Theo nghĩa thông tường ở mìên Nam,hòn đảo nhỏ ở ngòai bỉ̉ển, có núi hoặc cao hoặc thấp như Hòn Khoai ,Hòn Chúôi,Hòn Nghệ,Hòn Rái...Nằm rải rác trong vịnh Rạch Gía tới Cà Mau.Chữ " Hòn " có nguồn gốc Mã Lai ,gọi là "poulo" đi kèm phí trước như poulo Obi "Hòn Khoai" ,poulo Panjang "Thổ Châu", poulo condore"côn Sơn",poulo Dumas "Hòn Nam Du"...Ở vùng Rạch Gía ,Hà Tiên có một hiện tượng đến lạ lùng , nhìêu Hòn nằm ngay trên đất liền ,như Hòn Chong ,Hòn Đất"Thổ Sơn " ,Ba Hòn...là những đảo cũ còn sót lại do qúa trình xâm thực và bồi đắp của thiên nhiên ."Nước Mắm Hòn " là tiếng chỉ̉ nước mắm phú Quốc, thông dụng nhất tại miền Nam từ trước đến nay .
Hàng mấy ngàn năm trước Rạch Gía ,Hà Tiên, Châu Đốc còn chìm dưới biển . Dần dần phù sa của hai dòng hải lưu trong vịnh Thái Lan bồi đắp lấn mãi ra biển ,nên các hòn ấy bị sót lại trên đất liền .Gò Óc Eo, một thi trấn hải cảng của vương quốc Phú Nam, nằm dưới chân núi Ba Thê,hồi thế kỷ thứ nhứt đến thế kỷ thứ năm sau tây lịch là một thành phố nằm trên bờ biển . Hải cảng Óc Eo ,có tàu buôn Á Rập, Trung ̣Đông và các nước quanh Địa TRung Hải cặp bến buôn bán . Ở đây người ta tìm được đồng tiền Antonin Le Pieux của La Mã, tiêu dùng khỏang năm 150 năm sau tây lịch .
Đi tàu trong vịnh Rạch Gía tới Cà Mau, ra Phú Quốc chúng ta sẽ thấy vô số đảo và quần đảo lô nhô trên mặt biển , lạ không cótên trên bản đồ của các sách giáo khoa . Trong số cả trăm Hòn đảo lớn nhỏ ấy, Phú Quốc là một hòn đảo lớn nhất , quan trọng nhất của Việt Nam.Đảo Phú Quốc hình tam giác ngược , đỉnh nhọn nằm dưới nước , chiều dài Bắc Nam chừng 60km, chiều ngang chổ rộng nhất khỏang 28km, có diện tích 570km2.Chu vi bờ biển hải đảo Phú Quốc là 120km , nhiều núi đá lởm chởm,nhiều vịnh,mũi, bãi tắm. Chỉ trừ một vùng nhỏ hẹp ở phía Tây đảo, có bờ biển bằng phẳng , ruộng lúa vườn cây ăn trái. Địa danh" Phú Qúôc" có nghĩa "nước giàu,"xuất phát đầu tiên dưới thời Mạc Cửu làm tổng binh Hà Tiên .Đảo Phú Quốc cách Hà Tiên 25 hải lý, cách Rạch Gía 62 hải lý" trên 100km". Bản đồ hài hành vùng biển phía Nam cho biết : khu biển từ rạch gía đến Phú Quốc có trên 60 hòn đảo lô nhô , thuộc chủ quyền của Việt Nam . Về phương diện địa lý , các hải đảo trong vịnh rạch Gía la phần còn sót lại của dãy núi Voi (bên Cam Bốt) khi bị xâm thực .Có những hòn đảo chỉ rộng vài chục mẫu hay nhỏ hơn như Hòn Phụ Tử,hay 1km2 như đảo Thổ Châu , nhưng lại có những đảo khác rộng lớn hơn có rừng cây , nước ngọt dân cư lập nghiệp lâu đời để đánh cá , trồng trọt như Hòn Rái " Sơn Rái", hòn Nam Du, Hòn Minh Hòa ...
Ngư trường Phú Quốc Rạch Gía co biển ấm nước sâu từ 10m đến 50m , nhiều đặc sản hiếm qúi như đồi mồi , bào ngư, hải sâm...có gía trị kinh tế cao . Ngoài vô số các hải sản đủ lọai, biển Rạch Gía , Phú Quốc có các lọai cá ngon như cá hồng , cá bóng mú, mực, cá đường.... Biển Phú Quốc trong xanh màu ngọc thạch . Nhiều chổ phía nam của đảo như Mũi Hanh ,Mũi Đọi, Vịnh Ăn Yến... nước trong nhìn thấy đàn cá lội và rong rêu dưới đáy biển . So với các bãi biển có tiếng của miền Bắc như Trà Cổ , Đồ Sơn, biển Phú Quốc trong hơn , nước biển ấm hơn vì gần xích đạo . Khu vực quanh đảo phú quốc có đến 26 đảo nhỏ , diện tíc chung chừng 20km2. .Bản đồ hải trình ghi nhận các đảo ấy là Hòn Phú Dự , Hòn Nần( có chổ kêu Hòn Nước),Hòn Thầy Bói ,nằm eo biển giữa phú Quốc với các đảo Cồ Sét ,Cồ Thamay của Cam Bốt. Về phía Nam của Phú Quốc , có nhiều đảo lố hố như Hòn Kim qui , Hòn Mây Rút , Hòn Thơm, Hòn Vang ,...và xa hơn phía Nam là Hòn Hòa Vang , Hòa Đông ,Hòn Đá Bàn . Vùng biển Phú Quốc với Hà Tiên có một vùng hải đảo địa thế hiểm trở ,gọi chung là quần đảo hải tặc , mà trước đây bọn cướp bể hay làm sào huyệt . Các đảo khác như Hòn Độc, Hòn Heo,Hòn Một ,Hòn Tre Mắm( thuộc quần đảo hải tặc ) ,Hòn Nghệ lớn nhất ,Hòn Minh Hòa nằm phía Tây Nam Hòn Chong chừng tám hải lý .Hòn Minh Hòa rộng chừng 1km6 , dài 3km trên đảo có núi cao ,hồi trước năm 1975 có đài kiểm báo do hải quân VNCH lập ra .Trên những đảo này có nhiều núi đá vôi,tạo ra các hang động chưa được khám phá . Nhiều chổ tối om, hàng ngàn con dơi làm tổ . Khi có người tới xem ,động ổ ,dơi bay ra hàng loạt , mùi hôi tanh khó chịu ...