Công Thức Toa Thuốc Thoa Bóp Ngoài Da .

Huyết kiệt: 2 chỉ
Đạt hoàng: 5 chỉ .
Quế chi: 5 chỉ
Xương truật: 3 chỉ rưỡi
Long não: 2 chỉ
Tiểu hồi hương: 2 chỉ rưỡi
Sanh thảo ô: 5 chỉ
Sanh xuyên ô: 5 chỉ
Sanh mã tiền: 8 chỉ
Bạch đầu khấu: 5 chỉ

Cách thức pha chế: Cho tất cả các đơn vị nêu trên vào một cái bình. Đổ thêm 2 lít rưỡi rượu trắng là tốt nhất. Đậy kín độ ba tháng là dùng được.
Công Dụng: Làm tan máu bầm, giảm bớt đau nhức, làm da thịt săn lại rắn chắc, lưu thông và xoa dịu các chổ trặc gân hoặc gãy xương khi bị thương trong khi luyện tập.
Lưu Ý: Tuyệt đối không thể nào uống vào bụng vì long não và mã tiền là hai loại kịch độc khi nuốt vào bụng. Nạn nhân sẽ chết và hoàn toàn không có cách cứu chữa.

1. Trước khi luyện tập công phá, võ sinh cần phải làm nóng và dãn các khớp xương và gân chung quanh các bộ phận tập công phá. Các động tác khởi động như xoay cổ tay và cổ chân, v.v...

2. Sau khi đã làm nóng các khớp và khủy, môn sinh bắt đầu thoa thuốc lên bộ phận cần tập và các khớp/khủy chung quanh phần tập. Tiếp tục xoa bóp cho đến khi thuốc thắm hết vào trong da thịt cho đến khi tạo được cãm giác nóng rần. Phương thuốc rượu thoa bóp đã được nêu ở phần trên.

3. Bắt đầu dùng bộ phận cần tập đánh hoặc đá vào bao cát (bao cát trung bình nặng cở 30-50 kg) trung bình 100-200 lần mỗi ngày trong vòng 2 tháng. Các môn sinh phải hết sức chú trọng vào sự kết hợp hô hấp trong lúc luyện công. Môn sinh phải nạp khí vào đan điền trước khi tung đòn; thả hết khí ra khi tung đòn. Võ sinh chớ nên ỷ lại vào sức lực của mình mà đánh hoặc đá quá mạnh. Chỉ cần vừa phải trong mức chịu đựng mà thôi.

4. Sau mỗi 20 lần đánh hoặc đá, môn sinh lại cần thoa thuốc một lần nữa.

5. Sau 2 tháng, môn sinh có thể chuyển bao cát bằng những vật cứng hơn thí dụ như gỗ và gạch. Nên lưu ý là phải bắt đầu từng đòn chậm rãi và nhẹ nhàng để các khớp xương và bắp thịt quen dần với những vật cứng hơn. Sau một thời gian, tùy theo nhận sự nhận xét của HLV hay võ sư, môn sinh có thể tăng cường độ cũng như tốc độ của những đòn đánh hoặc đá.

6. Ngoài ra, môn sinh còn có thể đeo tạ vào chân hoặc tay để có thể luyện các cơ bắp có thể ra đòn nhanh và mạnh hơn. Lúc đầu, mang ít tạ cũng đánh hoặc đá từng đòn một từ 100-200 lần một ngày; sau đó tăng sức nặng của tạ và tiếp tục như thế.

7. Sau một đến hai năm rèn luyện ròng rã không ngừng, môn sinh có thể thử sức của mình bằng cách công phá một hay hai miếng ván thông hoặc gạch đỏ tùy theo sự phán xét của các HLV và võ sư kinh nghiệm. Đây cũng là những thành tựu đầu tiên của sự luyện tập bền bĩ.
.
Các môn sinh luyện tập ngạnh công nếu cứ luyện tập đều đặn phối hợp hô hấp, cường độ và tốc độ thì càng ngày, sức chịu đựng của các bộ phận trên người càng cao hơn có thể công phá nhiều chướng ngại vật một cách hữu hiệu. Một lần nữa, xin lưu ý là không nên hấp tấp và luôn thoa thuốc để không bị thương tích trầm trọng.
Lưu ý: Không nên tham mà tập quá sức. Khi nào thấy mệt thì nghĩ, chuyên tam thì sẽ thấy sự tiến bộ, bài tập áp dụng cho các đòn chan, gối, tay, chỏ