Ma
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Một con ma trong hội họa Nhật Bản

Ma là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của một người đã chết (hay hiếm hơn là một động vật đã chết).

Theo quan niệm của một số tôn giáo và nền văn hóa, con người gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất). Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là "ma", "hồn ma", "quỷ"; nhưng nếu các phần phi vật chất đó tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được giao của các tôn giáo thì lại gọi là "hồn", "linh hồn", "thánh", "thần", "thiên sứ". Phật giáo gọi linh hồn người mới mất là hương linh[1][2].

Thực tế thì khi nói đến ma người ta chỉ nghĩ đến những vật thể phi hình dáng, khó làm hại người. Nhưng khi nói đến "quỷ", thì đó là một khái niệm đáng sợ. Trong truyện kể dân gian các nước thường lưu truyền những câu chuyện về quỷ từng giết và ăn thịt người rất hãi hùng dễ sợ, ma quỷ có thể nhập vào người sống...

Theo tín ngưỡng Việt Nam, trong con người có cái vật chất và tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm linh hồn, và linh hồn theo người Việt Nam và các nước Đông Nam Á tách ra làm 2 phần: hồn và vía. Người Việt cho rằng con người có 3 hồn, nhưng vía thì nam có 7, còn nữ có 9. Như vậy khái niệm ma, đơn giản chính là hồn và vía của con người.[3]
Mục lục
[ẩn]

* 1 Niềm tin vào ma
* 2 Các loại ma
o 2.1 Ma trơi
* 3 Nghệ thuật sử dụng ma
* 4 Các giả thuyết khoa học
* 5 Ma trong nghệ thuật và lễ hội
* 6 Ma trong ca dao, tục ngữ , thơ ca
* 7 Ma trong tác phẩm văn học
* 8 Ma trong điện ảnh
o 8.1 Phim Ma tại các nước
* 9 Ma trong kịch nói
* 10 Ma trong hội họa
* 11 Ma trong truyện tranh
* 12 Các bức ảnh ma nổi tiếng
* 13 Xem thêm
* 14 Chú thích
* 15 Liên kết ngoài

[sửa] Niềm tin vào ma

Không có cơ sở chính xác nào là có ma một cách chắc chắn và khoa học cho đến nay. Nhưng tùy vào từng người, lứa tuổi, tôn giáo, chủng tộc mà họ tin là có ma hay không. Nói chung phụ nữ, trẻ em, người già, sống ở vùng nông thôn thì thường dễ tin là có ma hơn các vùng khác.

Cho đến nay, ma vẫn là bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện hư cấu về ma, nhưng cũng không thể kết luận được có phải hư cấu hay không. Sự bí ẩn của ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con người(nói chung) và các nhà khoa học(nói riêng).

Ma thường được miêu tả là một dạng người (mặc dù cũng hiếm khi đề cập tới ma động vật), nhưng miêu tả thông thường là "trắng bạc", "cái bóng lờ mờ", "nửa trong suốt", hay "tựa như sương mù", "đống đen thùi lùi". Ma không có cơ thể sống như con người. Xã hội của ma theo nhiều người là "âm phủ" còn chỗ ở của ma là cái mộ (sống cái nhà thác cái mồ) vì vậy họ xây dựng nhà mồ rất đẹp có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố[4] nhưng ma cũng có thể vương vất ở những nơi tăm tối, vắng vẻ nơi có liên quan đến họ khi còn sống. Theo quan điểm một số người thì chỉ có người có "duyên" với linh hồn đó mới có thể nhìn thấy linh hồn hoặc chỉ những người có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác với linh hồn hoặc ma. Nhiều người cho rằng ma có khả năng biết tất cả những gì người sống nghĩ, có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp xảy ra như kết quả xổ số (số đề) hoặc có khả năng tác động lên thể xác, lời nói của người sống như hiện tượng lên đồng, tác động lên cảm quan người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà tưởng ăn bánh hoặc ma có thể tác động lên vật chất như tạo ra tiếng động, rung cây, xô lệch bàn ghế...

Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, ma không có bóng và không được phản chiếu lên gương. Ngoài ra, đa số ma rất sợ ánh sáng Mặt Trời và các thần thánh. Do đó người ta thường dùng các loại bùa và dấu hiệu như bát quái, thánh giá, máu chó mực, củ tỏi, củ hành, cây dâu, cây đồng đình... để trừ ma. Tuy nhiên theo lời kể của một số người cho rằng họ đã từng thấy ma, các vật đó không tác dụng gì mà họ cũng chẳng giải thích được tại sao ma lại không biết sợ.

Ma ám ảnh hay hiện tượng dọa ma nhằm mưu đồ trục lợi hay dùng nỗi sợ của ma để phá án hay dùng để tra khảo phạm nhân trước kia hay hiện nay. Con người đã biết dùng nỗi sợ về ma một cách có ích như phá án trong các vụ án như : Bao Công hay các vụ án mạng hiện nay. Hay lợi dụng nỗi sợ về ma để trục lợi, biến tướng này sinh ra đồng bóng, nhập hồn hay cầu cơ mà ta gọi chung là mê tín dị đoan. Đây là một hiện tượng cần bài trừ.
[sửa] Các loại ma

Tùy theo mỗi nền văn hóa mà ma cũng đa dạng.

* Ở Việt Nam cũng có các huyền thoại về ma như ma da, ma le, ma xó, ma gà, ma lai, ma trơi, ma hời...
* Ở Trung Quốc thì có các cương thi, các oan hồn, hồ ly, yêu tinh.
* Ở phương Tây thì có ma sói, ma cây, ma cà rồng.
* Ở Thái Lan có ma nước, ma vi tính,.v.v..
* Ở Nhật Bản có ma gấu, ma sói, ma một mắt, ma cổ dài, ma dù, v..v..

[sửa] Ma trơi

Ma trơi là loại ma mà đến nay các nhà khoa học có thể giải thích được bằng tri thức khoa học. (Xem: Đom đóm và Phốtpho)

Các mặt nạ ma của Nhật Bản : Ma sói, Ma mũi dài, ma cây, ma, ma đầu to, ma mặt trắng....
[sửa] Nghệ thuật sử dụng ma

Một đồ chơi dùng để dọa người yếu bóng vía, gọi là ma

Khả năng hiểu biết của con người về ma quỉ rất hạn chế, chủ yếu mang tích chất suy đoán, tưởng tượng. Các nhà cận tâm lý học có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng ma quỷ nhưng vẫn chưa có khẳng định khoa học nào.

Các thầy ngải dùng linh hồn, thường là chết oan, để trù ếm và luyện các loại ngải có tác dụng hại người.

Đa số các phim kinh dị đều dùng các yếu tố ma quái. Phim ma thường có những cảnh huyền bí, hay phản khoa học, và sự xuất hiện của ma thường kèm theo chết chóc. Truyện ma cũng thế.

Tiểu thuyết Liêu trai chí dị của Trung Quốc bao gồm cả ma thiện lẫn ma ác và ma mà giống hệt như người từ sinh hoạt tình dục đến tình cảm yêu đương.

Ngành công nghiệp du lịch Anh dùng ma để thu hút du khách[5].
[sửa] Các giả thuyết khoa học

Ma có thể là do các sóng hạ âm gây ra, gió biển mạnh thổi nhanh dọc theo các hành lang và tháp canh của những lâu đài và biệt thự cổ tạo ra các sóng hạ âm được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghe tiếng ma ở các nơi này[6].

Các nhà khoa học còn có giả thuyết: "Mỗi con người chúng ta đều phát ra một từ trường có tần số dao động riêng, khi ta chết đi, nguồn sóng từ trường vẫn tồn tại. Khi có một ai đó có tần số phù hợp, sẽ kích thích từ trường này, làm cho người xung quanh nơi đó thấy lại những cảnh sinh hoạt trước đây của người chết.
[sửa] Ma trong nghệ thuật và lễ hội

* Halloween là một ngày lễ của trẻ em, còn gọi là lễ hội Ma lộ hình. Thường vào ngày lễ này, người ta thường hoá trang mình vào những hình thù kì dị, ma quỷ hay mặt nạ dúm dó,...để doạ mọi người. Trong dịp lễ này, trẻ con thường mặc trang phục ma đến nhà của mọi người để xin kẹo. Tuy là một lễ hội ma, nhưng nó lại được nhiều trẻ em và các bậc phụ huynh yêu thích.
* Lễ hội ma vùng Yashothon - Thái Lan.
* Lễ hội ma tại Nhật Bản.
* Lễ hội ma tại Hồng Kông.

[sửa] Ma trong ca dao, tục ngữ , thơ ca

* Câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" cho thấy rằng ma còn tinh nghịch, phiền phức, rắc rối hơn cả học trò nhưng chưa thấy chứng cớ nào về sự tinh nghịch của ma hơn sự tinh nghịch của con người. (Câu này cũng có ý chỉ học trò tinh quái, phá phách chẳng kém gì ma cả).
* Bói ra ma, quét nhà ra rác
* Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.
* Vũ trung kỳ mạn.

[sửa] Ma trong tác phẩm văn học

* Harry Potter, trong series truyện này, Ma xuất hiện nhiều, nhưng đặc biệt ở chỗ trong truyện, ma cũng là một nhân vật bình thường như bao người khác và không giống như tính chất của ma làm người ta sợ. Thực chất ma sống trong lâu đài chung với các học sinh và giáo viên.
* Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
* Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.
* Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

[sửa] Ma trong điện ảnh

Tuy ma làm đa số phải sợ nhưng con người lại thích những nỗi sợ như thế. Càng ngày, những bộ phim kinh dị càng được sản xuất nhiều để đáp ứng sự thích thú được cảm giác run sợ vì ma. Những bộ phim này có thể có cốt truyện ma ăn thịt người, ma hào hiệp, ma "có tình người" chuyên giúp đỡ người khác, ma hại người. Cũng có những bộ phim nói về ma nhưng theo thể loại hài.

Ma trong các bộ phim như Ghost House, The eyes, Hell ... Theo lý luận của các bộ phim kinh dị của Mỹ thì ma là một loại xác sống chuyên đi ăn thịt người sau khi bị ăn thịt thì chính họ lại trở thành một xác sống khác và được gọi chung là ZOMBIE. Lí do vì sao có ZOMBIE là họ bị một loại virus gây nên ăn thẳng vào cơ thể nhưng không chết hoàn toàn mà vẫn tồn tại theo hướng khác bản năng và không còn tính người

Các nước khai thác yếu tố tâm lý sợ ma của con người mà cho ra đời khá nhiều bộ phim thu hút khán giả. Đặc biệt có nhiều bộ phim mang lại nhiều giải thưởng cao.
[sửa] Phim Ma tại các nước

Một ngôi nhà trừ ma tại Thái Lan

Tại Cambodia, hầu như các phim kinh dị về ma luôn luôn đông khách và nền điện ảnh nước này năm nào cũng cho ra đời những bộ phim ma mà đề tài về ma cũng rất đa dạng. Hầu như rạp chiếu phim nào tại đất nước này cũng trình chiếu phim ma.

Tại Trung Quốc, bộ phim Thiện nữ ưu hồn là bộ phim nổi tiếng trong dòng phim ma tại nước này, phim ma Trung Quốc thường đi theo lối mòn là mang yếu tố thần thoại, cốt truyện mang nội dung gần giống với Liêu trai chí dị, bộ phim Thiện nữ ưu hồn đã mang lại nhiều giải thưởng cao cho điện ảnh Trung Quốc.

Tại Thái Lan, các phim ma kinh dị và các phim ma hài hước được khai thác tối đa. Truyền hình có cả kênh chuyên đề ma là chuyện kể các nhân chứng gặp được ma.

Tại Hàn Quốc, thể loại phim ma kết hợp giữa hư và thực hay sử dụng kỹ xảo điện ảnh cho ra đời các phim truyện ma có nội dung rõ ràng và giáo dục con người nhiều hơn là kinh dị câu khách.

Tại Việt Nam, thể loại ma trước đây ít được khai thác do chưa phải là đề tài khuyến khích thì nay các bộ phim với nội dung đề tài ma được khai thác nhiều. Điển hình như:

* Bộ phim Nụ hôn thần chết
* Bộ phim Mười
* Bộ phim Phim Ngôi nhà bí ẩn - Suối Oan Hồn
* Bộ phim Giao lộ định mệnh
* Bộ phim Oan hồn (phim 2004)

[sửa] Ma trong kịch nói

Ma trong kịch nói là đề tài thu hút khán giả tại Việt Nam, các vở kịch ứng dụng hiệu ứng sân khấu kèm âm thanh, ánh sáng mang lại cho người xem nhiều bất ngờ, điển hình:

* Vở kịch Người vợ ma, vở kịch Sám Hối [7],

* Vở Những con ma nhà hát [8]

* Vở Lầu hoang [9]

[sửa] Ma trong hội họa































Ma trong truyện tranh

* Ma kinh dị :

1. Âm Dương Lộ

* Dùng nỗi sợ về ma phá án hay dùng nỗi sợ về ma để trục lợi.

1. Thám tử lừng danh Conan.

[sửa] Các bức ảnh ma nổi tiếng

* Các bức ảnh do những người chụp ảnh rửa ảnh nhìn thấy đã công bố trên các mạng truyền thông và cho tới giờ vẫn chưa tìm ra lời giải đáp dù những ảnh này không hề dùng kỹ thuật photoshop hay bất cứ thủ thuật nào khác