Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 26

Ðề tài: Quẻ Dịch Cổ Truyền

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Quẻ Dịch Cổ Truyền

    Quẻ Dịch Cổ Truyền.

    Tình cờ may mắn tìm được một luận án của một sinh viên trường đại học The Pennsylvania State University có tựa đề "How To Form A Hexagram and Consult The IChing", nói vê phương pháp lấy Quẻ Dịch Cổ Truyền,
    www.biroco.com/yijing/Shih-chuan_Chen.pdf

    Vì có đọc qua phương pháp này trong quyển "Bí Ẩn Của Bát Quái", nhưng lúc đó nghỉ rằng chắc củng chỉ những tài liểu sử học, nhưng khi đọc xong bài luận án trên thì mình mới biết đây chính là phương pháp lấy quẻ và lời giải cổ truyền.

    (còn tiếp ....)

  2. #2

    Mặc định

    Giải thích về các số kết quả 44,40,36,32,28 trong cách tính "cỏ thi" của tác giả

    ======================Bước 1===================================
    50 lấy 1 cọng = 49, chia hai nhóm A và (49-A)
    A lấy 1 thành A-1.
    ____ Nhóm A ____________Nhóm B (49-A) ________ Nhóm A + Nhóm B còn lại
    __________________ 49 - số dư của nhóm A ______ 49 - số dư của 2 nhóm
    __________________ - cọng đầu của nhóm A ______ - cọng đầu của nhóm A
    (A - 1) % 4 = 1 -> 1 ; (49 - 1 - 1) % 4 = 3 -> 3 ; 49 - 1 - 3 - 1 = 44
    (A - 1) % 4 = 2 -> 2 ; (49 - 2 - 1) % 4 = 2 -> 2 ; 49 - 2 - 2 - 1 = 44
    (A - 1) % 4 = 3 -> 3 ; (49 - 3 - 1) % 4 = 1 -> 1 ; 49 - 3 - 1 - 1 = 44
    (A - 1) % 4 = 0 -> 4 ; (49 - 0 - 1) % 4 = 0 -> 4 ; 49 - 4 - 4 - 1 = 40

    ======================Bước 2===================================
    44 lấy 1 cọng = 43, chia hai nhóm A và (43-A)
    A lấy 1 thành A-1.
    ____ Nhóm A ____________Nhóm B (43-A) ________ Nhóm A + Nhóm B còn lại
    __________________ 43 - số dư của nhóm A ______ 43 - số dư của 2 nhóm
    __________________ - cọng đầu của nhóm A ______ - cọng đầu của nhóm A
    (A - 1) % 4 = 1 -> 1 ; (43 - 1 - 1) % 4 = 1 -> 1 ; 43 - 1 - 1 - 1 = 40
    (A - 1) % 4 = 2 -> 2 ; (43 - 2 - 1) % 4 = 0 -> 4 ; 43 - 2 - 4 - 1 = 36
    (A - 1) % 4 = 3 -> 3 ; (43 - 3 - 1) % 4 = 3 -> 3 ; 43 - 3 - 3 - 1 = 36
    (A - 1) % 4 = 0 -> 4 ; (43 - 0 - 1) % 4 = 2 -> 2 ; 43 - 4 - 2 - 1 = 36

    ---------------------------------------------------------------------------
    40 lấy 1 cọng = 39, chia hai nhóm A và (39-A)
    A lấy 1 thành A-1.
    ____ Nhóm A ____________Nhóm B (39-A) ________ Nhóm A + Nhóm B còn lại
    __________________ 39 - số dư của nhóm A ______ 39 - số dư của 2 nhóm
    __________________ - cọng đầu của nhóm A ______ - cọng đầu của nhóm A
    (A - 1) % 4 = 1 -> 1 ; (39 - 1 - 1) % 4 = 1 -> 1 ; 39 - 1 - 1 - 1 = 36
    (A - 1) % 4 = 2 -> 2 ; (39 - 2 - 1) % 4 = 0 -> 4 ; 39 - 2 - 4 - 1 = 32
    (A - 1) % 4 = 3 -> 3 ; (39 - 3 - 1) % 4 = 3 -> 3 ; 39 - 3 - 3 - 1 = 32
    (A - 1) % 4 = 0 -> 4 ; (39 - 0 - 1) % 4 = 2 -> 2 ; 39 - 4 - 2 - 1 = 32


    =====================Bước 3====================================
    40 lấy 1 cọng = 39, chia hai nhóm A và (39-A)
    A lấy 1 thành A-1.
    ____ Nhóm A ____________Nhóm B (39-A) ________ Nhóm A + Nhóm B còn lại
    __________________ 39 - số dư của nhóm A ______ 39 - số dư của 2 nhóm
    __________________ - cọng đầu của nhóm A ______ - cọng đầu của nhóm A
    (A - 1) % 4 = 1 -> 1 ; (39 - 1 - 1) % 4 = 1 -> 1 ; 39 - 1 - 1 - 1 = 36
    (A - 1) % 4 = 2 -> 2 ; (39 - 2 - 1) % 4 = 0 -> 4 ; 39 - 2 - 4 - 1 = 32
    (A - 1) % 4 = 3 -> 3 ; (39 - 3 - 1) % 4 = 3 -> 3 ; 39 - 3 - 3 - 1 = 32
    (A - 1) % 4 = 0 -> 4 ; (39 - 0 - 1) % 4 = 2 -> 2 ; 39 - 4 - 2 - 1 = 32

    ---------------------------------------------------------------------------
    36 lấy 1 cọng = 35, chia hai nhóm A và (35-A)
    A lấy 1 thành A-1.
    ____ Nhóm A ____________Nhóm B (35-A) ________ Nhóm A + Nhóm B còn lại
    __________________ 35 - số dư của nhóm A ______ 35 - số dư của 2 nhóm
    __________________ - cọng đầu của nhóm A ______ - cọng đầu của nhóm A
    (A - 1) % 4 = 1 -> 1 ; (35 - 1 - 1) % 4 = 1 -> 1 ; 35 - 1 - 1 - 1 = 32
    (A - 1) % 4 = 2 -> 2 ; (35 - 2 - 1) % 4 = 0 -> 4 ; 35 - 2 - 4 - 1 = 28
    (A - 1) % 4 = 3 -> 3 ; (35 - 3 - 1) % 4 = 3 -> 3 ; 35 - 3 - 3 - 1 = 28
    (A - 1) % 4 = 0 -> 4 ; (35 - 0 - 1) % 4 = 2 -> 2 ; 35 - 4 - 2 - 1 = 28

    ---------------------------------------------------------------------------
    32 lấy 1 cọng = 31, chia hai nhóm A và (31-A)
    A lấy 1 thành A-1.
    ____ Nhóm A ____________Nhóm B (31-A) ________ Nhóm A + Nhóm B còn lại
    __________________ 31 - số dư của nhóm A ______ 31 - số dư của 2 nhóm
    __________________ - cọng đầu của nhóm A ______ - cọng đầu của nhóm A
    (A - 1) % 4 = 1 -> 1 ; (31 - 1 - 1) % 4 = 1 -> 1 ; 31 - 1 - 1 - 1 = 28
    (A - 1) % 4 = 2 -> 2 ; (31 - 2 - 1) % 4 = 0 -> 4 ; 31 - 2 - 4 - 1 = 24
    (A - 1) % 4 = 3 -> 3 ; (31 - 3 - 1) % 4 = 3 -> 3 ; 31 - 3 - 3 - 1 = 24
    (A - 1) % 4 = 0 -> 4 ; (31 - 0 - 1) % 4 = 2 -> 2 ; 31 - 4 - 2 - 1 = 24

  3. #3

    Mặc định

    50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng
    I) Lần thứ Nhất
    1) Chia 49 cọng chia làm 2 nhóm A & B.
    2) Lấy 1 cọng từ nhóm A kẹp giữa hai ngón tay
    3) Đếm nhóm A, lấy mỗi lần 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn.
    4) Kẹp các cọng còn thừa này giữa hai ngón tay
    5) Đếm nhóm B, mỗi lần củng lấy 4 cọng đến khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn
    6) Kẹp các cọng còn lại giữa hai ngón tay
    7) Lấy các cọng kẹp giữa hai ngón tay để sang bên.
    Xong lần thứ nhất, số cọng còn lại trong hai nhóm A cùng B là 44 hoặc 40
    II) Lần thứ hai
    1) Gom các cọng còn lại sau lần thứ nhất, chia thành hai nhóm A &B
    2) Lập lại các bước 2 đến 7 trong lần thứ nhất
    Xong lần thứ hai, số cọng còn lại trong hai nhóm A cùng B là 40, 36, hoặc 32
    III) Lần thứ ba làm y như lần thứ hai.
    Xong lần thứ ba, số cọng còn lại trong hai nhóm A cùng B là 36, 32, 28, hoặc 24.
    Sau lần thứ ba, gom các cọng còn lại đếm mỗi lần 4 cọng.
    Nếu còn 36 cọng thì sẻ đếm được 9, nếu là 32 thì sẻ đếm được 8, là 28 thì đếm được 7, là 24 thì đếm được 6.
    Như vậy số đếm có thể là 9,8,7,6.
    Nếu là 9 là Lão Dương, 8 thì là Thiếu Âm, 7 là Thiếu Dương, và 6 là Thái Âm.
    Như vậy là được 1 hào. Hào được số 9 và số 6 là lão hay động, lão thì khả biến, hào được số 8 và số 7 là hào tỉnh không biến.
    Lập lại 6 lần như vậy thì được quẻ 6 hào.

    Chổ khác biệt trong các sách là không phải hào lão dương 9 và lão âm 6 là có thể biến, mà phải dùng phương pháp lấy hào biến, gọi là hào Hòa Biến.
    Cổ nhân xem các số 6,7,8,9 giống như thời tiết 4 mùa. 9 lão dương là mùa hạ, 6 lão âm là mùa đông, 7 thiếu dương là mùa xuân, và 8 thiếu âm là mùa thu. Thời tiết thì mùa xuân khí hậu từ từ ấp lên và mùa xuân chuyển sang mùa hè, tức từ thiếu dương đến thái dương. Sự chuyển biến này chỉ là sự thay đổi cường độ không phải sự thay đổi bản thể, tư ấm áp sang nóng nực là ở cường độ, từ thiếu dương sang thái dương thì dương vẫn là dương. Tương đương như vậy, từ mùa thu chuyển sang mùa đông là từ mát mẻ chuyển sang lạnh lẻo. Sự thay đổi củng chỉ ở cương độ mà không phải bản thể, tư mát mẻ sang lạnh lẻo là ở cường độ, từ thiếu âm sang thái âm thì âm vẫn là âm.
    Ngược lại, mùa hè độ nóng từ từ giảm dần, dương dần dần thay đổ và cuối cùng chuyển sang âm, tức từ hè lão dương (thái dương) chuyển sang thu thiếu âm. Đó là sự thay đổi bản thể từ dương sang âm. Từ mùa Đông sang mùa Xuân, củng là sự thay đổi bản thể từ âm sang dương, từ thái âm sang thiếu dương.
    Lão dương và lão âm được thay đổi như thế nào trong các quẻ trùng lấy được thì không có được cổ nhân ghi lại rỏ ràng, nhưng may mắn là thông tin về cách chuyển đổi này ẩn chứa trong các mục của sách dịch.
    Chổ quan trọng chính là Số 55 (Số Thiên Địa (1+3+5+7+9)+(2+4+6+8+10)=55). Nhớ không lầm thì quẻ Thái Ất nhân mệnh củng dùng đến số Thiên Địa này.

    Phương pháp lấy quẻ biến:
    1) Lấy 55 từ đi tổng các số (9,8,7,6) lấy được của 6 hào, số dư ra là số để tìm hào Hòa Biến.
    2) Lấy sô dư từ hào sơ là 1 đếm lên hào 6 là số 6, sau đó đếm xuống, hào 6 là 7, xuống tới hào sơ là 12, lại từ hào sơ là 13 đếm trở lên, dừng lại khi nào đủ số trừ được, hào đó là hào Hòa Biến.
    ___ 06, 07, 18, 19
    ___ 05, 08, 17
    ___ 04, 09, 16
    ___ 03, 10, 15
    ___ 02, 11, 14
    ___ 01, 12, 13

    Quẻ trùng có tổng số thấp nhất là Khôn (6x6=36), và quẻ lớn nhất là Kiền (9x6=54), trừ cho số Thiên Địa 55 thì số dư nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 19.

    Sau khi biết hào nào là hào Hòa Biến, phải xem hào đó có Khả Biến không, chỉ có hào Lão Dương (số 9) và hào Lão Âm (số 6) là hào Khả Biến, thì lúc đó hào mới được thay đổi bản thể, từ dương (9) sang âm, hoặc từ âm (6) sang dương. Nếu hào Hòa Biến là hào được số 7, và số 8 tức là hào tỉnh, bất khả biến thì không thể biến.
    Như vậy ta thấy hào động chưa chắc là phải biến. Nó chỉ nói lên khả năng có thể biến, đang chờ cái biến. Hào được Hòa Biến chưa chắc là phải biến, phải tùy vào khả năng có thể biến hay không, hào Hòa Biến là tỉnh thì không thể biến vậy.

    (còn tiếp ...)
    Last edited by VinhL; 05-05-2011 at 03:34 AM.

  4. #4

    Mặc định

    Phương pháp lấy lời giải.
    Sau khi được quẻ, cổ nhân căn cứ vào hào biến để xác định dùng quái từ hay dùng hào từ để xem.
    Cổ nhân lấy lão dương số 9 và lão âm số 6 làm hào khả biến, dùng thiếu âm số 8, và thiếu dương số 7 làm hào bất biến. Khi bói, biến hào là dương cửu thì ứng biến thành âm lục, là âm lục thì ứng biến thành dương cửu.

    1) Sáu hào của quái đều là 7 (thất), 8 (bát) như:
    quẻ Địa Phong Thăng
    _ _ 8
    _ _ 8
    _ _ 8
    ___ 7
    ___ 7
    _ _ 8
    Thăng
    55 - (8+8+8+7+7+8) = 55 - 46 = 9, hào lục tứ biến, nhưng hào lục tứ lại là 8, tức tỉnh, bất khả biến, nên lấy quái từ của quái Thăng để xem.

    2) Được quẻ Thủy Phong Tỉnh
    _ _ 8-------- _ _
    ___ 9-------- _ _
    _ _ 8-------- _ _
    ___ 7-------- ___
    ___ 7-------- ___
    _ _ 8-------- _ _
    Tỉnh biến Thăng, Thăng Ngộ Tỉnh
    55 - (8+9+8+7+7+8) = 55 - 47 = 8, hào cửu ngủ biến, hào ngủ là lão (động) nên khả biến. Hào cửu ứng biến thành lục, được quái Địa Phong Thăng, vậy gọi là "Thăng ngộ Tỉnh", lấy hào từ của hào cửu ngủ của quái Tỉnh để xem quẻ.

    3) Được quẻ Hỏa Trạch Khuê
    ___ 9
    _ _ 8
    ___ 7
    _ _ 8
    ___ 7
    ___ 7
    Khuê
    55 - (9+8+7+8+7+7) = 55 - 46 = 9, hào tứ biến, nhưng hào cửu tứ lại là 7 bất khả biến, được gọi là "Thất Ngộ Khuê", thì dùng quái từ của quái Khuê để xem quẻ.

    4) Được quẻ Thiên Phong Cấu
    ___ 7---------- ___
    ___ 9---------- ___
    ___ 7---------- ___
    ___ 7---------- ___
    ___ 7---------- ___
    _ _ 6---------- ___
    Cấu biến Kiền, Kiền Ngộ Cấu
    55 - (7+9+7+7+7+6) = 55 - 43 = 12 hào sở biến, hào sợ là 6, lão âm, tức khả biến. Sơ lục ứng biến thành sơ cửu được quẻ bát thuần Kiền, đây gọi là "Kiền Ngộ Cấu", dùng hào từ sơ lục của qúi Cấu để xem quẻ.

    5) Được quẻ Trạch Thủy Khốn
    _ _ 8
    ___ 9
    ___ 7
    _ _ 8
    ___ 9
    _ _ 8
    Khốn
    55 - (8+9+7+8+9+8) = 55 - 49 = 6, hào thượng biến, nhưng hào thượng lại là 8 tức hào tỉnh, bất khả biến, gọi là "Bát Ngộ Khốn" vì vậy phải dùng quái từ của quẻ Khổn để xem.

    6) Được quẻ Thủy Lôi Truân
    _ _ 8---------- _ _
    ___ 9---------- _ _
    _ _ 6---------- ___
    _ _ 8---------- _ _
    _ _ 8---------- _ _
    ___ 9---------- _ _
    Truân
    55 - (8+9+6+8+8+9) = 55 - 48 = 7, hào thượng biến, nhưng hào thượng lại là 8 bất khả biến, nhưng vì có 3 hào lão nên có thể đổi 3 hào lão để được quẻ Lôi Địa Dự, gọi là "Dự Ngộ Truân cùng Bát", lấy quái từ của hai quái Truân và Dự để xem.

    7) Sáu hào đều là cửu, lục, như quẻ Chấn
    _ _ 6---------- ___
    _ _ 6---------- ___
    ___ 9---------- _ _
    _ _ 6---------- ___
    _ _ 6---------- ___
    ___ 9---------- _ _
    Chấn biến Tốn, Tốn Ngộ Chấn.
    Khi sáu hào đều động, thì lấy cửu lục hổ biến (biến cả 6 hào) thành quẻ Bát Thuần Tốn, Tốn Ngộ Chấn, và lấy quái từ của quẻ Bát Thuần Tốn để xem.

    8) Khi gặp Khôn Ngộ Kiền, thì lấy hào từ Dụng Cửu của quái Kiền để xem. Khi gặp Kiền Ngộ Khôn thì dùng hào từ Dụng Lục của quẻ Khôn để xem.

    Tóm lại, nếu hào Hòa Biến được lão âm dương (6, 9) thì biến hào, dùng hào từ để xem.
    Nếu hào Hòa Biến được thiếu âm dương (7, 8) thì không thể biến, dùng quái từ để xem, nhưng nếu quẻ có 3 hào lão âm dương trở lên, thì có thể biến tất cả hào lão, trường hợp này thì dùng cả quái từ của hai quẻ để xem.
    Nếu 6 hào đều là lão thì "Kiền Ngộ Khôn" thì dùng hào Dụng Lục của quẻ Khôn, "Khôn Ngộ Kiền" thì dùng hào Dụng Cửu của quẻ Kiền để xem.

    Thật ra chúng ta củng có thể dùng 50 lá bài để thay thế mấy cọng cỏ thi. Xác suất củng không có gì thay đổi.

    Hết:-))

  5. #5

    Mặc định

    PHỤ LỤC: QUẺ DỊCH CỔ TRUYỀN

    1. Những quẻ chỉ có 1 hào âm hoặc 1 hào dương: đều từ cặp lưỡng đối Phục - Cấu mà ra:

    Gồm có:

    - Phục - Cấu
    - Sư - Đồng nhân
    - Khiêm - Lý
    - Dự - Tiểu súc
    - Tị - Đại hữu
    - Bác - Quải

    Một hào Âm: (5 x 9) + 6 = 51
    Một hào Dương: (5 x 6) + 9 = 36

    2. Gồm 20 quẻ lục hào, được tạo thành từ 3 hào âm và 3 hào dương: đều từ cặp Lưỡng đối Thái - Bĩ mà ra:

    (3 x 6) + (3 x 9) = 45

    3. Gồm 15 quẻ có 2 hào âm: (9 x 4) + (6 x 2) = 48

    4. Gồm 15 quẻ có 2 hào dương: (6 x 4) + (9 x 2) = 42

    Quẻ 2 hào âm hoặc 2 hào dương, đều từ cặp lưỡng đối Lâm - Độn mà ra

    Di – Mông – Cấn – Tấn – Quan
    …Truân – Khảm – Kiển – Tụy
    …..Chấn – Giải – Tiểu quá
    ………Minh di - Thăng
    …………….Lâm
    …………….Độn
    ……….Tụng – Vô vọng
    ……Tốn-G.nhân-Tr.phu
    ….Đỉnh – Ly – Khuê – Đ.súc
    Đ.quá – Cách – Đoài – Nhu – Đ.tráng


    5. Quẻ Càn 6 hào dương: 9 x 6 = 54

    6. Quẻ Khôn 6 hào âm: 6 x 6 = 36


    Vấn đề còn lại, đó là truy tìm sự biến hào trong từng nhóm. Ví như, nhóm 1 đều từ cặp lưỡng đối Phục - Cấu mà ra. Nay ta được quẻ Sư, thì biết rằng hào 2 quẻ Sư từ hào 1 quẻ Phục mà ra.


    Nguồn: Chu Dịch bản nghĩa - Chu Hi quái biến đồ
    Last edited by Hà Uyên; 05-05-2011 at 04:49 PM.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hà Uyên Xem Bài Gởi
    PHỤ LỤC: QUẺ DỊCH CỔ TRUYỀN

    1. Những quẻ chỉ có 1 hào âm hoặc 1 hào dương: đều từ cặp lưỡng đối Phục - Cấu mà ra:

    Gồm có:

    - Phục - Cấu
    - Sư - Đồng nhân
    - Khiêm - Lý
    - Dự - Tiểu súc
    - Tị - Đại hữu
    - Bác - Quải

    Một hào Âm: (5 x 9) + 6 = 51
    Một hào Dương: (5 x 6) + 9 = 36

    2. Gồm 20 quẻ lục hào, được tạo thành từ 3 hào âm và 3 hào dương: đều từ cặp Lưỡng đối Thái - Bĩ mà ra:

    (3 x 6) + (3 x 9) = 45

    3. Gồm 15 quẻ có 2 hào âm: (9 x 4) + (6 x 2) = 48

    4. Gồm 15 quẻ có 2 hào dương: (6 x 4) + (9 x 2) = 42

    Quẻ 2 hào âm hoặc 2 hào dương, đều từ cặp lưỡng đối Lâm - Độn mà ra

    Di – Mông – Cấn – Tấn – Quan
    …Truân – Khảm – Kiển – Tụy
    …..Chấn – Giải – Tiểu quá
    ………Minh di - Thăng
    …………….Lâm
    …………….Độn
    ……….Tụng – Vô vọng
    ……Tốn-G.nhân-Tr.phu
    ….Đỉnh – Ly – Khuê – Đ.súc
    Đ.quá – Cách – Đoài – Nhu – Đ.tráng


    5. Quẻ Càn 6 hào dương: 9 x 6 = 54

    6. Quẻ Khôn 6 hào âm: 6 x 6 = 36


    Vấn đề còn lại, đó là truy tìm sự biến hào trong từng nhóm. Ví như, nhóm 1 đều từ cặp lưỡng đối Phục - Cấu mà ra. Nay ta được quẻ Sư, thì biết rằng hào 2 quẻ Sư từ hào 1 quẻ Phục mà ra.


    Nguồn: Chu Dịch bản nghĩa - Chu Hi quái biến đồ
    Chào các bạn,

    Như bạn Hà Uyên có đề cập về những quẻ chỉ có (1,2,3,4 hoặc 5) hào âm hay (1,2,3,4 hoặc 5) hào dương gồm (6,15,20,15 hoặc 6) quẻ theo thứ tự kia là dựa trên toán học của Pascal's Triangle (1623-1662):



    mà các toán học gia của Trung Hoa như Cổ Hiến (1010-1070), Dương Huy (1238–1298) đã nghiên cứu từ lâu trước đó:



    Chẳng qua, đây là định lý nhị-thức (binomial) (Âm+ Dương) được lũy thừa (A +D)^6:


    A⁶ + 6A⁵D + 15A⁴D² + 20A³D³ + 15A²D⁴ + 6AD⁵ + D⁶


    Ví dụ: A⁶ = 6 hào Âm, A²D⁴ = 2 hào Âm 4 hào Dương v.v...


    Do đó, những quẻ chỉ có 1 hào Dương là

    6A⁵D

    6 quẻ , gồm có:

    - Phục
    - Sư
    - Khiêm
    - Dự
    - Tị
    - Bác

    và dựa trên sự hình thành của Kinh Dịch thì 6 quẻ đó chỉ là 3 cặp như sau:


    Phục ---- đảo lộn thành ---- Bác
    Sư ---- đảo lộn thành ---- Tị
    Khiêm ---- đảo lộn thành ---- Dự


    Ví dụ
    Phục ---- đảo lộn thành ---- Bác


    [0]
    [0]
    [0]
    [0]
    [0]
    [1]
    ==))==
    (1)
    (0)
    (0)
    (0)
    (0)
    (0)

    Và trình tự thì là: Phục - Bác - Sư - Tị - Khiêm - Dự (6 lần).
    Nếu như muốn biến tuần tự thì thay 1 bằng 0 sẽ có những quẻ chỉ có 1 hào Âm là

    6AD⁵

    6 quẻ , gồm có:

    - Quải
    - Đại hữu
    - Tiểu súc
    - Lý
    - Đồng nhân
    - Cấu


    Quải ---- đảo lộn thành ---- Cấu
    Đại hữu ---- đảo lộn thành ---- Đồng nhân
    Tiểu súc ---- đảo lộn thành ---- Lý


    Ví dụ
    Quải ---- đảo lộn thành ---- Cấu


    [0]
    [1]
    [1]
    [1]
    [1]
    [1]
    ==))==
    (1)
    (1)
    (1)
    (1)
    (1)
    (0)

    Và trình tự thì là: Quải - Cấu - Đại hữu - Đồng nhân - Tiểu Súc - Lý.


    Muốn biến tiếp nữa thì là 2 hào Dương, kế đổi 1 thành 0, rồi 3 hào Dương, v.v... tuần hoàn!


    Bạn Hà Uyên có ý kiến gì không?

  7. #7

    Mặc định

    Chào các bạn,
    Phương pháp lập quẻ lấy lời giải này có từ trước thời Xuân Thu, vì vậy trong Tả Truyện Tso Chuan (722 - 468 BC) và Quốc Ngử Kuo Yu, củng đa có ghi lại nhiều trường hợp bốc dịch.

    Trích từ bài luận trên:
    The procedure for forming a hexagram and consulting the I Ching available in the West is
    that of Chu Hsi of the Sung (1130-1200). His version was originally the method of the coin
    oracle (i.e., by tossing three coins), but to justify it he forced it upon the text of the "Hsi
    Tz'u Chuan" of the I Ching.
    Instances of the divinatory use of the I ching recorded in the Tso Chuan and Kuo Yu
    amount to more than 25 cases. Chu Hsi's version cannot explain these cases.
    Following strictly the text of the "Hsi Tz'u Chuan," the author has recovered the original
    divinatory procedures for forming a hexagram and consulting the I Ching, and they are
    verified by the recorded cases. The recovered procedures are simpler and more logical and
    consistent than those of Chu Hsi's version.

    Dịch lại:
    Phương pháp lập thành quẻ và bốc Dịch hiện hành ở Tây phương là từ Chu Hi đời Tống (1130 - 1200).
    Phương pháp này xuất từ phương pháp lập quẻ bằng đồng tiền (gieo quẻ bằng 3 đồng tiền), nhưng Chu Hi
    lại gắng gượng áp dụng vào Hề Từ Truyện 繫辭傳 của Chu Dịch.
    Những câu chuyện sử dụng bốc Dịch được ghi lại trong Tả Truyện và Quốc Ngữ gồm có khoảng hơn 25 trường
    hợp. Phương pháp của Chu Hi không thể nào giải thích phương pháp lập và giải quẻ trong những trường hợp này. Chỉ từ những thông tin trong Hề Từ Truyện, tác giả đã khôi phục phương pháp thành lập quẻ và giải quẻ cổ truyền, và phương pháp này được dẫn chứng bằng những trường hợp chiêm bốc đã ghi lại trong Tả Truyện và Quốc Ngữ. Phương pháp được khôi phục so sánh với phương pháp của Chu Hi, đơn giản và hợp lý hơn.

    Trích:
    Chu Hsi blamed the corruption of the text after he had
    wrestled with it for a long time. As a matter of fact
    the text of this portion of the Tso Chuan is not corrupted.
    The fault is that Chu Hsi and many others did
    not find the key to comprehend it. If we could not
    recover the ancient divinatory procedures for forming a
    hexagram and for determining which of six monograms
    should be changed when the called-upon monogram is
    unavailable for change, we would be in the dark, too.

    Dịch lại:
    Sau khi nghiên cứu một thời gian lâu, Chu Hi đổ lỗi là do những tuồng chử bị hư, nhưng trên thực tế
    những đoạn chử trong Tả Truyện không bị hư. Lỗi là do Chu Hi và nhiều người nghiên cứu khác không thể
    tìm ra cái chì khóa để thấu hiểu. Nếu chúng ta không thể không phục lại phương pháp cổ truyền để thành lập quẻ và phương pháp chỉ định hào nào phải biến khi mà hào biến lại không thể biến (đây nói về hào Hòa Biến gặp 7, 8 bất khả biến, nếu quẻ có 3 hào lão (9, 6) hay nhiều hơn thì biến tất cả hào lão), thì chúng ta củng nằm trong sự u tối như vậy.

  8. #8

    Mặc định

    Đọc 13 trang đó, tác giả đi theo chiều hướng "lấy ví dụ để tạo ra lý thuyết" tức là lấy thí vụ quẻ A biến thành quẻ B, từ hào biến trong quẻ B mà suy ra hào nào là lão dương lão âm và thiếu dương thiếu âm trên quẻ A. Quy định là lão dương lão âm được quyền biến thiếu âm thiếu dương chỉ được quyền tiến chớ không biến.

    Nhưng rồi lại có những ngoại lệ khi gặp thiếu dương, thiếu âm ở một số hào lại biến các hào khác. Điều này phải xét lại cho kỷ . Nói cho cùng, tác giả phê bình Chu Hi không giải thích được các quẻ nói trong bài, không giải thích được tại sao phải bỏ đi một cọng cỏ trong nhóm A và đưa ra giải thích mới; nhưng lại đem đến những rút mắc khác .
    Rút mắc trước mắt là làm sao xấp xếp các số cho từng hào, hào nào phải là một trong bốn số 6,7,8,9. Trong ví dụ, tác giả đưa ra suy đoán từ quẻ A biến thành B do hào x động, như vậy hào x nhất định là một trong lão dương, 9, hoặc lão âm, 6.

  9. #9

    Mặc định

    Chào bạn PTS,
    Thật ra phương pháp này đã có nói qua trong quyển "Tổng Tập Văn Hóa Thần Bí Trung Hoa - Bí Ẩn của Bát Quái" do Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân và Trịnh Vĩnh Tương tác và Trần Đình Hiến dịch.
    Bài viết trên là do VinhL kết hợp cả hai lại mà viết. Quyển "Bí Ẩn cuả Bát Quái" thì không có nói đến phần hào Hòa Biến gặp hào tỉnh (7, 8), mà có 3 hào lão thì có thể biến. Thật ra thì tác giả của luận án trên chỉ căn cứ vào những trường hợp bốc dịch được ghi lại trong Tả Truyện và Quốc Ngữ, vì những trường hợp đó không có quẻ nào là biến hai hào nên trong trường bất khả biến như trên mà có hai hào lão có thể biến hai hào lão này được không thì vẩn còn một nghi vấn.

    À nếu bạn nào có bộ Tả Truyện, hy vọng có thể đăng lên tất cả những trường hợp bốc dịch đã ghi lại để chúng ta có thể kiểm nghiệm xem.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi VinhL Xem Bài Gởi
    Chào bạn PTS,
    Thật ra phương pháp này đã có nói qua trong quyển "Tổng Tập Văn Hóa Thần Bí Trung Hoa - Bí Ẩn của Bát Quái" do Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân và Trịnh Vĩnh Tương tác và Trần Đình Hiến dịch.
    Bài viết trên là do VinhL kết hợp cả hai lại mà viết. Quyển "Bí Ẩn cuả Bát Quái" thì không có nói đến phần hào Hòa Biến gặp hào tỉnh (7, 8), mà có 3 hào lão thì có thể biến. Thật ra thì tác giả của luận án trên chỉ căn cứ vào những trường hợp bốc dịch được ghi lại trong Tả Truyện và Quốc Ngữ, vì những trường hợp đó không có quẻ nào là biến hai hào nên trong trường bất khả biến như trên mà có hai hào lão có thể biến hai hào lão này được không thì vẩn còn một nghi vấn.

    À nếu bạn nào có bộ Tả Truyện, hy vọng có thể đăng lên tất cả những trường hợp bốc dịch đã ghi lại để chúng ta có thể kiểm nghiệm xem.
    Chào các bạn,


    Luận án của tác giả trong 13 trang đó có một lỗi đánh máy sai và có một vài trường hợp không nhất quán với phương pháp đó.

    Ví dụ 4 - Quẻ Địa Thiên Thái

    __ __ 8
    __ __ 8
    __ __ 8
    _____ 9
    _____ 7
    _____ 7


    Cộng (8,8,8,9,7,7) = 47 mà trong 13 trang pdf đó lại bảo là: 49 (The total of the constituent value is 49. The monogram which is called upon to change is the 6th and it is an 8, unavailable to change.)

    Thực ra, tổng số là 48, 49, 37 hoặc 36 đều có hào 6 khả biến - nhưng không thể nào suy ra Quẻ Địa Thiên Thái như trên được mà phải như vầy:

    Ngoại Quái [ (8,8,8) = 24 ] + Nội Quái [ (9,9,7) hoặc (9,7,9) hoặc (7,9,9) = 25 ] = 49

    a) Thái biến Phục

    __ __ 8-----__ __
    __ __ 8-----__ __
    __ __ 8-----__ __
    _____ 9-----__ __
    _____ 9-----__ __
    _____ 7-----_____


    b) Thái biến Sư

    __ __ 8-----__ __
    __ __ 8-----__ __
    __ __ 8-----__ __
    _____ 9-----__ __
    _____ 7-----_____
    _____ 9-----__ __


    b) Thái biến Khiêm

    __ __ 8-----__ __
    __ __ 8-----__ __
    __ __ 8-----__ __
    _____ 7-----_____
    _____ 9-----__ __
    _____ 9-----__ __


    Với lý do, hào 6 khả kiến nhưng không phải là Lão Âm [6] mà là [8] nên những Lão Dương [9] được BIẾN; chứ sao trong ví dụ ấy lại vẫn giữ nguyên dạng BẤT BIẾN?

  11. #11

    Mặc định

    Chào bạn VinhL,

    Tôi biết phương pháp này lâu rồi, không phải đọc từ quyển BACBQ mà từ một sách chử hán, lâu quá tôi không nhớ tên gì. Tuy nhiên theo tôi thì còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm, không phải chỉ đơn thuần như vậy. Thí dụ như nói về thời gian, thì quẻ dịch phải có sự biến tuần tự, không thể nhảy lung tung được; nói về không gian thì quẻ dịch phải nằm đúng vị trí của nó ; v.v.

    Vài lời góp ý thôi, xin trả topic lại cho bạn
    Last edited by PTS; 06-05-2011 at 02:55 AM.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi PTS Xem Bài Gởi

    Tuy nhiên theo tôi thì còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm, không phải chỉ đơn thuần như vậy. Thí dụ như nói về thời gian, thì quẻ dịch phải có sự biến tuần tự, không thể nhảy lung tung được; nói về không gian thì quẻ dịch phải nằm đúng vị trí của nó ; v.v.

    Tôi theo hướng nghiên cứu mà PTS nêu ra.

  13. #13

    Mặc định

    Trường hợp 1 trong tả truyện
    Duke Zhuang, 22nd Year, 671 B.C. (Legge, p. 102, col. 8 & p. 103, col. 2)
    The Zhou Yi (Yi Jing, I Ching) is consulted.
    Duke Li of Chen was the son of a daughter of the house of Cai. In consequence, the people of Cai put to death Wu Fu and raised him [ i.e., Li] to the marquisate. He begat Jing Zhong, during whose boyhood there came one of the historiographers of Zhou to see the marquis of Chen, having with him the Zhou Yi. The marquis made him consult it by the milfoil [on the future of the boy], when he found the diagram Guan, and then by the change of manipulation, the diagram Pi.
    "Here," he said, "is the deliverance: ‘We behold the light of the state. This is auspicious for one to be the king’s guest.’ [cf. the Yi on the 4th line of the diagram Guan]. Shall this boy in his generation possess the state of Chen? Or if he do not possess this state, does it mean that he shall possess another? Or is the thing foretold not of his own person but of his descendants? The light is far off, and its brightness appears reflected from something else. Kun [lower trigram of Guan] represents the earth; Xun [upper trigram of Guan], wind; Qian [top trigram of Pi], heaven. Xun becoming Qian over earth [as in the diagram Pi] represents mountains. [Thus this boy] has all the treasures of mountains, and is shone on by the light of heaven. He will dwell above the earth. Hence it is said, ‘We behold the light of the state. This is auspicious for him to be the king’s guest.’ A king’s guest fills the royal courtyard with the display of all the productions [of his state], and the offerings of gems and silks, all excellent things of heaven and earth. Hence it is said: ‘It is auspicious for him to be the king’s guest.’ But there is still that word, ‘Behold,’ and therefore I say the thing perhaps is to be hereafter. And the wind moves and appears upon the earth. Therefore I say it is to be perhaps in another state. If it be in another state, it must be in that of the Jiang, for the Jiang are the descendants of the Grand Mountain [Yao’s chief minister]. But the mountains stand up as it were the mates of heaven. There cannot be two things equally great. As Chen decays, this boy will flourish."
    When Qin received its first great blow [in 533 B.C.], Chen Huan [the representative of the Gongzi Huan in the 5th generation] had begun to be great in Qi. When it finally perished [in 477 B.C.], the officer Cheng was directing the government of the state.

    莊公二十二年

      二十二年春王正月,肆大眚。癸 ,葬我小君文薑。陳人殺其公子禦寇 夏五月。秋七月丙申,及齊高傒盟於 防。冬,公如齊納幣。

      二十二年春,陳人殺其大子禦寇 陳公子完與顓孫奔齊。顓孫自齊來奔
      齊侯使敬仲為卿。辭曰:「羈旅 臣,幸若獲宥,及於寬政,赦其不閑 教訓而免於罪戾,弛於負擔,君之惠 也,所獲多矣。敢辱高位,以速官謗 請以死告。《詩》雲:『翹翹車乘, 我以弓,豈不欲往,畏我友朋。』」 使為工正。
      飲桓公酒,樂。公曰:「以火繼 。」辭曰:「臣蔔其晝,未蔔其夜, 敢。」君子曰:「酒以成禮,不繼以 淫,義也。以君成禮,弗納於淫,仁 。」
      初,懿氏卜妻敬仲,其妻占之, :「吉,是謂『鳳皇於飛,和鳴鏘鏘 有媯之後,將育于薑。五世其昌,並 於正卿。八世之後,莫之與京。』」 厲 公,蔡出也。故蔡人殺五父而立之, 敬仲。其少也。周史有以《周易》見 侯者,陳侯使筮之,遇《觀》之《否 》。曰:「是謂『觀國之光,利用賓 王。』代陳 有國乎。不在此,其在異國;非此其 ,在其子孫。光,遠而自他有耀者也 《坤》,土也。《巽》,風也。《乾 》,天也。風為天於土上,山也。有 之材而照之 以天光,於是乎居土上,故曰:『觀 之光,利用賓于王。』庭實旅百,奉 以玉帛,天地之美具焉,故曰:『利 用賓于王。』猶有觀焉,故曰其在後 。風行而著 於土,故曰其在異國乎。若在異國, 薑姓也。姜,大嶽之後也。山嶽則配 ,物莫能兩大。陳衰,此其昌乎。」
      及陳之初亡也,陳桓子始大於齊 其後亡成,成子得政。
    Trang công nhị thập nhị niên

    Kinh

    Nhị thập nhị niên xuân vương chính nguyệt, tứ đại sảnh. Quý xú, táng ngã tiểu quân văn khương. Trần nhân sát kỳ công tử ngữ khấu. Hạ ngũ nguyệt. Thu thất nguyệt bính thân, cập tề cao hề minh vu phòng. Đông, công như tề nạp tệ.

    Truyện

    Nhị thập nhị niên xuân, trần nhân sát kỳ đại tử ngữ khấu, trần công tử hoàn dữ chuyên tôn bôn tề. Chuyên tôn tự tề lai bôn.

    Tề hầu sử kính trọng vi khanh. Từ viết: "Ki lữ chi thần, hạnh nhược hoạch hựu, cập vu khoan chính, xá kỳ bất nhàn vu giáo huấn nhi miễn vu tội lệ, thỉ vu phụ đam, quân chi huệ dã, sở hoạch đa hĩ. Cảm nhục cao vị, dĩ tốc quan báng. Thỉnh dĩ tử cáo. 《 thi 》 vân: 『 kiều kiều xa thừa, chiêu ngã dĩ cung, khởi bất dục vãng, úy ngã hữu bằng. 』" sử vi công chính.

    Ẩm hoàn công tửu, nhạc. Công viết: "Dĩ hỏa kế chi." Từ viết: "Thần bặc kỳ trú, vị bặc kỳ dạ, bất cảm." Quân tử viết: "Tửu dĩ thành lễ, bất kế dĩ dâm, nghĩa dã. Dĩ quân thành lễ, phất nạp vu dâm, nhân dã."

    Sơ, ý thị bặc thê kính trọng, kỳ thê chiêm chi, viết: "Cát, thị vị 『 phượng hoàng vu phi, hòa minh thương thương, hữu quy chi hậu, tương dục vu khương. Ngũ thế kỳ xương, tịnh vu chính khanh. Bát thế chi hậu, mạc chi dữ kinh. 』" trần lệ công, thái xuất dã. Cố thái nhân sát ngũ phụ nhi lập chi, sinh kính trọng. Kỳ thiểu dã. Chu sử hữu dĩ 《 chu dịch 》 kiến trần hầu giả, trần hầu sử thệ chi, ngộ 《 quan 》 chi 《 bỉ 》. Viết: "Thị vị 『 quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương. 』 đại trần hữu quốc hồ. Bất tại thử, kỳ tại dị quốc; phi thử kỳ thân, tại kỳ tử tôn. Quang, viễn nhi tự tha hữu diệu giả dã. 《 khôn 》, thổ dã. 《 tốn 》, phong dã. 《 kiền 》, thiên dã. Phong vi thiên vu thổ thượng, sơn dã. Hữu sơn chi tài nhi chiếu chi dĩ thiên quang, vu thị hồ cư thổ thượng, cố viết: 『 quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương. 』 đình thực lữ bách, phụng chi dĩ ngọc bạch, thiên địa chi mỹ cụ yên, cố viết: 『 lợi dụng tân vu vương. 』 do hữu quan yên, cố viết kỳ tại hậu hồ. Phong hành nhi trứ vu thổ, cố viết kỳ tại dị quốc hồ. Nhược tại dị quốc, tất khương tính dã. Khương, đại nhạc chi hậu dã. Sơn nhạc tắc phối thiên, vật mạc năng lưỡng đại. Trần suy, thử kỳ xương hồ."

    Cập trần chi sơ vong dã, trần hoàn tử thủy đại vu tề. Kỳ hậu vong thành, thành tử đắc chính.

  14. #14

    Mặc định

    2
    Duke Min, 1st Year, 660 B.C. (Legge, p. 124, col. 9 & p. 125, col. 2)
    The Zhou Yi (Yi Jing, I Ching) is consulted.
    At an earlier period, Bi Wan had divined by the milfoil about his becoming an officer of Jin and obtained the diagram Zhun, and afterwards, by the manipulation, Bi. Xin Liau interpreted it to be lucky. "Zhun," he said, "indicates firmness, and Bi indicates entering. What could be more fortunate? He must become numerous and prosperous. Moreover, the symbol Zhen [lower trigram of Zhun] becomes that for the earth [the lower trigram of Bi]. Carriages and horses follow one another; he has feet to stand on; an elder brother’s lot; the protection of a mother, and is the attraction of the multitudes. These six indications [arising from the change of the lowest line in the diagram Zhun] will not change. United, they indicate his firmness; in their repose, they indicate his majesty. The divination is that of a duke or a marquis. Himself the descendant of a duke [Bi Wan was descended from one of the lords of Bi, but of the early history of that principality we know nothing], his posterity shall return to the original dignity."

    閔公元年
    經元年.
    春.王正月.齊人救邢.
    夏.六月.辛酉.葬我君莊公.
    秋.八月.公及齊侯盟于落姑.季子 歸.
    冬.齊仲孫來.
    傳元年.
    春.不書即位.亂故也.狄人伐邢. 敬仲言於齊侯曰.戎狄豺狼.不可厭 .諸夏親暱.不可棄也.宴安酖毒. 不可懷也.詩云.豈不懷歸.畏此簡 .簡書.同惡相恤之謂也.請救邢以 簡書.齊人救邢.
    夏.六月.葬莊公.亂故.是以緩.
    秋.八月.公及齊侯盟于落姑.請復 友也.齊侯許之.使召諸陳.公次于 以待之.季子來歸.嘉之也.
    冬.齊仲孫湫來省難.書曰.仲孫. 嘉之也.仲孫歸曰.不去慶父.魯難 巳.公曰.若之何而去之.對曰.難 不巳.將自斃.君其待之.公曰.魯 取 乎.對曰.不可.猶秉周禮.周禮. 以本也.臣聞之.國將亡.本必先顛 而後枝葉從之.魯不棄周禮.未可動 也.君其務寧魯難而親之.親有禮. 重固.間攜 貳.覆昏亂.霸王之器也.晉侯作二 .公將上軍.大子申生將下軍.趙夙 戎.畢萬為右.以滅耿.滅霍.滅魏 .還為大子城曲沃.賜趙夙耿.賜畢 魏.以為大 夫.士蒍曰.大子不得立矣.分之都 .而位以卿.先為之極.又焉得立. 如逃之.無使罪至.為吳大伯.不亦 可乎.猶有令名.與其及也.且諺曰 心苟無瑕. 何恤乎無家.天若祚大子.其無晉乎 卜偃曰.畢萬之後必大.萬.盈數也 魏.大名也.以是始賞.天啟之矣. 天子曰兆民.諸侯曰萬民.今名之大 以從盈數. 其必有眾.初.畢萬筮仕於晉.遇屯 比.辛廖占之.曰.吉.屯固比入. 孰大焉.其必蕃昌.震為土.車從馬 .足居之.兄長之.母覆之.眾歸之 六體不易. 合而能固.安而能殺.公侯之卦也. 侯之子孫.必復其始.

    Mẫn công nguyên niên

    Kinh nguyên niên.

    Xuân. Vương chính nguyệt. Tề nhân cứu hình.

    Hạ. Lục nguyệt. Tân dậu. Táng ngã quân trang công.

    Thu. Bát nguyệt. Công cập tề hầu minh vu lạc cô. Quý tử lai quy.

    Đông. Tề trọng tôn lai.

    Truyện nguyên niên.

    Xuân. Bất thư tức vị. Loạn cố dã. Địch nhân phạt hình. Quản kính trọng ngôn vu tề hầu viết. Nhung địch sài lang. Bất khả yếm dã. Chư hạ thân nật. Bất khả khí dã. Yến an đam độc. Bất khả hoài dã. Thi vân. Khởi bất hoài quy. Úy thử giản thư. Giản thư. Đồng ác tương tuất chi vị dã. Thỉnh cứu hình dĩ tòng giản thư. Tề nhân cứu hình.

    Hạ. Lục nguyệt. Táng trang công. Loạn cố. Thị dĩ hoãn.

    Thu. Bát nguyệt. Công cập tề hầu minh vu lạc cô. Thỉnh phục quý hữu dã. Tề hầu hứa chi. Sử triệu chư trần. Công thứ vu lang dĩ đãi chi. Quý tử lai quy. Gia chi dã.

    Đông. Tề trọng tôn tưu lai tỉnh nan. Thư viết. Trọng tôn. Diệc gia chi dã. Trọng tôn quy viết. Bất khứ khánh phụ. Lỗ nan vị tị. Công viết. Nhược chi hà nhi khứ chi. Đối viết. Nan bất tị. Tương tự tễ. Quân kỳ đãi chi. Công viết. Lỗ khả thủ hồ. Đối viết. Bất khả. Do bỉnh chu lễ. Chu lễ. Sở dĩ bản dã. Thần văn chi. Quốc tương vong. Bản tất tiên điên. Nhi hậu chi diệp tòng chi. Lỗ bất khí chu lễ. Vị khả động dã. Quân kỳ vụ ninh lỗ nan nhi thân chi. Thân hữu lễ. Nhân trọng cố. Gian huề nhị. Phúc hôn loạn. Phách vương chi khí dã. Tấn hầu tác nhị quân. Công tương thượng quân. Đại tử thân sinh tương hạ quân. Triệu túc ngự nhung. Tất vạn vi hữu. Dĩ diệt cảnh. Diệt hoắc. Diệt ngụy. Hoàn vi đại tử thành khúc ốc. Tứ triệu túc cảnh. Tứ tất vạn ngụy. Dĩ vi đại phu. Sĩ 蒍 viết. Đại tử bất đắc lập hĩ. Phân chi đô thành. Nhi vị dĩ khanh. Tiên vi chi cực. Hựu yên đắc lập. Bất như đào chi. Vô sử tội chí. Vi ngô đại bá. Bất diệc khả hồ. Do hữu lệnh danh. Dữ kỳ cập dã. Thả ngạn viết. Tâm cẩu vô hà. Hà tuất hồ vô gia. Thiên nhược tộ đại tử. Kỳ vô tấn hồ. Bặc yển viết. Tất vạn chi hậu tất đại. Vạn. Doanh sổ dã. Ngụy. Đại danh dã. Dĩ thị thủy thưởng. Thiên khải chi hĩ. Thiên tử viết triệu dân. Chư hầu viết vạn dân. Kim danh chi đại. Dĩ tòng doanh sổ. Kỳ tất hữu chúng. Sơ. Tất vạn thệ sĩ vu tấn. Ngộ truân chi bỉ. Tân liêu chiêm chi. Viết. Cát. Truân cố bỉ nhập. Cát thục đại yên. Kỳ tất phiền xương. Chấn vi thổ. Xa tòng mã. Túc cư chi. Huynh trường chi. Mẫu phúc chi. Chúng quy chi. Lục thể bất dịch. Hợp nhi năng cố. An nhi năng sát. Công hầu chi quái dã. Công hầu chi tử tôn. Tất phục kỳ thủy.

  15. #15

    Mặc định

    Dịch có muôn vạn sự ứng dụng, mỗi người mỗi pháp, vậy mới có trăm hoa đua nở.
    Topic này chỉ đăng lên để chia sẻ, ai thích thì nghiên cứu, không áp đặt, mà củng không có ý muốn tranh luận.

    :-)))

  16. #16

    Mặc định

    Chào các bạn,

    Khi nào thì thành viên mới mới được đăng bài?

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Logic123 Xem Bài Gởi
    Chào các bạn,

    Khi nào thì thành viên mới mới được đăng bài?
    Bất cư lúc nào b muốn, hãy chia sẻ sự hiểu biết của b để chúng ta cùng hiểu biết thêmrose4
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  18. #18

    Mặc định

    Chào các bạn,


    Với cách suy nghĩ của bạn PTS: "Tuy nhiên theo tôi thì còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm, không phải chỉ đơn thuần như vậy. Thí dụ như nói về thời gian, thì quẻ dịch phải có sự biến tuần tự, không thể nhảy lung tung được; nói về không gian thì quẻ dịch phải nằm đúng vị trí của nó ; v.v." và bạn Hà Uyên: "Tôi theo hướng nghiên cứu mà PTS nêu ra mà mình mới tìm tòi ra điều này:


    Kinh Dịch 64 trùng quái được sắp xếp theo Phục Hy hoặc theo thứ tự trong Chu Dịch kiểu Văn Vương thì cũng là một trong những cách thức của cổ nhân tiền bối; thời nay, chúng ta là hậu bối hiện kim có thể kế thừa và phát huy chứ không phải đạp đổ một số căn bản chuẩn mực thiết lập từ xưa. Như vậy, tôi xin thử trình bày các bạn xem thử và cho ý kiến được chăng?

    I. Tiên Thiên BÁT QUÁI ĐỒ



    Quan sát mà thấy, từ trong nhìn ra:

    a) lớp thứ nhất là nữa Dương (bao gồm hào hạ - "sơ hào" của Chấn, Ly, Đoài, Càn) nữa Âm (bao gồm hào hạ - "sơ hào" - của Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) liên tiếp ...


    Lưỡng Nghi
    1 : 0

    b) lớp thứ hai cũng có nữa Dương (bao gồm hào trung - "hào giữa" của Đoài, Càn, Tốn, Khảm) nữa Âm (bao gồm hào trung - "hào giữa" - của Cấn, Khôn, Chấn, Ly) liên tiếp ...


    Tứ Tượng
    0 : 1 : 1 : 0
    1 : 1 : 0 : 0

    c) lớp thứ ba thì cũng có nữa Dương (bao gồm hào thượng - của Ly, Càn, Tốn, Cấn) nữa Âm (bao gồm hào thượng - của Khảm, Khôn, Chấn, Đoài) ngắt khoảng ...


    Bát Quái
    0 : 1 : 0 : 1 : 1 : 0 : 1 : 0 <<< thượng
    0 : 0 : 1 : 1 : 1 : 1 : 0 : 0 <<< trung
    1 : 1 : 1 : 1 : 0 : 0 : 0 : 0 <<< sơ

    Chấn : Ly : Đoài : Càn : Tốn : Khảm : Cấn : Khôn



    Khi dựng thẳng như vầy hệ (nhị phân - thập phân - bát quái) ta có:

    -|-|t
    -|t|h
    -|r|ư
    -|u|ợ
    s|n|n
    ơ|g|g
    -----
    0|0|0 - 0 - Khôn
    0|0|1 - 1 - Cấn
    -----------------
    0|1|0 - 2 - Khảm
    0|1|1 - 3 - Tốn
    -----------------
    1|1|1 - 7 - Càn
    1|1|0 - 6 - Đoài
    -----------------
    1|0|1 - 5 - Ly
    1|0|0 - 4 - Chấn




    Tuy nhiên, thứ tự này có một khuyết điểm là sự biến tuần tự liên đới có khi 1 hào hoặc 2 hào; cho nên, không biểu trưng được sự Âm Tiêu Dương Trưởng, Dương Tiêu Âm Trưởng:



    của 12 tháng với sự biến dịch chỉ 1 hào một mà thôi. Chẳng những thế, khi nhìn ở gốc Tứ Tượng ta cũng sẽ nhìn ra sự đồng nhất với Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm:


    0 : 1 : 1 : 0
    1 : 1 : 0 : 0

    Cho nên, tôi muốn sắp xếp Bát Quái theo chiều hướng tuần tự biến chỉ với mỗi một hào như sau:


    Bát Quái
    0 : 1 | 1 : 0 | 0 : 1 | 1 : 0 <<< thượng
    -----------------------------------------
    0 : 0 | 1 : 1 | 1 : 1 | 0 : 0 <<< trung
    1 : 1 | 1 : 1 | 0 : 0 | 0 : 0 <<< sơ

    Chấn : Ly : Càn : Đoài : Khảm : Tốn : Cấn : Khôn


    và phần Tứ Tượng bên dưới bao gồm Sơ, Trung hào đều được giữ sự nhất quán. Khi dựng thẳng như vầy hệ (biến dịch nhị phân - thập phân - bát quái) ta có:

    -|-|t
    -|t|h
    -|r|ư
    -|u|ợ
    s|n|n
    ơ|g|g
    -----
    0|0|0 - 0 - Khôn
    0|0|1 - 1 - Cấn
    -----------------
    0|1|1 - 3 - Tốn
    0|1|0 - 2 - Khảm
    -----------------
    1|1|0 - 6 - Đoài
    1|1|1 - 7 - Càn
    -----------------
    1|0|1 - 5 - Ly
    1|0|0 - 4 - Chấn


    Nhìn vào Tiên Thiên BÁT QUÁI ĐỒ:



    ta sẽ thấy, Cấn - Khôn - Chấn - Ly giữ nguyên vị trí không thay đổi mà Đoài, Càn với Tốn, Khảm đổi thay - tương tự với Hà Đồ với Lạc Thư.


    Tất nhiên, theo trình tự này ta có thể thiết lập lên một hệ thống 6 hào 64 quẻ luân lưu tuần hoàn như bạn Hà Uyên và PTS quan tâm nghiên cứu.



    4 Hào

    01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10
    -----------------------------------
    00 : 11 | 11 : 00 | 00 : 11 | 11 : 00
    00 : 00 | 11 : 11 | 11 : 11 | 00 : 00
    11 : 11 | 11 : 11 | 00 : 00 | 00 : 00

    Các bạn có thể tự mình xếp lên 5, 6 hào cùng cách thức ấy!



    5 Hào

    01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10 | 01 : 10
    ------------------------------------------------------------------------
    00 : 11 | 11 : 00 | 00 : 11 | 11 : 00 | 00 : 11 | 11 : 00 | 00 : 11 | 11 : 00
    00 : 00 | 11 : 11 | 11 : 11 | 00 : 00 | 00 : 00 | 11 : 11 | 11 : 11 | 00 : 00
    00 : 00 | 00 : 00 | 11 : 11 | 11 : 11 | 11 : 11 | 11 : 11 | 00 : 00 | 00 : 00
    11 : 11 | 11 : 11 | 11 : 11 | 11 : 11 | 00 : 00 | 00 : 00 | 00 : 00 | 00 : 00





    6 Hào

    0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0111 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110 | 0110
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    0011 | 1100 | 0011 | 1100 | 0011 | 1100 | 0011 | 1100 | 0011 | 1100 | 0011 | 1100 | 0011 | 1100 | 0011 | 1100
    0000 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000 | 1111 | 1111 | 0000
    0000 | 0000 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000
    0000 | 0000 | 0000 | 0000 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000
    1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 1111 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000 | 0000

    Nếu phân ra Ngoại Quái, Nội Quái thì ta có:




    6 Hào

    0110 : 0110 | 0110 : 0110 | 0110 : 0110 | 0111 : 0110 | 0110 : 0110 | 0110 : 0110 | 0110 : 0110 | 0110 : 0110
    0011 : 1100 | 0011 : 1100 | 0011 : 1100 | 0011 : 1100 | 0011 : 1100 | 0011 : 1100 | 0011 : 1100 | 0011 : 1100
    0000 : 1111 | 1111 : 0000 | 0000 : 1111 | 1111 : 0000 | 0000 : 1111 | 1111 : 0000 | 0000 : 1111 | 1111 : 0000
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    0000 : 0000 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 0000 : 0000 | 0000 : 0000 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 0000 : 0000
    0000 : 0000 | 0000 : 0000 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 0000 : 0000 | 0000 : 0000
    1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 1111 : 1111 | 0000 : 0000 | 0000 : 0000 | 0000 : 0000 | 0000 : 0000

    Vẫn duy trì 8 nhóm Nội Quái theo thứ nhất quán từ Tứ Tượng đến Bát Quái: Chấn | Ly | Càn | Đoài | Khảm | Tốn | Cấn | Khôn và trùng hợp thay ở Ngoại Quái cho mỗi nhóm Nội là: Khôn, Cấn, Tốn, Khảm : Đoài, Càn, Ly, Chấn đi ngược lại; 1 QUA - 1 LẠI ...
    Last edited by Logic123; 04-06-2011 at 06:06 AM.

  19. #19

    Mặc định

    chẳng có gì mới cả, chỉ có việc thay vạch âm dương thành số nhị phân 0:1 thôi !

    mà như vậy vô hình chung, là từ hệ nhị phân lại chuyển đổi ra các hệ khác như thập phân, thập lục phân...

    vấn đề bát quái ở đây, nếu ko có hệ nhị phân, bản thân bát quái đã có logic của nó, mà người đời sau này không hiểu được.
    thay vào đó, chỉ học và hiểu theo toán học, nên đành convert từ bát quái sang hệ nhị phân để mong muốn thể hiện tính logic của bát quái ! đây chỉ là việc chứng minh ngược mà thôi.

    diễn giải lớp thứ nhất, hai, ba ko thể hiện được logic chổ nào giữa 3 lớp này, chẳng qua cũng nội suy từ cái bát quái tiên thiên có sẵn mà ra.

    vài lời ngu muội,

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi maphuong Xem Bài Gởi
    chẳng có gì mới cả, chỉ có việc thay vạch âm dương thành số nhị phân 0:1 thôi !

    mà như vậy vô hình chung, là từ hệ nhị phân lại chuyển đổi ra các hệ khác như thập phân, thập lục phân...
    Đúng là, thay vạch âm dương thành số nhị phân 0:1 chẳng có gì mới cả - nhưng mà hệ thống này được nhà triết học người Đức Gottfried Leibniz hoàn chỉnh 6 thế kỷ sau từ khái niệm Âm Dương được thiết lập bởi Thiệu Ung ở thế kỷ 11.



    Với hệ thống này, Leibniz đã giải thích hoàn chỉnh phương pháp "nhị-phân" mà chúng ta được biết đến ngày nay trong các khoa kỷ hiện đại

    Do đó, phương vị và sự sắp đặt các quái của 64 quẻ Phục Hy thiết lập bởi Thiệu Ung vẫn là một sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành của Kinh Dịch.


    Trích dẫn Nguyên văn bởi maphuong Xem Bài Gởi
    vấn đề bát quái ở đây, nếu ko có hệ nhị phân, bản thân bát quái đã có logic của nó, mà người đời sau này không hiểu được.
    thay vào đó, chỉ học và hiểu theo toán học, nên đành convert từ bát quái sang hệ nhị phân để mong muốn thể hiện tính logic của bát quái ! đây chỉ là việc chứng minh ngược mà thôi.
    Lẽ đương nhiên, từ đồ hình trên ta dễ dàng nhìn thấy sự liên hệ logic của Tiên Thiên Bát Quái với 64 quẻ Phục Hy do Thiệu Ung thiết lập:



    Khôn - Cấn - Khảm - Tốn - Chấn - Ly - Đoài - Càn

    nằm trên từng quái một, cũng theo thứ tự ấy.


    Do đó, không phải sự chứng minh ngược mà là sự tương đồng trong hệ thống đã được ghi nhận từ xa xưa trong Lý Học Đông Phương cổ - mà chúng ta phải tự hỏi rằng, hệ thống này đã được tồn tại, duy trì, tiến dẫn đến ngày nay trong bao khoa kỷ tối tân là một điều đáng kinh ngạc, phải không?



    Trích dẫn Nguyên văn bởi maphuong Xem Bài Gởi
    diễn giải lớp thứ nhất, hai, ba ko thể hiện được logic chổ nào giữa 3 lớp này, chẳng qua cũng nội suy từ cái bát quái tiên thiên có sẵn mà ra.

    vài lời ngu muội,
    Cái logic giữa 3 lớp này là bát quái tương đồng với 3 bits trong hệ số nhị-phân theo thứ tự:

    Khôn - Cấn - Khảm - Tốn - Chấn - Ly - Đoài - Càn

    Khi dựng thẳng như vầy hệ (nhị phân - thập phân - bát quái) ta có:

    -|-|t
    -|t|h
    -|r|ư
    -|u|ợ
    s|n|n
    ơ|g|g
    -----
    0|0|0 - 0 - Khôn
    0|0|1 - 1 - Cấn
    -----------------
    0|1|0 - 2 - Khảm
    0|1|1 - 3 - Tốn
    -----------------
    1|0|0 - 4 - Chấn
    1|0|1 - 5 - Ly
    -----------------
    1|1|0 - 6 - Đoài
    1|1|1 - 7 - Càn


    Kế đến, như chúng ta được biết về lịch sử Kinh Dịch thì quyển Chu Dịch của nhà Chu bắt đầu bằng quẻ Kiền, quyển Quy Tàng của nhà Thương bắt đầu bằng quẻ Khôn và quyển Liên Sơn của nhà Hạ bắt đầu bằng quẻ Cấn v.v... thì khả dĩ có một hệ thống sắp xếp khác mà tôi muốn tìm tòi nghiên cứu và hướng tới. Nhân có bạn Hà Uyên và PTS gợi ý nên tôi mới trình bày đôi điều mong rằng bạn MaPhuong không cho đó là ngu muội.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh Dịch là của người Việt?
    By Bin571 in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 23-03-2019, 03:00 PM
  2. Lời 64 quẻ dịch của tiên thiên
    By Đặng Minh Tiến in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 06-08-2011, 06:10 PM
  3. Bài thuốc cổ truyền chữa viêm gan mạn tính
    By Bin571 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-04-2011, 02:43 AM
  4. Ứng dụng 64 Quẻ kinh dịch trong kinh doanh
    By Khanluado in forum Dịch Học
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 09:20 AM
  5. Ứng dụng 64 Quẻ kinh dịch trong kinh doanh
    By ahyeah in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-02-2011, 10:09 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •