KHÚC NGHÊ THƯỜNG

Khúc Nghê Thường là một sáng tác của Đường Minh Hoàng ,một ông vua có tâm hồn thơ mộng,say mê sắc đẹp gió trăng và lại có tài văn nghệ.

Trong các vũ khúc của cung phi mỹ nữ thường nói đến "Khúc Nghê Thường".

Vào giữa những đêm trăng thu,Đường Minh Hoàng thường ngồi ngắm trăng vàng,ước mơ được lên Cung Quảng-nơi các tao nhân mặc khách thường ca tụng có chị Hằng cùng tiên nga múa hát.

Lúc bấy giờ có một tiên ông là La Công Viễn biết ý đã xin vua lên Cung Quảng xem chơi một chuyến.Đường Minh Hoàng đồng ý,tiên ông cầm sợi giải lụa vứt lên trời biến thành cầu vồng nối từ hạ giới lên cung quảng.Khi Đường Minh Hoàng bước lên cầu vồng thì nhà vua thấy mình như bay bổng trên không trung.Giải lụa biến thành một giải hành lang,hai bên có cung nữ xiêm y lả lướt,uyển chuyển múa hát.Đi mãi thì Đường Minh Hoàng đến một lâu đài tráng lệcó bảng đề:"Quảng hàn thanh hủ chi phủ".Lúc ấy nhà vua mới biết đó là Cung Quảng nơi chị Hằng ở.

Lúc này tiềng đàn,tiếng sáo nổi lên.Từng đoàntiên nữ múa những khúc hát vui tươi mà trần gian chưa bao thấy.Đường Minh Hoàng hỏi chị Hằng Nga trả lời đó là Khúc Nghê Thường trên Cung Quảng.

Trở về hạ giới,Đường Minh Hoàng truyền may các kiểu xiêm y như của tiên nữ và sáng tác ra điệu hát,điệu múa như Khúc Nghê Thường và đích thân nhà vua dạy các cung nữ múa hát.

Say mê nhan sắc Dương Quý Phi,chìm đắm trong Khúc Nghê Thường,Đương Minh Hoảng bỏ mặc việc triều chính để cho Dương Quốc Trung lạm quyền,An Lộc Sơn kéo quân nổi loạn.

Đường Minh Hoàng muốn chạy vào đất Thục nhưng tới Mã Ngôi thì quân sĩ đi theo vua phẫn nộ đòi giết Dương Quý Phi vì cho rằng vì nàng mà nhà vua bỏ bê việc nước.Mặc dù Đường Minh Hoàng không nỡ xa người đẹp nhưng thấy sự tức giận của quân sĩ nên Dương Quý Phi tự vẫn chết.Từ đó,Đường Minh Hoàng càng đau buồn hơn. Về sau,cứ mỗi đêm trăng sáng,Đường Minh Hoàng nhớ đến Dương Quý Phi lại truyền cho một cung nữ ngâm khúc Trường hận ca của Bạch Cư Dị để nhớ lại chuyện cũ ở Mã Ngôi đã chôn vùi người đẹp.

ĐÀO NGUYÊN

Vào đời nhà Tấn,tại huyện Võ Lăng có một ông lão làm nghề chài lưới,một hôm đánh cá dọc theo khe núi ông lão thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi ra.Ông lão nghĩ có hoa đào trôi trên sông thì ắt ở thượng nguồn có trồng đào.Thế là ông lão quyết chí đi ngược khe núi để tìm và sau cùng thuyền của ông đến một nơi có rất đông người ở,cuộc sống sung túc.Ở đây được trồng rất nhiều hoa quý,nhất là hoa đào.

Ông lão đi vào trong xóm hỏi thăm thì được người dân cho biết họ vốn là người nước Tần nhưng không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên rủ nhau đến nơi này ở.

Lưu lại chốn Đào Nguyên vài hôm,ngư ông thấy cảnh sống an nhàn,trai thanh gái lịch thật thanh tao,khả ái.

Sau đó,ông lão chào mọi người trở lại chốn cũ.Người trong làng đến hỏi thăm và khi nghe ông lão kể chuyện ai cũng muốn vào thăm động Đào Nguyên.Nhưng khi ông trở lại thì không thấy động Đào Nguyên đâu cả.

Mọi người cho rằng ông lão đã lạc vào cảnh tiên.Từ đó,đời sau đã dùng chữ Đào Nguyên để chỉ nơi tiên cảnh,an nhàn,thanh tịnh.


Truyện hoa tiên có câu:
" Nào hay là khách Đào Nguyên đã về."

Trong truyên Kiều của Nguyễn Du có câu:
"Rước mừng đón hỏi dò la,
Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây."


KIENCANGHP sưu tầm.