Mối quan tâm của khoa học và nhân loại đối với sự liên hệ giữa Phật giáo và khoa học thần kinh ngày một gia tăng. Trong những năm qua, có rất nhiều cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của giới khoa học thần kinh, bác sĩ và các nhà nghiên cứu danh tiếng trên thế giới đã trải qua nhiều thời gian để tìm ra những lợi ích của Thiền học Phật giáo, những điểm tương đồng trong khoa học và Thiền học. Sau đây là một số ý kiến của giới khoa học nhận định về Thiền học Phật giáo.

Trong một hội nghị chuyên đề diễn ra tại Trung tâm Thiền học ở Hoa Kỳ, khoa học gia thần kinh Joan Halifax Roshi cùng với các khoa học gia thâm niên, danh tiếng đã đưa ra những lợi ích của việc thực tập Thiền có liên quan đến não bộ. Trong loạt bài nghiên cứu, Roshi đã dùng các thiết bị y học hiện đại để nghiên cứu. Kết quả cho thấy, những người thực tập thiền lâu ngày có sự khác biệt, những chuyển biến khác trong não bọ do thực tập thiền mà có. Những chuyển biến này giúp con người có sức đề kháng, tránh được nhiều căn bệnh do căng thẳng phát sinh.

Tương tự, tại Trung tâm Y học Flinders, Tiến sĩ Dylan DelosAngeles cũng khẳng định: “Bằng sự kiểm chứng của máy ghi điện não (EEG) dựa trên những điện cực được đặt trên đầu. Kết quả cho thấy những thay đổi rõ rệt về hoạt động của não bộ khi hành giả đi sâu vào những giai đoạn của thiền. Sóng não đồ Alpha (loại sóng có liên quan đến sự tập trung và chú ý được tăng lên) và sóng não đồ Delta (loại sóng có liên quan đến hôn trầm) lại giảm xuống. Khi hành giả nhập vào thiền định sâu hơn thì sóng não đồ Alpha cũng bắt đầu giảm xuống vì não bộ không còn ráng sức để tập trung nữa”.

Theo James Austin, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, ông đề cập về những ảnh hưởng của thiền và não bộ và đưa ra nhiều giả thiết khác lạ mà giới khoa học gia thần kinh đã từng trải qua nhiều thời gian để nghiên cứu. Ông cho rằng: Thiền có khả năng giúp con người có tính tự chủ cao, ít bị ức chế hay tức giận. Giống như bác sĩ James, nghiên cứu của bác sĩ Al Kaszniak cũng tập trung vào những phản ứng có cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc trên những người thực tập Thiền Zen (Zen meditation), Thiền Minh sát tuệ (Vipassana) lâu ngày. Qua bài nghiên cứu, bác sĩ đã đưa ra những lợi ích khi một người luôn thực hành chánh niệm, ông nói: “Khi hành giả thực tập thiền, nhịp tim của họ được quân bình, nhờ sự tập trung vào đề mục lâu ngày mà hành giả dễ dàng quay trở về lại chính mình. Từ đó những hành vi, cư xử của họ sẽ được kiểm soát. Có thể nói thiền giúp hành giả trau giồi được đức tính từ bi, hành giả tu thiền sẽ hiền từ hơn...”.

Trước đó, Tiến sĩ Creswell thuộc Đại học California ở Los Angeles cũng xác quyết rằng: “Phương pháp thực hành chánh niệm và tập trung vào những gì đang xảy ra trong giấy phút hiện tại là đặt nhãn hiệu cho những cảm xúc của bạn bằng lời nói, chẳng hạn như: “Tôi đang phiền muộn”, “Tôi đang căng thẳng”, “Đây là vui”... hay bất cứ cảm xúc nào. Ông cho rằng Thiền chánh niệm là một “phương pháp chữa trị có sức mạnh và rất có hiệu quả đã giúp cho con người hàng ngàn năm qua”. Những bài nghiên cứu trước đây cho thấy Thiền chánh niệm rất hữu hiệu trong việc làm giảm nhiều chứng đau nhức kinh niên, bệnh ngoài da, căng thẳng và nhiều căn bệnh khác.

Nhà nghiên cứu Tâm lý học, nhà khoa học thần kinh Jason Buhle đưa ra những kết quả của bài nghiên cứu gần đây về sự tập trung của những người thực hành Thiền Zen, và mô tả các bài nghiên cứu mới sử dụng kỹ thuật hiện đại để đo hoạt động của não bộ trong thời gian hành giả hành thiền. Sự chứng minh của ông về những bài thực tập chú tâm chánh niệm giúp cho hành giả kiểm chứng những thí nghiệm chú tâm phù hợp cho sự hiểu biết về những kinh nghiệm thực hành của họ.

Cuối cùng, các khoa học gia kết luận rằng: “Khi hành giả đi sâu vào Thiền định, thì ở khu vực trán bên phải phía trước sẽ có những hoạt động mạnh hơn và ở trong vùng Amygdala (một bộ phận trong vùng não nằm ở phần trước của thuỳ thái dương có chức năng báo động cho các hệ thống sinh học làm việc kịp thời nhằm bảo vệ cơ thể trong những lúc giận dữ, lo âu, hay sợ hãi) càng ít hoạt động. Điều này cho thấy những người chánh niệm nhiều thì mang lại rất nhiều niềm an vui, hạnh phúc trong cuộc sống”.

Để luyện tập thiền zen tốt tự chữa cho mình nhiều bệnh tật và đúng phương pháp, xin quý vị liên hệ thầy Sinh pháp sư, ĐTDĐ: 0907.536.872, email:sangsinh@vietnamnet.vn