Biểu hiện của các trung tâm luân xa (9)



Từ lúc hình thành đến lúc hoạt động các Trung tâm này có những biểu hiện sau đây:


·Luân xa xuất hiện vào những giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiến hóa của nhân loại với hình dạng một hình tròn và trong vòng tròn ấy đầy lửa nhưng chưa tạo ra một sức mạnh nào. Luân xa quay rất chậm, gần như không cảm nhận được. (giai đoạn này tương ứng với thời kỳ người vượn).



·Sau đó luân xa tiếp tục tạo nên chung quanh nó một điểm sáng có cường độ mạnh hơn và quay nhanh hơn. (vào cuối thời kỳ người vượn).



·Điểm sáng chung quanh luân xa chiếu tỏa năng lượng ra chung quanh nhờ sự vận động quay tròn của nó (vào giai đoạn loài người đứng thẳng và đi bằng hai chân).



·Luân xa hoạt động rất mạnh và lửa tỏa thành bốn nhánh giống hình chữ thập (+). Điều này chứng tỏ rằng con người bản năng đã trở thành con người tư duy, nhưng mới chạm chút ít đến tâm linh (giai đoạn hiện thời chúng ta đang sống).



·Luân xa tiếp tục hoạt động mạnh, lửa hình chữ thập xoay quanh trục của nó và tỏa sáng khắp mọi hướng. ( giai đoạn hoạt động này của luân xa giống như tình trạng người tu luyện tiến bộ am hiểu nhiều bí quyết trong các môn học bí truyền).



·Hiểu biết trên chỉ liên quan đến sự biểu hiện của một trung tâm mà thôi. Chúng ta sẽ thấy sau này trong mỗi một người đều có sự phát triển từ trung tâm này đến trung tâm khác tại thành một dòng tiến hóa sự biểu hiện được bắt đầu từ các trung tâm ở bên dưới rồi lên dần đến các trung tâm ở bên trên. Chẳng có một phương pháp nào xác định cách thức kích thích các trung tâm tâm luân xa này hoạt động mạnh hơn vì điều này hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân và một vài yếu tố khác như sự luyện tập về Rung động thư giãn.Trong trường hợp các trung tâm này bị kích thích thái quá, người ta sẽ gặp một vài nguy hiểm.



·Chẳng hạn tập trung sự kích thích vào một trung tâm nào đó quá mức nhằm một mục đích gì đó sẽ dẫn đến rối loạn bệnh tật và có thể bị điên khùng nữa.



·Trái lại người luyện tập Rung động thư giãn chân chính không một tham vọng nào cả, chỉ có mục đích ham hiểu biết một cách thành thuộc. Hiểu biết để chế ngự dục vọng yếu đuối của chính mình, nâng cao trình độ hiểu biết nhờ Rung động thư giãn nhằm giúp mình giúp người. Bấy giờ tự khắc kết quả tốt đẹp sẽ đến, tránh được nhiều nguy hiểm đáng sợ.



Trung tâm Luân xa



qĐịnh nghĩa:

Trong tiếng Phạn, CHAKRA (Luân xa) có nghĩa là bánh xe, hoặc cái dĩa quay. Luân xa là những trung tâm truyền tải năng lượng. Người ta sẽ dễ dàng thấy được luân xa trên bề mặt thể hào quang đôi: Chúng như những đám rối quay cuồng. Người ta thường nói rằng các luân xa có liên quan đến một số cơ quan nội tạng trong thể khí chất. Điều này rất đúng, như ta sẽ thấy sau này, nhưng cần nhắc lại rằng trung tâm hào quang năng lượng không ở bên trong cơ thể con người mà ở trên bề mặt thể hào quang đôi (cách khoảng 6mm ở bên ngoài chu vi bề mặt thể khí chất).



Ghi chú: Thể hào quang đôi gồm có: phần tinh tế nhất của bề mặt thể khí chất và thể khí quang.Thể hào quang đôi luôn luôn nối liền với cơ thể và rất cần thiết để tiếp thu sinh khí của vũ trụ.



qThể hào quang đôi:

Thể này rất quan trọng vì nó giữ vai trò trung gian giữa thể Khí chất và trường cảm xúc. Ngoài ra nó còn giúp cho ta nhận biết ngoại giới nhờ hệ thần kinh. Thể hào quang có nhiều đặc tính quan trọng nhưng việc ứng dụng còn tùy thuộc vào sự hoạt động nhịp nhàng của các luân xa.



Ta cũng cần biết thêm rằng thể Khí chất hoàn toàn được xây dựng trên khuôn mẫu của thể hào quang, các dây thần kinh là bản sao các kênh truyền tải năng lượng của thể hào quang. Cũng vậy, mỗi trung tâm luân xa được ngoại giới hóa dưới hình thức tuyến nội tiết. Rõ ràng là hiểurõ tuyến nội tiết cũng như biết phân biệt chức năng của chúng chẳng thể nào thay thế được bằng chính việc thấy tận mắtchúng hoạt động như thế nào. Trong lúc tìm hiểu bản chất của tư tưởng và tìm cách xác định tính tốt, tật xấu, khuynh hướng thầm kín, lý tưởng của ta như thế nào.... thì ta cũng hiểu được đặc tínhcủa các tuyến và biết rõ chúng ta đang phát triển hoặc bế tắc.



Chúng ta hãy lấy một thí dụ đơn giản như thế này: Một người năng động trong đời sống hàng ngày thần kinh luôn căng thẳng không khi nào chịu ngồi yên một chỗ, cảm xúc luôn gia tăng, sức khỏe tốt với một bộ xương chắc nịch, hoạt động trí tuệ cao, chứng tỏ rằng người này thuộc loại có một tuyến giáp trạng hoạt động tốt. Trong trường hợp như thế, cần nghiên cứu và suy nghĩ về luân xa tương ứng hoặc về các đặc tính hoạt động của luân xa đó(chứ không phải về chính trung tâm đó). Đó là trung tâm thanh quản (tiếng phạn:VISHUDDA) và cố gắng làm sao cho đời sống và tư tưởng phù hợp hài hòa với trung tâm đó.


Vì vậy lúc thay đổi sự tập trung tư tưởng, ta lại chữa được một số bệnhvề tâm lý và vật lý luôn thể vì sự thực hiển nhiên là tư tưởng tạo ra năng lượng hoặc như các nhà thần bí học thường nói: Tư tưởng có tính cách sáng tạo. Trong đời sống hàng ngày tùy theo cường độ mạnh hay yếu của cảm xúc, tư tưởng của chúng ta có tác động mạnh đến trung khu thần kinh ức chế hoặc kích thích chúng. Ta cần biết rằng các trung tâm ấy tạo ra năng lượng và đưa vào cơ thể của chúng ta thông qua hệ thần kinh.



Điều quan trọng là thể khí chất của chúng ta phải mạnh khỏe và hài hòa, năng lượng mới có thể lưu thông được tự do. Nếu không sẽ có vài sự trục trặcxảy ra với mức độ khác nhau trên cơ thể và tạo nên tình trạng khó chịu kéo dài. Vì vậy muốn phát triển tri thức, nguyên tắc đầu tiên phải theo là: Phải có một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tâm hồn.



qBảy luân xa căn bản:

Có bảy luân xa căn bản và 21 trung tâm nhỏ hơn. Đó là trung tâm có chứa năng lượng hào quang khu trú tại nhiều phần khác nhau trên cơ thể, đều có gốc là cột sống lưng, trừ luân xa xương trán ở trên đỉnh đầu.



Ta có thể nói rằng luân xa là các phần tử của thể khí quang tương ứng (Contre-partie éthérique) với hệ tuyến của thể khí chất liên hệ với thần kinh giao cảm. Giống như các tuyến nội tiết, luân xa cũng sử dụng hệ thống thần kinh giao cảm. Giống như các tuyến nội tiết, luân xa cũng sử dụng hệ thần kinh sinh dưỡng như là phương tiện phát huy tác dụng.



Bảy luân xa được phân bố trên cơ thể như sau:

1)Vùng bộ phận sinh dục

2)Vùng rốn

3)Vùng thượng vị

4)Vùng ngực

5)Vùng cổ họng

6)Giữa 2 đầu lông mày

7)Đỉnh đầu




Bảy trung tâm luân xa này tác động và làm phát triển con người từ tình trạng thú tính đến nhân tính rồi trở về thiên tính.



Người ta thường liên hệ bảy trung tâm này với 7màu và cũng so sánh các trung tâm này với loài hoa nữa: Ấn định mỗi trung tâm tương ứng với một số cánh hoa nào đó theo lối giảng dạy của người Hindu ở Ấn độ.



Chính nhờ luân xa mà các dòng năng lượng mới đi vào thể khí chấtđược và luân xa góp phần tạo nên đời sống của thể hào quang đôi.Thể này được nuôi dưỡng chủ yếu nhờ sinh khí “PRÂNA” do các trung tâm truyền tải đến.



Luân xa có thểquay với nhiều tốc độ nhanh chậm khác nhau. Cánh cửa luân xa hoạt động nhờ động tác quay chậm và có khi quay nhanh như gió cuồn cuộn đủ để tạo ra năng lượng. Cánh luân xa cũng toả ra một luồng sáng rực rỡ truyền tải một năng lượng cực mạnh tạo cơ sở cho nhiều khả năng mới phát triển.



Đối với một người bình thường luân xa toả ra một màu sắc lờ mờ, còn đối với những người năng động có các luân xa thức tỉnh thì chúng phát ra một tia sáng chói lọi làm loá mắt và bề dày của hào quang tăng dần lên có thể từ 5cm đến 15cm. Đối với trẻ sơ sinh, luân xa của nó là những vòng tròn nhỏ xíu, vừa mới lay động và sáng lờ mờ.



“PRÂNA” là gì?



Prâna là một từ trong tiếng phạn: “PRA” có nghĩa là ở bên ngoài và “AN” có nghĩa là thở, chuyển động, sống. Vậy”PRA-AN” hoặc “PRÂNA” có nghĩa là hơi thở hoặc sinh khí. Vậy sinh khí PRÂNA được xem như toàn bộ các dòng năng lượng sống (được phân bố thành 7 tia). Xét về mặt khí chất. PRÂNAlà sức sống, là năng lượng cấu tạo, phối hợp các phân tử và liên kết chúng lại thành một cơ thể hoàn chỉnh.



Đối với thể khí chất, sự biểu hiện sinh khí PRÂNAdường như tuỳ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Thật vậy mỗi khi ánh sáng dồi dào, sinh khí PRÂNA cũng phong phúvà khi vắng bóng ánh sáng mặt trời, PRÂNA cũng yếu đi. Qua trung tâm hào quang của khu vực vùng thượng vị ( luân xa 3 ), dòng sinh khí PRÂNA đổ năng lượng vào cơ thể tạo thành một nhân tố cần thiết cho các dây thần kinh hoạt động được điều hoà.



Kênh năng lượng NÂDIS



Toàn bộ kênh năng lượng NÂDIS là các phần tử của thể khí quang tương ứng với hệ thần kinhcủa cơ thể khí chất và được dùng làm nền tảng cho hệ thần kinh hoạt động. NÂDIS là tác nhân động viên và chỉ đạo cho tinh thần hoạt động theo sự dao động của các phần tử thuộc não hào quang. Ta có thể xem kênh năng lượng của NÂDIS tương tự như hệ kinh mạch châm cứu. Sinh khí PRÂNA được truyền tải trong các kênh năng lượng NÂDIS.



Toàn bộ cơ thể có vào khoảng 500.000 kênh năng lượng NÂDIS và trong số đó có ba kênh chính quan trọng là: IDA, PINGALA,và SUSHUMNA. Kênh năng lượngIDA có điểm xuất phát tại phần cuối cùng của cột sống hướng về phía lưng (tượng trưng



cho năng lượng âm), PINGALA có điểm xuất phát tại phần cuối cột sống hướng về phía bụng(tượng trưng cho năng lượng dương).Hai kênh này chạy dọc theo mỗi cạnh bên của cột sống và chấm dứt lộ trình hai bên lỗ mũi phải và trái.



Tuỷ sống của thể khí chất có các phần tử tương ứng của thể hào quangđược hiền triết đông phương gọi SUSHUMNA là một kênh truyền tải các loại nănglượng hào quang khác nhau. Kênh này có điểm xuất phát ở cuối cột sống và đi thẳng lên tận các phần trên của đầu. Kênh SUSHUMNA tải năng lượng đi lên được gọi là”KUNDALINI”



Mỗi khi năng lượng truyền tải qua hai kênh IDA vàPINGALA được cân bằng, phối hợp hài hoà với nhau và nhờ kênh SUSHUMNAtải lên đầu. Hai dòng năng lượng âm dương này giao nhau tại nhiều điểm dọc theo cột sống. Các giao điểm ấy gọi là gốc luân xa.



Năng lượng KUNDALINI thường ngủ yên ở cuối cột sống và khi có nhu cầu liền dâng lên trong kênh SUSHUMNA tạo nên sức sống cho các luân xa dọc theo lộ trình nó đi qua và kết thúc hành trình tại đáy não trong các tuyến tùng và tuyến yên.



Con rắn lửa”KUNDALINI”



Năng lực này hoàn toàn giống như nguồn lửa cuồn cuộn tràn khắp cơ thể sau khi dùng ý chí đánh thức nódậy. Lộ trình nó chạy khắp cơ thể là một hình xoắn ốc. Như vừa nói trên, ở người bình thường năng lực này ở yên dưới cột sống, vì vậy trong suốt cuộc đời, người ta không hề biết đến sự hiện hữu của nó. Vả lại tốt hơn là nên để cho năng lượng này ngủ yên, khi con người chưa được phát triển về tinh thần, khi ý chí chưa đủ mạnh và tư tưởng không được trong sáng, bởi nếu đánh thức nó dậy mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng chỉ gây đau khổ mà thôi.



Dù sao đi nữa cũng không nên thử nghiệm nếu không có thầy hướng dẫn bởi vì năng lực KUNDALINI thường tạo ra các nguy hiểm rất trầm trọng. Đầu tiên là mối nguy hiểm về mặt thể chất: Nếu không được hướng dẫn kỹ năng lượng KUNDALINI thường tạo ra những đau đớn về thể chất nó xé nát các mô và huỷ hoại đời sống thể chất, không chỉ có thế mà thôi, nó còn gây thương tổn thường xuyên đến các luân xa.



Đánh thức năng lực KUNDALINI hoạt động sớm quá thường có kết quả ngược lại: Thay vì nâng cao đời sống tinh thần, nó lại làm cho con người sa đoạ, kích thích các đam mê thấp hèn đến độ con người không thể cưỡng lại và có thể điên cuồng. Năng lực này là một hiện thực nguy hiểm đáng sợ mà ta không nên đụng đến nó như trong một cuốn thánh thư của người HINDU ởẤn độ có đoạn viết:” Năng lực này giải phóng cho các tu sĩYOGA và trói buộc những kẻ ngu ngốc”.



Đối với sự phát triển tinh thần, chức năng chính của năng lực này là chỉ đạo các luân xa, làm cho các trung tâm ấy hăng hái hơn và được dùng như là cửa giao liên giữa thể khí chất và thể khí quang. Một ngày nào đó mọi người đều triển khai được năng lực này nhưng rất nhiều người không thể nào có được năng lực ấy trong kiếp hoá thân hiện nay nếu ngay lần đầu tiên đã muốn chiếm hữu năng lượng ấy cho riêng mình.



Dư Quang Châu (Theo Bộ môn Năng lượng Cảm xạ)