kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Ðề tài: Hiểu đúng đắn việc coi đạo sư Mật Tông là hóa thân của chư Phật ?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hiểu đúng đắn việc coi đạo sư Mật Tông là hóa thân của chư Phật ?

    Hiểu đúng đắn việc coi đạo sư Mật Tông là hóa thân của chư Phật: ?

    Vì giáo lý Mật Tông ra đời bằng sự thuyết pháp của Pháp thân Phật Ty No Giá Na (Vairocana) (không phải hiện hình người bình thường) nên tất cả các bậc đạo sư (guru) trong Mật Tông đều phải là người đã thành tựu phép tu chuyển hóa thân bôn tôn mới trở thành đạo sư được. Tức là mới tiếp thu được kinh sách Mật Tông và thực hành đầy đủ về giáo lý. Ví dụ như Dalai Lama thứ 14 tu thành tựu phép tu Quán Thế Âm nên ngài trở thành 1 hoá thân của Quán Thế Âm chứ không phải Quán Thế Âm biến thành ngài. Nêu ai quán đảnh ở phép tu Quán Thế Âm đều có cơ hội như ngài Dalai Lama. Một nguyên lý cơ bản và chặt chẽ trong Mật tông là không bao giờ người tu thành tựu lại nói ra bên ngoài là mình đã thành Quán Thế Âm, kể cả ngài Dalai Lama cũng vậy.

    Giáo lý rõ ràng như vậy nhưng người ta hay dễ bị nhầm hiểu là ngài Dalai Lama là Quán Thế Âm và tất cả các đạo sư đều là Phật. Một báo thân (Bồ tát có thể ứng hiện ra vố số hóa thân (thân người). Trong phép tu Mật Tông thì không riêng gì đạo sư mà tất cả mọi người sau khi thọ quán đảnh và được dạy về 1 trong 4 tan tra đều có cơ hội trở thành hóa thân của bổn tôn (yidam) tức là thành Phật hay Bồ tát. Nhưng điều này chỉ xảy ra trong bản thân người đó mà thôi, nếu ai đó nói tôi thành Phật hay đạo sư tôi là Phật thì giống Thanh Hải Vô Thượng Sư.

    Bản thân trong tứ quy y của Mật tông , cái thứ 4 coi bổn sư là Phật cũng chỉ diễn ra giữa thầy và trò mà thôi, chứ không nói với người bên ngoài. Việc không nói ra cho người ngoài biết cũng là hạnh nhẫn nhục ba-la-mật rồi. Thế nên nói pháp tu Mật Tông tối thượng thừa không phải là quả vi cao hay thấp, vì tân cùng phép tu nào cũng có 1 quả vị đó là Phật thừa. Nói tối thượng thừa là vì Mật Tông khó tu, khó thực hiện , chỉ dành cho người có căn cơ cao, rất cao mới tu thành tựu được.


    Thế nên Dalai Lama 14 mới nói:'' Người ta khôn ngoan nếu dù muốn cái tốt nhất, người ta vẫn xem xét cái tốt nhất có thích hợp không. Những người Tây Tạng muốn cái tốt nhất và cho rằng họ có thể thực hành cái tốt nhất. Kết quả là, Mật thừa nổi tiếng ở Tây Tạng, nhưng cách thực hành thì không giống như sự thực hành đúng cách và ẩn dấu của những người Ấn Độ và như thế chúng ta không thể hoàn thành những thành tựu của Mật thừa như được diễn tả trong những tantra ; dấu ấn của sự thực hành Mật thừa đã không xuất hiện. Như có nói trong truyền thống truyền miệng của Tây Tạng, ‘Một người Ấn Độ thực hành một hóa thần và thành tựu một trăm ; một người Tây Tạng thực hành một trăm hóa thần và không thành tựu ngay cả một.''

    Vậy đấy, người Tây Tạng thực hành đến 100 hóa thần (chuyển hóa thân thành bổn tôn) mà không thành tự đến ngay cả một. Và ngài đã từ bi nói: '' Hãy xem có thích hợp không cho dù nó là cái tốt nhất''

    Nhiều người Việt Nam tu Mật Tông nhưng không thực hành nổi hanh nhẫn nhục đơn giản đó, khi thiếu lý liền lấy đó làm lý luận để tranh luận hơn thua, chẳng những không đạt được gì mà còn phạm đủ thứ trong giới luật Mật Tông, không nhưng chẳng đi lên được tý nào mà còn nhanh đọa.
    Last edited by NHDV; 24-03-2008 at 02:00 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •