ại vì thư gửi lên báo cho tất cả mọi người đọc nên nói riêng là gửi cả cho diễn đàn the gioi vo hinh

Trước khi vào thư , mình giới thiệu thêm vài nét về văn hóa lấy chồng ở Hàn Quốc. Nói chung xã hội Hàn Quốc tuy hiện đại về vật chất nhưng rất cổ hủ về văn hóa. Người vợ lấy chồng ngoài việc phục dịch chồng thì phải phục vụ gia đình chồng chả khác nào con ở . Do đó nên truyền hình Hàn Quốc khai thác nét sinh hoạt này thành câu chuyện giữa con dâu (myun-nư-ri) và mẹ chồng .

Những cô gái trẻ Hàn Quốc khi lấy chồng thì điều họ, cũng như bố mẹ họ lo sợ nhất là cô dâu có đủ đức tính và đủ kỹ năng để phục vụ mẹ chồng hay không.

Cái văn hóa này nó rất quái đản đối với người Việt Nam , nói chung là khó giải thích nhau lắm. Chỉ biết là con dâu thì vai trò đối với gia đình chồng là vô cùng nặng nề không đâu kể hết được. Với những gia đình truyền thống "lễ giáo" thì con cái đẻ ra là mẹ nó phải trông nuôi tuyệt đối chứ không có chuyện gửi nhà trẻ hay để người khác trông . Vì thế cho nên tuyệt đại đa số phụ nữ tầng lớp trung lưu lấy chồng rồi mà đẻ con là nghỉ việc tuốt ráo trọi . Và bên cạnh việc nuôi con còn phải tận tay chăm sóc mẹ chồng và kể cả ... ông bà nội ngoại nhà chồng , thậm chí ông cố ông tổ bà cố bà tổ nếu còn sống. Đừng có mơ chuyện nhà giàu thì thuê người làm thay. Không có đâu ! Mẹ chồng có ị ra quần thì con dâu cũng phải đích thân ra mà thay , lau chùi , tắm rửa cho.

Thôi bây giờ ta vào đọc thư của một cô dâu VN tại HQ gửi anh em TGVH .
Tại sao phần lớn những cô gái sang Hàn Quốc làm dâu không có hạnh phúc? Lá thư của một bạn đọc đang làm dâu xứ Hàn gửi cho Báo Người Lao Động đưa ra những nguyên nhân rất đáng lưu tâm

Con lấy chồng người Hàn Quốc cách đây 5 năm. Nhà con ở Tiền Giang, qua môi giới đưa lên TPHCM xem mặt. Con vừa xem truyền hình thấy một cô dâu-chị Thạch Thị Hoàng Ngọc- mới sang đã bị chồng giết chết, thấy rất đau buồn. Con đang sống ở Cheongju, nơi có rất nhiều con gái Việt Nam sang làm dâu. Tất cả chúng con đều qua môi giới, không phải yêu nhau mà đến với nhau đâu cô. Ai mới sang cũng đều không biết tiếng Hàn và rất sợ cách sống của người Hàn Quốc. Tất cả chúng con đều hiểu rằng phải cố gắng sống chứ không được làm theo điều mình muốn.



Những phụ nữ này đều kết hôn với người Hàn Quốc thông qua công ty môi giới. Trong ảnh: Những phụ nữ đang xếp hàng lũ lượt chờ được cấp visa đi Hàn Quốc ở lãnh sự quán Hàn Quốc ở Tp.HCM. Ảnh: Hồng Thúy

Hôn nhân không tình yêu

Con hay vào đọc mục Tình yêu – Tổ ấm của Báo Người Lao Động. Con thấy tên và địa chỉ của cô Rau Thơm. Hôm nay, con mong cô cho con được chia sẻ với cô, vì con cũng không biết chia sẻ với ai. Ba má con ở Tiền Giang, không biết chữ, mỗi khi con điện thoại về chỉ hỏi qua sức khỏe và con cũng hỏi để gửi tiền thôi, còn mọi chuyện tình cảm con không tâm sự với ai được. Hôm nay con muốn tâm sự với cô về cuộc sống của con và các cô dâu khác bên này. Nếu có thể, cô cho các bạn gái khác ở Việt Nam được biết để chuẩn bị tinh thần trước khi sang đây, để khỏi gặp tình huống đáng buồn như con cũng như chị Hoàng Ngọc vừa chết.

Tháng 6-2006, con ở quê đã là 18 tuổi (mới học hết cấp 2 là con đi làm thuê ở Tiền Giang), nghe nói ở thành phố có tuyển người muốn lấy chồng Hàn Quốc nên đi luôn theo mấy nhỏ bạn. Hôm đó, chúng con đến một nhà hàng ở đường Phan Xích Long – quận Phú Nhuận hay Bình Thạnh gì đó, con không còn nhớ địa chỉ nữa, ở đó đợi 3 ngày mới có mấy người Hàn đến coi mắt. Họ đều già nhưng ăn mặc đàng hoàng nên chúng con cũng mừng. Họ đồng ý hết nên 3 đứa con về lại quê để chuẩn bị. Khi kết hôn, họ cho mẹ con 2 triệu đồng, cho con 1 triệu đồng để mua quần áo, thuê áo cưới, chụp ảnh. Con nhớ lúc đó không đủ tiền, con phải xin thêm. Chồng con cho thêm 1 triệu đồng nữa. Chồng con 46 tuổi, bị lãng tai, ít nói. Con không biết tiếng Hàn nên chỉ ra hiệu với nhau.

Mơ và thực

Sang đến Hàn Quốc, con mới thấy sợ đủ thứ. Nhà chồng con ở quê phải đi làm ruộng chứ không phải như con nghĩ là sang Hàn Quốc để sống ở thành phố. Nó có hiện đại hơn ở quê nhà con nhưng không sung sướng như con đã nghĩ. Từ ngày đó đến giờ, con không được đi ra tiệm gội đầu hay đi sơn móng tay, móng chân như ở Việt Nam. Biết là có thủ đô Seoul nhưng con cũng chưa từng được đi đến đó. Chồng con lái máy cày, làm thêm cả sửa điện. Tiền không có nhiều nhưng cũng đủ tiêu dùng. Gia đình có cha mẹ già, hơn 80 tuổi, anh trai cũng gần 60 nhưng bị tật bẩm sinh. Con chăm sóc 3 người ấy là chính. Con có bầu, sinh con trai.

Con không biết tiếng Hàn nên ban đầu rất khổ, làm gì cũng sai ý họ, bị họ ném đồ vào người, bị họ đá, la mắng tùm lum. Nấu ăn, con cũng không biết cách, bị chồng con đánh, ngày nào cũng vài cái bạt tai. Nhưng từ khi con có bầu, tháng nào anh ta cũng đưa tiền cho con, đưa con đi chợ cùng, chỉ cho con cách nấu thức ăn, cho con đi nói chuyện với mấy cô dâu Việt khác (ở xa lắm, phải đi siêu thị mới gặp được nhau). Chúng con trao đổi vài lời hỏi thăm tình hình rồi ai về nhà đó.

Con đã phải chịu đựng không biết bao nhiêu mà kể những đau đớn về thể xác và tinh thần. Nhưng con biết nếu con trở về còn khổ hơn, vừa khổ cho ba má vừa khổ cho mình. Về thì ai chịu cưới một đứa đã đi lấy chồng Hàn Quốc như con? Vì thế con cố gắng ở bên này.

Mỗi ngày, con học một ít tiếng Hàn và tập nấu ăn. Con cũng phải chịu khó chiều chồng như đi làm về là ra cởi áo, cất giày. Phải xoa bóp chân, tay cho cha mẹ chồng thường xuyên. Dần dần, con cũng quen với cuộc sống có họ bên cạnh mà họ cũng quen có con. Giờ con đã biết tiếng Hàn rồi, nói chuyện dễ hơn. Con trai con được hơn 2 tuổi nên gia đình cũng hài lòng. Con dần dần tự ra khỏi nhà, được vào internet, có thể tự đi siêu thị nói chuyện với mấy bạn khác.

Các cô ấy cũng giống con, có cô bị đánh thâm tím mặt mày. Bên này, luật pháp cũng nghiêm lắm nhưng chúng con không biết tiếng, chẳng biết đi báo với ai, làm thế nào để nhờ giúp đỡ. Các công ty tư vấn hôn nhân không có trách nhiệm gì hết, nói gì họ cũng bảo đã biết rồi, chỉ đến nhận tiền hằng tháng trong một năm đầu tiên thôi, có quan tâm gì đến chúng con đâu. Các bạn khác ở đây cũng khổ như con hết, phải chịu đựng, phải nhẫn nhục. Mọi mơ ước ngày xưa tan biến không như mình nghĩ.

Vượt qua thử thách

Con không nói là không có cô dâu Việt Nam được chồng Hàn chiều chuộng, sung sướng nhưng hầu hết những người con biết đều khổ và vất vả như con. Nguyên nhân con nghĩ do chúng con không hề biết về chồng mình thực ra là người thế nào + không biết tiếng + không biết văn hóa + xa gia đình + không biết cậy vào đâu nếu gặp chuyện gì xảy ra cho bản thân.

Con cũng chỉ nói những điều con biết và con mong những bạn khác cũng đừng vì thế mà không tìm người chồng Hàn Quốc tốt, phù hợp để lấy nhưng nếu đã lấy chồng Hàn Quốc thì cần biết tiếng Hàn trước, biết về văn hóa ăn uống, sinh hoạt của họ. Các cô dâu phải được bảo vệ và luôn có địa chỉ cần liên hệ khi gặp rắc rối.

Có thể người chồng qua xem mắt không thể là người mình yêu nhưng khi đã sang đây rồi thì phải có những thứ tối thiểu để không đưa mình vào nguy hiểm. Chị Ngọc chết cũng là do không qua nổi cái cửa thử thách phải hầu hạ nhà chồng. Còn chúng con qua được nên chúng con sống thôi cô à”.

Những tựa nhỏ trong bài là do Báo NLĐ đặt
nguồn: http://nld.com.vn/20100714102452363P...iet-xu-han.htm
hãy đọc và suy ngẫm, đáng buồn thay