kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Làm DVD dậy chữ viết thời Hùng Vương

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Làm DVD dậy chữ viết thời Hùng Vương

    Không biết đây có phải là ước mơ hay không . Nhưng tại hạ nghỉ tại sao chúng ta không mời nhà khảo cứu tìm được cách đọc chữ viết thời Hùng Vương làm một cuốn DVD để phổ biến cho mọi người cùng nghiên cứu .
    Lẽ dĩ nhiên có 3 điều cần bàn :

    1, người thỉnh cầu nhà khảo cứu hợp tác - Có lẽ huynh Dienbantn làm được chuyện này .

    2, Kỷ thuật thâu hỉnh, in ấn DVD và xin giấy phép phát hành .

    3, Tài khoảng để thực hiện DVD .

    Xin các huynh-đệ-tỉ-muội cho ý kiến .

    thân ái
    Hùng Sơn
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2

    Mặc định

    Em ủng hộ Bác về khoản phát triển văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, theo em thì kinh phí (nếu quyên góp được & cả trong trương hợp có mạnh thường quân) nên tập trung cho nhà khảo cứu để có thể nghiên cứu sâu hơn, để lại cho con cháu nhiều hơn.
    Việc nhân rộng trước mắt chỉ có một số người tâm huyết, nên có người cầm cái (Anh Dienbatn) biên soạn lại một cách hệ thống và dùng tài liệu photo (với sự cho phép của nhà khảo cứu và nguời biên soạn.

  3. #3

    Mặc định

    Dienbatn và Lienhoadieuhy đâu rồi. sao không thấy lên tiếng .

    thân ái
    Hùng Son
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  4. #4

    Mặc định

    Em đây!Em đây! Có em đây!:ciao:
    Em xin ủng hộ và tham gia cùng huynh Dienbatn.:023:

    Thanks huynh!
    Lien hoa dieu hy!
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH:listen:

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định Thầy, trò thời Hùng Vương dạy học bằng chữ gì

    Trước Tết Mậu Tý, thầy giáo đã nghỉ hưu Đỗ Văn Xuyền bước đầu công bố công trình “giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam, gây được sự chú ý của giới khoa học.
    Từ câu chuyện về Thiên Cổ miếu...
    Gần ba mươi năm dạy học, thầy giáo Xuyền luôn gắn bó với vùng đất thiêng được bồi đắp bởi phù sa của cả ba con sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Nhưng ông không phải người gốc ở đây, chỉ là chàng rể của cố đô xưa nhất nước Việt.
    Đầu đường vào làng Hương Lan có ngôi miếu nhỏ. Trước cửa miếu sừng sững hai cây táu đại thụ hơn ngàn tuổi, gốc năm sáu vòng tay người ôm không xuể. Thầy giáo Xuyền nghe ông từ kể: “Miếu đây có tên Thiên Cổ, thờ hai vợ chồng thầy giáo thời Hùng Vương, dạy học ở làng này”.
    Ngọc phả của miếu ghi rõ: Thiên Cổ miếu thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, ông quê Hải Dương, bà quê Bắc Ninh, đến kinh đô Văn Lang mở trường dạy học thời Hùng Vương thứ 18.
    Thầy giáo Lang tài đức vẹn toàn, đông người làng và quanh vùng theo học, danh tiếng vang xa. Vua Hùng nghe tin, gửi hai con gái đến thụ giáo, đấy là công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa.
    Về sau cả ông và bà cùng mất một ngày, ngôi miếu nhỏ chính là nơi song táng hai vợ chồng thầy giáo của làng...

    Thầy giáo Đỗ Văn Xuyền nói về các ký tự cổ

    Câu chuyện về thầy giáo Vũ Thê Lang thời Hùng Vương, chứng tích còn đó những ngôi miếu và phong tục thờ cúng, đã có sức cuốn hút đặc biệt với thầy giáo Xuyền.
    Phải chăng trước khi chìm đắm vào đêm dài Bắc thuộc, nước Văn Lang đã có một nền văn hiến rực rỡ?
    Không chỉ để lại cho hôm nay những chiếc trống đồng Đông Sơn tuyệt hảo, cha ông ta còn để lại (đâu đó, trong những di tích như Thiên Cổ miếu) bằng chứng về một nền giáo dục, một thể chế kén chọn người tài phát triển ngay từ thời dựng nước?
    Nhiều năm ròng rã, thầy Xuyền dày công sưu tầm trong các thư viện Hán - Nôm, trong ngọc phả đình miếu, và các câu chuyện dân gian, về sự học sự thi thời kỳ trước khi chữ Hán thâm nhập vào nước ta - gọi tắt là thời trước Hán.
    Công sức bỏ ra dần cho kết quả hết sức đáng tự hào: Hầu khắp các tỉnh lưu vực sông Đà, sông Lô, sông Hồng, xa hơn nữa mạn Thanh Hóa, Nghệ An, đều có các bằng chứng về các thầy giáo danh tiếng và các học trò giỏi thời Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Hùng Vương!
    Thầy Xuyền bước đầu sưu tầm được 18 thầy giáo, và một con số nhiều hơn các học trò giỏi, còn ghi danh qua truyền thuyết và ngọc phả các đền miếu ngàn đời nay vẫn được nhân dân hương khói thờ phụng.
    Những sưu tầm còn cho thấy từ thời Hùng Vương, việc kén tìm người giúp nước trị dân thường được tuyển chọn trong những học trò giỏi, hoặc qua việc thi cử mà khẳng định, hoặc lập được chiến công chống ngoại xâm.
    Qua những kết quả trên, một câu hỏi logic lại thôi thúc thầy giáo Xuyền phải tìm câu trả lời: Thầy, trò thời Hùng Vương dạy và học bằng thứ chữ gì? Cha ông ta đã có chữ viết của riêng mình, từ thời trước Hán?
    Thế là thầy giáo Xuyền lại tiếp tục dấn thân vào một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu đi trước đã tốn bao công sức, song kết quả chưa được như mong muốn...
    Đến huyền thoại hay sự thật?
    Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.
    Về việc này, sách Thông Giám Cương Mục do Chu Hy đời Tống viết: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ IV (2352 trước Công nguyên) có Nam Di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”.
    Sách Thông Chí của Trịnh Tiểu cũng đời Tống nói rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam Di Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được ngàn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ Khoa Đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.
    Chữ Khoa Đẩu được nói tới trong các tài liệu trên là thứ chữ như thế nào? Vì sao đến nay không còn dấu tích gì về nó nữa?
    Vương Duy Trinh - Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa - trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, đã giới thiệu một số chữ lạ mà ông sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung Quốc”.
    Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố công trình nghiên cứu “Về một nền văn tự trước Hán và khác Hán”, Giáo sư Lê Trọng Khánh thì khẳng định “Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa Đẩu thời tiền sử để ghi tiếng dân tộc mình”.
    Giải mã bộ “chữ Thái (thổ tự)”
    Hướng đi đầu tiên của thầy Xuyền là tìm kiếm dấu tích của chữ Việt cổ.
    Năm này qua năm khác, nghe đâu có ký tự lạ lưu giữ qua các cổ vật, hang động, vách đá, thầy Xuyền bất chấp đường xa, không ngại tốn kém, lập tức tìm đến. Nhưng tất cả chỉ là những ký hiệu chưa giải mã được
    Mươi năm gần đây, thầy Xuyền chuyển hướng đi mới - nghiên cứu những ký hiệu đã mang hình hài của ký tự, được phát hiện rải rác từ Hà Giang, qua Bắc Ninh, Hòa Bình, vào tới Thanh Nghệ Tĩnh...
    Tập trung lên hướng Tây Bắc - vùng ổn định nhất của người Lạc Việt suốt nhiều nghìn năm - thầy Xuyền đã phát hiện ra suốt một vùng dọc theo triền sông Đà, nhân dân ta còn lưu giữ được nhiều văn bản mang trên mình loại ký tự mà mọi người vẫn nhầm là chữ Thái.
    Trong những tài liệu ấy, thầy Xuyền đặc biệt chú ý đến tài liệu do Thượng thư Phạm Thận Duật, một nhà trí thức uyên bác (Tri châu Điện Biên những năm 1855-1856) công bố.
    Bên cạnh những công trình nghiên cứu về phong tục, tập quán, Phạm Thận Duật đã có một số trang ghi lại một loại ký tự mà ông cho là “chữ Thái (thổ tự)” (CTTT - chữ Thái chỉ của một vùng người Thái). Những trang ghi chép này không được chú ý vì nội dung của nó mang nhiều điều vô lý.
    Sau một thời gian dài đi sâu vào sự “vô lý” ấy, thầy Xuyền đã phá bỏ lớp vỏ ngụy trang, dần dần giải mã được bộ ký tự này. Thầy Xuyền cũng khu biệt được bộ chữ mới được giải mã, từ đó rút ra kết luận: Bộ chữ này cũng không phải của hai dân tộc anh em Mường và Thái.
    Do nhiều lý do, các dân tộc anh em đã sử dụng chung bộ ký tự này (có chỉnh sửa đi chút ít), đúng như nhận định của Vương Duy Trinh “Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy”!
    Tiền thân của chữ Quốc Ngữ?!
    Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ năm 1651. Nhiều cuốn sách cổ được in từ buổi đầu chữ Quốc ngữ xuất hiện, đến nay hầu như không ai đọc được.
    Khi đem bộ chữ Việt cổ đã được giải mã thử đọc một số cuốn sách cổ, như cuốn “Từ điển Việt Bồ La” của Alexandre de Rodes, hay cuốn “Sách sổ sang” của Philip Bỉnh (Giám mục người Việt, ở Thủ đô Bồ Đào Nha những năm 1790 - 1820), thầy giáo Xuyền đã rất thú vị khi dễ dàng đọc được những từ khó mà lâu nay nhiều người không đọc cũng không giải thích được.
    Chính từ việc này, thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rodes.
    Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ?!
    Giả thuyết của thầy Xuyền không phải không có căn cứ. Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do thầy Xuyền giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi!
    Chính trong cuốn “Từ điển Việt Bồ La”, Alexandre de Rodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, nó đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo thầy Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ!
    LDCuong (Theo TP


    Phải chăng đây là loại chữ mà Huynh Hùng Sơn định làm DVD?
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  6. #6

    Mặc định

    Đúng loại chữ này đó Huynh ĐHC
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Đề nghị Anh SG42 phát động gây quĩ đi: trước mắt có thể gửi vào 1 tài khoản của ai đó:Anh Dienbatn chẳng hạn, đồng thời vận động mạnh thường quân.

  8. #8

    Mặc định

    Vấn để ở đây không phải là cần tiền ngay, nên việc gây quĩ chưa cần thiết trong lúc này đâu.
    Điều quan trọng là cần có người phụ trách để liên lạc với nhà khảo cứu Đỗ văn Xuyền trước đã .
    Đồng thời bộ phận nào phụ trách phần kỷ thuật khi được giáo sư Xuyên đồng ý để tạo DVD .
    Với các huynh đệ tỉ muội và thân hữu của diễn đàn TGVH thì tiền làm một cái DVD quá dễ dàng, cần gì phải gây quĩ ồn ào cho mang tiếng .

    thân ái
    Hùng Sơn
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9

    Mặc định

    Em không nghĩ là ồn ào, mang tiếng khi minh làm việc minh bạch, qui chế sử dụng quĩ rõ ràng, thu chi công khai và như em đã đề cập trước đây là em muốn có chương trình cho nhà khảo cứu nghiên cứu sâu thêm, chứ không chỉ dừng lại làm DVD những gì đã có. Em muốn nhà khảo cứu đóng góp được nhiều hơn nên mới đề xuất sớm.
    Vài lời thô thiển cũng chỉ là sự nhiệt tình, nông nỗi của tuổi trẻ có gì bác bỏ qua nhé!

  10. #10

    Mặc định

    Rất cám ơn ý kiến bạn Cuoi_Chu .

    Đào sâu vấn đề nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương là mục tiêu của chúng ta đã đề ra cho hướng đi mới của diễn đàn . Nhưng những gì căn bản đã có chúng ta chưa bắt đầu thì vấn đề đào sâu phải chở tới đó đã .
    Tại hạ còn đang định trở về VN và tới Việt Trì, Phú Thọ mướn nhà ở gần GS Đỗ văn Xuyền học hỏi từ ông ta những gì đã có nữa, trước khi đi sâu hơn vô vấn đề này .

    Còn về DVD dậy đọc và viết chữ thời Hùng Vương nếu có làm được, chúng ta sẽ phổ biến công khai và tự do sao chép trên mạng cũng như in một số tặng các nhà khảo cưu và các sinh viên VN hoặc nước ngoài để họ cùng tham khảo . Chứ củng không có ý nghĩ buôn bán gì với vấn đề văn hóa của tổ tiên này .

    Vấn đề bây giờ là tổ chức nhóm phụ trách về vấn đề này ra sao và những ai muốn gia nhập nhóm phụ trách và danh xưng là gì ?

    Xin các huynh-đệ-ti-muội cho kiến .

    thân ái
    Hùng Sơn
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  11. #11

    Mặc định

    Em rất khâm phục về tâm huyết của Bác,
    Về việc tổ chức làm DVD, để tranh thủ thời gian em đề cử Anh Dienbatn người đã rất tâm huyết và đã có những quan hệ với nhà khảo cứu làm Nhóm trưởng và phụ trách kịch bản. Anh cần điều động nhân lực, với chương trình hành động ntn thì công bố để mọi người đang ký để anh lựa chọn người phù hợp.
    Em thử đề xuất tên của DVD là "CỘI NGUỒN" các bác xem có ổn không? Nếu các bác nhất trí em sẽ tiếp tục đề xuất ý tưởng bìa ...

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định thông tin thêm

    - Thời Hùng Vương việc chính sự còn dùng lối thắt nút, lấy đâu ra chữ viết?
    - Thông tin đưa ra còn quá mập mờ, không thể biết là đúng hay sai
    Đi sâu tìm hiểu chúng tôi được biết ở cạnh thôn Hương Lan có 2 trường học, xưa ở kinh đô Văn Lang, ngày nay là làng Tràng Đông, Tràng Nam và có cả cầu Tràng làm bằng đá phiến, nay còn di tích, bắc qua con ngòi để học trò từ Hương Lan sang Tràng Đông, Tràng Nam học tập. Ngọc phả đền xã Bồng Lai, huyện Từ Liêm, Hà Nội nói rõ Hoàng Trụ là cháu ngoại Hùng Định Vương học thầy Lỗ Công ở kinh thành Phong Châu. Và thật bất ngờ, mới đây một nhóm nghiên cứu phát hiện chữ Việt cổ được khắc trên một phiến đá dày ở giữa trung tâm kinh đô Văn Lang. Phiến đá này như một quyển sách, mỗi lớp mỏng như là một trang, lấy dao mỏng khẽ tách ra từng lớp dễ dàng. Lớp đầu tiên là một bản đồ, các lớp sau là chữ viết theo lối Hoả tự (hoặc nòng nọc bơi). Nhưng thật đáng tiếc vì không có nghiệp vụ khảo cổ và để cho nhiều người đến xem sờ nắn hiện vật nên bị hư hỏng không giữ gìn và bảo quản được. Hiện nay trong Thiên Cổ Miếu có trưng bày một bảng đá khắc chữ mà chúng tôi cho rằng đó là thứ chữ đời Hùng Vương. Nhóm nghiên cứu do Khánh Hoài làm nhóm trưởng đã tiến hành điều tra, phát hiện tới 20 dấu tích thầy giáo và học trò thời Hùng Vương và An Dương Vương.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    - Không phải là nhà khoa học, không hưởng lương chuyên môn nhưng 50 năm qua, dù thế chấp mất sổ hưu để vay tiền, dù quỹ thời gian ngày một ngắn và dù mang trong mình nhiều thứ bệnh tuổi tác nhưng ông sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào vì chữ Việt cổ…
    "Học sinh" thời… vua Hùng
    Một người bạn đưa tôi đến con phố nhỏ ở phường Tân Dân, thành phố Việt Trì và gõ cửa một ngôi nhà giản dị. Gia chủ là người đàn ông khá cao lớn, mặt vuông, miệng rộng, vẻ quắc thước pha chút phong trần. Bên cạnh bàn nước là một tủ sách chia ngăn đơn giản, nhưng điều lạ là mỗi ngăn tủ đều được ghi dấu bên ngoài bằng những hình vẽ tôi chưa thấy bao giờ. Phía trong là những cuốn sổ, sách, tài liệu cũng viết ngoài bìa thứ hình uốn éo vươn dài như vậy.


    Ông Xuyền và những con chữ ông khảo cứu

    Chủ nhà được giới thiệu là nhà giáo Đỗ Văn Xuyền, trong văn chương thì bút danh là Khánh Hoài. Câu chuyện bắt đầu và xuyên suốt của ông cũng chính là những hình vẽ lạ mắt kia. Ông nói đó là chữ và ông có thể đọc được. Chỉ tay vào những ký hiệu ngoài ngăn tủ ông đọc: “Lịch sử, tài liệu từ hiện vật, tài liệu thư tịch, sắc phong, ngọc phả… Còn những cuốn sách này là hồ sơ về đền Mẫu, lịch sử Thiên cổ miếu… Tất cả những thứ gì của riêng tôi mà cần ghi bằng chữ thì tôi đều dùng chữ của tổ tiên”.
    Ông đưa ra những cuốn sổ tay, lịch ghi chép và cả những phong thư… của ông cũng đều ghi bằng “chữ Việt cổ có từ thời vua Hùng”, ông khẳng định. “Buổi lập nước, triều đại vua Hùng, chúng ta có một nền giáo dục rực rỡ. Chúng ta đã có chữ viết trước Hán”.
    Ông chứng minh bằng tấm bản đồ Việt Nam tự tay ông vẽ với những ký hiệu đánh dấu sơ đồ các ngôi đền thờ thầy giáo, học sinh và địa điểm trường lớp qua các thời vua Hùng, An Dương Vương - Triệu Đà và Hai Bà Trưng. Tấm bản đồ đánh dấu cả những ký hiệu về dấu tích chữ Việt cổ còn sót mà ông tìm thấy trên bãi đá cổ, trên hiện vật và tài liệu cũ.
    Tất cả hơn 60 địa điểm trải dài từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc. Bản đồ được vẽ tay rất tỉ mỉ… “Vì anh là người Việt Nam làm những công việc liên quan đến chữ nghĩa nên tôi tặng anh thứ này”, ông giáo già mở tủ, trao khách một quyển sổ nhỏ bằng bàn tay, bìa và ruột cùng một thứ giấy. Nhan đề cuốn sổ: “Giải mã chữ Việt cổ (tóm tắt sơ lược)”.
    Bên trong là hai hàng ký tự La-tinh và Việt cổ viết song song. Chữ “i” la tinh viết thế này thì tương ứng đọc là “i” chữ Việt cổ viết thế kia. Sách có tổng số 16 trang ghi các phần nguyên âm đơn, nguyên âm ghép, các phụ âm và một số thí dụ ứng dụng ghi các từ, ngữ Việt Nam bằng chữ Việt cổ. Có lẽ sợ có sự nhầm lẫn dạng chữ này với một số ký tự tương tự nên cuốn sách nhỏ còn dành phần phân biệt chữ Việt cổ với chữ Thái đen, Thái trắng, đông bắc Thái Lan, Khăn tì Ấn Độ, Khoen Myanma, Lào xổng và Lự mới Vân Nam.
    Toàn cuốn sổ đều được viết tay, đánh số trang, đóng gáy và photo làm nhiều bản. Bất cứ ai là con cháu Lạc Hồng có chút tâm linh với nguồn cội, ông đều tặng không cuốn sổ như một sự “phổ cập chữ Việt cổ” tự nguyện và kỳ vọng.
    Những người thầy ngày dựng nước
    Hơn 50 năm trước, về với đất tổ với cặp giáo án và hộp phấn, ông là một anh giáo tuổi 20. Biết rằng mình đang sống ở nơi cắt rốn, chôn rau của dân tộc ngàn năm linh khí. Thế nhưng lịch sử huyền bí, giặc dã, biến thiên cũng đã ngàn lần chôn lấp. Cho đến một hôm tham gia cùng đám học trò lao động ngoại khoá, ông giật mình thấy các em đào lên hàng rổ những rìu, dao, búa… đá.

    Ông bắt đầu để ý và thấy những đám ma, những người đào giếng, xây nhà… đưa lên những cổ vật mà nhìn vào nó như thấy hình bóng tổ tiên từ huyền sử. Ông bắt đầu lục tìm những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về các di tích khảo cổ nơi này. Năm 1989, khi đến xóm Quế thôn Hương Lan xã Trưng Vương, Việt Trì, ông thấy một ngôi miếu đổ nát. Cửa miếu có hai cây táu lớn đã rất lâu đời. Một cây nở hoa vàng và một cây nở hoa màu bạc. Miếu có tên Thiên cổ miếu. Tìm hiểu ông biết dân làng còn đào được ở đây một thanh kiếm đồng, một cái bát đồng có ghi thứ chữ lạ.
    Đồi Giàm gần đó cũng được tìm thấy nhiều đồ đá, trong đó có cây rìu cũng chạm kiểu chữ này. Tìm ngọc phả soạn từ thế kỷ XVI nói: Miếu thời thầy giáo Vũ Thê Lang quê ở Mộ Trạch, Hải Dương và vợ là Nguyễn Thị Thục quê ở Đông Ngàn Kinh Bắc lên đây dạy học thời vua Hùng thứ XVIII. Hai người cùng mất ngày 2/2 năm 288 trước công nguyên, táng trong lòng miếu. Tìm sử sách Tây, Tàu, ta và ghép nối những câu chuyện cổ tích, dân gian; đến tận nơi nghi vấn tìm hiểu, ông đã “gặp” được nhiều thầy giáo khác của thời Vua Hùng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng.
    Đó là thầy Nguyễn Cầm Công và Nguyễn Công Ứng từ chùa Hương về Việt Trì dạy học. Làng Bồng Lai, huyện Từ Liêm có Hoàng Trụ, con công chúa Mỵ Châu Hoa theo học thầy Lỗ Công… Thời Hai Bà Trưng các tướng tá đều được học hành chu đáo như Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn ở Đường Lâm, Sơn Tây; tả tướng Phật Nguyệt, nữ tướng Lê Chân, nữ tướng Thiều Hoa… đều được sử chép là học chữ rất tài. Hai bà Trưng còn được mẹ là bà Man Thiện đón vợ chồng thầy Đỗ Năng Tế và Tạ Cẩn Nương về dạy chữ tại nhà…
    Có thầy, có trò thì phải có chữ. Chữ Hán chỉ vào VN từ năm 186 do Sĩ Nhiếp đưa sang. Vậy trước đó, người Việt học chữ gì? Ông cho rằng, thời đó chúng ta đã có chữ viết nhưng khi người Hán đô hộ, họ đã xoá đi. Hàng ngàn năm dài, chữ Việt cổ chỉ có thể còn những mảnh vỡ, rơi rớt trong lời ăn tiếng nói, trong những vật phẩm ngàn năm chôn vùi dưới đất và thấp thoáng trong những công trình, tư liệu của nước ngoài.
    Chữ của cha ông
    Ông tìm thấy bộ chữ 17 ký tự gọi là hoả tự (nhìn giống ngọn lửa cháy) của Vương Duy Trinh viết trong “Thanh Hoá quan phong” in năm 1903 đã cho rằng đây là chữ Việt cổ còn sót lại ở Tây Bắc. Vương Duy Trinh viết: “Vì thập châu (vùng Tây Bắc) là nơi biên viễn (biên giới xa) nên dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học Hán tự”. Ông tìm thấy bộ chữ Thái thổ tự của Phạm Thận Duật phát hiện năm 1855 cũng ở vùng Tây Bắc.

    Ông nhận ra những sự ghi chép, suy luận đầy vô lý khi học giả này gọi đó là chữ của người Thái. Ví dụ: Chữ người Thái nhưng lại không ghi được những từ về gia đình, nhân luân của họ… Như vậy đây không phải chữ Thái. Ông Xuyền cho rằng, dân tộc ta nhiều đời bị đô hộ, chữ viết luôn bị xoá bỏ, dân ta đã lưu giữ truyền đời bằng những tín hiệu bí mật, nguỵ trang.
    Và Phạm Thận Duật đã dùng cách nói khéo đó để gửi gắm, cất giấu tinh hoa tiên tổ. Ông tìm đến sách Thông giám cương mục của Chu Hi đời Tống nói: “Đời Đường Nghiêu thứ 5 (2352 trước công nguyên) người Nam Di Việt đến chầu, hiến con rùa lớn…”.
    Sách Thông chí thời này nói tiếp: Lưng rùa rộng ba thước có chép chữ khoa đẩu (con nòng nọc), ghi chép việc từ khai thiên lập địa đến nay… Sách Lĩnh Nam Chích Quái của ta cũng ghi rõ điều này. Nhà nghiên cứu Lê Trọng Khánh cũng nhắc đến chữ khoa đẩu thời tiền sử của dân ta. Ông lại dựa thêm vào kết quả khai quật của nhà nghiên cứu người Pháp Côlani năm 1923 khi tìm hiểu nền văn hoá Hoà Bình đã tìm thấy hai chiếc đĩa gốm nhỏ ở chân núi Lam Gan khắc hai chữ dáng như chữ Sĩ, chữ Thượng của Trung Quốc nhưng lại có tuổi 8000 năm trước công nguyên, khi chưa có chữ Hán.
    Ông tìm lời tựa cuốn tự điển Việt Bồ La xuất bản năm 1651 ở Rôma mà tác giả đã nói rằng: Người dạy tôi là một thiếu niên bản xứ trong 3 tuần đã đọc được các thanh và từ… để suy đoán rằng thứ chữ được dạy đó chính là chữ Việt cổ. Rồi bắt đầu ông đi đến rất nhiều miền quê ghi lại lời nói của dân bản xứ, liệt kê, đối chiếu so sánh và ghi chép suy luận, lý giải bằng chữ cổ…

    Ông luôn bị ám ảnh một lời trong sử sách Trung Quốc và của nhà nghiên cứu Lê Trọng Khánh rằng xưa VN ta từng có chữ khoa đẩu (chữ có hình con nòng nọc). Đến một đêm, đang ngồi làm việc với những dòng chữ tiền sử thì bị mất điện, thắp ngọn nến đặt trước bàn, ông thảng thốt và giàn giụa nước mắt khi thấy trên trang giấy hình ảnh những con nòng nọc đang vươn mình bơi lội. Ông cho rằng tổ tiên đã phù trợ cho ông sức mạnh về với cội nguồn. Ông đã tìm đến nhà riêng giáo sư Hà Văn Tấn một trong những nhà sử học lớn nhất lúc đó.
    Giáo sư ốm đã không thể làm việc từ lâu, nhưng khi nghe ông trình bày, giáo sư đã rơi nước mắt và ôm chặt vai ông động viên hãy tiếp tục thực hiện công trình mà giáo sư chưa thể hoàn thành ở đời này. Chủ tịch nước khi đó là đồng chí Trần Đức Lương đã lên tận Phú Thọ và dành một buổi dài trao đổi với ông về chữ viết của cha ông. Chủ tịch động viên, gửi gắm nhiều hi vọng và dặn dò các lãnh đạo tỉnh hỗ trợ ông…
    Trong một lần đi tìm hiểu, ông đến ngôi miếu nhỏ ở huyện Lập Thạch thờ 4 người con của Lạc Long Quân, ông tìm thấy bản ngọc phả thời Trần Thái Tông, vào loại cổ nhất hiện còn. Ngọc phả viết: “… Nghiêu thế, Việt thường thị hiến thiên tuế thần quy, bối hữu khoa đẩu…” (thời vua Nghiêu, người Việt hiến rùa thần, trên lưng có chữ khoa đẩu). Ông cho rằng, đời này còn sống ngày nào ông còn đi tìm con chữ của tổ tiên ngày đó.
    Những hành trình tìm chữ
    Năm 2003, một buổi chiều trời mưa như trút nước, bão giật cấp 9, nhưng nghe tin ở Sa Pa, phát hiện một bãi đá cổ hàng ngàn năm tuổi, trên đá có những con chữ lạ, thế là ông già lập tức ba lô, cơm nắm, bánh mì khô, bi đông nước, máy ảnh… bắt xe đò lên đường. Mò vào rừng, nước lũ xoắn xiết réo gào, ông già dò dẫm lặn lội 2 ngày trời thì tới được bãi đá cổ. Bàn tay già nua run run bóc từng lớp rêu. Những con chữ vừa lạ vừa quen hiện ra trước mắt. Giữa sấm chớp mưa giông, ông già đã khóc một mình giữa rừng núi đại ngàn và những nét vạch nguệch ngoạc trên phiến đá rêu. Sau chuyến đó ông nằm liệt giường 4 tháng.

    Đó là chuyến đi kinh hoàng nhất, nhưng đau đớn nhất là câu chuyện trước đó 1 năm. Đang ở Hà Nội, 4 giờ chiều nghe điện thoại báo: Ở Việt Trì có người đào được phiến đá có chữ lạ. Ông lập tức lên đường. Tới nơi, đó là một khối chất cứng giống như tảng đá lớn có nhiều hoa văn lạ nhưng người ta có thể tách mỏng ra từng miếng một. Miếng thì có hình bản đồ, miếng thì có hai bàn chân con gái rất đẹp.
    Tiếc thay, hiện vật vừa đưa lên khỏi mặt đất lập tức mủn tan ra thành đất vụn. Ông lên đỉnh Trường Sơn, gặp đồng bào Cọi tìm những trang sách bằng lá cây. Vào Nghệ An tìm thấy chữ Lào và qua miền Trung thấy những viên gạch đỏ khắc ngang dọc của chữ Chăm… Đều không phải là chữ Việt. Đó là những chuyến đi thất vọng.
    Ông ghé Hà Tây, Ninh Bình. Ông về Thái Bình, Thanh Hoá. Ông ngược lên Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu… Ông đã dồn tất cả những đồng lương ít ỏi, những khoản tiền thơm thảo của con cháu và những đồng nhuận bút tượng trưng của mình cho những chuyến đi. Ông thế chấp sổ lương hưu để vay tiền ngân hàng tiếp sức cho cuộc hành trình bất tận về cội nguồn. Và, mức vay đã quá lớn để đến năm 2004 ông không thể còn đồng lương nào nữa.
    Trước khi rời đất tổ, ông giáo già mời tôi chén rượu. Bà vợ ông nói: Mấy năm nay chồng tôi mới có một cuộc vui thế này, tôi không nỡ ngăn, dù ông ấy đang mang trong mình tới 4 thứ bệnh. Ông ngẩng lên, ánh mắt dù cười nhưng cũng đã đục mờ. Với ông phía trước không còn dài. Câu chuyện con chữ thì đã đằng đẵng thiên thu rồi. Nhiều triều đại, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều người con Lạc Hồng từng đi qua và vẫn đang dang dở. Ông hỏi tôi: “Còn anh, anh có thể làm gì với mấy ngày bên con chữ của tổ tiên?”
    Theo Vietnamnet
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  14. #14

    Mặc định

    Hì, gởi mọi người một số bài thơ được dịch từ chữ Quốc ngữ sang chữ Việt cổ :




  15. #15

    Mặc định chữ Việt cổ

    Xin chào các bạn!
    Tôi xin góp ý về bài thơ bằng chữ cổ, tức là xem kỹ thì thấy:
    - ở từ "nghêu" thiếu chữ "-u" (phải viết thêm "c" đảo lộn)
    - quen viết thành "engn" ("vv" là -e-, "nb" là ng-, còn U-vuông là n/m)
    ->lối viết nguyên âm rất giống tiếng Khmer, Thái:

    http://www.geocities.com/thach.sinh/chucovn.jpg

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •