Bộ phim này là sản phẩm hợp tác của truyền hình BBC và Discovery. Bộ phim mô tả cuộc đời của Hoàng tử Tất-Đạt-Đa, quá trình Ngài thành Phật – Đáng Giác Ngộ. Bộ phim còn giới thiệu những di chỉ khảo cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Người.

NỘI DUNG PHIM:

Phật Thích Ca, người sáng lập ra Đạo Phật, được sinh ra trong công viên Lumbini gần Kapilavastu, hiện nay là Nepal gần với biên giới ấn độ. Cái tên Phật Thích ca Gautama được biết qua lịch sử của Phật Thích ca là một sự kết hợp của họ tộc Gautama và tên gọi Phật Thích ca, nó có nghĩa là “Người tu hành đắc đạo”

Mọi tài liệu còn sót lại của Phật thích ca là cuộc sống được viết nhiều năm sau cái chết của ông bằng những phật tử lý tưởng hoá hơn là bởi những sử gia khách quan. Vậy thì, thật khó để phân tích cơ sở lâp luận từ phần lớn những huyền thoại và truyền thuyết được lưu lại. Lịch sử về cuôc đời Phât Thích ca bởi vậy khó thiết lập, nhưng có lẽ phải dựa vào những truyện kể và những học thuyết còn lại để đưa ra được những hình dung đúng đắn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca.

Thời trai trẻ

Phật Thích ca sinh ra là con trai của Quốc vương Kapilavastu – Tịnh Phạn, với cái tên Siddhartha; Sau công cuộc khai hoá của mình, Ngài cũng được biết đến như Sakyamuni (Hiền nhân của Sakyas). Truyền thuyết nói rằng mẹ của Đức Phật, Mahamaya, đă nằm mơ một con voi trắng truyệt đẹp đi vào trong bụng cuả mình không lâu trước khi sinh con trai. Bà đã chết sau khi Phật Thích ca được sinh ra không lâu, và Ngài đựơc nuôi nấng trong vinh hoa phú quý của cha và mẹ kế. Đứa trẻ mới sinh được coi là khảo sát bởi những tu sĩ Bà-La-Môn, người dự đoán số mệnh của Ngài là một ông vua bình thường hoặc là Phật Thích ca. Phật Thích ca sớm tỏ rỏ khuynh hướng cho sự ngẫm nghĩ và suy tưởng. Trái với ý muốn của cha, muốn Ngài trở thành một người nối dõi sự nghiệp thống trị hơn là một nhà triết học tôn giáo. Trong những bài giảng đạo của mình, Phật Thích ca đã gợi lại rằng Ngài đã ngẫm nghĩ và đi vào sự hôn mê lần đầu tiên khi còn là một cậu bé. Nhượng bộ những nguyện vọng của cha mình, Ông ta đã kết hôn ở một độ tuổi khá trẻ và sống cuộc sống chốn cung điện. Ông cũng đã có một con trai và đặt tên là Rahula (” Mối ràng buộc”)

Theo truyền thống, Phật Thích ca bắt đầu tìm kiếm sự khai sáng ở 29 tuổi, khi ông gặp một người đàn ông có tuổi, một người đàn ông bệnh tật, và một thi hài, ông chợt nhận ra rằng sự đau khổ (Lão – Bệnh – Tử) là chung cho toàn nhân loại. Ông gặp một người thầy tu hành khất, điềm tĩnh và thanh thản, và rồi ông quyết định làm theo cách sống của ông ta, từ bỏ gia đình, sự giàu có và quyền lực trong sự truy tìm chân lý. Quyết định này, được biết trong Đạo Phật như Sự từ bỏ vĩ đại, được các tín đồ Đạo Phật tôn vinh như một bước ngoặt lịch sử.

Hết sức kiên quyết, Phật Thích ca ngay lập tức đã rời bỏ lâu đài, vợ và con trai để đi ra ngoài thế giới. Đi lang thang như một người hành khất qua miền Bắc Ấn Độ, ông nhận những điều răn dạy từ một số Tu sĩ Bà-La-Môn (nhà trí thức) nổi tiếng, nhưng nhanh chóng làm kiệt quệ khả năng của họ để dạy ông. Ngài tiếp tục sự tìm kiếm của mình, cuối cùng định cư ở Uruvela, gần Gaya hiện nay, với năm tín đồ. Trong khoảng sáu năm, Ngài đã cố gắng để đạt được Sự đắc đạo, thông qua những sự tu hành khổ hạnh khốc liệt nhất, trở thành một bộ xương sống thực sự. Thấy phương pháp này không đạt kết quả, Ngài dần dần lấy lại một sự ăn kiêng bình thường, khôi phục dần sức khỏe và thay đổi chế độ tu hành của mình, vì việc này Ngài mất đi năm môn đệ vì họ cho rằng đó là sự biểu hiện của vô kỷ luật.

Sự thông tuệ

Năm 35 tuổi, Đức Phật đã đạt tới cảnh giới để hoàn thành Sự đắc đạo trong khi ngồi dưới cây bồ đề ở Buddh Gaya, nơi mà ngày nay là đất nước Bihar. Vào một đêm, Ngài đã tự nhủ rằng ngồi đó và sẽ không đứng dậy khi chưa đạt tới cõi Niết Bàn. Đầu tiên, Ngài đã bị đánh bởi những ác quỷ của Mara, chúa tể của sự tưởng tượng (thực tế đây là những cái xấu trong con người), người luôn tìm kiếm để làm rối loạn Ngài. Nhưng Mara đã bị đánh bại, hắn không thể làm đứt đoạn được sự tập trung của Ngài và Đức Phật đã có được suy nghĩ sâu sắc. Trong đêm đạt được cảnh giới của sự thông tuệ, nhận thức về kiếp trước và “mắt thần” dõi theo kiếp luân hồi của sự sống (con người). Cuối cùng, Ngài cũng đã nhận ra được Tứ Diệu Đế: Mọi hiện trạng cuộc sống đều là đau khổ và đau khổ có nguyên nhân từ sự ngu dốt và dục vọng.
Ở điểm này, Đức Phật đã trải qua sự thông tuệ tuyệt vời, rằng đó là sự cứu rỗi linh hồn.

Phật thích ca như là một người thầy

Một lần Ngài quyết định khai phá đạo Dharma mà Ngài đã hoàn thiện trước đó. Đức Phật Thích ca trở thành người học trò trung thành của Benares. Sự chân thật của Ngài đã làm cho mọi ng ười tôn vinh Ngài làm thượng toạ. Một thời gian ngắn sau đó, Ngài giảng bài thuyết pháp đầu tiên tại công viên Deer. Bài truyền giáo đó đựơc lưu giữ và là ý chính chứa đựng trong Đạo Phật.

Cùng với các đệ tử của mình, Phật Thích ca đã thực hiện các chuyến đi xuyên qua thung lũng sông Ganges de giảng đạo, tập hợp các tín đồ, lập ra các tu viện và bất kỳ ai có lòng tin vào đạo đều được tiếp nhận mà không cần quan tâm đến địa vị xã hội. Ngài quay lại thành phố quê hương trong một thời gian ngắn để cải đạo cho cha Ngài, vợ Ngài va toàn bộ thành viên trong gia đình. Những người trung thành đã quyên góp tiền để xây một tu viện ở Savatthi (Sanskrit, Sravasti) nơi mà sau này Buddha sinh sống và là trung tâm của các bài giảng kinh của Ngài. Các tu viện khác bố trí dọc suốt từ trung tâm thành phố cho đến Ganges.

Cái chết và Danh tiếng của Buddha

Buddha dành cả cuộc đời để đi truyền đạo, và Ngài chết ở Kusinagara, Nepal vì nhiễm độc thức ăn và thọ 80 tuổi.
Buddha trở thành một con người vĩ đại của loài người, một con người cao quý, sáng suốt, có lòng trắc ẩn và suy nghĩ uyên bác. Ngài không những sáng lập ra một tôn giáo tuyệt vời mà Ngài còn tích cực chống lại chủ nghĩa bóc lột tàn bạo, nạn mê tín dị đoan và phân biệt đẳng cấp xã hội, tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc đến đạo Hindu.

Làm phụ đề TV: Hồ Đắc Phương, Trần Thị Phương Thúy, Đào Minh Thư
Hiệu đính: Vương Quang Vũ

link download:

http://www.mediafire.com/?ekdx8q6syaodza9
http://www.mediafire.com/?paxcapafwc86ec8
http://www.mediafire.com/?54l5flr1lgc4582
http://www.mediafire.com/?bpk1xe7dxpf64dz
http://www.mediafire.com/?7c26hgbm4n6hr9p
http://www.mediafire.com/?nuuzmgw29gay0ui
http://www.mediafire.com/?1hbqmx1bf7wmeba