Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 21

Ðề tài: hỏi về xoay khăn

  1. #1

    Mặc định hỏi về xoay khăn

    các đồng anh lính chị cho em hỏi là mở phủ thiếu 3 tòa chúa, giờ đi xem thầy gọi ra và bảo phải xoay khăn lại, em muốn hỏi là thầy cũ phủ khăn lại cho có đk k0 hay là phải tìn thầy mới?

  2. #2

    Mặc định

    Bạn ơi , đầu tiên bạn phải xem mình có căn với Chúa bà không đã ( ý mình nói và hiểu theo ý bạn hỏi 3 tòa Chúa là Tam tòa chúa bói đúng không ? gồm Chúa bà đệ nhất Tây thiên , Chúa bà đệ nhị Nguyệt hồ , Chúa bà đệ tam Lâm thao ). Nếu bạn có căn mạng và được lộc xem bói thì mới mở phủ thêm Tam tòa chúa bói . Vì không phải ai mở phủ cũng hầu Trần triều và Tam tòa chúa bói đâu .
    Thứ hai là quan hệ của bạn với đồng thầy hiện tại như thế nào ? Việc hầu Thánh của bạn sau khi mở phủ xong bây giờ ra sao ? có cảm thấy ổn không ?
    Mình nghĩ là vạn sự bất đắc dĩ mới phải xoay khăn thôi bạn ạ . Và đương nhiên , nếu đặt mình vào vị trí người đồng thầy , nhất là người có tâm thì sẽ buồn như thế nào .
    Bạn hãy suy nghĩ cho kỹ nhé .

  3. #3

    Mặc định

    Mjh hỏi về 3 tòa chúa thiên, thoải và nhạc âý. Mjh hỏi hộ thôi, người nhà mjh. Đồng thâý ấy làm chưa đủ và chưa đúng luật vì mở 2 ng chug 1 khăn phủ diện mà k0 là v chồng

  4. #4

    Mặc định

    ngoài ba tòa chúa bói ( đỏ, xanh tráng,) thì chỉ có 3 tòa chúa tiên ( chúa đệ nhị đông cuông xanh lá, chụa lục cung nương xanh lục, và chúa bé bắc lệ xanh chàm hoặc đen).
    theo như mình biết dâng động chúa chỉ 1 chúa 2 chàu vÀ 12 cô sơn trang, mà sơn trang là ở trên núi. ở thiên( trời) và thoải ( nước) ko có chúa chầu và 12 cô nên dâng chúa đỏ và chúa trắng thì....về đâu? các cụ đồng cổ xưa cũng nói vậy. chẳng qua bây giờ mấy ông đồng vẦ NHÀ lammf mã vẽ vời ra thôi.
    :rose::rose::rose:B]Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị....[[/B]:rose::rose::rose:

  5. #5

    Mặc định

    cảm ơn mọi người, có thầy nói là có người phải dâng tam tòa chúa bói, có người phải dâng tứ tòa sơn trang đó, tứ tòa sơn trang đó là gì vậy? mjh chưa rõ lắm

  6. #6

    Mặc định

    sao lắm số thế, cô cho mjh xin nic yahoo đi, hay đây, mjh cũng ghế cô đôi nhà trần, bạn đk ăn lộc cô k0?

  7. #7

    Mặc định

    ý, thế họ trần thì k0 có căn cô đk à, để tôn trọng cô đề nghị ghế cô nên thêm chứ ghế vào trước từ 'cô đôi nhà trần''

  8. #8

    Mặc định

    Nhân tiện có hỏi các bác chỉ bảo giùm:
    Mẫu Thượng Ngàn với Chúa Đệ Nhị Thượng Ngàn là 1 (Mẫu - Chúa) hay 2 ạ? Nếu là 1 thì khi nào gọi là Mẫu - khi nào là Chúa?
    Mong các bác thông cảm câu hỏi hơi ngu nhưng ngu 1 lần để lần sau bớt ngu :cow:

  9. #9

    Mặc định

    tứ phủ vua bà :
    Đệ nhất thượng thiên Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa.
    Đệ nhị địa tiên Liễu Hạnh Công Chúa, Chế Thắng Đại Vương, DiệuTin Thiền Sư.
    Đệ tam thoải cung Xích Lân Công Chúa, Ngọc Hồ Thần Nữ.
    Đệ tứ nhạc tiên Trưởng Quản sơn lâm sơn trang Bạch Anh Công Chúa Quế Hoa Mị Nương, Diệu Hòa Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương.
    còn bà trưng bà triệu không ở trong hàng tứ phủ. tứ vị vua bà ở đền cờn hay tứ vị thánh nương ở đền đại lộ không phải trong tứ phủ ạ.
    Tam tóa đức quốc mẫu thì đơn giản là ba lần kiếp giáng sinh của mẫu Liễu Hạnh.
    :rose::rose::rose:B]Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị....[[/B]:rose::rose::rose:

  10. #10
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TranThinhQuang Xem Bài Gởi
    tứ phủ vua bà :
    Đệ nhất thượng thiên Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa.
    Đệ nhị địa tiên Liễu Hạnh Công Chúa, Chế Thắng Đại Vương, DiệuTin Thiền Sư.
    Đệ tam thoải cung Xích Lân Công Chúa, Ngọc Hồ Thần Nữ.
    Đệ tứ nhạc tiên Trưởng Quản sơn lâm sơn trang Bạch Anh Công Chúa Quế Hoa Mị Nương, Diệu Hòa Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương.
    còn bà trưng bà triệu không ở trong hàng tứ phủ. tứ vị vua bà ở đền cờn hay tứ vị thánh nương ở đền đại lộ không phải trong tứ phủ ạ.
    Tam tóa đức quốc mẫu thì đơn giản là ba lần kiếp giáng sinh của mẫu Liễu Hạnh.
    mô phật !
    tứ vị vua bà
    tức chỉ từ vị vua bà đền Cờn Môn - Nghệ An
    theo tích cũ ghi lại gồm : một hoàng hậu và 1 công chùa và 2 cung nữ theo hầu . .
    theo sử cũ lưu truyền trong nhân gian thì : bà hoàng hậu này là ngừoi khiến nhà sư ( tức hoàng chín ) thầm thuơng trộm nhớ mà dẫn đến việc ngài phải tự hóa . .
    mô phật !
    tội lỗi tội lỗi /////////

  11. #11
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi coccungoisapgu Xem Bài Gởi
    Nhân tiện có hỏi các bác chỉ bảo giùm:
    Mẫu Thượng Ngàn với Chúa Đệ Nhị Thượng Ngàn là 1 (Mẫu - Chúa) hay 2 ạ? Nếu là 1 thì khi nào gọi là Mẫu - khi nào là Chúa?
    Mong các bác thông cảm câu hỏi hơi ngu nhưng ngu 1 lần để lần sau bớt ngu :cow:
    mô phật !
    theo như các cụ xưa truyền lại thì :
    tam tòa thánh mãu
    tứ vị chầu bà .
    các chầu ( chúa ) là hóa thân của các vị thánh mẫu .
    như vậy chúa thuợng ngàn hay chầu đệ nhị là hóa thân của mẫu thuợng ngàn .
    về cách xưng hô này là do mang đậm bản sắc tín ngữong đời sống dân gian ở các từng vùng miền . đời sống thực tại đã đựoc thần thánh hóa trong đời sống tâm linh .
    ví như chầu lục thì còn có tên gọi khác là mế lục . do tập tục sinh hoạt của ngừoi dân tộc trên hữu lũng lạng sơn - gọi mẹ bằng mế .
    còn vè phưong diện triết tự thì :
    từ chúa trong cụm từ lãnh chúa thì chỉ phạm vi giới hạn chủ quản của chức vụ này trong một phạm vi nhỏ hẹp nhất định nào đó .
    sức bao trùm quyền hạn của nó nhỏ hơn từ Quốc mãu , hay Đức Vua .
    điều này cũng góp phần giải thích vì sao trong đạo mẫu luôn coi Tam vị thánh mẫu là 3 vị có quyền hành lớn nhất trong sự cai quản các cung cõi của trời đất . chứ không phải là 3 vị chúa .

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi damquangvinh Xem Bài Gởi
    mô phật !
    tứ vị vua bà
    tức chỉ từ vị vua bà đền Cờn Môn - Nghệ An
    theo tích cũ ghi lại gồm : một hoàng hậu và 1 công chùa và 2 cung nữ theo hầu . .
    theo sử cũ lưu truyền trong nhân gian thì : bà hoàng hậu này là ngừoi khiến nhà sư ( tức hoàng chín ) thầm thuơng trộm nhớ mà dẫn đến việc ngài phải tự hóa . .
    mô phật !
    tội lỗi tội lỗi /////////
    đúng đấy, không nghe văn công đồng : Cờn Môn tứ vị vua bà à
    trần gian đục lắm cô ơi.................

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cô Đôi Nhà Trần Xem Bài Gởi
    Thế trần thịnh quang cho tớ hỏi nhé .Cậu đã sang đền Mẫu Thủy chưa ???Bên đó hậu cung thờ trên cÙng tam toà thánh mẫu dưới có 4 bà mặc áo vàng đó là những vị nào ???.
    hix bạn hỏi thủ nhang biết liền
    Cái này phải thực mục sở thị vì tất cả các kiến thức chúng ta đều phải học mới bít muốn rõ thì hỏi bởi vì trong đạo mẫu ngoài nghi thức thờ cúng chung thì mỗi địa phương và bản điện đều thêm bớt các chân tượng khác không nằm trong quy định nên không thể rõ được mình nghĩ thé
    TÔI LÀ NGƯỜI ĐI TÌM CHÍNH TÔI

    rose4 rose4 rose4

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cô Đôi Nhà Trần Xem Bài Gởi
    Tớ mạn phép xin đính chính lại tên hiệu của ngài nhé !
    đệ nhất thiên tiên cửu trÙng Thanh Vân lục cung công chúa bán thiên mão dậu hằng nga công chúa
    đệ nhị quỳnh hoa dung Liễu Hạnh công chúa sắc phong chế thắng hoà diện đại vương gia phong tiên hương thánh mẫu tặng phong thiên hạ công chúa
    đệ tam thủy phủ xích lân long nữ bạch ngọc hồ chung thuỷ tinh công chúa
    đệ tứ trưởng sơn lâm sơn trang lê mại đại vương,diệu tín diệu nghĩa thiền sư
    A di đà phật !
    theo tôi thì nếu nói đạo mẫu vn thì chỉ có tam tòa tiên thánh

    Nam thiên thánh mẫu đệ nhất đế thích thiên đình liễu hạnh công chúa tặng phong chế thắng hòa diệu đại vương tái cấp gia ban mã vàng bồ tát
    Nam thiên thánh mẫu đệ nhị quỳnh cung duy tiên ngọc nữ công chúa
    Nam thiên thánh mẫu đệ tam quảng cung quế anh phu nhân công chúa

    còn mẫu cửu trùng thiên là người trung quốc không thuộc thánh việt nam còn nếu trong hệ thống tứ phủ mẫu cửu trùng là đệ nhất nhưng trong tâm linh người việt mẫu của việt nam thì mẫu liễu là đẹ nhất điều này rất khó giải thích do các luồng tư tưởng khác nhau
    Last edited by manbro; 23-05-2011 at 03:55 AM.
    TÔI LÀ NGƯỜI ĐI TÌM CHÍNH TÔI

    rose4 rose4 rose4

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tranvanlien Xem Bài Gởi
    các đồng anh lính chị cho em hỏi là mở phủ thiếu 3 tòa chúa, giờ đi xem thầy gọi ra và bảo phải xoay khăn lại, em muốn hỏi là thầy cũ phủ khăn lại cho có đk k0 hay là phải tìn thầy mới?
    thưa bạn tôi có ý này cùng bạn đàm luận

    nói về mở phủ
    ai có căn thánh mà phải hầu không thể thương lượng hóa giải thì nên trình đồng mở phủ, còn thấy nhẹ nhàng chưa hẳn là quá sát bóng thì nên trình căn khắt đồng là sẽ êm ru cả đời vậy .
    Mở phủ theo đời đại hiện nay khai 4 phủ là đủ rồi kể cả người căn duyên cho tới ông thầy bà đồng vì mở tứ phủ thì chả có chỗ nào mà không nằm trong tư phủ (TRỜI ĐẤT RỪNG NƯỚC ) hay có vị thánh nào bay ra ngoài vũ trụ thì tôi ko biết hihi
    Nói về việc phủ bói bạn mở phủ bói với mục đích gì????? trước tiên phải có mục đích tôi mới cho bạn đáp số kết quả ngay khỏi cần coi bói đâu tốn tiền mà kém bảo hành hà hà
    Theo quan điểm tôi nhìn thấy chung tâm lí của mọi người là
    Mở cho đầy đủ cũng một lần làm
    Tham lộc bói mà mở
    biết bói rồi Mở đẻ bói hay hơn giỏi hơn
    Nghe người khac xui mà mở
    Nghe các thầy khuyên mà mở
    Nghe các thầy văn hoa phủ dụ mà mở
    Vậy thì bạn (chị)thuộc ý gì kể trên
    1.Tôi khuyên bạn (chị) ko nên mở phủ bói vì quá thừa nếu như ta đã mở 4 phủ rồi như thế là đầy đủ
    2.Nếu bạn thật sự có thiên chất đc lộc bói bạn không cần mở phủ bói vẫn bói quá giỏi vì đó là nhiệm vụ nhân quả của bạn .
    3.ban nên tìm hiểu sâu sa tính chân thực của đạo không nên đi theo cái màu mè của thế gian tô vẽ( nếu như người thầy sau bảo người thầy trước là chưa đc đâu vì thiếu cái này cái nọ) thì bạn phải mở bao nhiêu lần mới gọi là ĐƯỢC VIỆC
    4.trong việc thánh chê bôi nhau giữa thầy với thầy là việc cực xấu vì sao vì đó là sự ích kỉ ca nhân lòng tham vô độ muốn mình là nhất là đúng còn ngươqif khác chả bao giờ đúng như mình ( tham-sân -si)
    5.trong việc âm bạn không nên quá ư phụ thuộc vào việc mê tín , nếu được việc hay không tự bạn cảm nhận thấy liền đâu cần đi xem bói cho tốn công( vi dụ trước khi mở phủ vợ chồng con cái ko hòa thuận sau khi mở thì êm dần tốt lên ) đó là được việc .
    Còn điều này nữa nên nhớ nhât tự vi sư( đừng phạm tội khinh thầy )
    6. điều này khá quan trọng có quyết định them chốt cho việc thành công hay không
    a,nghiệp chướng nhân duyên của gia đình thân tâm bạn
    b,sự giác ngộ hiểu biết và đưc hạnh hành pháp của thầy ( có đức)
    c, sự giác ngộ tín đạo và đức hanh của bạn và gd dinh bạn ( đồng tâm)
    d,sự kiên định của bạn trước và sau khi mở phủ( vì sẽ có thử thách đấy)

    Nếu bạn ko hội đủ những hiểu biết và tín ngưỡng của mình về đaọ bạn sẽ còn phải mở nhiều phủ lắm rất tốn tiền và dẽ bị điên vì vì thầy nào cũng bảo:
    Chưa được đâu làm lại ngay về dey thầy cứu...( nói giống nhau mà)
    Last edited by manbro; 23-05-2011 at 04:30 AM.
    TÔI LÀ NGƯỜI ĐI TÌM CHÍNH TÔI

    rose4 rose4 rose4

  16. #16

    Mặc định

    codoinhatran ơi!
    Hữu Duyên là một chữ Duyên
    Vô Duyên xét thấy cũng Duyên đấy mà!
    Chữ Duyên nó ở đâu ta?
    Tìm kiếm trăm ngả hóa ra trong lòng!

  17. #17

    Mặc định

    người nhà tôi k0 thuộc loại nào kể trên. bác ấy có căn chúa bà, và không phải là cuồng tín, là người rất có tâm và bản thân bác ấy cũng đk báo là có thiếu chúa, bác ấy làm lễ chỉ làm phúc chứ không ăn tiền bạc, tham lam gì cả, không phải đồng bói. cái cốt lõi tôi hỏi là nhờ thầy cũ hay nên tìm thầy khác thì k0 ai nói cả, bà thầy cũ thì cao tay nhưng mà ăn lắm

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tranvanlien Xem Bài Gởi
    người nhà tôi k0 thuộc loại nào kể trên. bác ấy có căn chúa bà, và không phải là cuồng tín, là người rất có tâm và bản thân bác ấy cũng đk báo là có thiếu chúa, bác ấy làm lễ chỉ làm phúc chứ không ăn tiền bạc, tham lam gì cả, không phải đồng bói. cái cốt lõi tôi hỏi là nhờ thầy cũ hay nên tìm thầy khác thì k0 ai nói cả, bà thầy cũ thì cao tay nhưng mà ăn lắm
    Vâng tôi đưa ra ý hiểu của mình nhằm xây dựng diễn đàn mang mang chút tâm huyết nhỏ mọn của mình dâng lên thánh chúa và cũng là muốn cầu tìm mở mang kiến thưc
    tHƯA BẠN NÓI VỀ CĂN GIÁ thì ai cũng là con nhà thánh đều được tất thảy chư tien thánh thường phù và phúc độ ngài độ cả cho người thái người sig nũa cơ mà đâu riêng gì dân việt ta ( họ đã hầu đồng thánh việt)
    Nhưng nếu mọi người có đủ kiến thức và tin theo đạo thì ko có một vị thánh nào đòi hỏi mình cái gì đâu ( có chăng là mình chưa biết tới 1 vị âm linh hay thần lực bản địa nào đó ( xem rõ mới biết vì nó hơi trìu tượng bạn ạ )nên người ta cảm ứng mượn xưng vào tòa thánh để nhắc nhở đó là ẩn ý là cái mà các đồng phải tu đẻ nhận ra )
    Theo thuyết của chính tôi rất hiếm các thánh trong tứ phủ trực tiếp giáng bắt bóng đồng mà là các cấp dưới từ chư thần , vong linh âm, gia tiên áp đồng xưng bóng thánh với mục đích chính , hoặc tà theo bản ngã của chính bóng âm ấy bạn ạ
    Còn điều này nữa nếu là chính pháp ta có quyền thương lượng có nghĩa là dàn xếp với âm hoặc các vị âm linh để cho âm dương đc thuận ko nhất thiết phải cúng bái
    Về chuyện phủ bói của chị bạn nên khuyên chị xem rõ mình là bóng nào đừng nên quá thụ động( bảo sao làm vậy)với phần âm vì bạn biết không bản thân chính các thanh đồng cũng có quyền lợi đoig hỏi chính đáng đấy ban tin không??
    TÔI LÀ NGƯỜI ĐI TÌM CHÍNH TÔI

    rose4 rose4 rose4

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi damquangvinh Xem Bài Gởi
    mô phật !
    theo như các cụ xưa truyền lại thì :
    tam tòa thánh mãu
    tứ vị chầu bà .
    các chầu ( chúa ) là hóa thân của các vị thánh mẫu .
    như vậy chúa thuợng ngàn hay chầu đệ nhị là hóa thân của mẫu thuợng ngàn .
    về cách xưng hô này là do mang đậm bản sắc tín ngữong đời sống dân gian ở các từng vùng miền . đời sống thực tại đã đựoc thần thánh hóa trong đời sống tâm linh .
    ví như chầu lục thì còn có tên gọi khác là mế lục . do tập tục sinh hoạt của ngừoi dân tộc trên hữu lũng lạng sơn - gọi mẹ bằng mế .
    còn vè phưong diện triết tự thì :
    từ chúa trong cụm từ lãnh chúa thì chỉ phạm vi giới hạn chủ quản của chức vụ này trong một phạm vi nhỏ hẹp nhất định nào đó .
    sức bao trùm quyền hạn của nó nhỏ hơn từ Quốc mãu , hay Đức Vua .
    điều này cũng góp phần giải thích vì sao trong đạo mẫu luôn coi Tam vị thánh mẫu là 3 vị có quyền hành lớn nhất trong sự cai quản các cung cõi của trời đất . chứ không phải là 3 vị chúa .
    Cảm ơn Vinh đã có lời giải đáp (cũng xin lỗi các bác đang tập trung chủ đề vì tôi nhân tiện chen ngang).
    Về vấn đề cốt lõi: Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn và Chúa đệ nhị Thượng Ngàn là 1 vị hay 2 vị thì câu trả lời của Vinh có phần thỏa đáng khi Vinh ngầm khẳng định rằng đây là cách gọi do "tập tục, bản sắc dân gian vùng miền" nhưng tôi vẫn thấy có 1 căn cứ thế này: Trong Hâu cung phủ Tây Hồ thì bài vị ghi rõ thờ: Tam Tòa Thánh Mẫu (ghi rõ: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải (Bơ) Phủ) còn bên cạnh là Sơn Trang thì bài vị Thờ: Chúa Đệ Nhị Thượng Ngàn (thờ cả: Chầu Bé, Chầu Lục, 12 Cô Sơn Trang, Quan Hoàng, Quan Quận).
    - Như vậy ở đây thì căn cứ của Vinh chưa thuyết phục hoặc tôi chưa hiểu hết ý giải thích của Vinh. Mong Vinh giải thích thêm & cũng mong nhận được góp ý của quý vị hiểu biết & quan tâm.
    - Nếu xét trên phạm vi: Mẫu cai quản Tứ phủ toàn cung cõi nhưng cũng chia theo "khu vực" như Thiên, Địa, Thoải, Nhạc, do vậy liệu có phải do "khu vực" Nhạc gọi "người" đứng đầu là Chúa?
    - Trong cấp bậc quản lý & thờ cúng Đạo Mẫu có ngôi Chúa (Tam Tòa Chúa Bói), mặc dù có quan điểm cho rằng Đạo Mẫu "nguyên thủy" (từ của ĐQV) thì không có giá Chúa. Đây không phải vấn đề chính tranh luận có hay không mà vấn đề là: Phân biệt ngôi vị Chúa (trong ngôi vị Chúa Thượng Ngàn & Tam Tòa Chúa Bói)

    p/s: Trước đây đã lâu rồi khi mới mon men vào diễn đàn, nêu vấn đề & đã được giải đáp nhưng chưa đi đến cùng thì đã hỏng bét vì mọi người tranh luận quá gay gắt thậm chí tiêu cực thái quá. Do vậy tôi cũng hết hứng thú & phải lâu lâu mới quay lại. Box của chúng ta gần đây gặp khó khăn nhưng sau cơn mưa trời lại nắng, với tinh thần trao đổi tranh luận quyết liệt nhưng tôn trọng thế này, tôi tin Box Đạo Mẫu lại được về đúng tinh thần của Đạo Mẫu.

    Kính mong các bác tranh luận tới cùng của vấn đề bởi muốn làm trong sạch Đạo Mẫu thì phải hiểu Đạo Mẫu & phải chính những người con hay những người yêu Đạo Mẫu mới làm được. Cảm ơn!

  20. #20
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi coccungoisapgu Xem Bài Gởi
    Cảm ơn Vinh đã có lời giải đáp (cũng xin lỗi các bác đang tập trung chủ đề vì tôi nhân tiện chen ngang).
    Về vấn đề cốt lõi: Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn và Chúa đệ nhị Thượng Ngàn là 1 vị hay 2 vị thì câu trả lời của Vinh có phần thỏa đáng khi Vinh ngầm khẳng định rằng đây là cách gọi do "tập tục, bản sắc dân gian vùng miền" nhưng tôi vẫn thấy có 1 căn cứ thế này: Trong Hâu cung phủ Tây Hồ thì bài vị ghi rõ thờ: Tam Tòa Thánh Mẫu (ghi rõ: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải (Bơ) Phủ) còn bên cạnh là Sơn Trang thì bài vị Thờ: Chúa Đệ Nhị Thượng Ngàn (thờ cả: Chầu Bé, Chầu Lục, 12 Cô Sơn Trang, Quan Hoàng, Quan Quận).- Như vậy ở đây thì căn cứ của Vinh chưa thuyết phục hoặc tôi chưa hiểu hết ý giải thích của Vinh. Mong Vinh giải thích thêm & cũng mong nhận được góp ý của quý vị hiểu biết & quan tâm.

    mô phật !
    bổ sung thêm cùng bạn cocu
    về không gian thờ cúng và sự hiển linh :
    nói về cách bố trí thờ cúng trong các cung thờ tứ phủ : ngoài một só nguyên tắc chuẩn mực trong cách sắp xếp ban thờ tam tòa thánh mẫu , ban thờ đức vua cha ngọc hoàng thuợng đế , ngũ vị tôn quan , các cô cậu , ngũ hổ ....thì ở mỗi đình thần tứ phủ ở mỗi địa phưong lại có thêm môt cách bố trí phối thờ khác nhau bởi nhiều lí do khác nhau .
    Riêng đối với bà chúa thuơng ngàn hay lâm cung thánh mẫu hay chầu đệ nhị đựoc dân gian yêu ái đặc biệt , chắc cũng xuất phát bởi lí do sự hiển linh , giáng đồng cứu nhân độ thế của bà một cách thuờng xuyên , hay cũng bởi sự cai quản chức phận mièn sơn trang vốn là nơi đem lại cho con ngừoi nguồn tài nguyên phong phú , là nơi ban phát lưong thực thực phảm vô hạn cho con ngừoi .
    mà vì thế thông thuờng ở các đền phủ hay có một ban sơn trang - động sơn trang thờ các vị thánh trên sơn trang . và dĩ nhiên 1 lẽ khi có động thì không thể không nhắc đến chủ của nó . và chủ của động , chủ của đảo thì cách gọi sẽ là chúa động hay chúa đảo hay động chủ , đảo chủ . ok
    tưong tự như vậy ở các đền phủ hay có thêm ban thờ riêng thờ các vị hoàng ba hoàng bảy hoàng mừoi mặc dù trên ban công đòng đã hàm chứa bao gồm đầy đủ các vị thánh trong công đòng tứ phủ .
    cũng bởi sự ưu ái , cái tâm của con ngừoi ta mà ra cả .
    ở đây bao gồm cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan .
    yếu tó chủ quan là do một phần xuất phát từ suy nghĩ thực dụng của con ngừoi về của cải vật chất .
    - về sự lưu truỳen lịch sử trong dân gian :
    có văn rằng :
    Dâng văn tiên chúa Thượng Ngàn. Đông Cuông, Tuần Quán giáng đàn chứng đây.
    đền đông Cuông là nơi thờ chính của chầu đệ nhị thựong ngàn hay mẫu đệ nhị thì ai cũng đã rõ .
    có thể nói bởi dựa trên cơ sở : biển đề trên đền là vậy . hì
    bổ xung thêm cụm từ : công chúa thuợng ngàn .
    về phưuong diện hình ảnh :
    Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh .
    bạn coccu có thấy điều này ở phủ tây hồ không ?
    ngoài ra trong các tài liệu cổ truyền lại không có tài liệu nào phân chia hay có tích riêng của từng vị . Tất cả các tài liệu đều rất logic với nhau và đều nhằm dẫn về một đối tuợng mà thôi .

    dẫn :
    Lâm Cung Thánh Mẫu hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong ba vị mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng tam phủ hay tứ phủ.

    Bà là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh cả hai cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng). Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình
    Học tập
    La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, ông đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước v.v. hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.

    Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc ...

    [sửa] Cai quản
    Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

    Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...

    Bà dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha bà đã dạy, bà đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi.

    Bà cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha bà mới chỉ là bắt đầu. Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết chạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn, chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới. Rồi công việc đồng áng, bà dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm. Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về ...

    Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ. Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn.

    Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Nhiều người gọi bà là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.

    [sửa] Phù hộ
    Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa.

    Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy.

    Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng và cuối cùng, bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước Việt.

    [sửa] Thờ phụng
    Công chúa Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và được coi là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên. Bà có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Vì vậy, ở nhiều nơi người dân lập điện thờ, thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ của bà. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được bà chấp thuận.

    Đó là các cơ sở dựa trên các tài liệu và cách lập luân logic . trong phạm vi diễn đàn ngừoi viết xin không đề cập đến cách xác thực nội dung chính xác của vấn đề bằng các thủ pháp tâm linh .
    mô phật !
    Last edited by damquangvinh; 23-05-2011 at 07:13 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 16-10-2011, 08:51 PM
  2. Xin hỏi các cao nhân về căn đồng
    By mrbgam in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 11:07 AM
  3. Hỏi về giấc mơ
    By thichtamca in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 15-02-2011, 04:28 PM
  4. xin hỏi về cách khai quang điễm nhãn
    By lê tùng mậu in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 14-02-2011, 10:39 PM
  5. Hỏi về nick Minh-Tam
    By Đại hiệp Kim Dung in forum Góp ý xây dựng diễn đàn
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 16-12-2010, 07:56 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •