm của chúng tôi trước khi đi đến tiên đề Vũ trụ là vô cùng, vô tận. Ví dụ ta tư duy theo một hướng cụ thể sau:

    Ta hãy gọi Vũ trụ Einstein là V0 và mỗi con người sống trên Trái đất này là N0 Ta hãy hình dung toàn bộ V0 chỉ là một nội tạng nhỏ bé của một sinh vật khổng lồ N1 nào đó (ví dụ lá phổi chẳng hạn việc V0 đang nở ra vì sinh vật N1 đang hít vào…). Và đến lượt mình sinh vật N1 cùng đồng loại “bé bỏng” của mình lại sống trong một vũ trụ V1 như loài người sống trong vũ trụ Einstein V0. Nhưng vũ trụ V1 đến lượt mình lại chỉ là một nội tạng của sinh vật N2 v.v… Cứ như thế ta có dãy V0, V1., V2,…, Vn với n tiến tới vô cùng. Tương tự như thế, cơ thể của mỗi chúng ta là vũ trụ của các siêu vi trùng trong người ta…Ta lại lập được dãy V0, V-1, V-2, …, V-n với n tiến tới vô cùng. Khi đó Vũ trụ V* là hợp của tất cả các vũ trụ vừa mô tả sẽ là một phần của vũ trụ V mà chúng tôi mô tả trong tác phẩm. Như vậy sự vô cùng vô tận của Vũ trụ là hiển nhiên.

    Ngoài cách tư duy này, còn vô hạn cách tư duy khác cũng dẫn đến việc công nhận tiên đề của chúng tôi.



    HỎI: Công cụ mà ông dùng để diễn tả triết học Vũ trụ là phương pháp tiên đề của Toán học. Nhưng Toán học chỉ là một khoa học bị bao trùm bởi triết học. Ông không sợ rằng nó không chứa nổi triết học của ông sao? Vì suy cho cùng Toán học là một trò chơi khôn ngoan nhất về số và lượng. Nếu ông công nhận luật chơi mà tôi quy định (các tiên đề) thì ông phải công nhận những định lý và hệ quả mà tôi nêu ra! Ông nghĩ sao về điều đó?


    ĐXT: Trước hết ông đã hiểu rất sai về Toán học, đặc biệt là Toán học hiện đại. Nhưng điều này tôi sẽ tranh luận với ông sau.

    Theo các giáo lý của đạo Cơ đốc thì “Mọi con đường đều dẫn tới Rôma”. Ý của họ nói rằng bằng bất kỳ con đường nào cũng có thể đến với Chúa trời. Đây là một sự tổng kết sâu sắc. Ở đây Chúa trời của họ là những lời dạy của Giêsu. Đối với chúng tôi cũng gần tương tự như vậy. Nếu ta đi bằng bất cứ con đường nào: Văn học, Triết học, Toán học, Hoá học, Vật lý học v.v... mà hướng Tâm vũ trụ thì cũng sẽ dẫn đến chân lý tuyệt đối. Tức là ta cứ đặt các câu hỏi Tại sao và trả lời. Rồi lại hỏi để rồi lại vắt óc ra để trả lời... Cứ như thế ta sẽ đi đến Triết học Tâm Vũ trụ.

    Toán học với lôgic mờ tập mờ có thể mô tả (ở thời điểm hiện tại) được hầu như hết những tư tưởng triết học vĩ đại nhất. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn nhắc độc giả ý nghĩa của chúng không nên hiểu hời hợt mà sâu sắc vô cùng. Toán học đối với chúng tôi chỉ như một vật mang tin; chỉ như một tác động gây nên một suy tưởng sâu xa đối với những gì mà người ta đang đọc.

    HỎI: Ông công nhận sự tồn tại của linh hồn do đó triết học của ông là duy tâm. tại sao ông không công nhận điều này?

    ĐXT: Trước hết khái niệm Duy Vật và Duy Tâm đối với chúng tôi là hết sức vô nghĩa. Ví dụ một ông Duy Tâm hỏi tôi: ”Linh hồn là gì?” thì tôi sẽ trả lời: ”Linh hồn là tập hợp các siêu hạt cơ bản cấu thành. Những siêu hạt này nhỏ như hạt cát nếu ví hạt Quắc là trái đất”. Ngược lại một ông Duy Vật hỏi tôi rằng: ”Mặt trời có ý thức không?” thì tôi sẽ trả lời là có! Và rằng mọi vật, kể cả những vật vô tri nhất như các ông tưởng, đều có linh hồn! Bởi tập các mối liên hệ của những vật vô tri đó với các đối tượng mà các ông gọi là “ý thức” chính là linh hồn của vật vô tri đó.

    HỎI: Theo ông thì đến một ngày nào đó loài người có thể bắt được “sóng ý thức” từ các nền văn minh ngoài Trái Đất không?

    ĐXT: Ông nên nhớ, trong chương 2 chúng tôi đã khẳng định rằng hàng ngày, hàng giờ, hàng giây thậm trí micro giây loài người luôn luôn nhận được những sóng ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái Đất. Tuy nhiên để tạo ra một thiết bị thu được sóng ý thức đó thì không thể sử dụng các vật liệu hữu hình. Nếu chúng ta làm chủ được công nghệ này thì ứng dụng của nó rất khủng khiếp. Ví dụ chúng ta sẽ tạo ra các trường học mà các học sinh, sinh viên Việt Nam ở đó được cảm thụ những bài giảng của các nền Văn minh ngoài Trái Đất và mạnh hơn nhiều lần nền văn minh của Trái Đất...

    HỎI: Cách chứng minh định lý Định lý 2.3:


    Vận tốc của ánh sáng

    c gần bằng 300.000 km/s

    không phải là giới hạn vận tốc của các thông tin trong Vũ trụ

    hơi “buồn cười“. Ông hứa sẽ chứng minh định lý này “nội tại”hơn. Nhưng trong toàn bộ tác phẩm ông không sờ đến. Tại sao vậy?


    ĐXT: Trong toán học, để đánh gục một mệnh đề nào đó chỉ cần chỉ ra một phản ví dụ. Cách chứng minh của chúng tôi không buồn cười chút nào vì đã chỉ ra một phản ví dụ đúng đắn. Nó chỉ “buồn cười”đối với các ông Duy vật cực đoan.

    Ngay tiếp theo sau chúng tôi đã phát biểu và chứng minh định lý 2.4:

    Tâm vũ trụ truyền thông tin đến mọi đối tượng trong Vũ trụ với vận tốc tức thời trong mọi hệ quy chiếu.

    đã là cách chứng minh “nội tại” rồi đó


    HỎI: Bằng việc ông đã chứng minh được vận tốc của tư duy nhanh hơn vận tốc ánh sáng hàng tỷ lần ông đã đánh gục được một tiên đề của thuyết tương đối do Einstein xây dựng. Ông có ý định phủ nhận Einstein không?


    ĐXT:Không bao giờ. Vũ trụ vật lý của Einstein là một trường hợp riêng của Vũ Trụ theo quan niệm của chúng tôi. Vũ Trụ Einstein có ý nghĩa rất lớn đối với loài người. Chúng tôi chỉ chống lại những người đồng nhất Vũ Trụ Einstein với Vũ Trụ của chúng tôi. Trong thâm tâm, tôi vẫn kính nể Einstein.


    HỎI: Khát vọng thống nhất các trường phái triết học, thống nhất các tôn giáo trên hành tinh của ông có điên rồ không?


    ĐXT: Không điên rồ chút nào vì Tâm Vũ Trụ (Chân lý tối thượng, Thượng Đế...) như chúng tôi đã chứng minh là tồn tại và duy nhất. Chúng tôi còn muốn thống nhất tôn giáo với triết học và do đó thống nhất tôn giáo với khoa học nữa cơ.


    HỎI: Ông có cảm giác rằng ông là một vĩ nhân không? Ông có cho rằng dân tộc ông là một dân tộc thượng đẳng không?


    ĐXT: Tôi không bao giờ coi tôi là vĩ nhân. Tôi cảm thấy tôi bình thường như tất cả những người khác.

    Dân tộc tôi cũng vậy. Trước hết tôi khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc không thua kém bất kỳ dân tộc nào về trí thông minh. Các quy luật phổ quát của Vũ trụ (tức là gần Tâm vũ trụ ) thường nằm ở miền giao của các cực đối lập. Dân tộc tôi suốt một nghìn năm qua bao giờ cũng là dân tộc đứng lên cầm vũ khí, quyết dành và giữ lấy quyền sống của mình khi cái chết đang treo lơ lửng trên đầu như một hòn núi. Hai cực đối lập Sống _ Chết đó vẫn có miền giao là Tâm vũ trụ nên dân tộc tôi sống và tư duy ở những thứ gần Tâm Vũ trụ nhất. Dù cho trước đây dân tộc tôi chưa có một triết học viết thành văn nhưng từ trong sâu thẳm của trái tim, từ trong sâu thẳm của linh hồn, dân tộc tôi đã thấu hiểu các quy luật phổ quát ở lân cận Tâm Vũ trụ.

    Tôi chỉ là người may mắn được ghi chép lại những tư tưởng đó.

    Và như ông đã biết khi một dân tộc hiểu được các quy luật đó thì sợ gì không giàu, không mạnh và không nhân ái.

  19. #19

    Mặc định

    Tôi bị thầy tôi mắng là bất nhã với SCC. Xin lỗi mọi người tôi làm thế vì SCC lăng nhục Thầy tôi trước. Chúng tôi rất kính trọng đạo Phật. Đây là lời nói thật từ đáy lòng

  20. #20

    Mặc định

    Cố gắng đọc, cố gắng hiểu !!!

    Mà không hiểu gì hết ?

    chỉ thấy rằng :"những suy luận dù có cao siêu đụng Sao Hỏa củng chỉ là "suy luận" "

    Và thay gì suy luận, sao không quay lại tự hỏi "ai đang suy luận đây?" "cái suy luận là cái gì?"

    Vô Minh.

    Sự chấp víu tư tưởng (suy luận) chỉ là cành lá của cội gốc vô minh, cho dù đẹp như hoa Hồng, hoa lan. hoa huệ...

    Nhờ suy luận mà có cả thế giới này, nào là Định lý, Định luật,... nào là bàn phím. con chuột, màn hình, nào là xe hơi, nhà lầu, biệt thự, tòa tháp....

    Nhưng cứu khỏi vòng mê đó không thể từ suy luận. Không thể dụng suy luận, và không thể chấp vá những suy luận, thành cái phao cứu người chết đuối.

    Xin thứ lổi cho người ngu này phá đám!
    Tam điễm như tinh tượng.
    Hoành câu tợ nguyệt tà.
    ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •