kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Thân xác và linh hồn theo cái nhìn Công Giáo

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thân xác và linh hồn theo cái nhìn Công Giáo

    Vũ Văn An
    11/3/2009


    Thoạt nhìn, tâm lý học và đức tin khó có thể là bạn đồng hành, nhưng theo một ấn bản mới đây của một tập san chuyên nghiệp về tâm lý học, chúng có thể tương hợp với. Thực vậy, tâm lý học cần một quan niệm về con người nhân bản có khả năng mô tả chính xác thân xác và linh hồn ta là gì và chúng có liên hệ với nhau ra sao. Nó cũng chỉ hữu hiệu khi nhìn nhận rằng con người nhân bản có cả các thèm muốn tự nhiên lẫn siêu việt.

    Đó chính là khẳng định mở đầu của “Số về Công Giáo” mới được xuất bản bởi tập san “Xây Dựng: Một Tập San Của Hội Tâm Lý Học Kitô Giáo” (bộ 3.1). Số báo này được ủy thác cho Viện Các Khoa Học Tâm Lý (Institute for the Psychological Sciences [IPS]), một trường tâm lý Công Giáo hậu đại học tại Arlington, Virginia.

    Christian Brugger, cựu thành viên của IPS và hiện là giáo sư diễn giảng tại Chủng Viện Thần Học John Vianney, đảm nhiệm chức chủ bút cho số báo này và viết bài đầu tiên làm chủ đề cho nhiều đóng góp khác.

    Trong bài của mình, Brugger cho rằng xét vì mục tiêu của tâm lý học là giúp con người triển nở theo nghĩa sức khỏe tâm thần của họ, nên sẽ hữu ích nếu ta hiểu rõ bản chất của con người nhân bản bằng cách đặt nó trên căn bản một nền nhân học lành mạnh.

    Ông giải thích: là con người nhân bản, ta có thể vươn cao hơn các tri thức và xúc cảm của thân xác vì ta không phải chỉ là những hữu thể xác thân và khả năng lý luận của ta không phải là một cơ quan vật chất. Điều này có nghĩa: nền tâm lý học Kitô giáo bảo đảm tự do nhân bản cho việc tự lý luận và tự chọn lựa của họ, vì khả năng vô vật chất này không bị các định luật vật lý qui định theo nghĩa nhân quả. Cái nguy hiểm do việc các khoa học xã hội thế tục gần như đồng loạt bác khước bản chất vô vật chất của lý trí hệ ở chỗ này: không những việc bác khước này mở đường cho định mệnh thuyết triệt để mà nó còn bác bỏ cả chiều kích thiêng liêng của con người nhân bản nữa.

    Các phương thức trái ngược nhau

    Paul C. Vitz, một thành viên của IPS, nhấn mạnh tới một số khác biệt trong cách tiếp cận tâm lý học của Kitô Giáo đối với quan điểm thế tục trong một bài tựa là “Tái Quan Niệm Lý Thuyết Nhân Cách Theo Cái Nhìn Công Giáo”. Vitz cho rằng: sự giải thích của Kitô Giáo về nhân cách bắt đầu bằng việc giả thiết rằng Thiên Chúa hiện hữu và Người là Đấng mà ta có liên hệ. Nếu một tâm lý gia chấp nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa và chiều kích tôn giáo của cuộc đời, thì điều đó mang lại lợi điểm giúp họ đủ tư cách để điều trị khách hàng có tôn giáo một cách vừa trung thực vừa tôn trọng khách hàng nhiều hơn.

    Tuy nhiên, phần lớn các lý thuyết thế tục hiện nay về nhân cách có khuynh hướng duy giản lược (reductionist) và thường cho rằng kinh nghiệm tôn giáo và các lý tưởng luân lý là do các hiện tượng hạ đẳng ẩn tàng tạo ra. Như trong phương thức của Freud chẳng hạn, tình yêu bị giản lược thành thèm muốn nhục dục; thèm muốn nhục dục bị giản lược thành sinh lý học; và đời sống thiêng liêng hay các lý tưởng nghệ thuật bị giản lược thành những xung động nhục dục được thăng hoa.

    Theo Vitz, ngược với cái nhìn trên, phương thức Kitô Giáo có tính xây dựng (constructionist). Nghĩa là: phương thức này nhấn mạnh tới các khía cạnh cao hơn của nhân cách là các khía cạnh chứa đựng,và đôi khi tạo ra hay biến đổi các khía cạnh thấp hơn. Bởi thế, nó là phương pháp tổng hợp, mang mọi sự lại với nhau trong một mẫu mực tổng thể, trong khi phe duy giản lược quá vụ phân tích. Vitz nhìn nhận rằng phân tích đúng dĩ nhiên là điều cần phải có. Nhưng phần lớn nền tâm lý học hiện đại đã tự giam mình vào thứ phân tích có tính giản lược như trên, mà không hề có một quan niệm tổng thể nào về con người nhân bản.

    Vitz cũng nhấn mạnh tới sự tương phản khi nói tới lý thuyết nhân cách. Phần lớn phương thức thế tục coi nhân cách như một cái tôi hoàn toàn tự lập xa cách. Trong khi ấy, Kitô Giáo không coi độc lập là mục đích ở đời, thay vào đó đã nhấn mạnh nhiều tới vai trò chủ yếu của liên hệ. Ông bảo: “Kitô Giáo coi sự liên lập, và việc chăm sóc hỗ tương và tự ý chọn, đối với người khác, như là kiểu thức hàng đầu trong mối liên hệ của người trưởng thành”.

    Tái khám phá nhân đức

    Chủ trương phải có một quan điểm dựa trên nhân đức về con người là chủ đề của bài “Một Tâm Lý Học Công Giáo Tích Cực: Phương Thức Nhân Đức” của Craig Steven Titus và Frank Moncher, cũng thuộc IPS. Hai tác giả này quả quyết rằng các triết gia cổ điển như Aristốt đều xây dựng quan điểm tâm xã (psycho-social) của họ trên quan điểm lý thuyết nhân cách. Phương thức này khảo sát mối liên hệ tiềm ẩn giữa an vui tâm lý (psychological well-being) và sự thiện đạo đức vốn được biểu lộ nơi các nhân đức chính. Phương thức này ngược hẳn với một số cách tiếp cận tâm lý học của thế tục, là cách tiếp cận chỉ biết coi sức khỏe tâm thần như là không có bất ổn.

    Titus và Moncher nhận định rằng muốn được coi là lành mạnh về tâm lý hay có một nhân cách tốt, người ta cần có một mức độ căn bản trong từng nhân đức chính. Bởi thế, “tâm lý trị liệu Kitô Giáo có thể tìm cách không phải chỉ để giảm các triệu chứng mà còn để gia tăng các nhân đức đã thủ đắc được”.

    Frank Moncher còn viết riêng một bài trong đó ông khảo sát các hệ luận từ các tiền đề nhân học có tính đặc trưng Công Giáo đối với tâm lý học. Tựa bài đó là: “Các Hệ Luận Của Nhân Học Công Giáo đối với Lượng Định Tâm Lý Học” (Implications of Catholic Anthropology for Psychological Assessment). Theo ông, điều quan trọng là trong đầu óc mình, nhà tâm lý phải có một nền nhân học có tính thần học và triết học đầy đủ, khi lượng định một thân chủ. Họ cũng cần phải hiểu rõ thế giới quan và hệ thống giá trị của thân chủ ấy. Tuy nhiên, các phương pháp khám nghiệm và chữa trị xưa nay thường hay loại bỏ bất cứ kiến thức nào liên quan đến các thực tại siêu việt, các qui phạm luân lý, cái đẹp mỹ thuật cũng như phát triển nhân đức.

    Moncher cũng nhận định rằng cởi mở đối với nền nhân học Kitô Giáo là điều đặc biệt quan trọng khi người ta phải thi hành những trách vụ như lượng định các ứng viên muốn gia nhập hàng linh mục hay đời sống tu trì, hay tham gia các tòa án Công Giáo để quyết định tính thành sự của các cuộc hôn nhân và khả năng của người phối ngẫu trong việc tự do ưng thuận kết hôn và ưng thuận trọn vẹn.

    Ơn gọi

    Trong bài “Các Hệ Luận của một Nhân Học Công Giáo đối với việc Khai Triển một Phương Thức Công Giáo cho Tâm Lý Trị Liệu”, các thành viên khác của IPS là Bill Nordling và Phil Scrofani đã khảo sát xem phương thức Công Giáo có nghĩa gì đối với người hành nghề. Hai tác giả này giải thích tại sao ý niệm ơn gọi lại hữu ích khi đem áp dụng vào nghề làm nhà trị liệu chuyên nghiệp. Họ viết: “Đối với một Kitô hữu, làm nhà trị liệu có thể là một cách đáp lại ơn gọi độc đáo của Chúa muốn mình cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho các thân chủ đang đau khổ”. Dưới ánh sáng này, nhiệm vụ của nhà trị liệu không chỉ bao gồm các mối tương quan chữa trị với thân chủ, mà còn là một mối tương quan vượt quá bên kia nghề nghiệp nữa. Theo hai tác giả này “Coi nghề mình chọn như một ơn gọi bản thân sẽ khuyến khích ông không những giữ được đạo đức nghề nghiệp một cách có lương tâm mà còn thực hành nghề nghiệp ấy phù hợp với các nguyên tắc đạo đức Công Giáo nữa”.

    Quan niệm làm nhà trị liệu trên căn bản ơn gọi này cũng sẽ thúc đẩy khi khó làm việc với một thân chủ hay khi đòi phải hy sinh thì giờ hay tiền bạc. Ý niệm ơn gọi không những sẽ hướng dẫn cái hiểu của nhà trị liệu về thân chủ và cách điều trị, nhưng còn điều hướng ông trong việc hiểu rằng thân chủ ấy vốn nằm trong một gia đình, một nền văn hóa và một truyền thống đức tin đặc thù. Nordling và Scrofani nhận định rằng “Một phương thức tâm lý trị liệu như thế chứng tỏ được lòng kính trọng sâu xa đối với tính đa dạng bằng cách bắt đầu với nguyên tắc căn bản sau đây: thân chủ là một con người độc đáo, không có người thứ hai, vì đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Thêm vào đó, xét cho cùng, đây là một mệnh lệnh luân lý cho phép thân chủ được quyền tự do đưa ra các lựa chọn phù hợp với lương tâm”.

    Trong phần kết luận, hai tác giả trên nhấn mạnh rằng không nên quan niệm một phương thức tiếp cận tâm lý trị liệu có hiểu biết về nhân học như thế là trái với khoa học và tâm lý học. Cho nên, phải chọn các phương pháp chữa trị dựa vào việc cân nhắc tính hiệu năng từng được chứng nghiệm của chúng. Dĩ nhiên, họ nhìn nhận rằng tập chú hàng đầu của nhà trị liệu vẫn phải là việc vận hành tâm lý của thân chủ, cho nên phải dành các vấn đề có tính đặc thù thiêng liêng hơn cho hàng giáo sĩ và các vị linh hướng.

    Xét chung, tập san trên đã cung cấp khá nhiều ý tưởng khiến người ta phải suy nghĩ về việc một nền nhân học dựa trên căn bản Kitô Giáo đã có thể cung cấp cho ta các hiểu biết sâu sắc ra sao về thân phận con người.

    __________________________________________________ ____________________

    Có thể đọc số báo trên tại trang mạng

    http://christianpsych.org/wp_scp/wp-...ication-31.pdf
    Last edited by bình minh; 08-05-2011 at 10:43 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 20-10-2022, 08:20 AM
  2. BÍ MẬT THÚ VỊ VỀ LINH HỒN LUYỆN NGỤC
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 28-04-2011, 10:26 PM
  3. đức Phật và tương lai phật giáo
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 08-04-2011, 06:47 PM
  4. Luyện Bùa Ma -Hùng Sơn
    By nghichngom85 in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 26-03-2011, 11:42 AM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •