kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Hai đệ tử đầu tiên của đức Phật là doanh nhân

  1. #1

    Mặc định Hai đệ tử đầu tiên của đức Phật là doanh nhân

    Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Thái Hà Books - chia sẻ một câu chuyện mà không phải doanh nhân hay thậm chí Phật tử nào cũng biết, nhân ngày sinh của Đức Phật (8/4 âm lịch) và mừng mùa Phật Đản 2011 ở Việt Nam từ 8-15/4 âm lịch.

    Đó là khi Đức Phật vừa thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề có 2 vị doanh nhân tên là Bạt Lê Ca (Bhallika) và Đế Lê Phú Bà (Trapusha) dẫn đoàn xe chở hàng đi ngang qua. Hai vị doanh nhân này sửng sốt trước uy nghi của Đức Phật và đã cúng dàng Phật Thích Ca Mâu Ni một bữa cơm với mật.

    Đức Phật chấp nhận và thọ nhận bữa cơm đặc biệt này. Sau đó Ngài ban cho hai doanh nhân kể trên mỗi người một nắm tóc như một vật báu. Sau này một trong 2 doanh nhân thành Phật tử thuần thành còn vị kia xuất gia và đắc quả A la hán.

    Như vậy giới doanh nhân và doanh nghiệp chúng ta cần biết và tự hào rằng 2 phật tử đầu tiên, 2 đệ tử đầu tiên của Đức Phật chính là 2 doanh nhân.


    Hai nhà thương buôn(bên trái) tên Trapusha và Bhallika cúng dàng Đức Phật bữa cơm với mật. (Ảnh minh họa: internet)

    Tôi có dịp may mắn cuối năm 2010 đi thăm tứ động tâm - bốn nơi thiêng liêng nhất của Đạo Phật tại Nepal và Ấn Độ (Vườn Lâm Tỳ Ni - nơi Đức Phật đản sinh, Bồ đề đạo tràng - nơi Đức Phật thành đạo, vườn Nai - nơi Đức Phật chuyển bánh xe pháp luân và Kushinagar - nơi Đức Phật nhập Niết bàn).

    Cũng là may mắn lớn khi tôi và đoàn doanh nhân Phật tử được đến thăm ngôi nhà của vị doanh nhân đặc biệt Cấp Cô Độc (Anathapindika). Anathapindika là một trưởng giả giàu có. Vị doanh nhân này có tên là Cấp Cô Độc bởi ông thường xuyên giúp đỡ người nghèo, cứu người khổ, sẻ chia với những ai thiếu thốn bần hàn. Những người nghèo đói, cô đơn thời đó rất mang ơn ông.

    Cấp Cô Độc còn nổi tiếng vì đã bỏ ra một lượng của cải lớn lớn (số vàng dát kín mặt vườn) để mua vườn của thái tử Kỳ Đà cúng dàng cho Đức Phật và tăng đoàn. Ngôi tịnh xá đồ sộ tại Ấn Độ giờ chỉ còn lại dấu tịch nhưng làm chúng tôi rất khâm phục và xúc động. Chúng ta đều hiểu rằng Cấp Cô Độc là doanh nhân mộ đạo nhất, là thí chủ lớn nhất từ trước cho đến tận ngày nay.

    Không thể không nhắc thêm rằng doanh nhân Cấp Cô Độc cung cấp cho Đức Phật và tăng đoàn với hàng trăm vị rất nhiều tiện nghi, thực phẩm, thuốc men chữa bệnh. Vị doanh nhân đặc biệt này đã được nghe Đức Phật giảng khá nhiều kinh và cuối cùng ông đắc quả Dự Lưu. Kinh chép lại rằng doanh nhân Cấp Cô Độc được sinh vào cõi trời Đâu Suất.

    Ngày nay vào chùa chúng ta thấy có 2 bức tượng và 2 ban thờ Đức Thánh Hiền và Đức Chúa Ông. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng Đức Chúa Ông chính là doanh nhân Cấp Cô Độc!

    Nghiên cứu kinh điển ta cũng thấy rằng doanh nhân Cấp Cô Độc đã từng trắng tay và ông cũng đã gây dựng lại cơ đồ trong thời gian ngắn. Liệu phải chăng bí quyết làm giàu và dựng lại sự nghiệp là sự cho đi hay sự cống hiến, là đức hy sinh hay tinh thần vì xã hội và cộng đồng, là tầm nhìn và tâm lớn!

    Phật giáo Việt Nam không thể phát triển và lớn mạnh nếu không có sự đóng góp của những Bạt Lê Ca, Đế Lê Phú Bà và Cấp Cô Độc. Nhiều doanh nhân thời hiện đại vẫn đang âm thầm đóng góp cho Phật Pháp và xã hội, đang sẻ chia và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn và kém may mắn. Nhân mùa Phật Đản 2011 tức 2555 Phật Lịch, chúng ta cùng tri ân những doanh nhân và doanh nghiệp thực sự có tầm nhìn và đang làm những gì cho mình và cộng đồng, cho doanh nghiệp và đất nước.

    Mùa Phật đản đang kề bên chúng ta.

    Theo Tamnhin.net

  2. #2

    Mặc định

    càm ơn về đạo hữu về bài viết rất hay và rất xúc tích này ! Nhưng không phải để tử đầu của phật là 5 anh em ông Kiều Trần Như ?

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    càm ơn về đạo hữu về bài viết rất hay và rất xúc tích này ! Nhưng không phải để tử đầu của phật là 5 anh em ông Kiều Trần Như ?
    5 anh em ông Kiều Trần Như là các đệ tử xuất gia (tỳ-kheo) đầu tiên.

    2 người doanh nhân Bạt Lê Ca (Bhallika) và Đế Lê Phú Bà (Trapusha) là các đệ tử tại gia đầu tiên (Ưu-bà-tắc).

    Đặc biệt 2 đệ tử tại gia đầu tiên này và cũng là duy nhất quy y Nhị Bảo: Phật Bảo và Pháp Bảo, vì lúc đó chưa có Tăng Bảo (Đức Phật chưa đến thuyết pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như để lập Tăng đoàn đầu tiên).
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  4. #4

    Mặc định

    Câu chuyện này đâu phải ít ng biết, mà ít ng quan tâm thì đúng hơn, từ hối bé m đã đc nghe ông kể rồi, nhg néu kết luận đây là 2 đệ tử đầu tiên của Ng thì quả là hơi vội vàng.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  5. #5

    Mặc định

    Mình nhớ đã đọc đâu đó đệ tử đầu tiên của đức Phật là Đại Ca Diếp mà....???

  6. #6
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trantung Xem Bài Gởi
    Mình nhớ đã đọc đâu đó đệ tử đầu tiên của đức Phật là Đại Ca Diếp mà....???
    5 anh em Kiều trần như là đệ tử xuất gia đầu tiên, cái này không cần phải bàn nữa. và cũng từ lúc đó, thì Tam bảo đã xuất hiện đầy đủ!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mưa nhé....♪ ♫
    By Itdepx in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 178
    Bài mới gởi: 10-08-2011, 11:35 PM
  2. Nghĩa vụ quân sự
    By Yoyo38x in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 24-05-2011, 04:07 PM
  3. Trời ạ mày mò mãi mới biết cách post nhạc
    By Thành Tựu in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 11-05-2011, 08:02 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •