Con đường phát triển đúng đắn của Ý quyền

Lời tựa

Con đường Võ thuật thật là khó khăn. Thi ngôn quyền dũng, lễ ngôn giác lực đều là khởi nguồn của võ thuật; đến đời nhà Hán, Hoa Đà viết Ngũ cầm hí, cũng là bản chất của võ thuật. Thời đó số người theo học rất ít, thậm chí gần như không ai biết. Cho đến triều đại Lương, Đạt Ma vào phương Đông giảng kinh nhận đồ đệ, rèn thuật gân cốt, với sở trưởng đặc biệt tâm linh động vật và pháp tẩy tủy dịch cân, tạo nên “Ý quyền”, còn gọi là “Tâm ý quyền”. Người học phần nhiều là những người biết võ, tên Thiếu Lâm cũng nổi lên từ đó. Nhạc Vũ Mục Vương tập hợp lại những tinh hoa của môn võ này, biên tập thành Ngũ kỹ liên quyền, Tán thủ, Liêu thủ, gọi là “Hành ý quyền”. Đến đời sau, đất nước yên ổn, phong trào trọng văn khinh võ càng ngày càng lớn mạnh, những người tinh thông võ nghệ bị giá họa, vậy nên các sĩ phu phải bỏ trốn.
Một thời gian dài sau cũng không dễ để khôi phục. Đến những đời sau nữa, những người nắm giư bảo bối này bị chôn vùi ở nơi thôn quê, không dám tự xưng là người biết võ. Vì vậy đó là điều rất đáng tiếc cho người học đời sau. Vào đời nhà Thanh, có Đới Côn Trọng ở quận Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây rất tinh thông võ thuật, được độc truyền tỉ mỉ từ thày Lý Lạc Năng huyện Khang Thâm . Ông nhận rất nhiều đồ đệ, truyền dạy các tuyệt kỹ của thầy Lý, có người cùng huyện là Quách Vân Thâm, người dạy của Quách cũng luyện hành ý, đầu tiên bài học nhập môn là Zhanzhang (trạm trang), người theo học nhiều, nhưng người kế thừa được không nhiều. Quách nói, cũng có những điều người ngoài không được học, không được truyền. Tôi có cùng quan điểm với Quách, có người thân thích, bạn bè, lớn nhỏ, nếu yêu thầy và thông minh nhanh nhạy mới dạy, hơn nữa còn truyền cho những tuyệt nghệ, ân cần chú trọng truyền dạy. Những năm sau đó phong thái xã hội không giống trước, đâu biết chân pháp đại đạo, chỉ trong thường ngày, người đời cảm thấy nó quá gần gũi mà bị quên đi, “đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân” Hương không vì điều đó mà mong nổi tiếng, không như những người thế hệ sau đều muốn quỵ lụy khúm núm, không cầu tiến, học đòi thói hư giả, mưu cầu tư lợi, như Trần Văn không tự trau dồi học vấn mà đạo văn phủ bại, cố lấy đó làm vũ khí lợi hại cho mưu sinh, viết những thứ hoang đường, cố tình huyễn hoặc; lúc thì ảo ảnh, dấu vết gần giống như tưởng tượng, lúc thì cao sơn viễn thủy, không có liên quan đến nhau, khiến học giả đọc say sưa, như lạc trong sương mù, khó mà phân biệt thật giả. Những người không hiểu biết thường lấy thánh nhân làm đạo, không thể toàn ngưỡng. Than ôi! Lấy việc chiếm lợi từ người khác làm đường, đạo lớn sao có thể rộng, nửa đêm nằm suy nghĩ, sao có thể thắng được rộng lớn đây. Mặc dù Hương thiên phú không nhanh nhạy, nhưng với võ thuật lại vô cùng thích, mặc dù đã được trực tiếp truyền dạy chân pháp đại đạo, mỗi ngày những bài học có giá trị được ghi lại và biên soạn thành cuốn sách, với bài học lợi ích của người là lợi ích của mình, không tự tư, mong rằng có người cùng chung tư tưởng, cuốn sách được ra đời như vậy.
Vương Vũ Tăng, huyện Thâm
Tháng 9 (âm lịch) năm Trung Hoa dân quốc 18.

Trang pháp hoán kình

Muốn kỹ năng võ thuật đẹp, phải lấy trạm trang hoán kình làm gốc, tức là khiến người yếu trở thành mạnh, người chậm chạp trở nên nhanh nhẹn. Nếu những người học thiền đầu tiên phải bắt đầu với giới luật, sau đó tinh thông thiền định thiền huệ, chính với tâm nguyên, giác ngộ hư không, sau đó mới được học đạo. Thiền công như vậy, võ thuật cũng không khác. Khi bắt đầu, trang pháp rất phức tạp, ví như: giáng long trang, phục hổ trang, tử ngọ trang, tam tài trang. Nhưng bỏ phức tạp đi thì còn lại đơn giản, lấy những điểm mạnh của các trang đó, hợp nhất thành 1, gọi là Hồn nguyên trang, sinh lực nhanh, thuận tiện áp dụng trong thực tế, tinh đả cố, thông khí học, người học chăm chỉ luyện tập sẽ có hiệu quả, khó mà dùng lời nói để diễn tả hết sự thần diệu của nó. Học phu trang pháp, kỵ nhất là thân tâm dùng lực, dùng lực thì khí trệ, khí kệ thì ý đình, ý đình thì thần đoạn, thần đoạn thì ngu đần. Cũng kỵ ngửa mặt cúi lưng, chân cẳng quá cong, quá thẳng, mà phải thẳng như không thẳng, cong như không cong, kinh lạc duỗi ra mới đúng. Đầu làm đỉnh, xương sống thẳng, khí hạ xuống, tâm tĩnh, đầu ngón chân tay hơi dùng lực, răng môi khép mà như không khép, lưỡi uốn lên mà chưa chạm ngạc, lỗ chân lông toàn thân mở ra mà như không mở, giống như nội lực phát ra ngoài, điểm yếu đổi thành điểm mạnh, những kỹ năng đó không dễ có mà phải lĩnh hội.

Rèn luyện xương cơ

Lực sinh ra từ xương, và cũng từ cơ, cơ dài thì lực lớn, xương nặng cơ linh hoạt. Cơ giãn thì xương phải co, xương linh hoạt thì cơ phải chắc. Duỗi cơ chạm cổ tay (4 cổ chân và tay chạm cổ) thì cơ toàn thân đều mở ra, đầu đội lên, răng cắn lại, gót chân hơi ấn (tạo lực đẩy như lò xo), lục tâm tương ấn (thủ tâm, túc tâm, bản tâm, đỉnh tâm), ngực lưng tròn (mở rộng cơ lưng, đại hùng cơ rất có lực) thì khí tự nhiên sẽ thoát ra, hai cánh tay dang ngang, lòng bàn tay thẳng, dùng túi ôm mở co kéo lực, hai chân co lại (túc + đường), lực bật xoắn bao, cánh tay xuôi xuống, vĩ lư ở chính giữa thần xuyên đỉnh, 3 đốt thắt lưng thấu hoàn cung, xương trùng như cánh cung, cơ duỗi như dây cung, lực vận như căng dây cung, phát thủ như phóng tên, dùng lực như rút dây, hai tay như xé bông, bốn lòng bàn chân tay thẳng lực như vón có, hạ khí ngậm răng xương tự thẳng. Giống như rồng phục, hổ ngồi, mắt ưng, thần vượn, mèo đi, ngựa phi, chân gà, thân rắn, thẳng lưng hạ khí. Nếu đạt được những yếu tố này, khi gặp phải đối thủ có thể tự tùy cơ ứng biến, biến hóa khôn cùng. Cho dù gặp đối thủ mạnh, chỉ cần dùng một ngón tay có thể nhấc được ngàn cân. Đó gọi là thân như bình chuẩn, eo như xa luân, khí như hỏa dược, quyền như lò xo, linh hoạt cơ động đến chim cũng khó thoát. Lấy chuẩn tắc là tâm nhỏ mật lớn, mặt thiện lòng ác, tĩnh như thư sinh, động như long hổ, tóm lại luôn là thực hư vô định, biến hóa không ngừng, tự có thể đạt được biến hóa như thần. Vì vậy Quách Vân Thâm đại sư thường nói: hữu hình hữu ý đều là giả, kỹ đáo vô tâm thủy kiến kỳ, tất cả đều là như vậy.

Dùng lực

Cái hay của quyền thuật, cái quý của lực, cách dùng lực, không ngoại cương nhu vuông tròn, người cương cứng nhắc, kẻ nhu linh hoạt, duỗi dài thẳng có lực công thủ, kẻ nhu co lại có lực đẩy ra. Lực cương giống như hình vuông (như hình 1). Lực nhu ngoài vuông trong tròn (như hình 2). Có cái hay của co duỗi trầm bổng, trường đoản hộ dụng, cương nhu tương tề, cương trái thì nhu phải, đoạn đầu cương thì đoạn giữa nhu, cũng có lúc cương lúc như biến hóa thực hư, cái tinh của bán cương vận. Lại có nhu thoái thì cương tiến, cương tiến thì nhu thoái, gặp hư thì nhu, gặp cương thì đứng sau, gặp thực thì cương, gặp nhu thì đứng trước. Bất kể là sự khác biệt rất lớn, vẫn là dĩ trung tuyến trọng tâm bất phu, tia sáng quanh thân không đứt làm đầu mối. Đỡ ngang mở, tia sáng mênh mang gọi là vuông. Đề bao hàm xúc, trung táng sinh khí gọi là tròn. Do vậy, cơ ra lực thì xương sinh lăng. Mỗi khi ra tay, kéo tay lên, cuộn lại, vận động ngược với hướng lực thuận, lấy vuông làm tròn, (như hình 3). Khi hạ tay xuống, dùng hàm xúc miên man không dứt, lấy tròn làm vuông, (như hình 4). Lực tròn có thể rút, lực vuông có thể xoay, hợp khai liên hoàn, (như hình 5). Nếu nhu tơ nhu chằng chịt trăm nghìn vòng, khiến người không thể suy đoán được, nếu nhanh nhẹn hoạt bát như tuấn mã vượt khe núi, thần thái đẹp, khí phách hào tráng, tinh thần vững, như khi gặp kẻ đối địch, kiếm kích như rừng, đao búa như sơn, cũng như chỗ không người. Thân cứng như cung nỏ, tay như dây cung căng lên để bắn tên, ra tay như rắn ăn, đánh như sấm long trời. Khi ra lực không được quá cương, quá gấp, quá nhu, quá nhu không tiến được, bắt buộc phải lực đứng để tấn công vào bên, lực ngang nuốt lại và cuộn tròn, kiểu pháp dụng công này người không có tâm không dễ học. Nếu muốn thành thục, thì lực phải tròn, thân phải vuông, khí phải tĩnh, thần phải năng nhất. Người học không thể lười nhác.
Pháp rèn lực, chậm tốt hơn nhanh, hoãn thắng gấp, tốt nhất là không dùng lực một cách ngu ngốc. Khi vận động, bắt buộc phải thả lỏng tất cả các khớp, không được có chỗ ngưng trệ, xương phải linh hoạt, gân phải dãn ra, cơ phải thả lỏng, huyết phải lưu thông, tự nhiên như giếng tìm đúng mạch nước. Như vậy mới có được nhất thân pháp, nhất quán lực. Nếu muốn nhanh chóng học cả bộ võ thuật, dùng lực mạnh để muốn có thân thủ đẹp, nếu như vậy thì lỗ khí toàn thân sẽ mở ra, huyết mạch lưu thông bị trở ngại lớn. Nhìn những người dùng lực mạnh và gấp không ai không nhíu mày tức giận, đốn túc có thanh, trước hết đóng khí lại, sau đó dùng khí này, vừa đóng, lại vừa thở dài, đâu biết đã làm tổn thương rất lớn đến nguyên khí. Thỉnh thoảng cũng có thuần công luyện hàng chục năm, cuối cùng là môn ngoại Hán giả, mắt nhìn thấy đều đúng, lẽ nào không dùng lực ngu sao? Cũng có người dụng công trăm ngày mà có được hiệu quả kỳ tích, thế mới biết đường sai người sai. Người học vì vậy mà có được pháp rèn lực, đương tỉ chân chi, tự năng hữu thiên lại chi cơ, đó cũng là đạo mà phi đường phu có được.


Luyện khí

Phu tử dưỡng tính luyện khí để trị, Hiên Viên luyện thần hóa khí để làm câu chuyện đàm đạo, Đạt ma tham thiền, đến phương Đông truyền đạo, ban đầu truyền pháp tẩy tủy dịch cân, sáng tạo ý quyền và long hổ trang, đó chính là nguồn gốc của võ thuật khai sơn, tự cổ danh hiển đại nho thánh nhân hào kiệt kim cương phật thể, chưa từng có người không dưỡng tính luyện khí và luyện võ. Trang tử viết: võ nghệ đi vào đạo. Võ nghệ mặc dù là con đường nhỏ, nhưng cũng đâu có học được hết, phàm là người học môn võ này, phi phong thần tự nhiên khoáng đạt mà không có cái thần vô khinh cử chỉ tùy tiện, cuồng ngạo trần tục, còn được gọi như thánh hiền danh nho nhã lạc, cũng không đủ học môn võ này. Phu luyện khí để hành khí công hiệu, công được luyện bởi mũi hít dài thở ngắn, lấy dòng thở không nghỉ làm tôn chỉ, lấy thính khí tịnh hư làm cực chí. Trước là đường thực khí ra vào, sau là đường hiền khí thăng giáng, thuật thiên bổ tiên thiên, tức là luân chuyển chu thiên. Học chu thiên, khi bát đầu, mũi hít khí sạch vào, trực tiếp vào khí hải, khí hải thấu qua vĩ lưu, xoáy xuống giữa thắt lưng, vị trí của hai thận ở thắt lưng, thực là số 1 của tiên thiên, còn là căn nguyên của các tạng, vì vậy mà đủ thận thủy, sau đó thăng lên đốc mạch đến hoàn cung, vẫn quy về mũi, dùng lưỡi đón thận khí xuống, vào nạp đầy bụng, dần dần kết đan nhập điền. Ý nghĩa quan trọng của chu thiên này gọi là bí quyết chu thiên, người học không được xem nhẹ.


Dưỡng khí

Dưỡng khí luyện khí, mặc dù đều có chung nguồn gốc là xuất khí, học tính mệnh động tĩnh, thuật hữu hình vô hình không giống nhau. Học dưỡng khí, không được dời xa tính, học luyện khí, không dời xa mệnh, tính thức là thần, mệnh tức là khí, vì vậy thuật dưỡng khí bắt buộc phải do tính thâm nhập. Đạo phu tính mệnh, không thể có ngôn ngữ, bút mực nào có thể diễn tả chi tiết. Đạo vốn không dùng lời, dùng lời được thì không phải là đạo. Vì vậy Mạnh Tử viết: khó nói.
Nay dùng sự miễn cưỡng nói để nói về cái khó nói, riêng đạo vốn không có. Mọi vật đều xuất phát từ trời đất, là gốc của vạn vật, người có sinh tử, vật có hư hao, đạo vẫn trường tồn. Đạo lớn vô ngoài, đạo nhỏ vô nội, cái nhìn được là vô hình, cái nghe được là vô thanh, nhưng lại bao la trời đất, giăng khắp lục hợp, điền khắp càn khôn, bao rộng trong vũ trụ, học về tính mệnh cũng là âm dương của trời đất. Dù muốn dưỡng khí tu mệnh, bắt buộc phải khiến tâm ý bất động, tâm là quân hỏa, động là tương hỏa, quân hỏa bất động, tương hỏa bất sinh, khí niệm tự bình, vô niệm thần tự thanh, để sau này tâm ý định. Vì vậy, đã viết thành: “khi ý niệm động đều là hỏa, vạn duyên tịch tịnh mới sinh chân, thường khiến khí thông khớp linh hoạt, tự nhiên tinh mẫn dục thần tồn”. Nếu có động trong động, xuất phát từ bất động, hữu vi trong vi, xuất phát từ vô vi, vô vi tức là thần quy, thần quy tức là vạn vật yên tĩnh, vật tịch thì khí mất đi, khí mất đi thì vạn vật vô sinh, nhĩ mục tâm ý đều quên, tức là cái tròn của mọi cái diệu. Nếu đối cảnh vong cảnh, không mê trong ma muội của lục giới, sống trên trần mà siêu thoát trần, không rơi vào sự biến hóa của vạn vật. Thành thật có thể nội quan kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm, ngoại quan kỳ hình, hình vô kỳ hình; viễn quan kỳ vật, vật vô kỳ vật; ba điều đều được khai sáng, tức là phong hư không, không vô tỏa không, tỏa không dục vô, vô vô diệc vô, đại để nhân thần muốn thanh mà tâm phiền, nhân tâm muốn tính mà loạn, vì vậy mới nói thần không dời xa tính, khí không dời xa mệnh, nếu cảnh tùy hình, không sai chút nào.


Ngũ hành hợp nhất

Ngũ hành, người mẹ của sinh khắc chế hóa, cũng tức là bản chất của nguồn gốc phát sinh vạn vật. Như luận ngũ hành trong thế tục, tức là kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, đó gọi là tương sinh; kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, đó gọi là tương khắc. Lý luận cũ này khó cận quyền lý, cũng không biết quyền thuật là vật gì. Cũng nói: quyền sinh quyền, quyền khắc quyền, lý luận này cũng có lý, nếu dùng quyền lý để nghiên cứu, khi hai tay cùng đón nhận đả kích, sao có thể có rảnh đỡ? Nếu dùng mắt nhìn, tâm phải ngẫm, sau đó ra tay khắc chế, dư thực không dám tin. Huống hồ thế tấn công của địch, dần thay nhau biến đổi, dựa vào cái thuyết sinh khắc để thắng lý? Học luận sinh khắc, lừa người dối người, là luận đàm sai trái mà thôi. Tùy tiện có thể không chờ đợi mà có, không biết đánh mà chân tay dĩ chí, nếu không dám nói có thể khống chế người. Nếu dùng não lực để độ, tâm ý để nghĩ, ra tay luận chạm, thao tác võ luận sáo, là kẻ ngoại đạo, không đáng để luận quyền. Ngũ hành trong quyền thuật, nói cách khác là: kim lực, mộc lực, thủy lực, hỏa lực, thổ lực. Gân cốt toàn thân cứng như sắt đá, tính thuộc kim, vì vậy gọi là kim lực. Cái gọi là da thịt như bông, gân cốt như thép cũng chính là ý đó. Tứ thể bạch hài, không chỗ nào không có hình dạng như cành cây, tức là tính mộc, nên gọi là mộc lực. Vận động của thân như thần long bay trên không, rắn bơi dưới nước, giống như nước chảy, hành tông vô định, hoạt bát uyển chuyển, tức là tính thủy, vì vậy gọi là thủy lực. Ra tay như sức mạnh bom nổ, hành động bùng lên như lửa thiêu toàn thân, mạnh mẽ lạ thường, đó thuộc tính hỏa, nên gọi là hỏa lực. Toàn thân nguyên mãn, ý nặng như núi đồi, không chỗ nào không sinh sắc sảo, đó là tính thổ, còn gọi là thổ lực. Nhất cử nhất động đều một trong 5 loại lực đã nêu ở trên, đó còn gọi là ngũ hành hợp nhất. Tóm lại, khi bất động, toàn thân có lực nhất quán, khi vận động các khớp lớn nhỏ không chỗ nào không có lực đối chọi nhau: trên dưới, trước sau, trái phải, nếu như vậy mới có được hồn nguyên lực của toàn thân.


Lục hợp

Lục hợp là sự phân chia trong ngoài, gồm: tâm và ý hợp, ý và khí hợp, khí và lực hợp, đó là nội tam hợp; thủ và túc hợp, khuỷu và gối hợp, vai và hông hợp, đó là ngoại tam hợp. Giải thích là: gân và cốt, hợp với cơ, phổi và thận hợp, đó là nội tam hợp, đầu và tay hợp, tay và thân hợp, thân và chân hợp, đó là ngoại tam hợp. Tóm lại, thần hợp, lực hợp, quang tuyến hợp, toàn thân pháp tương hợp gọi là hợp. Phi hình thế đối nghịch nhau gọi là hợp. Nên cũng khó mà trách có sự nhầm lẫn trong lục hợp, người học nên thận trọng.


Ca quyết (bài văn vần)

Ca quyết là tinh tuế trong quyền thuật. Nếu có thể lĩnh hội ý đó, thì tự đắc đạo.
Tâm phải chuyên; ý muội tam, tinh phải cứng, khí phải an, thần phải tiên (đây là ngũ đại yếu tố trong võ thuật).
Đần độn nhất thân quán, hình tối kỵ tán (toàn thân dùng lực, không có chỗ nào không viên mãn, luôn giữ thế trong tròn ngoài vuông). Quyền xuất như sao băng, thủ biến như tia chớp (biến hóa nhanh, thần tiệp quả đoạn).
Lưỡi uốn răng càng chặt (lưỡi còn gọi là đầu thịt, thịt là túi khí, uốn lưỡi khí giáng, chú ý khí hải, cũng có thể tiếp dẫn thận khí kết nhạp đan điền, răng là đầu xương, ngậm lại là xương cứng).
Đỉnh đầu như khánh treo (đầu là đạo lục dương, ngũ quan bách hài không có gốc đóm đỉnh đầu như treo, tam quan cửu khướu dễ thông, tự nó có thể bạch vân hướng lên đỉnh, một đốn sáng treo trên đỉnh đầu, đây cũng là yếu tố quan trọng của thiền học).
Hai mắt nhìn ánh sáng thiền (tinh quang thu nhỏ và nhọn). Mũi thở tai lắng nghe, tâm và mắt đều nhìn vào trong (mũi luyện công bằng hít dài thở ngắn, tai mắt tâm có tác dụng nhìn và phản thính). Lưng xuay như xe trượt, tiến túc như thép khoan (nhanh nhạy hoạt bát, tiến toàn đoạt vị). Nâng [túc + đường] bao gói, bóc, thu nhỏ, lăn mài thay đỡ vặn (động tĩnh bắt buộc phải có lực này).
Ngón chân tay bắt lực, lỗ chân lông như sinh điện (ngón là đầu gân, khấu là tự nạp lực. Lông toàn thân là ngọn mạch máu, máu là mật của khí, lỗ chân lông không mở, lông không cứng, thì máu sẽ không lên, máu không lên thì khí không vận động, khí không vận động thì lực không đủ, không đủ lực thì mất lực chiến đấu).


Thủ giao kinh pháp

Bản tính của mỗi người là khác nhau, có người thông minh, có người có trí tuệ, có người kiên trì, có người nghị lực, có người bình tĩnh tinh mẫn, lại có người xảo trá hiểm độc, tính cách không giống nhau thì làm người cũng không giống nhau, vì vậy mà các cách đánh của võ thuật cũng không giống nhau, kiểu hữu hình mà ra, vô hình là lặn. Bại thế mà đi, phát thanh mà đến. Thiên biến vạn hóa, không thể diễn tả hết. Phải lấy công lực thuần chất trung thành, đản khí phóng dọc, chỗ nào cũng có pháp, cử động kín thần diệu, không mong muốn như vậy mà đạt như vậy, chưa đến mà đến. Thân thủ nhanh như ngựa, tay nhanh như gió. Lúc bình thường luyện tập, 3 tấc ra ngoài 7 tấc vào trong, như trường hợp gặp phải đối thủ mạnh. Khi giao đấu nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn không có người, cổ phải thẳng, lưng phải thẳng, bụng dưới phải chắc, cánh tay phải nhấc lên, hai đùi kẹp lại, từ đầu đến chân phải nhất quán. Nhát gan sợ sệt sẽ không thể thắng, kẻ không biết đoán sắc cũng không thể giành chiến thắng. Tóm lại, đối thủ không hành động, ta bình tĩnh, đối thủ hơi động, ta phải ra tay trước. Cái quan trọng của đả cố cũng là người ra tay trước. Bất động thì như thư sinh, động thì như long hổ. Ra tay như sấm chớp, sấm chớp bất cập bài nhĩ. Vì vậy kẻ có thể chiến thắng, đều chỉ trong khoảnh khắc động tĩnh; động tĩnh đã phát ra thì khoảnh khắc chưa phát gọi cũng gọi là chân động tĩnh. Tay phải nhanh, chân phải nhẹ, tiến thoái xoay vòng như mao. Thân phải thẳng, mắt phải tinh, chân tay đều phải đều và muốn thắng. Tay đến mà chân chưa đến, đánh sẽ không diệu. Tay đến chân cũng đến, đánh người như nhổ cỏ. Trên đánh hầu dưới đánh âm, hai bên trái phải trợ cho ở giữa, tay đánh cách cả trượng không coi là xa, kẻ gần chỉ trong 1 thốn. Tay ra đòn như pháo nổ, chân vững như rễ cây. Mắt phải độc, tay phải hiểm. Chân bước trung môn, chọc vào trọng tâm đoạt vị của địch, tức là thần thủ phải khó phòng. Dùng quyền phải quắp thấu, dùng chưởng phải có khí, ý thượng hạ tương liên, ra vào phải lấy tâm làm chủ, mắt, tay và chân kết hợp theo. Hai chân trọng lượng, tiền tứ hậu lục, khi dùng đảo xoay đổi nhau.Ví dụ như: chân trước tiến chân sau theo, trước sau tự có định vị. Trái phải lưng như hổ nhiệt năng sơn, thừa thế dũng phạm bất khả đáng, trảm quyền nghênh môn thủ trung đường, thế vồ trên vồ dưới như hổ, chim dữ sà xuống chuồng gà, lật sông lật biển không vướng chân tay. Mạnh như thế phượng hướng về mặt trời, mây che trời đất nhật nguyệt, võ nghệ tương tranh xem ngắn dài. Tam tinh đối chiếu, tứ tiêu hội tề, ngũ hành đều phát, lục hợp kết hợp, dũng mãnh tiến lên trước, dọc ngang cao thấp, tiến thoái hai bên, dọc thì ra lực, dũng thì tiến mà không phản công, ngang thì bọc lực lại, khai hợp mà không chặn, cao thì dương thân lên. Thấp thì thu thân lại, thân có hình khoan bắt. Khi tiến tức là đẩy thân, khi lùi tức là thoái lĩnh khí. Còn khi quay thân về sau, cũng phải theo, đánh phải xa, khí phải đẩy. Quyền như pháo, rồng uống thân, khi phát ra phải tuyệt đối dùng theo ý, giải khai ý tuyệt như thần. Uy phong như diều hâu vào rừng yến chiêu nước, hổ bắt cừu. Tứ tiêu lấy thắng đều phải đều, không thắng tất có tà tâm. Thanh thế đánh tây, chỉ nam đánh bắc, thượng hổ hạ thực, lanh lợi tự suy xét. Trái đánh ra, phải đánh đến, từ một tay đến hai tay. Lòng bàn tay khum lại, đánh đến trước đầu mũi. Mũi là trung tâm, là nơi khởi nguồn của vạn vật, đánh mở được trung tâm thì toàn bộ đều sụp. hai tay kết hợp xuất vào mặt, tự nhiên định ngũ đạo quan. Thân như cây cung, quyền như tên, dây cung kêu lên chim rơi xuống. Thế nào gọi là đánh, thế nào gọi là cố, cố tức là đánh; ra tay đúng chỗ. Tính mưu tinh biến hóa, động chuyển dùng tinh thần, tâm độc là thượng sách, thủ túc mới thắng người. Thế nào gọi là chớp, thế nào gọi là tiến, tiến tức là chớp, chớp tức là tiến. Không cần xa mới cầu đẹp mắt, chỉ ngay trước mắt mà thôi. Tĩnh như xử nữ, động như sấm chớp. Vai khom thổ lực, khí thông lòng bàn tay, ý đạt trước đầu ngón; khí ra từ phàn điền. Dùng lực theo thực tế, thổ khí khai thanh, gặp đối thủ ra thế hai bên cùng giao đấu, đấu như mưa gió sấm chớp cùng kéo đến.


Long pháp

Long pháp có 6, gồm: thương hải long ngâm, vân long ngũ hiện, thanh long tham hải, ô long phan giang, thần long du không, thần long súc cốt. Đối với vật cũng vậy, có thể duỗi có thể co, có thể nhu có thể cương, có thể thăng có thể giáng, có thể ẩn có thể hiện, bất động như sơn nhạc, động như phong vân, vô cùng như thiên địa, hạo khí như tứ hải, huyền yếu như tam quang. Cơ hội để ra thế, suy xét đối thủ. Tĩnh như đợi động, trong động có tĩnh, lấy tiến làm thoái, lấy thoái làm tiến, trực xuất để nhập bên, tiến nghiêng để đánh thẳng. Thu cốt để xuất, thả lực để xuống. Thu cũng là phát, thả cũng là thu. Giáp dục thấu xương mà nhập hài, phát lực ý tại số xích gian.
Hổ pháp
Hổ pháp cũng gồm 6 pháp: mãnh hổ xuất lâm, nộ hổ kinh gầm, mãnh hổ sưu sơn, hổ đói dao đầu, mãnh hổ khiêu chương. Xét về tính linh, hổ khỏe mạnh và tinh tường, xung ngang đánh dọc, lưỡng trảo bài sơn, mãnh tiến mãnh thoái, trường niên đoản dụng, như phẫu thực, dao đầu, như mèo bắt chuột, chụp bắt trên đầu, cổ đãng chu thân, khởi thủ như cương tỏa, hạ thủ như câu gian, dùng thế rạch, ôm, đẩy, xé, chống, trầm thác phân ninh, co duỗi cúi ngửa, đầu húc người, tay đánh người, thân đẩy người, chân vồ người, bàn chân dẫm người, thần phải bức người, khí phải dọa người. Mượn pháp dễ thượng pháp khó, vẫn là thượng pháp đầu tiên. Người đấu võ không thể suy nghĩ, người suy nghĩ bước khó hành. Thà dạy suy tiến cũng không dạy tư lùi. Có ý không đới hình, đới hình tất không thắng. Như sinh long hoạt hổ, như gầm như rú, cốc như sơn dao. Tráng như chí khí long hổ, gặp đối thủ không hể nao núng, lẽ nào không thể thắng? Tóm lại, long hổ nhị pháp, khi ra thế không có thế định sẵn, thế như hổ bôn tam thiên, khí như long phi vạn dặm, lực hết khí không mất, ý mất thần liên. Phi khẩu thụ tâm vĩ, nói về ý lớn của võ thuật khó mà diễn đạt hết.


Con đường phát triển đúng đắn của Ý quyền

Con đường phát triển đúng đắn của Ý quyền, không ngoài tam quyền và long hổ nhị khí của cổ thế. Long hổ nhị khí là võ thuật, tam quyền là đánh võ. Người học tam quyền, tiễn, toàn, quả, tiễn quyền trong nhu ngoài cương có tĩnh lực (còn gọi là đỉnh lực), coi là hư, có tác dụng hàm xúc chờ phát ra.Toàn quyền trong cương ngoài nhu như bông bọc sắt, có lực đàn hồi, coi là thực, có tác dụng bị động phản kích. Quả quyền cương nhu tương tề, có kinh lực, coi là hóa, có tác dụng tự động. Dù kẻ địch có khác vạn lần, chỉ một kinh là bại. Cái gọi là khu đắc kỳ hoàn trung, đó là vô cùng.