MÌNH ĐƯA LÊN ĐÂY ĐỂ ANH EM THAM KHẢO
Bài 1:
- Tên gọi : Hùng Kê Quyền.

- Nguồn gốc : Tây Sơn - Bình Định. Tương truyền qua dân gian và một số sách báo, tư liệu, bài Hùng Kê Quyền do Nguyễn Lữ là anh em Nhà Tây Sơn sáng tác.

Người giới thiệu và thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM là Lão võ sư Ngô Bông. Đơn vị Quảng Ngãi.

Người thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Lão võ sư Ngô Bông. Đơn vị Quảng Ngãi.

Người thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Ngô Lâm. Đơn vị Quảng Ngãi.

Bài Hùng Kê Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM.


Lời thiệu : HÙNG KÊ QUYỀN

Lưỡng kê giao thủ thỉ tranh hùng.

Song túc tề phi trảo thượng xung.

Trấn ải kim thương như bạch hổ.

Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long.

Xuyên cung độc tiễn tăng ư trác.

Hồi thủ đơn câu thọ tứ hùng.

Thiểu tẩu dược trâm thiên sở tứ.

Nhu cương cường nhược tận kỳ trung. (1)

VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=hrD3u...eature=related
Bài 2 :

- Tên gọi : Lão Hổ Thượng Sơn.

- Nguồn gốc : Lam Sơn Võ Đạo TP. HCM.
Lam Sơn Võ Đạo do cố Lão võ sư Quách Văn Kế (1897 - 1976) sáng lập. Võ sư Quách Văn Kế thọ giáo các Võ sư Ba Cát, Bảy Mùa và Hàn Bái từ năm 1918 đến 1929. Võ sư Quách Văn Kế nguyên là Chủ tịch Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tại Sài Gòn giai đoạn 1958 – 1970.

Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi băng hình lần thứ I tại TP.HCM là Võ sư Nguyễn Phước Toàn. Lam Sơn Võ Đạo. Đơn vị TP.HCM.

Người thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi băng hình lần thứ II tại Khánh Hòa là Võ sư Nguyễn Phước Toàn. Lam Sơn Võ Đạo. Đơn vị TP.HCM.

Người thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi đĩa hình lần thứ III tại Hà Tây là Võ sư Nguyễn Công Tâm. Đơn vị TP.HCM.

Bài Lão Hổ Thượng Sơn được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM.

Một nguồn gốc khác nói rằng bài Lão Hổ Thượng Sơn là bài quyền trấn môn của Võ phái Nam Tông do cố Lão võ sư Lê Văn Kiển (Tám Kiển) sáng lập. Lúc sinh thời Võ sư Tám Kiển cho biết võ công mà ông thụ đắc có nguồn gốc từ Võ phái Bạch Hạc bên Trung Hoa. Theo Võ sư Lê Văn Phước, con trai của Thầy Tám Kiển, giải thích: “Có sự ngộ nhận cho rằng Lão Hổ có nghĩa là cọp già. Thật ra phải thấy được hình tượng ẩn giấu đằng sau ngôn từ đó mới hiểu được đúng nghĩa của người xưa. Lão Hổ ý là cọp đã đạt tới mức tinh thông lão luyện, vượt qua ngọn núi thử thách, là hành trình mà bất cứ bậc cao thủ nào cũng phải đi qua.”


(Thành Ngọc - Bài Lão hổ thượng sơn
Báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 4/7/04)


Lời thiệu : LÃO HỔ THƯỢNG SƠN


Chấp thủ khai mã. Song thủ phá cước.

Đồng tử dâng quả. Lưỡng thủ khai môn.

Đơn toạ phục hổ. Hữu thủ yểm tâm.

Hồi đầu thối toạ. Tả thủ yểm tâm.

Nhất cước phá đao. Nhất quyền đả khứ.

Lão hổ vồ mồi. Trửu phong đả bồi.

Song đao phạt mộc. Song phi cước khứ.

Long quyền đả khứ. Tả hữu đả diện.

Cuồng phong tróc nã. Tả thủ phá cước.

Hoành thân phục hổ. Hữu thủ yểm tâm.

Ngũ phong đả diện. Hữu cước tảo địa.

Đơn toạ phục hổ. Tả thủ yểm tâm.

Ngũ phong đả diện. Tả cước tảo địa.

Đơn toạ phục hổ. Hữu thủ yểm tâm.

Lưỡng thủ vạn năng. Đơn toạ phục hổ.

Tả thủ yểm tâm. Long quyền đoạt nhãn.

Lưỡng thủ tả cước. Hoành thân thối toạ.

Hữu thủ yểm tâm. Long quyền đoạt nhãn.

Lưỡng thủ hữu cước. Tướng quân bạt kiếm.

Bái tổ thâu mã.

VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=MVU8l...eature=related
Bài 3 :

- Tên gọi : Tứ Linh Đao

- Nguồn gốc : Tây Sơn Nhạn - Kim Kê TP. HCM
Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê do cố Lão võ sư Đặng Vân Anh (1917 - 1998) sáng lập.

Theo báo cáo của đại biểu TP.HCM tại Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc năm 2000 tại Quảng Ngãi, cho biết bài Tứ Linh Đao do các Lão võ sư Đặng Vân Anh (Tây Sơn Nhạn - Kim Kê), Lão võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành (Võ lâm Tân Khánh Bà Trà), Võ sư Quách Văn Phước (Lam Sơn Võ Đạo) và Võ sư Nguyễn Hữu Tiết (môn phái Hắc Âu) sáng tạo năm 1980 và thống nhất đưa vào huấn luyện cho đơn vị TP.HCM.

Khi các Lão võ sư ấy họp với nhau tại Quận I TP. HCM để phổ biến bài Tứ Linh Đao thì lúc đó Võ sư Lê Đình Long phái Kim Kê đã tập luyện bài này. Sau khi Hội VTCT TP. HCM thành lập, bài Tứ Linh Đao được dùng làm bài tập cho chương trình sơ cấp.

Người giới thiệu bài Tứ Linh Đao là Lão võ sư Đặng Vân Anh và thị phạm ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM là Võ sư Lê Đình Long, Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê. Đơn vị TP. HCM.

Người thị phạm bài Tứ Linh Đao ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Lê Đình Long, Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê. Đơn vị TP. HCM.

Người thị phạm bài Tứ Linh Đao ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Lê Đình Long, Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê. Đơn vị TP. HCM.

Bài Tứ Linh Đao được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP. HCM.


Lời thiệu : TỨ LINH ĐAO
Hướng Đông chấp thủ nghiêm chào.

Chụm về tay phải cầm đao loan liền.

Lui chân tay kéo lên trên.

Chém qua trái, phải, vớt liền một phen.

Nghiêng về rùa núp lá sen.

Chém ngang phát cỏ, bay lên phượng hoàng.

Đỡ, đâm hình dạng kỳ lân.

Chéo trên chém dưới, bước lên chẻ đầu.

Hướng Tây nào khác gì đâu.

Hướng Nam xoay vớt, bay lên phượng hoàng.

Đỡ trên chém dưới hai lần.

Đao dâng ngang mặt, bay sau nhảy chồm.

Chém liền hai ngọn dưới trên.

Hướng Bắc như thử xoay tròn tứ môn.

Tung mình cá vượt vũ môn.

Toạ địa hổ giáng, phi long theo liền.

Trở về bái tổ tiếp liên.

Chụm chân tại chỗ, tứ linh hết bài.

Nguyên văn bài thiệu Tứ Linh đơn đao:

Bình thân bái Tổ. Thối bộ đề đao.

Lưỡng long tranh châu. Điếu ngư trì hạ.

Diệp liên qui ngoạ. Sát thảo tầm xà.

Phượng lạc bình sa. Tấn kỳ lân bộ.

Nhị long kỳ ngộ. Như thử nhị môn.

Kỳ lân quá sơn. Bình sa phượng lạc.

Quá quan trảm phạt. Ngọc nữ hiến đào.

Phụng vũ sơn cao. Tứ môn như thử.

Thất đao trảm thủ. Ngư việt vũ môn.

Giáng hổ thăng long. Như tiền bái Tổ.


VIDEO:http://www.youtube.com/watch?v=MVU8l...eature=related
Bài 4 :

- Tên gọi : Thái Sơn Côn.

- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Bình Định.
Thái Sơn Côn có tên gọi trước đây là Roi Thái Sơn hoặc Thái Sơn Thảo Pháp, là bài roi chiến rất nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Thái Sơn Côn không hoa mỹ, cầu kỳ nhưng các thế chiến đấu hiệu quả, lối đánh thực dụng, thật đúng với danh xưng một bài roi chiến.

Người giới thiệu và thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM là Võ sư Đinh Văn Tuấn, Võ phái Hồ Ngạnh - Thuận Truyền và Võ phái Hương Kiểm Mỹ - An Vinh. Đơn vị Bình Định.

Người thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Đinh Văn Tuấn, Võ phái Hồ Ngạnh - Thuận Truyền và Võ phái Hương Kiểm Mỹ - An Vinh. Đơn vị Bình Định.

Người thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Chuẩn võ sư Trần Duy Linh. Đơn vị Bình Định.

Bài Thái Sơn Côn được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP HCM.


Lời thiệu : THÁI SƠN CÔN
Thái sơn trích thuỷ địa xà liên.

Thương thượng lộng ky, lân thoái bạch viên.

Huy ky độc giác trung bình hạ.

Thượng thích đại đăng tấn thừa thiên.

Hồi đầu trực chỉ liên tam thích.

Đồng Tân thuận thế gián vân biên.

Tẩu độc thố, Trưng Sơn hoành gián kiếm.

Linh miêu mai phục tấn thích ngưu.

Thừa châu bố địa khai côn thích.

Hồi tiểu kim kê đả trung lang.

Phi phong tẩu võ khai ngưu giác.

Tiểu tử tam phiền giá mã an.

Bái tổ sư, lập như tiền.

VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=i76tB...eature=related
Bài 5 :

- Tên gọi : Lão Mai Quyền.
- Nguồn gốc : Trước khi trở thành bài quy định của LĐVTCT Việt Nam, bài Lão Mai Quyền được thầy Mười Bòi (còn gọi là Mười Địch) truyền dạy cho thầy Trương Chưởng vào khoảng năm 1919 tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Thầy Trương Chưởng (1899 – 1988) là người sáng lập Võ đường Kỳ Sơn tại 51/2 Phan Chu Trinh, thị xã Hội An vào năm 1973 và truyền dạy cho học trò năm 1969. Qua nghiên cứu, tổng hợp địa dư, lịch sử, Võ phái Kỳ Sơn - Hội An - Quảng Nam khẳng định bài Lão Mai Quyền là một bài bản võ thuật truyền thống của nhà Tây Sơn.

Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1994 tại TP.HCM là Võ sư Trần Xuân Mẫn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.

Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Chuẩn võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.

Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Trần Xuân Mẫn và Trần Lê Kỳ Sơn là thày và sư huynh tôi đấy.
Bài Lão Mai Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ II năm 1994 tại TP HCM.


Lời thiệu : LÃO MAI QUYỀN
Lão mai độc thọ nhất chi vinh.

Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.

Tấn nhất đoản, thối hồi lão khởi.

Phi nhất thác, hoàn thối thanh đình.

Tàng nha hổ, dương oai thiết trảo.

Triển giác long tất lực lôi oanh.

Lão hồi, thối toạ, liên ba biến.

Hồ điệp song phi, lão bạng sanh.

Nguyệt quật, song câu, lôi điển chấn.

Vân tôn tam tảo, hổ, xà, thành.

VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=RNgiv...eature=related
Bài 6 :

- Tên gọi : Siêu Xung Thiên.
- Nguồn gốc : Tên nguyên thuỷ của bài là Siêu Tứ Môn vì bài này đánh ra bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Sau khi được chọn là bài quy định, Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc đổi tên là Siêu Xung Thiên.

Theo tư liệu của đơn vị Khánh Hoà giới thiệu bài, ông Phan Văn Thành làm quan Bộ hình dưới thời nhà Nguyễn ở Kinh đô Huế dạy cho Võ sư Phan Văn Vũ là con trai của ông. Võ sư Phan Văn Vũ cũng dạy lại cho con trai của mình là Võ sư Phan Văn Quảng ở Nha Trang, Khánh Hoà. Đây là bài binh khí của dòng võ trong triều đình lưu truyền cho các vị tướng để cầm quân ra trận nên tính cách chuyên môn cao và chiến đấu rất dũng mãnh.

Người giới thiệu và thị phạm bài Siêu Xung Thiên ghi băng hình lần thứ I năm 1994 tại TP.HCM là Võ sư Phan Văn Quảng. Đơn vị Khánh Hoà.

Người thị phạm bài Siêu Xung Thiên ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Phan Văn Quảng. Đơn vị Khánh Hoà.

Người thị phạm bài Siêu Xung Thiên ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Phan Văn Quảng. Đơn vị Khánh Hoà.

Bài Siêu Xung Thiên được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ II năm 1994 tại TP HCM.


Lời thiệu : SIÊU XUNG THIÊN
Xung thiên đề đao phảm trảm nghinh.

Lôi phong trá tẩu quỷ thần kinh.

Đê đầu tầm thọ lai phụng tấn.

Trảm phạt trung bình toạ ngưu canh.

Long thăng hổ giáng loan xa sát.

Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thinh.

Lạc mã bàng phi lai cấp thích.

Tứ trung bình toạ phục sanh môn.


VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=JyNck...eature=related

Bài 7 :

- Tên gọi : Ngọc Trản Quyền.
- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Việt Nam do Võ đường Vân Long, Môn phái Sa Môn Võ Đạo - Đà Lạt - Lâm Đồng giới thiệu.

Theo lời dẫn giải của Lão võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân Long thì thầy Đoàn Phong, gốc người Bình Định, là thầy dạy võ cho Lão võ sư Phạm Đình Trọng đã cho biết bài Ngọc Trản Quyền không rõ xuất xứ vào thời nào tại Việt Nam, nhưng bài này lấy điển tích từ đời xa xưa: Ngọc Hoàng đang ngự trị tại Điện Linh Tiêu thì Ngọc nữ dùng cái khay bằng bạc để chén trà bằng ngọc dâng lên Ngọc Đế. Khi đi đến gần, Ngọc Nữ ngước lên nhìn thấy Kim Đồng đang đứng hầu Ngọc Đế chăm chú nhìn mình nên nàng hổ thẹn run tay đánh rơi khay, lăn chén ngọc. Ngọc Nữ ngồi xuống lết theo hai bộ mà vẫn không chụp được chén ngọc. Ngọc Đế tức giận đày cả hai người xuống trần gian ở mỗi người một bên bờ sông Ngân Hà, vì vậy mà mở đầu bài đã có câu: Ngọc trản, Ngân đài ...

Người giới thiệu và lý giải bài Ngọc Trản Quyền là Lão võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân Long, Trưởng môn Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là Chuẩn võ sư Tôn Thất Thuận. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Huấn Luyện Viên Nguyễn Phúc. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Phạm Thành Hùng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Bài Ngọc Trản Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III năm 1995 tại TP HCM.


Lời thiệu : NGỌC TRẢN QUYỀN
Tam bộ bái tổ. Nhị bộ kỉnh sư.

Hồi thân lập trụ. Ngọc trản ngân đài.

Tả hữu tấn khai. Thập tự luyện diệp.

Liên đả sát túc. Toạ hồi mai phục.

Tấn đả tam chiến. Thối thủ nhị linh.

Tả hoành sát. Hữu hoành sát.

Hồi phát địa hổ. Thanh long biên giang.

Phụ tử tương tùy. Song phi triển dực.

Hạ bàn lôi đản đả. Hồi tiểu tọa khai cung.

Tấn đả song quyền. Trực tiền quyển địa.

Huỳnh long quyển địa. Đồng tử dương thân.

Hoành tấn đả liên hoàn. Hồi tả tọa bạch xà lang lộ.

Tả hoành sát thanh long biên giang. Kim kê điển thủ.

Thối tảo bát liên hoàn.Tẩu mã dương tiên.

Lập bộ như tiền. Hồi đầu vọng bái.

VIDEO:http://www.youtube.com/watch?v=sZo9GWS39Co
Bài 8 :

- Tên gọi : Huỳnh Long Độc Kiếm.
- Nguồn gốc : Thuộc bộ Ngũ Long Kiếm pháp của Sa Môn Võ Đạo. Theo tư liệu của môn phái cho biết vào thời Chu Nguyên Chương, nhà Minh bên Trung Hoa có rất nhiều nhân tài, võ nghệ siêu quần bạt tuỵ. Trong đó có đôi bạn tri kỷ là Trương Tam Phong và Âu Dương Phương, lúc ấy Âu Dương Phương mới xây xong sảnh đường nên nhờ Trương vẽ hộ cho 9 bức tranh án theo bát quái cửu cung mà trang trí trong khách sảnh, trong đó có ba bức ảnh ăn ý nhất là Lão Tùng Án Thái Dương, Ngũ Long Xuất Động và Ngũ Long Nhập Động.

Vào thời Hậu Lê nước Việt Nam, có ngài Sa Viên, hiệu là Sơn Nhơn, quê tại Tỉnh Sơn La, Bắc Việt. Ngài sang Trung Hoa giao thương rồi phác hoạ lại ba bức tranh này đem về cố quốc và sáng tác ra bộ Ngũ long quyền pháp và bộ Ngũ long kiếm pháp, còn bức tranh Lão Tùng Án Thái Dương thì ngài không sáng tác. Hiện nay Sa Môn Võ Đạo còn lưu giữ hai bộ quyền và kiếm này.

Người giới thiệu và lý giải bài Huỳnh Long Độc Kiếm là Lão Võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân Long, Trưởng môn Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Người thị phạm bài Huỳnh Long Độc Kiếm ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là Huấn Luyện Viên Cao Văn Thắng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Người thị phạm bài Huỳnh Long Độc Kiếm ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Huấn Luyện Viên Nguyễn Phúc. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Người thị phạm bài Huỳnh Long Độc Kiếm ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Phạm Thành Hùng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Bài Huỳnh Long Độc Kiếm được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III năm 1995 tại TP HCM.


Lời thiệu : HUỲNH LONG ĐỘC KIẾM
Diện tiền bái tổ, kính sư.

Hồi thân thủ bộ vẻ người hiên ngang.

Kiếm ôm theo bộ xung thiên.

Tả hữu song chỉ mình nghiêng thế chào.

Phụng đầu thế kiếm dương cao.

Thối lui, hạ bộ nhập vào chém ngang.

Chém rồi bên tả tránh sang.

Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày.

Kiếm loan long ẩn vân phi.

Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn.

Rút về phong toả đôi bên.

Dùng đòn hạc tấn tiến lên chớ chầy.

Xà hành nghịch thuỷ cho hay.

Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu.

Thối hồi đơn phụng quan châu.

Chân theo xà tấn, kiếm hầu Tổ sư.


VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=-SC-B...eature=related
Bài 9 :

- Tên gọi : Bát Quái Côn.

- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Việt Nam. Tuy Hoà - Phú Yên.
Người giới thiệu và thị phạm bài Bát Quái Côn ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là Võ sư Trương Hùng. Đơn vị Phú Yên.

Người thị phạm bài Bát Quái Côn ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Trương Hùng. Đơn vị Phú Yên.

Người thị phạm bài Bát Quái Côn ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Nguyễn Hưu Phước. Đơn vị TP.HCM.

Bài Bát Quái Côn được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III năm 1995 tại TP HCM.


Lời thiệu : BÁT QUÁI CÔN
Phát bản linh thủ. Xà vương khai môn.

Long du điền hải. Điểu thuỷ đăng thiên.

Xuyên sơn định trận. Nhất tướng ngũ môn.

Bát quái đồng thần. Lưỡng kê linh thủ.

Vạn phụng như hoa. Bát phương loạn xạ.

Điểu trá yên phi. Thạch thân xuất thế.

Lão Tôn loạn đả. Tứ tướng hồi môn.

Triều bàn bát quái. Độc giác chiến xa.

Bạch xà môn trận. Đơn phụng triều dương.

Kim thương trá thủ. Phi sa yên thạch.

Hoành sơn mạng nhện. Thần ngư võ thuỷ.

Trung hải nhất trụ. Độc linh yên bái.

Bái Tổ lập như tiền.


VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=r_0X7...eature=related
Bài 10 :

- Tên gọi : Độc Lư Thương.

- Nguồn gốc : Tây Sơn Võ Đạo – Bình Định.
Theo lời kể của các Lão võ sư, Võ sư, Huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo (nay là An Khê - Gia Lai), khi dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ địa, chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã biên soạn và cho tướng sĩ tập luyện bài “Độc Lư Thương” vào khoảng năm 1770.

Độc Lư Thương ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn hội tụ đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, vững chắc trong thế ba chân của chiếc lư hương. Độc lư còn có nghĩa tôn thờ một chủ, quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của nhân dân.

Bài Độc Lư Thương phổ biến ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo, nay là thuộc Huyện An Khê, Gia Lai được võ phái Tây Sơn Võ Đạo Bình Định tại An Khê kế thừa và lưu truyền.

Người giới thiệu và thị phạm bài Độc Lư Thương ghi băng hình lần thứ I năm 1997 tại TP.HCM là Võ sư Đoàn Thọ Sơn. Võ phái Tây Sơn Võ Đạo. Đơn vị Gia Lai.

Người thị phạm bài Độc Lư Thương ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Đoàn Thọ Sơn. Võ phái Tây Sơn Võ Đạo. Đơn vị Gia Lai.

Người thị phạm bài Độc Lư Thương ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Chuẩn võ sư Trần Duy Linh. Đơn vị Bình Định.

Bài Độc Lư Thương được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ V năm 1997 tại TP HCM.


Lời thiệu : ĐỘC LƯ THƯƠNG
Lập tấn liên ba phụng giang đầu.

Nhị bộ tấn nghinh khai đảng thủ.

Quy đầu phục thế tấn độc lư.

Hạ hồi ký túc song long kích.

Hoành thân chuyên đả tái nghịch tâm.

Hậu hoành nghinh chiến khai trực chỉ.

Hữu phi khai giác thích trung đình.

Phi bộ tạ hồi liên trung đỉnh.

Hồi long giáng thế đảo liên thành.

Chắp thủ Độc lư sát thích thương.

Song bộ khai quy đằng xuyên thích.

Phi vân chấp mã tấn sát ngưu.

Đảo thế khuynh thân hầu long bộ.

Chuyển long phi giác thối liên đài.

Liên ba tam bộ lập như tiền.

VIDEO: http://www.youtube.com/watch?v=3EfKKWxQYXY