ÔNG ĐINH XUÂN LÂM TRÊN BBC



Ông Đinh Xuân Lâm với chức danh giáo sư phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam là nhân vật quan trọng thứ ba xuất hiện trên blog này liên quan đến giáo sư Lê Mạnh Thát, qua cái nhìn đầy ..cảm xúc của Thiên Sứ Lạc Việt . Có điều đặc biệt là những nhận xét của ông này được hẳn “Oép sít te” BBC vốn được coi là một hệ thống truyền thông quốc tế hùng mạnh phỏng zdấn. Ây zda! Như zdậy thì là cái zdấn đề mang tính quốc tế chứ không còn là chuyện chơi. Chuyện người lớn rùi! “Trẻ con đi chỗ khác chơi” . Thiên Sứ tui vốn là “Phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ”, chuẩn bị đặc cách lên Phó thường dân hạng nhất phụ trách hội nhậu thịt chó quán Cây Đề ấp một. Chắc chẳng có cửa nào mà len vào phát biểu ý kiến nhân danh tiếng nói quần chúng. Bởi vậy, cứ blog nè mà thể hiện cảm xúc, chia sẻ ý kiến mí mấy anh chị em bạn vậy. Cảm xúc này bắt đầu từ đoạn sau đây của ông Đinh Xuân Lâm:
“Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho BBC Việt ngữ ngày 21 tháng Ba vừa qua đánh giá Thiền sư Lê Mạnh Thát là một người có sự nghiên cứu sâu sắc, dày công đặc biệt trong lịch sử Phật giáo.

Tuy nhiên, các luận điểm được cho là gây 'chấn động' đòi đi đến viết lại lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam của Thiền sư Lê Mạnh Thát, theo ông, còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học”.


Hê! Hê! Zdây thì ra đây chính là một nhân vật wan trọng trong việc ủng hộ cái quan điểm được “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và ]“cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận” đã có quan điểm phủ nhận văn hoá sử truyền thống của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến đây.

Ông Đinh Xuân Lâm bảo: Giáo sư Lê Mạnh Thát đòi viết lại
lịch sử cô đại và hình thành dân tộc Việt Nam” ?

Có thật thế không ông? Nói toạc móng lợn ra là: Chính giáo sư Lê Mạnh Thát bảo các ông giáo sư khả kính này sai khi các ông đã đua nhau với sự hỗ trợ của “cộng đồng khoa học thế giới” phủ nhận truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt. Nhưng đằng này cái nhà ông Đinh Xuân Lâm lại cứ úp mở, nói phong long là giáo sư Lê Mạnh Thát “đòi đi đến viết lại lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam”. Ai đã viết lại “lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam”, từ gần 5000 năm văn hiến, xuống còn vài ngàn năm với thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử của dân tộc việt – trở thành “liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “ở trần đóng khố”. Giáo sư Lê Mạnh Thát đâu có viết lại gì đâu? Ngài chỉ yếu cầu phục hồi lại truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt thôi.. Nhưng với cách viết của BBC và cách nói lắt léo của ông Đinh Xuân Lâm, khiến người xem hiểu ngược lại. Híc! Hổng có thật tình! Nếu chơi thật tình như hội nhậu thịt chó quán Cây Đề đây thì câu trên phải viết thế này:

“Tuy nhiên, các luận điểm được cho là gây 'chấn động' đòi đi đến phục hồi lịch sử văn hiến truyền thống và hình thành dân tộc Việt Nam của Thiền sư Lê Mạnh Thát” .

Hic! Mới vào mà đã chơi không đẹp với nhau rùi! Ông chủ tịch Hội Phan Huy Lê thì áp cho giáo sư Lê Mạnh Thát “bất kính như vậy với các bậc học giả tiền bối của dân tộc”. Còn ông này thì lập lờ đánh lận con đen. Đã là “con đen “ mà còn bị lừa nữa thì khốn nạn cho thân phận con đen wá! Híc!

Họ xúm vào cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát kết luận quá vội vàng:

Ông Đinh Xuân Lâm:

còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học”.


Ông Phan Huy Lê:

Trong khi đó Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trên tờ Sài Gòn Giải phóng số ra gần đây, cho rằng Thiền sư Mạnh Thát có những kết luận quá vội vàng.

Hic! Bi wờ còn thêm ông này nữa chứ. Ông Dương Trung Quốc. Híc!.

Ông này thì không thấy chức danh giáo sư, tiến sĩ gì, cho nên có vẻ ít chữ hơn hai ông kia khi phát biêủ:

Còn nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội này, kiêm Tổng biên tập Tạp chí 'Xưa và Nay', cho rằng Thiền sư là một chuyên gia thiên nhiều về phật học, lịch sử phật giáo hơn là lịch sử dân tộc.

Hê! Hê! Biết ngay là ít chữ mà. “Thiên về lịch sử Phật giáo hơn lịch sử dân tộc” thì làm sao? Cứ phải có bằng giáo sư chuyên ngành lịch sử dân tộc mới có quyền đúng chăng? Vậy Viện sĩ chuyên lịch sử dân tộc sẽ phải đúng hơn giáo sư chăng? Vậy các ông Chủ Tịch , phó chủ tịch , Tổng thư ký hội sử học Việt này không chuyên về lịch sử Phật giáo như giáo sư Lê Mạnh Thát - thì - nếu ông Lê Mạnh Thát bảo rằng: Đức Thích Ca mâu ni sang truyền giáo đầu tiên dưới thời Hùng Vương thứ 16 thì các ông do không chuyên về lịch sử Phật giáo sẽ “câm” không dám phản biện chăng?

Nghe nè:

Giáo sư Trinh Xuân Thuận – một trong những nhà vật lý thiên văn có tên tuổi quốc tế (Khoa học chưa?) – phát biểu:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ.
Như vậy thì về lý thuyết – tôi nhắc lại là “về lý thuyết” - theo nguyên lý của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - Chỉ cấn một mái đình trong làng – đủ để phục hồi lại toàn bộ lịch sử Việt – vốn là một bộ phận của lịch sử vũ trụ. Huống chi là cả một kho tàng lịch sử Phật giáo liên quan đến sử Việt. Và cũng chưa hẳn giáo sư Lê Mạnh Thát đã không tham khảo các sách sử hoặc văn hoá liên quan.

Thật là buồn! Thịt chó cũng không nuốt nổi, rượu thì đắng nghét. Hết muốn nhậu!

Làm bình trà xem mấy cha nội này nói gì trên BBC?

Hạn chế phương pháp

Giáo sư Đinh Xuân Lâm, người từng tham gia viết nhiều sách giáo khoa và biên khảo sử học Việt Nam nhiều giai đoạn, cho biết, nhìn chung ông hoan nghênh các nghiên cứu mới về lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng.

Nhưng ông đánh giá phương pháp của Thiền sư: "Chúng tôi cho rằng có một sự hạn chế, về mặt tư liệu, chỉ khai thác chủ yếu một mặt tư liệu thôi."

"Về mặt phương pháp khoa học nghiên cứu sử học, thì phải mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu trước khi đi tới một sự khẳng định,"

Híc! Mới thoáng nghe thì thấy cũng ồn ào có vẻ hàn lâm bài bản đấy! Nhưng ngẫm kỹ lại thấy thiếu hẳn một vấn đề quan trọng là:

Một tiêu chí khoa học cho phương pháp khảo cứu, khi trước cả đống tư liệu, di vật, di sản văn hoá liên quan….đôi khi mâu thuẫn nhau. Nếu không có tiêu chí này thì kết quả ra được chỉ là một món hổ lốn – Lịch sự thì gọi là lẩu thập cẩm. Việc giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ khai thác “một mặt tư liệu” thì đó là phương pháp tiếp cận của giáo sư với lịch sử. Vấn đề là một sự giải trình hợp lý trên cơ sở nghiên cứu đó và khả năng giải thích tiếp theo được những vấn đề liên quan. Chứ đâu thể căn cứ vào phương pháp nghiên cứu mà coi là giáo sư Lê Mạnh Thát sai được. Lập luận ngớ ngẩn! Vậy mà cũng lên BBC phát biều , mà cái oep này cũng đăng chứ. Dở hơi thật.

Bằng chứng là có rất nhiều tư liệu ghi dấu ấn về nền văn hiến huyền vĩ Việt, họ đã đi “gam lờ”. Mà có thể nói những tư liệu này khá phổ biến trong giới nghiên cứu. Vậy họ đối chiếu cái khỉ gió gì đâu? Híc!

Giáo sư Đinh Xuân Lâm nói. .

Về luận điểm của Thiền sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát liên quan đến việc cho rằng không hề có các Triều đại An Dương Vương, Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam, Giáo sư Đinh Xuân Lâm đánh giá rằng ông Lê Mạnh Thát không sử dụng, không đề cập, không khai thác đúng mức các tài liệu về khảo cổ học.
Về vấn đề này, Thiên Sứ phải tỉnh rượu mà viết rằng:

Giáo sư Lê Mạnh Thát đã sai trong luận điểm cho rằng: “không hề có các Triều đại An Dương Vương, Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam” .Nhưng cái sai này sẽ được chứng minh một cách khoa học nhân danh lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu trong cuộc hội thảo do Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức, người ta chỉ ra được cái sai của giáo sư Lê Mạnh Thát thì không có nghĩa rằng “Lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm” không phải chân lý.

Hay nói cách khác:

Không thể vì giáo sư Lê Mạnh Thát sai mà quan điểm phủ nhận lịch sử truyền thống lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm của dân tộc Việt được coi là đúng.

Còn vấn đề ông Đinh Xuân Lâm viết sau đây cũng chẳng nói lên được điều gì để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát;


Ông phản biện: "Tôi thấy hoàn toàn trong các bài của Lê Mạnh Thát không khai thác các mặt tư liệu đó. Cổ Loa đã đào được rất nhiều các di vật, các di tích khẳng định đấy là một địa điểm quan trọng trong nền văn hoá lúc thời bấy giờ." .

Những di sản đào được ở thành Cổ Loa là một thực tại khách quan. Nhưng tự nó không chứng minh được rằng đây chính là kinh đô của An Dương Vương và đã xảy ra một trận huyết chiến tại nơi này giữa hai quôc gia Âu Lạc và Nam Việt. ..vv…Luận điểm cho rằng “ đây chính là kinh đô của An Dương Vương” hoàn toàn là sự gán ép khiên cưỡng, không hê có sự giải thích hợp lý nào cho việc này. Chưa nói đến khả năng phân tích hợp lý những diễn biến hợp lý tiếp theo cho sự tồn tại của những di sản đó. Đây không phải luận điểm phản biện thuyết phục với quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Còn đây nữa mới tức cười.


Tuy nhiên, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cũng cho biết giới sử học trước đây chưa biết nhiều đến các công trình của Thiền sư Lê Mạnh Thát có liên quan đến lịch sử dân tộc.


So sánh câu này với câu trước:

"Về mặt phương pháp khoa học nghiên cứu sử học, thì phải mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu trước khi đi tới một sự khẳng định,"

Hê! Hê! Vậy thì có gì đảm bảo rằng các ông đã “mở rộng cái diện nghiên cứu các nguồn tư liệu và phải tiến hành đối chiếu, so sánh các nguồn tư liệu” của giáo sư Lê Mạnh Thát để đi tới “ một sự khẳng định" giáo sư Lê Mạnh Thát đã sai?

Nhưng khôi hài hơn nữa là đoạn sau đây: Xin lưu ý phần in đậm.

Một dịp trao đổi

Giáo sư Lâm cho hay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có ý kiến đề nghị mời Thiền sư Mạnh Thát và các học giả, đồng nghiệp cùng quan điểm, luận điểm của ông tham dự một cuộc trao đổi khoa học công khai do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức.

Khi được hỏi trong sự so sánh với quan điểm được cho là có phần nào dân tộc trung tâm luận theo cách nhìn kiểu của GS. Trần Ngọc Thêm trước đây, ở tiếp cận của Thiền sư, GS. Đinh Xuân Lâm cho rằng Thiền sư Lê Mạnh Thát có phần thiên về "dân tộc", và đây được cho là một hạn chế khác của sử gia phật giáo này.


Hê! Hê! Ông Đinh Xuân Lâm cho rằng “Thiên về dân tộc” là “hạn chế của sử gia Phật giáo này.”. Vậy phải thiên về cái gì mới không bị hạn chế đây? Xin ông nói rõ điều này cho những kẻ thảo dân như Thiên Sứ tôi đây được tỉnh ngộ.

Thưa ông Đinh Xuân Lâm. Tôi không muốn phân tích sâu câu này của ông. Nhưng về tính hợp lý – vốn là một tiêu chí khoa học – thì khi người ta tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc nói chung, cho dù với quan điểm nào thì nó phải liên quan đến dân tộc đó. Nếu không thiên về dân tộc đó thì thiên về cái gì? Vậy cứ minh chứng tốt cho dân tộc - là đối tượng nghiên cứu – thì không khách quan chăng? Cứ phải tìm chỗ để chê, mới là không thiên về dân tộc chăng? Yêu nước, yêu dân tộc và việc minh chứng khách quan khoa học cho lịch sử dân tộc là hai phạm trù khác nhau, cho dù nó có thể ở trong một con người.

Một lập luận cực kỳ chủ quan như vậy từ một chức danh Phó Chủ tịch hội lịch sử Việt Nam, đủ để đặt vấn đề hoài nghi tính khách quan khoa học cho luận điểm phủ nhận những gía trị văn hoá sử truyền thống của dân tộc Việt.


Giáo sư Lâm cho biết ông chưa thấy ý kiến phản hồi của Thiền sư Thát.

Song trên thực tế, như trong cuộc trả lời phỏng vấn trước đó ngày 19 tháng Ba, với BBC Việt ngữ, về việc chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Quốc tế ở Việt Nam sắp tới, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã cho biết ông

sẵn sàng nhận lời đối thoại học thuật của Hội Sử học Việt Nam.


Híc! Từ ông Chủ tịch hội, đến phó Chủ tịch, đến Tổng Thư ký đều phản đối giáo sư Lê Mạnh Thát. Bây giờ Hội này lại đứng ra tổ chức , rồi đăng trên báo cũng do Hội này in và chịu trách nhiệm về nội dung.

Không biết ý giáo sư Lê Mạnh Thát như thế nào. Trường hợp tôi sẽ không chấp nhận một cuộc hội thảo thiếu điều kiện chứng tỏ tính khách quan như vậy.

Thiên Sứ