Thành phần hợp thành của quẻ
Vạch liền là Dương, được coi là thành phần sáng tạo, tích cực. Vạch đứt là Âm, là thành phần tiếp thụ, thụ động. Mỗi một vạch (liền hoặc đứt) là một hào. Các thành phần này được biểu diễn trong một biểu tượng hình tròn chung (☯), được biết đến như Thái Cực đồ (☯) (太極圖 taijitu), nhưng nói chung người ta gọi tắt là đồ Âm-Dương (陰陽 yin-yang), miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển dịch: khi Dương đạt tới cực đỉnh thì Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại. Thái Cực đồ cũng là nguyên lý phát sinh Âm-Dương.

Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái biến hóa ra vô cùng
Trong đó:

Vô Cực tương đương trong Lão giáo là Vô Vi - có thể coi là hư vô; không có gì thuộc về vật chất, có thể tạm coi như trạng thái trước khi xảy ra vụ nổ lớn Big Bang trong khoa học phương Tây??
Thái Cực có thể tạm coi như trạng thái tại thời điểm xảy ra vụ nổ lớn Big Bang trong khoa học phương Tây[cần chú thích]
Lưỡng Nghi là hai thành phần Âm và Dương.
Tứ Tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm.
Trong danh sách sau, quái và quẻ được biểu diễn bằng cách sử dụng các quy ước thông thường trong soạn thảo văn bản theo chiều ngang từ trái qua phải, với ký hiệu '|' cho Dương và ':' cho Âm. Lưu ý rằng, biểu diễn trong thực tế của quái và quẻ là các đường theo chiều đứng từ thấp lên cao (có nghĩa là để hình dung ra quái hay quẻ trong thực tế, ta cần phải quay đoạn văn bản biểu diễn chúng ngược chiều kim đồng hồ một góc 90°).

Có tám quái hay bát quái (八卦 bāguà) tạo thành do tổ hợp chập ba của Âm và/hoặc Dương:

No Quái Tên Bản chất tự nhiên Ngũ hành Độ số theo Hà đồ, Lạc thư Hướng theo Tiên Thiên/Hậu Thiên Bát Quái
1 ||| (☰) Càn (乾 qián) Trời (天) dương kim 9 tây/nam
2 ||: (☱) Đoài (兌 duì) Đầm (hồ) (澤) âm kim 4 tây nam/đông nam
3 |:| (☲) Ly (離 lí) Hỏa (lửa) (火) dương hoả 7 nam/tây
4 |:: (☳) Chấn (震 zhèn) Sấm (雷) âm hoả 2 đông nam/tây nam
5 :|| (☴) Tốn (巽 xùn) Gió (風) âm thuỷ 6 tây bắc/tây bắc
6 :|: (☵) Khảm (坎 kǎn) Nước (水) dương thuỷ 1 bắc/bắc
7 ::| (☶) Cấn (艮 gèn) Núi (山) âm mộc 8 đông bắc/đông bắc
8 ::: (☷) Khôn (坤 kūn) Đất (地) dương mộc 3 đông/đông

Ba hào dưới của quẻ, được gọi là nội quái, được coi như xu hướng thay đổi bên trong. Ba hào trên của quẻ, được gọi là ngoại quái, được coi như xu hướng thay đổi bên ngoài (bề mặt). Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài. Vì vậy, quẻ số 13 (|:||||) Thiên Hỏa đồng nhân, bao gồm nội quái |:| (Ly hay Hỏa), liên kết với ngoại quái ||| (Càn/Trời). Ý nghĩa của quẻ này người Trung Quốc và Việt Nam hiểu tương đối khác nhau. Người Trung Hoa hiểu theo nghĩa mối quan hệ của con người với đất đai còn người Việt hiểu theo nghĩa mối quan hệ tổng hòa của con người đối với vũ trụ nói chung. Trong trường hợp này kiến giải của người Việt mang tính triết học cao hơn.

Bát quái nạp vào Hà Đồ và 8 đường kinh nạp vào Hà Đồ theo tính chất ngũ hành tương ứng được minh hoạ như sau:


Chu kỳ dòng khí luân phiên trong 8 đường kinh.
Xem thêm những kiến giải của học giả Nguyễn Thiếu Dũng về Kinh Dịch


[sửa] Biểu đồ các quái
Ngoại quái
Nội quái
|||
Càn

Trời
|::
Chấn

Sấm
:|:
Khảm

Nước
::|
Cấn

Núi
:::
Khôn

Đất
:||
Tốn

Gió
|:|
Ly

Hỏa
||:
Đoài

Đầm

|||
Càn
1 34 5 26 11 9 14 43
|::
Chấn
25 51 3 27 24 42 21 17
:|:
Khảm
6 40 29 4 7 59 64 47
::|
Cấn
33 62 39 52 15 53 56 31
:::
Khôn
12 16 8 23 2 20 35 45
:||
Tốn
44 32 48 18 46 57 50 28
|:|
Ly
13 55 63 22 36 37 30 49
||:
Đoài
10 54 60 41 19 61 38 58


[sửa] 64 quẻ
Dưới đây là sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch.

Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của Trời Đất".

Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ Kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của vợ chồng".

|||||| Thuần Càn (乾 qián)
:::::: Thuần Khôn (坤 kūn)
|:::|: Thủy Lôi Truân (屯 chún)
:|:::| Sơn Thủy Mông (蒙 méng)
|||:|: Thủy Thiên Nhu (需 xū)
:|:||| Thiên Thủy Tụng (訟 sòng)
:|:::: Địa Thủy Sư (師 shī)
::::|: Thủy Địa Tỷ (比 bǐ)
|||:|| Phong Thiên Tiểu Súc (小畜 xiǎo chù)
||:||| Thiên Trạch Lý (履 lǚ)
|||::: Địa Thiên Thái (泰 tài)
:::||| Thiên Địa Bĩ (否 pǐ)
|:|||| Thiên Hỏa Đồng Nhân (同人 tóng rén)
||||:| Hỏa Thiên Đại Hữu (大有 dà yǒu)
::|::: Địa Sơn Khiêm (謙 qiān)
:::|:: Lôi Địa Dự (豫 yù)
|::||: Trạch Lôi Tùy (隨 suí)
:||::| Sơn Phong Cổ (蠱 gǔ)
||:::: Địa Trạch Lâm (臨 lín)
::::|| Phong Địa Quan (觀 guān)
|::|:| Hỏa Lôi Phệ Hạp (噬嗑 shì kè)
|:|::| Sơn Hỏa Bí (賁 bì)
:::::| Sơn Địa Bác (剝 bō)
|::::: Địa Lôi Phục (復 fù)
|::||| Thiên Lôi Vô Vọng (無妄 wú wàng)
|||::| Sơn Thiên Đại Súc (大畜 dà chù)
|::::| Sơn Lôi Di (頤 yí)
:||||: Trạch Phong Đại Quá (大過 dà guò)
:|::|: Thuần Khảm (坎 kǎn)
|:||:| Thuần Ly (離 lí)
::|||: Trạch Sơn Hàm (咸 xián)
:|||:: Lôi Phong Hằng (恆 héng)
::|||| Thiên Sơn Độn (遯 dùn)
||||:: Lôi Thiên Đại Tráng (大壯 dà zhuàng)
:::|:| Hỏa Địa Tấn (晉 jìn)
|:|::: Địa Hỏa Minh Di (明夷 míng yí)
|:|:|| Phong Hỏa Gia Nhân (家人 jiā rén)
||:|:| Hỏa Trạch Khuê (睽 kuí)
::|:|: Thủy Sơn Kiển (蹇 jiǎn)
:|:|:: Lôi Thủy Giải (解 xiè)
||:::| Sơn Trạch Tổn (損 sǔn)
|:::|| Phong Lôi Ích (益 yì)
|||||: Trạch Thiên Quải (夬 guài)
:||||| Thiên Phong Cấu (姤 gòu)
:::||: Trạch Địa Tụy (萃 cuì)
:||::: Địa Phong Thăng (升 shēng)
:|:||: Trạch Thủy Khốn (困 kùn)
:||:|: Thủy Phong Tỉnh (井 jǐng)
|:|||: Trạch Hỏa Cách (革 gé)
:|||:| Hỏa Phong Đỉnh (鼎 dǐng)
|::|:: Thuần Chấn (震 zhèn)
::|::| Thuần Cấn (艮 gèn)
::|:|| Phong Sơn Tiệm (漸 jiàn)
||:|:: Lôi Trạch Quy Muội (歸妹 guī mèi)
|:||:: Lôi Hỏa Phong (豐 fēng)
::||:| Hỏa Sơn Lữ (旅 lǚ)
:||:|| Thuần Tốn (巽 xùn)
||:||: Thuần Đoài (兌 duì)
:|::|| Phong Thủy Hoán (渙 huàn)
||::|: Thủy Trạch Tiết (節 jié)
||::|| Phong Trạch Trung Phu (中孚 zhōng fú)
::||:: Lôi Sơn Tiểu Quá (小過 xiǎo guò)
|:|:|: Thủy Hỏa Ký Tế (既濟 jì jì)
:|:|:| Hỏa Thủy Vị Tế (未濟 wèi jì)