Hiểu Đúng Danh Từ


Ngôn ngữ chỉ là Phương Tiện để khiến người hiểu và nhập đạo nhưng nếu hiểu sai thì khiến thực hành sai.

Như Đức Phật cũng giảng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Lăng Già về danh từ Niết Bàn.

Tất cả các Ngoại Đạo ở Ấn Độ trong thời Phật cũng như hiện nay đều có danh từ Niết Bàn.

Kỳ Na Giáo, Bà La Môn Giáo đều có danh từ Niết Bàn mà ý nghĩa thì hoàn toàn khác với trong Kinh Phật dạy.

Qua đó mà thấy rằng có nhiều khi dùng một danh từ mà ý nghĩa sai khác hoàn toàn.

Thí dụ trong Mật Tông Tây Tạng có các danh từ Yidam, Daka, Dakini mà có người do hiểu sai mà dịch ra là Thần,Thiên Nam,Thiên Nữ.

Các sách về Mật Tông Tây Tạng mà Phật Tử tại Việt Nam đọc là do được dịch lại từ Anh Ngữ mà các dịch giả lại không hiểu đúng ý nghĩa của nguyên văn.

Yidam = Deity = Bổn Tôn không phải dịch là Thần như trong bản dịch Việt Ngữ.

Daka, Dakini là các Hóa Phật trong Mật Tông không phải là Thiên Nam, Thiên Nữ.

Lại có nhiều bạn tu Mật Giáo VN trong diễn đàn nghe nói về Tối Thượng Du Già Mật Tông của Tây Tạng thì cũng liền nói rằng Mật Giáo VN cũng có.

Nhưng mà Tối Thượng Du Già Mật Tông của Tây Tạng là gì, bao gồm các Kinh Điển nào, các Pháp Tu ra sau, Pháp Hành Trì như thế nào, Chứng như thế nào thì lại không có ai hiểu đúng.

Hơn nữa Tối Thượng Du Già Mật Tông của Tây Tạng chỉ là để phân bậc Mật Tông còn như Pháp Hành thì trong Tối Thượng Du Già Mật Tông của Tây Tạng có chia làm 3 loại đồng hàng nhưng Pháp Hành sai biệt.

Trong mỗi loại lại còn có nhiều Pháp Hành khác nhau.

Như vậy thì làm sao mà các bạn tu theo Mật Giáo Việt Nam có thể quả quyết rằng Tối Thượng Du Già Mật Tông của Tây Tạng thì Mật Giáo VN cũng có.

Có thể là Mật Giáo Việt Nam có Pháp Tu gọi là Tối Thượng Du Già nhưng mà có giống như Tối Thượng Du Già Mật Tông của Tây Tạng hay không thì lại là một chuyện khác.