kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Ðề tài: Về việc Tám vạn bốn ngàn pháp môn.

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Smile Về việc Tám vạn bốn ngàn pháp môn.

    Một đoạn kinh trong bài kinh Mahāparinibbānasutta (kinh Đại Niết Bàn), trước khi sắp tịch diệt Niết Bàn, Đức Phật gọi Đại đức Ānanda đến và dạy rằng:

    - Này Ānanda, trong số các con, nếu có người nghĩ rằng: Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn rồi, chúng ta sẽ không còn vị Tôn sư nữa (natthi no satthā), thì các con chớ nên nghĩ vậy.

    Đức Phật dạy rằng:

    “Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā” .

    “Này Ānanda, Chánh Pháp nào Như Lai đã thuyết, Luật nào Như Lai đã chế định ban hành, khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, Pháp và Luật ấy là vị Tôn sư của các con”.

    Trong chú giải bài kinh Đại Niết Bàn này dạy rằng:

    Dhammo: Chánh pháp đó là gồm toàn Tạng Kinh và Tạng Vi Diệu Pháp.
    Vinayo : Luật đó là toàn Tạng Luật.

    Phân tách theo pháp môn

    Tạng Luật có 21.000 pháp môn
    Tạng Kinh có 21.000 pháp môn
    Tạng Vi Diệu Pháp có 42.000 pháp môn

    Trọn bộ Tam Tạng có tất cả là 84.000 pháp môn.

    Trong chú giải này, Đức Phật giải thích rằng:

    “Iti imāni caturāsītidhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho pana dāni ekakova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute, imāni caturāsītidhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsisanti” [9].

    “Như vậy, 84.000 pháp môn này vẫn tồn tại, chỉ có một mình Như Lai tịch diệt Niết Bàn. Thật ra, bây giờ chỉ có một mình Như Lai giáo huấn, dạy dỗ các con; khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, 84.000 pháp môn này sẽ giáo huấn, dạy dỗ các con”.


    Căn cứ vào những đoạn kinh và chú giải trên; hiện nay, Đức Phật chính là Pháp và Luật hoặc 84.000 pháp môn. Mỗi pháp môn chính là một vị Tôn sư giáo huấn, dạy dỗ người đệ tử chúng ta. Sở dĩ, có nhiều pháp môn như vậy là để cho phù hợp với căn duyên của mỗi đệ tử chúng ta. Ví như mỗi loại thuốc để cho phù hợp với căn bệnh của mỗi bệnh nhân.

    ----------------------------------
    Chú giải Kinh Đại Bát Níp Bàn.
    Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, kinh Mahāparinibbānasuttavaṇṇanā.

    Nguồn tham khảo của Tuệ Bảo :
    http://www.viet.net/anson/uni/u-nent...b-03.htm#_edn9
    Tức quyển Tisarana (Cẩm nang quy y Tam Bảo của Sư Hộ Pháp)

    Thân ái.
    rose4rose4rose4
    Namo Tassa Bhagavato Arahato SammàSambuddhassa
    :prayingprayingpraying:2

  2. #2

    Smile

    Cho đến ngày nay, dường như 84 ngàn Pháp Môn là một khái niệm diễn tả sư đa chiều thiện xảo của Phật Giáo. Chưa ai thống kê những Pháp Môn này.
    Theo như Tuệ Bảo cảm nhận (có thể chưa chính xác hoàn toàn), Đức Phật trong tam tạng chỉ diễn bày Sự Thực (cả chế định và chân đế), Ngài không ràng buộc một cách cứng nhắc vào bất cứ một phương pháp gì.
    Vậy dựa vào tiêu chuẩn nào cho khái niệm Pháp Môn ????
    Nếu chỉ đơn thuần đoạn văn trên dẫn ra là chú giải Kinh Bát Níp Bàn thì không gây thắc mắc. Tuy nhiên, với đoạn Phật ngôn:

    “Iti imāni caturāsītidhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho pana dāni ekakova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute, imāni caturāsītidhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsisanti” [9].

    “Như vậy, 84.000 pháp môn này vẫn tồn tại, chỉ có một mình Như Lai tịch diệt Niết Bàn. Thật ra, bây giờ chỉ có một mình Như Lai giáo huấn, dạy dỗ các con; khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, 84.000 pháp môn này sẽ giáo huấn, dạy dỗ các con”.


    Ở nơi đây, nếu có thời gian, mọi người cũng nên ra sức tìm hiểu để hiểu được phần nào dù là nhỏ nhoi trong cái tinh hoa nơi lời dạy của Đức Thế Tôn.

    Thân ái.
    Last edited by tuebao.theravada; 08-05-2011 at 02:50 PM.
    Namo Tassa Bhagavato Arahato SammàSambuddhassa
    :prayingprayingpraying:2

  3. #3

    Mặc định

    Bạn nói chính xác .
    Tuy nhiên cần nói thêm . 84000 pháp môn này thực chỉ nói đi nói lại Tứ Thánh Đế bằng nhiều cách nói khác nhau mà thôi .
    Vì sẽ có người hiểu lầm là có 84000 giáo lý và trong đó một phần có Tứ Thánh Đế.

  4. #4

    Smile

    Đúng vậy, bạn Zelda nói đúng. Tuệ Bảo cũng đề cập đến một ý mà Tuệ Bảo nghĩ là nguyên nhân khiến nhiều người thắc mắc, hiểu lầm .
    Tại sao Thế Tôn lại nói 84000 pháp môn ? Tại sao Ngài không nói 80 ngàn , 100 ngàn hay một con số khác hoặc là vô số pháp môn
    Svakkhato Dhammo , Pháp do Phật thuyết tuyệt hảo ở ba chặng đầu, giữa, cuối. Văn cú, nghĩa lý rõ ràng sáng sủa, không mập mờ.
    Vậy ở đây, bạn Zelda hay bạn khác có cách hiểu nào với con số 84000 hay không ?
    Mong được chia sẻ.
    Thân ái.
    Namo Tassa Bhagavato Arahato SammàSambuddhassa
    :prayingprayingpraying:2

  5. #5

    Mặc định

    Các bạn thân mến, tình cờ lang thang trên mạng, tôi tình cờ gặp một bài viết khá thú vị về vấn đề này, xin được phép giới thiêu cùng các bạn (nguồn http://bsphamdoan.wordpress.com/ph%E...ngan-phap-mon/)

    - Có chăng tám vạn bốn ngàn pháp môn?
    Hầu như tất cả các phật tử Việt nam và các phật tử thuộc Phật giáo “phát triển” đều tin chắc vào một nhận thức có tính “tiền đề” rằng:

    Đạo Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn!

    Nghĩa là Đạo Phật có vô số tông phái, tất cả đều có khả năng hướng dẫn con người đến giải thoát tuyệt đối.

    Đây quả là một vấn đề “nhạy cảm” mà các bậc tôn túc rất ngại đem ra thảo luận.

    Có chăng có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn khác nhau có thể đạt được giải thoát? hay nói cách khác rõ ràng hơn:

    Có một chánh pháp của Đức Phật Gautama hay có đến tám vạn bốn ngàn chánh pháp của Đức Phật Gautama?

    Lúc Đức Phật còn tại thế và trong suốt thời kì Đạo Phật còn hưng thịnh có lẻ chẳng ai đặt ra câu hỏi này, nhưng bây giờ (ngàn năm thứ ba sau Phập nhập diệt) khi Đạo Phật đã bị xuyên tạc, đã suy tàn và sắp hoại vong thì đây là lúc mà vấn đề rất cần được thảo luận nghiêm túc.

    Ngôn ngữ kinh điển Phật giáo dùng cụm từ “tám vạn bốn ngàn” để tượng trưng, ám chỉ tính đa dạng hoặc một con số rất nhiều, như: 84.000 đại kiếp, 84.000 năm, 84.000 thị nữ, 84.000 cỗ xe, 84.000 con voi, 84.000 con bò, 84.000 chén bạc, 84.000 thước vải v.v. Đây chỉ là một thành ngữ phổ thông tại Ấn Độ trong thời đó, là cách nói tổng quát để chỉ một số lượng rất lớn.

    Tìm trong kinh tạng Nikaya không thấy đề cập đến tám vạn bốn ngàn pháp môn. Chỉ duy nhất trong Kinh Tiểu Bộ, đoạn trưởng lão Ananda thương tiếc hồi tưởng lại sau khi Phật nhập diệt (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1024, Tiểu Bộ).

    Thanissaro dịch từ Pali:

    82,000 Teachings from the Buddha

    I have received;

    2,000 more from his disciples;

    Now, 84,000 are familiar to me.

    Thích Minh Châu dịch từ Pali:

    Ta nhận từ đức Phật,

    Tám mươi hai ngàn pháp,

    Còn nhận từ Tỷ-kheo,

    Thêm hai ngàn pháp nữa,

    Tổng cộng tám tư ngàn,

    Là pháp ta chuyển vận.

    Luận sư Buddhaghosa, trong Chú Giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích “pháp” ở đây được hiểu như là “pháp uẩn” (dhammakhandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.

    Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn?

    Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

    29. Tôi đã học tám mươi hai ngàn từ đức Phật, hai ngàn từ vị tỳ khưu (Sāriputta), tổng cộng các pháp này là tám mươi bốn ngàn.

    30. Trong Tạng Luật có hai mươi mốt ngàn Pháp Uẩn, trong Tạng Kinh có hai mươi mốt ngàn Pháp Uẩn, và trong Tạng Vi Diệu Pháp có bốn mươi hai ngàn Pháp Uẩn.

    Như thế, bằng cách giải nghĩa theo Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần riêng biệt.

    Trong trường hợp này, bài kinh có một chủ đề (anusandhika) thì tính một Pháp Uẩn, bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi Diệu Pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần.

    (Trích từ: Diệu Pháp yếu lược, bản Việt dịch của tì kheo Indacanda)

    Như vậy trong lịch sử Đạo Phật có lẽ là đã có sự lầm lẫn giữa hai từ “pháp môn” với “pháp uẩn”. Qua sự giải thích trên đây chúng ta có thể hiểu rằng Pháp môn giải thoát của Đức Phật là một pháp môn duy nhất được giảng dạy chi tiết bằng một giáo pháp đồ sộ đề cập đến rất nhiều pháp uẩn tức các chủ đề, vấn đề, khía cạnh, chi tiết v.v… chứ không phải gồm vô số các pháp môn khác nhau.

    Ai cũng biết, văn minh Ấn Độ là nền văn minh thật uyên thâm và thật đồ sộ, nó đã sản sinh rất nhiều các triết lý, tôn giáo, pháp môn. Người dân Ấn, nói chung, rất tự hào về sự phong phú của các triết lý, tôn giáo và các pháp môn đã hình thành trên đất Ấn. Vì thế có lẽ câu nói “Có tám vạn bốn ngàn pháp môn đưa đến giải thoát” là của người Ấn theo các pháp môn khác nhau của Ấn giáo. Cách nói này diễn đạt niềm tự hào của người dân Ấn với cách ẩn dụ rất đặc trưng của họ khi dùng “tám vạn bốn ngàn” để chỉ một con số rất nhiều. Người Ấn hiện giờ vẫn tin rằng Đức Phật Gautama cũng chỉ là một trong những hóa thân của thần Vishnu và với quan điểm như thế thì Đạo Phật cũng chỉ là một trong số nhiều pháp môn (bốn vạn tám ngàn) đã sinh ra từ nền văn minh Ấn Độ. Đó là góc nhìn của Ấn Độ giáo về Đạo Phật, còn từ góc độ của một Phật tử, chúng ta phải phân biệt giữa tám vạn bốn ngàn pháp môn giải thoát của nền văn minh Ấn Độ, chỉ có pháp môn của Đức Phật Gautama là đỉnh cao kì đặc hiếm hoi trong lịch sử. Giải thoát của Đạo Phật là một giải thoát rốt ráo, vượt ra khỏi các tầng trời, vượt ra khỏi cả tam giới. Phật pháp là pháp bảo, là duy nhất trong thời đại của ngài và có lẽ cho mãi đến tận bây giờ!

    Cũng phải biết rằng, Đức Phật Gautama là người duy nhất chứng quả chánh đẳng chánh giác, với Toàn giác trí hay Nhất thiết trí (Sabbannuta nana). Quả vị A La hán của ngài là tối cao và khác hẳn quả vị a La Hán của các đệ tử đương thời và về sau. Càng về những ngàn năm sau, tính từ khi Phật nhập diệt, quả vị A La hán càng giảm chất lượng cho đến cuối cùng không còn ai chứng A La Lán nữa. Nói như vậy nghĩa là một vị tu sĩ đời sau, dù có thực sự chứng đắc đi nữa, cũng không thể có khả năng tạo dựng một pháp môn thay thế. Khó có thể tin rằng có một pháp môn nào, sau khi Đức Phật Gautama nhập diệt, có thể thay thế cho giáo pháp của ngài.

    Có quan điểm cho rằng Đức Phật nói Pháp ở nhiều tầng trời nên có rất nhiều pháp môn khác nhau hoặc vì căn tạng khác nhau nên có nhiều pháp môn khác nhau. Việc học pháp trên các cõi trời ra sao thì không thấy kinh sách ở cõi người bàn tới, ở đây xin giới hạn việc thảo luận trong lãnh vực cõi người. Có phải vì chúng sanh có nhiều căn cơ khác nhau nên Đức Phật có nhiều pháp môn khác nhau (mà chánh tạng kinh điển quên không ghi lại)? Trong suốt tam tạng kinh điển ta biết Đức Phật đã từng tiếp xúc với đủ loại hạng người, ngài giáo thuyết bằng những bài kinh khác nhau. Trong từng trường hợp, rõ ràng là chỉ khác nhau về cách lí luận, cách thuyết phục, đề tài, lãnh vực, chi tiết…tức là chỉ khác nhau về pháp uẩn. Còn suốt giáo pháp chỉ thuần một vị, thống nhất ở giáo trình Giới-Định-Tuệ.

    Nếu thực sự Đức Phật đã dạy những “pháp môn” khác nhau thì các “pháp môn” khác nhau này phải có thể đạt đến cùng một cứu cánh giải thoát như nhau. Sự khác biệt giữa Đạo Phật và các tôn giáo tại Ấn Độ chủ yếu vẫn là “nội dung” và “chất lượng” trong khái niệm giải thoát. Đức Phật đã chứng minh sự giải thoát của ngài là rốt ráo, còn giải thoát của các tôn giáo đương thời là không rốt ráo (vì còn kẹt lại ở các tầng trời). Vấn đề là làm sao biết rằng sự giải thoát này, các tầng bậc này, các quả vị này, chính là những trạng thái mà Đức Phật đã từng đạt được và hướng dẫn các A La Hán đệ tử cùng đạt được. Làm sao phân biệt? Rất khó! ngoại trừ khi có những tiêu chuẩn xác định. Kinh điển Nikaya còn ghi lại những tiêu chuẩn để xác định những tầng Định (Jhana) những tầng Tuệ (Vipassana) rất rành mạch. Kinh điển Nikaya còn ghi lại chuẩn mốc và nội dung của các quả vị. Cho nên nếu phủ nhận các quả vị , và không lấy chánh tạng (còn lưu lại) làm chuẩn mực, thì quả là không còn cách nào để biết rằng đây có phải là chánh pháp của Đạo Phật Gautama hay không.

    Cùng xuất phát từ nền văn minh Ấn Độ, tuy nhiên Đạo Phật không phải là một đạo lớn và các tôn giáo khác tại Ấn Độ không hẳn là những tôn giáo nhỏ. Bài viết không cố chứng minh Đạo Phật là lớn và Đạo khác là nhỏ. Cũng không chứng minh chánh pháp của Đạo Phật là có giá trị và chánh pháp của các đạo khác là ít giá trị. Tất cả chỉ là muốn đặt vần đề đâu là chánh pháp của Đạo Phật Gautama? và đâu có thể không phải là chánh pháp của Đạo Phật Gautama! Con đường tìm đến sự tiến hóa tâm linh, tìm đến giải thoát là rất khó. Trong lịch sử thế gian đã từng có rất nhiều con đường được vạch ra với đích đến giải thoát khác nhau. Riêng Đức Phật Gautama, con người siêu việt hiếm hoi trong lịch sử, đã tìm được con đường giải thoát rốt ráo mà ngài gọi là con đường chánh. Vì thế phân biệt cho đúng đâu là con đường chánh tức chánh pháp của Đạo Phật là việc rất cần thiết. Việc này rất khó cho một người mới đang tìm đạo và càng khó hơn nữa nếu vị này đã từng cột buộc vào một tôn giáo, một tông môn, hay một giáo phái nào trước đây rồi. Trong trường hợp thứ hai, sự nhận ra chánh pháp có thể dẫn tới sự tự phủ định chính mình và những mối liên hệ xung quanh, và việc này đối với bãn ngã của từng con người là khó có thể chấp nhận được.

    Chánh pháp của Đạo Phật được xác nhận không phải vì tên gọi của nó, không phải vì nó tôn xưng Đức Gautama là giáo chủ, không phải là vì giáo thuyết của nó có sử dụng ngôn ngữ và khái niệm của Đạo Phật, không phải vì những hứa hẹn giải thoát suông. Gọi là Chánh pháp của Đức Phật Gautama khi nó có Pháp học và Pháp hành rành mạch, cụ thể, thực sự hiệu quả. Gọi là chánh pháp của Đạo Phật khi nó có thể dẫn người Phật tử lần lượt chứng đạt các quả vị và cuối cùng là chứng đạt Níp bàn (Nibbana) với quả vị A La Hán (Arahanta). Trong chánh pháp, các bậc đạo sư có thể thay đổi chút ít về pháp hành, nhưng không đạo sư nào dám thay đổi nội dung của của Quả vị hay Níp bàn. Có thể người Phật tử, vì những thiện nghiệp (parami) của mình chưa chín đủ, nên không thể đi hết Đạo lộ để đạt sự chứng ngộ cuối cùng. Nhưng khi buớc vào Đạo lộ của chánh pháp, người ta luôn an tâm vì thấy rõ những giai đoạn thứ tự của hành trình tu tập, người ta cũng biết mình đang ở vào giai đoạn nào hay mức độ nào của sự tu tập. Từ mức độ nhập lưu trở đi, Đạo Phật có thể coi như khác biệt và phân biệt hoàn toàn với các tôn giáo khác trong nền văn minh Ấn Độ. Dưới mức đó (nhập lưu), Đạo Phật có thể giống như các tôn giáo khác ở điểm này hay điểm kia. Cho nên chánh pháp của Đạo Phật chỉ dễ được nhận ra ở đỉnh cao của nó.

    Sau lần kiết tập thứ ba năm 244 trước công nguyên thì Đạo Phật đã không còn nguyên vẹn vì mâu thuẫn tư tưởng nội bộ. Năm 1199 , khi đoàn quân Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ kéo đến tàn sát Nalanda và thiêu hủy toàn bộ kinh sách tại đây thì Đạo Phật đã thực sự suy vong. Tính từ thời điểm đó đến nay, chúng ta sẽ quá vô tâm, nếu không nhận ra rằng Đạo Phật đang trong hồi mạt pháp. Và nếu tin rằng Đạo Phật đang trong hồi mạt pháp thì khó có thể tin rằng cứ mỗi vài năm lại có một “pháp môn” của Phật ra đời (không kể rất nhiều những pháp môn khác đã ra đời trong quá khứ) cùng với hiện trạng vô số pháp môn là vô số chùa chiền, thiền đường to lớn nguy nga được dựng lên. Hiện nay có quá ít nguồn thông tin đề cập và thảo luận thẳng thắn tới vấn đề quan trọng này. Một phần, vì những bậc tôn túc có trách nhiệm đặt vấn đề, lại thuộc về thiểu số. Một phần rất muốn phát biểu nhưng sợ bị kết án phá hoại sự hòa hợp tăng. Một phần có lẽ vì chính Đạo Phật đang kiệt sức trong ngày tháng suy vong của mình!

    Chúng ta đang ở vào một thời điểm đặc biệt của nền văn minh nhân loại. Mọi thứ đều phát triển nhanh chóng. Mọi thứ đều thay đổi, đặc biệt là về sự nhảy vọt trong nhận thức của con ngươi. Thông tin được truyền đi và trao đổi nhanh chóng. Thông tin rất dễ truy tìm và rất dễ kiểm chứng. Đối với những người còn đang phân vân trong sự lựa chọn các pháp môn, thì đây là lúc nên bỏ chút thì giờ để tìm câu trả lời thỏa đáng cho nghi vấn:
    Phải chăng Đạo Phật thực sự của Đức Phật Gautama có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn? Đây là một vấn đề bức bách của rất nhiều người khát đạo đang phân vân tìm đạo. Đây cũng là vấn đề trách nhiệm đối với thế hệ trẻ. Từ trải nghiệm đau đớn của nhiều người, bài viết này là một chia sẻ nghiêm túc và chân thành, không phải “phá hoại” hay chỉ là “hí luận nhàn đàm”!

    Minh Triết

    (16/04/09)

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tuebao.theravada Xem Bài Gởi
    Đúng vậy, bạn Zelda nói đúng. Tuệ Bảo cũng đề cập đến một ý mà Tuệ Bảo nghĩ là nguyên nhân khiến nhiều người thắc mắc, hiểu lầm .
    Tại sao Thế Tôn lại nói 84000 pháp môn ? Tại sao Ngài không nói 80 ngàn , 100 ngàn hay một con số khác hoặc là vô số pháp môn
    Svakkhato Dhammo , Pháp do Phật thuyết tuyệt hảo ở ba chặng đầu, giữa, cuối. Văn cú, nghĩa lý rõ ràng sáng sủa, không mập mờ.
    Vậy ở đây, bạn Zelda hay bạn khác có cách hiểu nào với con số 84000 hay không ?
    Mong được chia sẻ.
    Thân ái.
    Nếu đã hiểu rõ là 84000 pháp môn nhưng thực ra vẫn là Tứ Thánh Đế thì như vậy là đủ .
    Thật sự là chúng ta không rãnh rỗi đến nổi để đi đếm .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  7. #7

    Mặc định

    Hoa Sen nghĩ là nên gọi Pháp Uẩn chứ không gọi pháp Môn, vì Uẩn là nhóm, tập hợp phù hợp với cách tổng hợp như trên hơn, pháp môn sẽ hiểu theo nghĩa riêng biệt từng cái như pháp môn thiền định, pháp môn thiền quán, pháp môn tịnh độ, pháp môn mật pháp...

    Tạng Luật có 21.000 pháp uẩn
    Tạng Kinh có 21.000 pháp uẩn
    Tạng Vi Diệu Pháp có 42.000 pháp uẩn

    Trọn bộ Tam Tạng có tất cả là 84.000 pháp uẩn.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  8. #8

    Mặc định

    Đúng như bạn nói, tuy nhiên gọi pháp môn cũng được không sao cả nhưng ta nên hiểu là pháp giáo huấn để khai ngộ chân tâm, chứ không phải là 84 vạn pháp hành để giác ngộ giải thoát.

    Vì nếu ta hiểu chữ "pháp môn" theo đúng nghĩa của nó, tức là chỉ cần lấy bất kể một bài tụng nào trong tạng kinh chẳng hạn rồi tụng miết cũng đắc quả thành Phật sao?

    Nếu không chấp vào từ ngữ tương đối thì có thể nói pháp môn, nhưng không thể coi như là có 84 vạn pháp hành, mà mỗi pháp đều có thể nương theo để đạt đến mục đích tối hậu trong đạo Phật.

    Nếu thực sự có tới 84 vạn pháp môn, được hiểu là pháp hành để đắc quả thành Phật, thì hơn 2500 năm nay, chúng ta đâu chỉ có mỗi một vị Phật đắc quả. Đừng nói những vị Phật "đã thành," mà nên nói nương theo "pháp môn" mà thành Phật. Cũng không cần phải nói thành Phật chi cho lâu tới muôn a tăng tỳ kiếp, chỉ cần đắc quả vô sanh thôi, có bao nhiêu pháp hành có thể dẫn đến đắc quả vô sanh?

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguyenxa Xem Bài Gởi
    Cũng không cần phải nói thành Phật chi cho lâu tới muôn a tăng tỳ kiếp, chỉ cần đắc quả vô sanh thôi, có bao nhiêu pháp hành có thể dẫn đến đắc quả vô sanh?
    Có một pháp hành duy nhất thôi! Đó là Trung Đạo.

  10. #10

    Mặc định

    Trung đạo là con đường có thể đi đến giải thoát giác ngộ, là bát chánh đạo, dùng phương tiện gì để đi trên con đường đó mà không rơi khỏi nó, không vượt bên này, không thoát bên kia, phương tiện đó là pháp hành chân chính.

    Nói cách khác, một pháp hành chân chính có thể nương vào để giác ngộ giải thoát lúc nào cũng phải có trung đạo làm tiêu chuẩn. Nếu dùng trung đạo là tiêu chuẩn, pháp đó là pháp không chấp vào sắc tướng "vì rời lìa tất cả các tướng đó mới chính là chư Phật, nếu trong lòng chấp tướng thời chính là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ, giả," và "vì phàm hễ có tướng đều là hư vọng cả."

    Pháp hành chân chánh ấy cũng không chấp vào các uẩn, không chấp vào tưởng uẩn là có một thế giới, cảnh giới, vì tất cả thế giới hay cảnh giới, cho dù "là cõi tam thiên, đại thiên, cũng chẳng phải là thế giới mà chỉ là một hiệp tướng." Chẳng phải chính Đức Phật đã giảng giải tất cả các cảnh giới thế giới ấy vì chỉ là một hiệp tướng, cho nên dù có tồn tại đi nữa cũng không thoát khỏi sự chi phối của quy luật vô thường, sẽ bị đoạn diệt. Đó không phải là mục đích mà đạo Phật chân chính muốn hướng tới.

    Một pháp hành chân chính nói cho cùng cũng chỉ là pháp phương tiện để hướng đến mục đích rốt ráo là giác ngộ, giải thoát. Do vậy, ta cũng không nên chấp vào pháp hay phi pháp, vì tất cả cũng chỉ là một tiến trình sẽ có lúc bị đoạn diệt.

    Nơi dừng của tất cả các tiến trình ấy, điểm dừng của tất cả các pháp là Niết Bàn. Nhưng thậm chí cả Niết Bàn cũng chỉ là một trạm xe cuối cùng trong Bảy Trạm Xe, tâm đạo cuối cùng sẽ đi qua cả trạm xe Niết Bàn ấy để nhập diêt tận định.
    Last edited by nguyenxa; 28-02-2012 at 09:50 PM.

  11. #11

    Mặc định

    đúng vậy, nếu dùng từ pháp môn thì sẽ chỉ ra có quá nhiều cách để giải thoát đâu cần theo thiền minh sát để chứng Tứ quả đâu? chính vì hiểu có 84000 pháp hành khác nhau nên thời nay rất nhiều người tin tưởng vào nhiều cách tu hành mà không thể ngờ rằng họ đang đi xa con đường giải thoát thật sự mà Đức Phật chỉ dạy ngày xưa. Mừng rằng ngày nay còn có các bậc Thượng toạ, Hoà thượng, Đại đức tu hành theo truyền thống xưa cũ của Đức Phật nên chúng ta là người hậu học có duyên may được hưởng đôi phần Chánh truyền.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  12. #12

    Mặc định

    tu thôi... tu rồi sẽ thông...
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  13. #13

    Mặc định

    "Này chư Tỳ khưu, không thiên về hai biên kiến ấy, Như Lai đã hành theo pháp hành Trung Đạo, nên đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế bằng trí tuệ Siêu tam giới, làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ Siêu tam giới phát sinh, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

    Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là pháp hành Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế (bằng trí tuệ Siêu tam giới), làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ Siêu tam giới phát sinh chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn"

    Hãy nhìn vào chân tướng của tất cả những lời Đức Phật nói, không thoát đi đâu ra khỏi Khổ và Diệt khổ. Diệt khổ là Trung Đạo.
    Thiền minh sát chỉ là phương tiện để đạt được Trung Đạo. Và mọi phương tiện cũng chỉ nhằm đạt đến Trung Đạo. Nếu pháp hành phương tiện Minh sát làm cho ta càng thêm ngã mạn, hoặc đau khổ, mệt mỏi, không đưa đến sự Diệt khổ thì Minh sát cũng đã trở thành biên kiến và không còn đúng đắn nữa.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Workerbee Xem Bài Gởi

    Thiền minh sát chỉ là phương tiện để đạt được Trung Đạo. Và mọi phương tiện cũng chỉ nhằm đạt đến Trung Đạo. Nếu pháp hành phương tiện Minh sát làm cho ta càng thêm ngã mạn, hoặc đau khổ, mệt mỏi, không đưa đến sự Diệt khổ thì Minh sát cũng đã trở thành biên kiến và không còn đúng đắn nữa.
    Cám ơn bạn hoasenngancanh nhắc nhỡ chúng ta hơi lạc đề, nhưng cũng không sao vì vẫn nằm trong đàm luận pháp môn, pháp hành.

    Bạn workerbee thân mến, trung đạo là pháp hành cũng được, nói nôm na như vậy cũng không sao.

    Tuy nhiên, thiền minh sát là thiền xả ly. Đã là xả ly, chứ không phải lấy vào, không chấp thêm, thì làm sao có thể "tăng thêm ngã man, hoặc đau khổ, mệt mỏi" như bạn nói. Xả ly nói nôm na tức là đem tất cả đồ trong nhà bỏ ra ngoài, dù là đồ đẹp (tăng ngã mạn), hay đồ rác (làm cho đau khổ, mệt mỏi), thậm chí là những suy nghĩ tốt đẹp về pháp, hành giả minh sát cũng "bỏ" ra hết, cũng chỉ xem quán, thấy, tất cả chỉ là tiến trình của thân tâm. Đã là dọn bỏ tất cả ra ngoài thì làm gì còn nhân tố gì để tăng ngã mạn, đau khổ như bạn nói.

    Thiền minh sát là thiền quán, để loại bỏ các tiến trình của danh và sắc, mà con người ta thường hay đồng hóa những tiến trình này với cái ta, cho rằng đó là ngã, là của ta. Những điều bạn nói là hoàn toàn ngược lại với kết quả của tất cả những hành giả hành pháp thiền này.

    Bạn nói như thế cũng tương tự như một người nói về Thái Cực Quyền như thế này, "càng tập thái cực quyền, sẽ càng làm cho người ta tăng thêm sự cứng cáp của cơ thể như là những môn ngạnh công chẳng hạn, càng tập thái cực quyền càng làm cho người ta hung hăng háu đánh hơn, dữ dằn hoặc càng thích tỷ võ với người khác hơn..."

    Không ai càng tập Thái Cực Quyền lại càng như vậy cả, vì nguyên lý của thái cực quyền là nhu công cho cả 3 thân, ý, lực. Cũng thế, không ai hành thiền minh sát một cách nghiêm túc tinh tấn, mà lại càng tăng thêm ngã mạn, và đau khổ cả. Cho dù người ta có "dữ dằn, kênh kiệu, ngã mạn" như thế nào đi nữa, nếu đã hành minh sát đúng đắn dưới sự chỉ dẫn của các thầy thiền sư tại các thiền viện, cho dù chưa vào được các tuệ nào, cũng có thể biến đổi cải thiện rất nhiều tâm thức của người ấy. Hiện nay, có nhiều nước, Ấn Độ là nước đầu tiên, người ta đã đem thiền minh sát dạy cho những tù nhân, tội phạm, những người cùng hung cực ác, lầm lạc trong cách nghĩ, cách sống tưởng chừng như khó có thể thay đổi họ. Kết quả và những trắc nghiệm cho thấy đa số họ đã có nhiều thay đổi vô cùng tích cực.

    Bạn có thời gian, nên đọc thêm cho kỹ về minh sát, nếu được mong bạn đến các thiền viện để thực hành minh sát, rồi xem kết quả có giống như bạn nghĩ không (ps: dĩ nhiên cũng như bạn nói, là đừng thực hành một chút xíu cho dù là vài bữa nửa tháng hay một năm, lại chạy vòng vòng chỗ khác tập thêm chút xíu nữa rồi nhập tụ :call_me: với nhóm minh sát luận, tuệ luận, nhập lưu luận, để bàn bạc thảo luận xem ai trong nhóm đã đạt tuệ nào :shame_on_you:, hay xem ai là người có chữ VẠN 卍 xuất hiện trên ngực, ai đã là thánh ai vẫn còn là phàm phu, có biết nhập định an chỉ hay chưa green3, nhập được bao lâu, trình độ sơ thiền hay tứ thiền... Chắc chắn là bạn không bao giờ làm như vậy).

    Mình thành tâm xin lỗi bạn nếu những ý kiến của mình làm cho bạn hơi phiền lòng hoặc không đúng ý của bạn, kính mong bạn thứ lỗi cho mình. Mình rất cảm ơn sự chia xẻ của bạn, mình cũng học được từ bạn, và nhiều bạn khác nữa, chúng ta cùng nhau học, cùng nhau hiểu, và cùng nhau tiến bộ nha bạn.

    Với tâm thành kính chia xẻ, mình thật mong bạn hiểu rõ về pháp hành, về thiền minh sát của Đức Phật. Đức Phật cũng hành thiền mình sát, và những vị đệ tử của Ngài như Ngài Tu Bồ Đề là bậc ly dục bậc nhất, hình như các Ngài đâu có bị ngã mạn, đau khổ đâu (ngoại trừ Đề Bà Đạt Đa là ngoại lệ, mình cũng muốn hiểu tâm lý ngộ nghĩnh của ông này, không biết ông ấy có lén trốn đâu đó học cái môn nào khác không, như lén học với tổ sư phái San Mat của bà TH chẳng hạn :it_wasnt_me:)


    Mến chúc bạn tinh tấn nhé.
    Last edited by nguyenxa; 29-02-2012 at 12:27 AM.

  15. #15

    Mặc định

    Hãy nhìn vào chân tướng của tất cả những lời Đức Phật nói, không thoát đi đâu ra khỏi Khổ và Diệt khổ. Diệt khổ là Trung Đạo.
    Thiền minh sát chỉ là phương tiện để đạt được Trung Đạo. Và mọi phương tiện cũng chỉ nhằm đạt đến Trung Đạo. Nếu pháp hành phương tiện Minh sát làm cho ta càng thêm ngã mạn, hoặc đau khổ, mệt mỏi, không đưa đến sự Diệt khổ thì Minh sát cũng đã trở thành biên kiến và không còn đúng đắn nữa.
    - đang nói về 84000 pháp uẩn bạn à, đi lạc rồi.
    - bạn tu chưa, chứng chưa, thành chưa ?

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi
    - đang nói về 84000 pháp uẩn bạn à, đi lạc rồi.
    - bạn tu chưa, chứng chưa, thành chưa ?
    Tôi không nói về bao nhiêu Pháp uẩn, tôi cũng chẳng dư thời gian mà đếm. Tôi chỉ nói với Nguyenxa rằng, Trung Đạo là pháp hành duy nhất.
    Và bạn cũng đừng hỏi người khác tu chưa, chứng chưa... Quan trọng là bạn học được điều gì hay, dở? Bạn có tu không, bạn có chứng không? Chứ người khác thế nào cũng chẳng có nghĩa gì với bạn đâu.
    Last edited by Workerbee; 28-02-2012 at 04:43 PM.

  17. #17

    Mặc định

    Hihi, Nguyenxa mến. Chúng ta trao đổi trên tinh thần học hỏi mà. Có vấn đề gì đâu.

    Thực ra thì về mặt lý thuyết, thiền Minh sát đúng như tinh thần bạn nói. Nhưng thực tế hiện nay, tôi đã gặp rất nhiều người từ các trường thiền về không thể xả ly được. Họ luôn nói về các tầng tuệ, các công thức thế này mới đúng, thế kia là sai; trường phái niệm thân thù thắng, niệm tâm có vấn đề .v.v... Tức là ô nhiễm còn nhiều hơn lúc chưa đi học. Và kết quả là đi hết trường thiền này sang trường thiền khác, kết quả thì không thể tiến xa hơn mà vẫn cứ phiền não tràn ngập.
    Vậy việc hành thiền minh sát như thế có đúng tinh thần chăng?
    Vài lời chia sẻ cùng bạn!

    Chúc bạn an lạc và tấn hóa trên con đường chánh pháp.

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Workerbee Xem Bài Gởi
    Hihi, Nguyenxa mến. Chúng ta trao đổi trên tinh thần học hỏi mà. Có vấn đề gì đâu.

    Thực ra thì về mặt lý thuyết, thiền Minh sát đúng như tinh thần bạn nói. Nhưng thực tế hiện nay, tôi đã gặp rất nhiều người từ các trường thiền về không thể xả ly được. Họ luôn nói về các tầng tuệ, các công thức thế này mới đúng, thế kia là sai; trường phái niệm thân thù thắng, niệm tâm có vấn đề .v.v... Tức là ô nhiễm còn nhiều hơn lúc chưa đi học. Và kết quả là đi hết trường thiền này sang trường thiền khác, kết quả thì không thể tiến xa hơn mà vẫn cứ phiền não tràn ngập.
    Vậy việc hành thiền minh sát như thế có đúng tinh thần chăng?
    Vài lời chia sẻ cùng bạn!

    Chúc bạn an lạc và tấn hóa trên con đường chánh pháp.
    cám ơn bạn từ bi hỷ xả. Dĩ nhiên rồi, tất nhiên sẽ có người như thế, Đức Phật còn bị có một vị đệ tử như Đề Bà Đạt Đa nữa là. Nhưng nếu ai tinh tấn, nhiệt tâm với pháp hành, thật sự tinh tấn thì có thể không như vậy. Không loại trừ có ít người mới tu học một chút chưa tới đâu, chưa xả bỏ được gì bên trong ra, lại tác thêm, còn "vác thêm bất tịnh ô nhiễm bên ngoài" vào trong, hành nghiệp, chạy ra ngoài huênh hoang ngã mạn, tự làm cho bản thân bị thấy "ghét." :shame_on_you:

    Làm như vậy chỉ là hành theo pháp, chứ chưa thật sự tu theo pháp. Cho nên giới mới đứng đầu trong giáo hóa của Đức Phật, nhằm hạn chế tác hành thêm nghiệp, hổ trợ cho pháp hành có kết quả và viên mãn. Xả ly thì ít, hành nghiệp thì nhiều vì không năng trì giữ giới, hành các hạnh lành. Tu hành như vậy, dù có đúng pháp, đúng thầy như Đề Bà Đạt Đa cũng chẳng có kết quả gì.

    Pháp là vô ngã, nhưng không ít người khi vác cái pháp lên, không chuyên tâm vào pháp hành bao nhiêu, lại vác thêm cái ngã. Tinh tấn không chỉ là lúc ngồi thiền, mà ngay cả mình đi đứng, nằm ngồi, trong cuộc sống hàng ngày, lúc giao tiếp với mọi người, hay ngay cả khi ta chỉ một mình, "mình ta với ta," cũng nên giữ chánh niệm để nhận chân tất cả những ô nhiễm (như bạn nhắc nhỡ), đừng tương tác với những ô nhiễm ấy mà để cho nó xả bỏ. Ô nhiễm cũng "lỳ" lắm, còn tới nữa, tới hoài hoài, mình nhận mặt nó rồi để yên, "hổng dám đâu, em còn phải tập thiền, hổng dám đâu, hổng dám đâu, ô nhiễm là spam mà spam warming thấy nó nhưng đừng click vào nó, chỉ vì nó nói sẽ có 1 triệu đô US gửi vào trương mục của bạn ngay lập tức nếu làm theo những chỉ dẫn sau đây..., hay tức tối vì nó nói you are a chicken, loser :loser:," thấy nó nhưng không tương tác, không hành nghiệp, cứ thế nó sẽ chịu thua, thoái lui, rồi một lúc nào đó sẽ không muốn tới rủ rê nữa. Đó là thiền minh sát, là sống minh sát.

    Nguyenxa cám ơn lời nhắc nhỡ của bạn, sẽ không dám làm như những bạn kia đâu, mà nên nghiêm túc và tinh tấn hơn với pháp hành, cố gắng giữ chánh niệm, nhưng thật ra khi đang viết những dòng này chia xẻ với các bạn, chánh niệm báo cho mình biết tâm mình đã đầy ô nhiễm rồi.

    Mến chúc bạn và tất cả các bạn tinh tấn, an lạc, chánh niệm, tỉnh giác. Mình xin lui nhé.

    nx
    Last edited by nguyenxa; 29-02-2012 at 06:16 AM.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguyenxa Xem Bài Gởi
    cám ơn bạn từ bi hỷ xả. Dĩ nhiên rồi, tất nhiên sẽ có người như thế, Đức Phật còn bị có một vị đệ tử như Đề Bà Đạt Đa nữa là. Nhưng nếu ai tinh tấn, nhiệt tâm với pháp hành, thật sự tinh tấn thì có thể không như vậy. Không loại trừ có ít người mới tu học một chút chưa tới đâu, chưa xả bỏ được gì bên trong ra, lại tác thêm, còn "vác thêm bất tịnh ô nhiễm bên ngoài" vào trong, hành nghiệp, chạy ra ngoài huênh hoang ngã mạn, tự làm cho bản thân bị thấy "ghét." :shame_on_you:

    Làm như vậy chỉ là hành theo pháp, chứ chưa thật sự tu theo pháp. Cho nên giới mới đứng đầu trong giáo hóa của Đức Phật, nhằm hạn chế tác hành thêm nghiệp, hổ trợ cho pháp hành có kết quả và viên mãn. Xả ly thì ít, hành nghiệp thì nhiều vì không năng trì giữ giới, hành các hạnh lành. Tu hành như vậy, dù có đúng pháp, đúng thầy như Đề Bà Đạt Đa cũng chẳng có kết quả gì.

    Pháp là vô ngã, nhưng không ít người khi vác cái pháp lên, không chuyên tâm vào pháp hành bao nhiêu, lại vác thêm cái ngã. Tinh tấn không chỉ là lúc ngồi thiền, mà ngay cả mình đi đứng, nằm ngồi, trong cuộc sống hàng ngày, lúc giao tiếp với mọi người, hay ngay cả khi ta chỉ một mình, "mình ta với ta," cũng nên giữ chánh niệm để nhận chân tất cả những ô nhiễm (như bạn nhắc nhỡ), đừng tương tác với những ô nhiễm ấy mà để cho nó xả bỏ. Ô nhiễm cũng "lỳ" lắm, còn tới nữa, tới hoài hoài, mình nhận mặt nó rồi để yên, "hổng dám đâu, em còn phải tập thiền, hổng dám đâu, hổng dám đâu, ô nhiễm là spam mà spam warming thấy nó nhưng đừng click vào nó, chỉ vì nó nói sẽ có 1 triệu đô US gửi vào trương mục của bạn ngay lập tức nếu làm theo những chỉ dẫn sau đây..., hay tức tối vì nó nói you are a chicken, loser :loser:," thấy nó nhưng không tương tác, không hành nghiệp, cứ thế nó sẽ chịu thua, thoái lui, rồi một lúc nào đó sẽ không muốn tới rủ rê nữa. Đó là thiền minh sát, là sống minh sát.

    Nguyenxa cám ơn lời nhắc nhỡ của bạn, sẽ không dám làm như những bạn kia đâu, mà nên nghiêm túc và tinh tấn hơn với pháp hành, cố gắng giữ chánh niệm, nhưng thật ra khi đang viết những dòng này chia xẻ với các bạn, chánh niệm báo cho mình biết tâm mình đã đầy ô nhiễm rồi.

    Mến chúc bạn và tất cả các bạn tinh tấn, an lạc, chánh niệm, tỉnh giác. Mình xin lui nhé.

    nx
    :rose::rose::rose::rose::rose:
    Thật tuyệt vời!
    Sadhu! Lành thay! Lành thay!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 11:36 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •