SỰ HỒI SINH CỦA MỘT VÙNG ÐẤT BỊ TRẤN YỂM.
Thân gửi các bạn trên Diễn đàn.
Thời gian vừa qua,dienbatn có dịp được đi Tabaha khắp các vùng của Tổ quốc.Đất nước ta thật là đẹp, nhìn theo cảnh vật hay theo con mắt của một Phong thủy sư cũng vậy.Trên đường Thiên lý,dienbatn gặp nhiều chuyện lạ về Phong thủy,xin từ từ kể lại cho các bạn thưởng thức về Non sông - Đất nước của mình .
dienbatn xin kể cho các bạn về một vùng quê bị sự Trấn yểm của Cao biền gần 1.000 năm qua,nay nhờ vận trời thay đổi và Hữu duyên phá được sự Trấn yểm nên hồi sinh cực kỳ mạnh mẽ.Đó là khu vực của làng Liên lý- Xã PHÙ LỖ- HUYÊN SÓC SƠN -HÀ NỘI.Trong bài viết này ,dienbat sử dụng những tư liệu của các vị bô lão Địa phương truyền lại và một số tấm hình chụp trong qua trình đi khảo sát của dienbatn, một số tư liệu nhặt nhạnh qua sách vở đây đó.Nếu có bạn nào có tư liệu bổ xung về vùng đất này xin cùng dienbatn làm rõ mọi việc,dienbatn biết ơn lắm.Bây giờ xin mời các bạn cùng lên đường tới vùng quê đó nhé.
1/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
Cách Hà nội hơn ba chục Km về phía Tây Bắc,nếu bạn đi theo đường qua cầu Thăng long hay qua cầu Đuống đều có thể được.Khi đi theo đường cầu Thăng long, gần đến sân bay nội bài,nơi ngã tư , một đường đi Vĩnh phúc,rẽ bên tay phải bạn đi khoảng 7 Km nữa là bạn đã đến địa phận của khu vực của làng Liên lý- Xã PHÙ LỖ- HUYÊN SÓC SƠN -HÀ NỘI.Đây là con đường nằm ngang,cắt hai con đường đi Phú thọ và Thái nguyên.Nhân dân ở nơi đây vẫn còn xã này bằng hai từ nhiều khi lẫn lộn theo âm điệu bản xứ: PHỦ LỖ HAY PHÙ LỖ.Theo thiển ý của dienbatn thì tên gọi là PHÙ LỖ mới có ý nghĩa từ xa xưa.Phù là Bùa,Lỗ là Lỗ ban chăng ???Ngay tên gọi có nói gì đến hiện tượng vùng này bị Cao biền Trấn yểm hơn một ngàn năm qua chăng???.
Trong bài viết này,luận điểm hoàn toàn là suy luận riêng của dienbatn,chưa thể có ý nghĩa quyết định đúng hay sai,rất mong các bạn gần xa có tư liệu nào về vấn đề này hầu làm cho vấn đề được thêm sáng tỏ.
Nếu đi theo đường qua cầu Thăng long, tiếp tục đi các bạn sẽ trở về với cầu Việt trì,Ngã ba sông Bạch hạc,khu di tích ĐỀN HÙNG,và xa hơn chút nữa là dãy núi Tam đảo vô cùng thơ mộng.Nếu bạn đi theo đường Bắc ninh qua cầu Đuống,sau khi đi qua đường rẽ vào Phù lỗ,bạn cứ thẳng đường đi tiếp theo hướng đi Thái nguyên khoảng hai chục Km nữa là bạn đến khu vực núi SÓC SƠN, có ĐỀN GIÓNG tọa lạc.Nơi đây dãy núi SÓC SƠN ẩn dưới mây mờ và chính là nơi mà theo Truyền thuyết Thánh gióng sau khi đánh tan giặc Ân đã bay lên Trời.
Như vậy địa phận của làng Liên lý- Xã PHÙ LỖ- HUYÊN SÓC SƠN -HÀ NỘI nói riêng và cả khu vực Phù lỗ nói chung có địa hình rất đẹp xét về mặt Phong Thủy.Phía trước trung Minh đường có sông Cà lồ,uốn khúc liên tục,ẩn hiện sau những bãi lúa, nương dâu.Dòng sông không hề chẩy xiết mà như lưu luyến ôm lấy cuộc đất này.Chỗ đi qua con đường từ phía cầu Đuống lên có một cây cầu nhỏ và phía bên bờ ngay cạnh cầu là một đền thờ dân địa phương quen gọi là đền thờ Ba Voi vì có ba con Voi xếp hàng ở trước sân.Theo một số cụ bô lão ở địa phương cho biết,đây chính là đền thờ Trương Hống ,Trương Hách,Trương Lừng,Trương Lẫy là những vị danh tướng chống quân Đường dưới thời Cao biền làm Tiết độ sứ. Ngày xưa ,khu vực này là rừng rậm (Người ta còn đào được nhiều thân cây to trong qua trình làm Thủy lợi). Các vị danh Tướng trên ,sau khi đánh trận thất bại đã tử tiết tại bờ sông Cà lồ, sau này nhân dân địa phương lập đền thờ tại đó.
Ngoại Minh đường của khu vực này chính là sông Hồng ,ở phía vòng ngoài.Khu vực này có Huyền vũ là hai dẫy núi hùng vĩ Sóc sơn và Tam đảo bao bọc,như chở che ngàn đời.Sông Cà lồ cũng chính là dòng sông bắt nguồn từ dẫy núi Tam đảo hùng vĩ, từ từ chẩy về xuôi.
2/ KHẢO CỨU HUYỀN SỬ :
Để tìm lại và xác minh những điều các bô lão trong vùng truyền tụng lại,dienbatn chỉ tìm thấy những tài liệu sau đây,nếu có tư liệu nao khác,xin các bạn post lên giùm.
Trong cuốn VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP của LÝ TẾ XUYÊN hồi đầu thế kỷ 14 có bài :KHƯỚC ĐỊCH THIÊN HỰU, TRỢ THUẬN ĐẠI VƯƠNG, UY ĐỊCH DŨNG CẢM, HIỂN THÁNH ĐẠI VƯƠNG như sau :
"Theo sử ký của Đỗ Thiện: Hai Vương là hai anh em một nhà.Xưa Vua Ngô Nam Tấn (951- 965) đi đánh Lý Huy ở Long châu, đóng quân tại cửa sông Phù lan,đêm mộng thấy hai người tướng mạo khôi ngô, ăn mặc lịch sự , đến trước tâu rằng : Bọn giặc cậy sức làm càn đã lâu, chúng tôi xin giúp đức Vua đi đánh. Vua nói :Các ngươi là ai? Đã có lòng giúp nên cho ta biết họ tên.Hai Vương tâu rằng: Chúng tôi là hai anh em, người ở Phù lan, họ Trương, anh tên Hống, em tên Hát, cùng làm tướng cho Vua Triệu Việt Vương. Sau Triệu Việt Vương bị Lý Nam Đế (Phật tử) đánh úp, cướp ngôi.Nam Đế cho người đem lễ mời chúng tôi ra làm quan. Chúng tôi nói: Kẻ trung thần không thờ hai Vua, cũng như người Liệt nữ không lấy hai chồng, huống chi đã bội nghĩa lại muốn khuất phục những người không đổi tiết tháo , sao được. Chúng tôi nói rồi, cùng vào ẩn trong núi Phù long, Nam Đế triệu mãi không được ,tức giận thuê người lùng bắt, biết rằng khó thóat , chúng tôi cùng uống thuốc độc chết.Đức Thượng Đế thương chúng tôi vô tội mà thiệt đời, mới bổ cho chúng tôi làm Long quân phó sứ, tuần hành trên hai chi sông Vũ giang và Lạng giang.Trước đây Tiên Đế đánh trận Bạch đằng, chúng tôi cũng đã theo giúp.Vua Nam Tần thức dậy, liền sai làm tế lễ, khấn rằng : Nếu quả anh Linh giúp ta thắng trận, sẽ lập đền thờ. Hôm sau , Vua tiến binh vây núi Côn Lôn, giặc nhờ thế núi hiểm trở, giữ được vững vàng, đánh mãi không được, quân nhà Vua đến sinh nản chí.Một đêm , Vua lại mộng thấy hai Vương đốc xuất đội Thần binh: Hình dạng kỳ dị, đội ngũ chỉnh tề, họp ở cửa sông Phù lan.Rồi quân người anh từ sông Vũ giang qua sông Như nguyệt, tiến lên đầu sông Phú lương. Quân người em đi ven sông Lạng giang vào sông Nam bình. Vua tỉnh dậy , nói chuyện với các tướng, rồi thúc quân đánh mạnh, quả nhiên trận ấy tòan thắng. Tây Long đã dẹp yên, Vua Nam Tấn sai sứ chia nơi lập Đền thờ cho hai Vương. Phong người anh làm Đại dương giang đô hộ Quốc Thần Vương, đền thờ ở cửa sông Như nguyệt. Phong người em làm Tiểu dương giang Đô hộ Quốc Thần Vương, đền thờ ở cửa sông Nam bình.
Đến đời Vua Lý Nhân Tông (1072- 1127), quân Tống sang xâm lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái úy Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm, quân sĩ nghe trong Đền có tiếng Thần ngâm thơ:
Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước.
Năm Trùng hưng thứ nhất, sắc phong Như nguyệt Khước định và Uy địch đại Vương. Năm thứ tư, gia phong Thiện hựu và Dũng cảm.
Coi lại trong VIỆT NAM SỬ LƯỢC của TRẦN TRỌNG KIM có đọan nói về TRIỆU VIỆT VƯƠNG như sau:
TRIỆU VIỆT VƯƠNG (549- 571):Năm Mậu Thìn (548) Lý Nam đế ở trong Khuất liêu phải bệnh mất, sang năm sau TRIỆU QUANG PHỤC ở Dạ trạch được tin ấy bèn xưng là Việt Vương....
...Năm Ất Hợi (555) là năm thứ 7 đời Triệu Việt Vương, Lý thiên Bảo mất, không có con,binh quyền về cả với Lý Phật tử. Đến năm Đinh Sửu (557), Lý Phật tử đem quân chống lại với Triệu Việt Vương. Đánh nhau mấy trận không được, Phật tử mới xin đất giảng hòa, Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý mới chia đất cho Phật tử.....
...Năm Tân Mão (571 ), Phật tử bất thình lình đem quân đánh Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương thua chạy đến sông Đại nha (nay ở huyện Đại an, Tỉnh Nam định ), nhẩy xuống sông tự vận.
Như vậy theo chính sử và Huyền sử, cũng đã có nói về hai anh em Trương hống, Trương Hách (Hát ?? ), và địa bàn họat động của họ cũng nằm trong vùng Phù lỗ mà ta đang xét.
3/ĐỊA HÌNH THỰC TẾ :
Khu vực này, nếu nhìn toàn cảnh từ trên cao có hình một con Quy,đang bò xuống uống nước sông Cà lồ.Nhiều lần, dienbatn quan sát khu vực này qua cửa kính của máy bay, thấy thật là đẹp.Con sông Cà lồ uốn khúc như một khúc ruột,quanh co chẩy qua những bãi mía,nương dâu,những xóm làng xanh mát.Con Quy có hình dáng thật rõ nét đang như muốn bò xuống sông uống nước.Hai nhánh Thanh Long- Bạch hổ cần phân như muốn ôm lấy cuộc đất quý.Tại Tiểu Minh đường là một cánh đồng lúa xanh ngắt, kéo dài ra sát bờ sông Cà lồ.Làng Liên lý, theo từ trước đến nay hình như được chia ra làm hai phần rõ rệt; Liên lý thượng và hạ,hay trên dưới cũng vậy.Ngày xưa theo hình thế như đã khảo sát, chắc chắn, mặt làng phải quay mặt ra sông Cà lồ.Ngày nay,nhờ có con đường nhựa chạy qua, nên hướng làng đã quay theo chiều ngược lại, tất cả đều quay ra đường cái.Hướng chính của làng ngày xưa là Tọa Bắc Triều Nam, nay có hướng ngược lại.Tại mỗi nửa làng Liên lý ,điều rất thú vị là đều có một ngôi đình làng cổ kính và một ngôi chùa hiện mới được trùng tu hoặc xây lại vài năm gần đây.Làng Liên lý thượng (hay trên),có một ngôi Đình làng có niên đại cách đây cũng vài trăm năm.Đình làng được xây dựng theo hướng Tọa Bắc Triều Nam. Theo tấm bia đá còn lại thì Đình làng Liên lý được xây dựng vào ngày 29 tháng mười năm Canh tý - Niên hiệu Cảnh hưng 41-1780.Thường thường hàng năm cúng giỗ Tổ vào ngày 7/7 âm lịch.Sau nhiều lần trùng tu,hiện nay Đình chỉ có hai căn Chánh Điện và Hậu cung Đình.Hình dáng của Đình theo dạng năm gian,có bậc Tam cấp đằng trước, với những cánh én cong vút.Đây cũng là một dạng đặc trưng cho Đình của miền Bắc.
Cũng theo các cụ truyền tụng lại,phần nửa làng này về Văn hóa, học hành và trong cách cư sử với nhau có vẻ VĂN hơn.dienbatn có được ngồi nói chuyện với một số người trong làng, mặc dù cơn sốt bán đất đang phát triển rất mạnh trong vùng , nhưng những người Nông dân ở đây vẫn giữ được mảnh đất Cha Ông để lại,vẫn chăm chỉ cấy cầy và đối sử với nhau theo phong tục xưa.Phần làng này có ngôi Chùa tên là KIM LIÊN TỰ (Xem hình số 2 ).Kim liên tự là một ngôi Chùa cũng có vài trăm năm Lịch sử .Chùa cũng có hướng Tọa Bắc Triều Nam.Khoảng vài chục năm gần đây ,Chùa hầu như bị bỏ hoang phế vì không có Sư trụ trì,chủ yếu là do nhân dân Địa phương tự động coi giữ.Tới năm vừa rồi, mới có một vị Sư về làm Trụ trì và tiến hành sửa chữa,nâng cấp cho Kim liên tự.Ngày dienbatn về Khảo sát, làng đang sửa chữa lại Chùa, làm lễ Hô Thần nhập Tượng cho một số pho tượng ở Chính Điện.Hiện nay Kim liên tự còn một bia đá ghi lại quá trình xây dựng Chùa, nhưng thật tiếc vì dienbatn không có thời gian chép lại.
Phần làng Liên lý hạ là phần đất từ con đường quốc lộ từ cầu Đuống đi Thái nguyên vào tới giữa làng.Dải phân cách hai phần làng này chính là Trung tâm của một Trận đồ Trấn yểm theo đánh gía của dienbatn là có từ thời Cao biền của nhà Đường.Việc này sẽ trình bày ở phần sau.Phần làng này ,điều đáng ngạc nhiên là cũng có một ngôi Đình làng và một ngôi Chùa cũng mới xây dựng và tôn tạo lại.(Hình số 4 là hình ngôi Chùa của Liên lý hạ và hình số 11 là hình ngôi đình làng ).Một điều cũng cần nhận định lại là ,thông thường các làng quê của miền Bắc, mỗi làng thường chỉ có một ngôi đình làng và thường cũng chỉ có một ngôi chùa. Như làng Liên lý hiện nay có tới hai ngôi Đình và hai Chùa, như vậy phải chăng trước kia là hai làng riêng biệt ???
Ta cũng cần chú ý là tất cả các ngôi Đình và ngôi Chùa đều có hướng Tọa Bắc Triều nam.Phần Liên lý hạ có vẻ phát triển về Kinh tế mạnh hơn phần trên, gần đây do cơn sốt đất xây dựng nên người ta cũng thi nhau bán đất và kết quả là những dãy phố mới liên tục được mọc lên. Tất nhiên ai cũng phải hiểu rằng: Một khi những đồng tiền như tự trên Trời rơi xuống đó,ồ ạt đổ vào một miền quê từ xưa rất nghèo thì những hậu quả kèm theo của nó thật vô cùng khôn lường.Nhiều tệ nạn và sự phân hóa của tình làng , nghĩa xóm là lẽ đương nhiên.
CHÚ THÍCH:
Hình số 10 là khúc sông Cà lồ chậm dãi chẩy cạnh làng Liên lý và nơi đây cũng rất gần Đền Ba Voi.
Hình số 7- 8- 9 là những đọan sông đào dài khỏang hơn chục Km, tương truyền là do người Trung quốc bắt người Việt đào để cắt nhánh Thanh long của Long mạch -Thời Cao biền.
Các bạn hãy nhìn vào lược đồ của cả khu vực mà dienbatn vẽ phác, tuy không đúng lắm về kích thước thực tế, nhưng nó có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng của Long mạch vùng này và âm mưu vô cùng thâm độc của những người thực hiện Trấn yểm nó.