Hôm nay nhân ngày rằm hạ ngương của năm 2012, bt xin cùng trao đổi với các bạn bài tham khảo này, mong lợi lạc đến cùng tất cả chúng ta, các bạn nhá !

---THIỀN --- :rose::rose:

( tài liệu photo tham khảo trao tay tu tập )


THIỀN, tiếng Phạn là Dhyna, nói đủ là Thiền na, nghĩa là định tuệ. Định là trạng thái an ổn, vững chải, không dao động. Tuệ là hiểu biết sâu xa, đúng đắn phát ra từ tâm. Thiền tức là tâm, một cái tâm có đầy đủ Định Tuệ.

Tông Thiên Thai dịch là Chỉ Quán. Nếu chịu khó quán xét,ta sẽ thấy các ý niệm luôn dấy khởi trong tâm. Hết niệm này đến niệm khác, không hề dừng nghỉ. Điều này làm tâm dao động tán loạn, không an định. Để tâm an định ta phải " Chỉ " ( dừng ) không cho các ý niệm tiếp tục sanh khởi, hoặc giữ tâm không chạy theo các ý niệm. Do dừng lâu, tâm không còn dao động, nhờ đó mà đạt định. Ở đây " Chỉ " là nhân, Định là quả.

" Chỉ ", tuy giúp tâm đạt định, nhưng dễ dẫn tâm vào vô ký. Trường hợp này tâm không sáng nên không phát tuệ. Để vượt qua trạng thái này, phải dùng đến " Quán ".

" Quán " là chiếu soi một vấn đề gì. Nói một cách dể hiểu, Quán là tư duy về một vấn đề nào đó. Khi tâm ở một trạng thài vừa định tĩnh lại vừa chiếu soi, sẽ phát sanh sự hiểu biết đúng đắn, chính là Tuệ.

THIỀN còn gọi là tỉnh lự. Có nghĩa là tư duy trong tịch lặng. Thông thường khi muốn tìm hiểu một điều gì, chúng ta phải vận dụng những kiến thức thu thập được, đem ra so sánh, đối chiếu, rồi suy luận rút ra nhận định về vấn đề ấy. Cách tư duy ấy, ngay cả khi được xây dựng trên những tri thức khoa học, cũng chỉ cho ra những hiểu biết bên ngoài, vì nó chỉ đi từ hiện tượng để biết về hiện tượng. Cách tư duy ấy không thể thâm nhập vào thực tánh của vạn pháp và được gọi là tư duy trong tán động.

Còn tư duy trong tĩnh lặng, hành giả nêu vấn đề cần tìm hiểu lên trong tâm, rồi giữ tâm yên lặng ( Tịch ), không so sánh đối chiếu, suy luận nhưng không quên mất vấn đề đang suy xét, cũng không bị xao lãng bởi các vấn đề khác. Một lúc nào đó, câu trả lời sẽ bật lên trong tâm. Với cách này, ta sẽ thâm nhập vào bản chất của vấn đề. Nếu vấn đề được nêu ra là thực tại tối hậu, thì chổ tột cùng của việc hành thiền là nhận ra thực tánh của vạn pháp, thấu đạt chân lý.

Thiền sư Tổ Nguyên, trong " Vạn pháp quy tâm lục ", trang 47, 48 đã nói : " Biết dừng lại ( CHỈ ) rồi sau mới Định. Có Định rồi mới có thể Tịnh. Có Tịnh rồi sau mới An. Có An rồi sau mới Lự. Có Lự rồi sau mới đắc... Nếu định, tịnh, an được lâu thì chân huệ tự nhiên hiễn phát. Cho nên nói, có an rồi sau mới hay lự. Lự tức là chân huệ. "
Tóm lại, LỰ nói đây là cách tư duy chỉ xuất hiện trong tâm an định, nên gọi là tư duy trong tịch lặng. Có lự mới có sự phát tuệ. Tâm chúng ta thường lăng xăng, xao động nên tuệ bị che phủ không hiễn lộ được. Muốn phát tuệ phải hành thiền.

Ta cũng có thể nói Thiền một cách bình dân và dễ hiểu như sau : Thiền là tâm trong trạng thái an định tỉnh sáng. An định chính là tịnh. Tâm khi tỉnh sáng thường phát ra sự chiếu soi, đó là lự, chính là tuệ. Tâm an định tĩnh sáng là tâm thiền.

Tâm chúng ta, nếu không tán loạn thì rơi vào hôn trầm vô ký, nên không phải là tâm thiền, vì thế " Trí tuệ đức tướng Như Lai "vốn sẵn đủ trong mỗi người, nhưng không thể hiễn lộ. Muốn có trí tuệ phải chỉnh sửa tâm mình cho phù hợp với tâm thiền, thực hành như vậy gọi là tu thiền.
Cứu cánh của việc hành thiền là định tuệ bình đẳng, Định Tuệ bình đẳng là thấy trong Phật tánh.


Thân mến chào các bạn, chúc các bạn an vui !
.