luận đề :
TÔi nhớ có 1 lần 1 Su Huynh có nói nếu giúp 1 người đang phải trả nghiệp thì mình cũng dính nghiệp quả của họ, đem cái phúc của mình cho người khác. Vậy làm sao biết được người nào có thể xứng đáng nhận được sự giúp đỡ hay ko? Gặp 1 người hoạn nạn chả nhẽ lại ko giúp??

cùng luận :

Mô phật !
Ông trời có đức hiếu sinh .
Vạn vật trong troì đất này sinh ra vốn bình đẳng như nhau , cỏ cây sắt đá , động vật ,cho tới con ngưòi đều đáng thưong như nhau .
Thân ngưòi khó đựoc . làm ngưòi lại càng khó hơn . mà làm ngưòi biết tu lại càng khó hơn nữa .
Con ngưòi ta từ khi sinh ra đã khổ , ngưòi giàu cũng có nỗi khổ của ngưòi giàu , kẻ nghèo hèn cũng có nỗi khổ riêng của ngưòi nghèo hèn . ai ai cũng nằm trong vòng quay liễu sinh tử : sinh lão bệnh tử . tất cả đều khổ .
Cũng bởi bị nghiệp quả lôi kéo cuốn đi mà con ngưòi ta mãi mãi vẫn không thể thoát khỏi cảnh đắm chìm trong bể khổ vô biên .
Mà cái lí do chính khiến con ngưòi ta mãi đắm chìm trong bể khổ vô biên vậy là do con ngưòi ta không có lòng từ bi , bởi không có lòng từ bi , không có đựoc sự thuơng yêu chúng sinh như bản thân mình nên con ngưòi ta chỉ biết tranh giành , giành giật nhau mọi thứ …để rồi tạo tác ra vô số việc bất thiện để rồi tất cả đều Khổ .
Mà để có thể liễu sanh tử trong kiếp này hay vô số các kiếp khác thì con ngưòi ta chỉ còn cách là phải Tu mà thôi .
Mà đối với ngưòi tu thì phải biết kết hợp đựoc 2 thứ đó là : Từ bi và trí tuệ .
Tu mà không có đựoc sự từ bi , thấy cảnh chúng sinh muôn loài đang bị nghiệp chuớng bủa vây , đắm chìm trong bể khổ mà không mảy may động lòng chút nào , không phát tâm từ bi tìm cách để cứu rỗi họ thì tu để làm gì ? tu có ích chi ?
đến như bậc đại bi , đaị chí , đại dũng như bồ tát địa tạng , chẳng lẽ ngài còn chưa đủ Trí tuệ để nhận ra rằng : nếu ngài can thiệp vào nhân quả của chúng sanh là ngài sẽ bị dính nghiệp của họ ư ? rằng làm như vậy thì ngài sẽ mãi không bao gio thành phật đựoc ư .
vâng xin thưa là ngài biết , ngài biết rất rõ điều đó nhưng cao hơn cả là ngài có tấm lòng của một vị đại bồ tát , để cứu chúng sinh khỏi cảnh đắm chìm nơi địa ngục ngài có tiếc chi thân xác ngài xá chi là chút nghiệp lực kia .
lòng từ bi của ngài địa tạng đã bao trùm cả vũ trụ bao la , chiếu rọi khắp chốn ngục tù tăm tối . đem đến cho chúng sinh đau khổ một thứ ánh sáng huyền vi , một thứ ánh sáng soi đưòngchỉ lối cho chúng sinh thoát khỏi cảnh ngục tù tăm tối .
Nhưng ngài cũng dạy chúng ta rằng : Có từ bi nhưng phải có trí tuệ .
Chúng ta sẽ nhận ra rất rõ điều này qua hành động của ngài địa tạng .
bạn hãy tự đặt câu hỏi , vì sao hạnh nguyện của ngài địa tạng là như vậy , thần thông của ngài là như vậy , vậy tại sao ngài không liền một tay cứu hết tất cả chúng sinh ra khỏi địa ngục rồi phút chốc ngài thành phật luôn , tại sao ngài cứ ‘’ thủng thỉnh ‘’ như vậy ? tại sao ai biết đến ngài , ai chịu ăn năn hối ngộ , quy mệnh ngài thì ngài mới cứu .
phải chăng là ngài quá sĩ diện ư ?
ồ không !
vì trí tuệ của ngài qua lớn lao , trí tuệ của ngài có thể soi xuyên vũ trụ , ngài có thể thấy trứoc cả triệu triệu năm tiến hoá ….
Ngài thấy rằng : bản thân mình cũng không thể can thiệp vào luật nhân quả của chúng sinh đựoc . và chúng sinh mãi mãi không thể thoát Khổ nếu bản thân họ không thể nhận ra rằng mình đang Khổ . và khi chúng sinh đã có thể tự nhận ra sự Khổ của mình , tức là đã Giác thì ngài sẽ cho họ một phưong tiện để thoát khỏi cảnh Khổ đó .
chứ ngài không hề ‘’ túm và kéo ‘’ họ ra . nếu ngài ‘’ túm và kéo ‘’ chúng ra thì chúng không sớm thì muộn lại sẽ quay về đó , như vậy há việc làm của ngài sẽ trở thành một việc công cốc ư ?
đúng vậy , kẻ ăn hại sẽ mãi mãi là kẻ ăn hại nếu chúng không tự nhận ra rằng mình là kẻ ăn hại . một kẻ ăn hại sẽ ăn hết cả 1 ao cá lớn và trở thành 1 kẻ chết đói nếu hắn không thể tự đi câu con cá khác .
đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa Từ bi và Trí tuệ .
cũng như vậy , khi ta động lòng phát tâm từ bi cứu giúp một chúng sinh đang bị nghiệp quả bủa vây , cũng chính là ta đang tự ‘’ cứu ‘ mình , là ta đang tu , là ta đang hành hạnh bồ tát để trở thành bồ tát . nhưng sự từ bi ấy cần có trí tuệ , để cứu ngưòi ta phải thật tĩnh tại quán xét tìm ra đâu là nguyên nhân sâu xa để chỉ cho họ thấy , để họ có thể từ đấy mà tự bứoc đi bằng đôi chân của chính mình để có thể tự thoát Khổ . Chứ ta không phải là một anh hùng lăng xăng , ví như trong trưòng hợp bệnh nhân bị tà nhập , ta chưa biết đầu tai cua nheo thế nào chạy lại xắn tay áo tay bắt ấn , miêng đọc thần chú và đánh tới đánh lui …..
đó mới là chết /
chết cả ta và ngưòi bệnh .
và trong mọi truờng hợp giải quyết các vấn đề vô hình do nghiệp chuớng ta luôn phải luôn nhớ rằng nó giống như trưòng hợp cứu ngưòi chết đuối vậy . Ta chỉ có thể cho họ một cái phao - một phưong tiện sống - chứ ta – 1 khúc gỗ mục – không thể anh hùng mà nhảy xuống để rồi cùng chết chìm cùng họ đựoc .
mô phật !
thiện tai thiện tai .