KHẢO CỔ HỌC VÀ LỊCH SỬ.



Kính tặng anh linh giáo sư Phạm Huy Thông.


Có thể nói rằng từ khi khoa khảo cổ học ra đời và chính thức trở thành một ngành khoa học vào đầu thế kỷ 20 thì việc nghiên cứu lịch sử đã có một bước ngoặt rất lớn. Nó đưa việc nghiên cứu lịch sử thoát khỏi sự ”tầm chương, trích cú”, dẫn sách cổ điển, mà những tài liệu này thường phụ thuộc vào tri thức và cái nhìn chủ quan của người viết ra nó. Những di vật khảo cổ tìm được là một sự tồn tại khách quan, nó mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra nó. Khoa khảo cổ học ngày càng phát triển tính chính xác cùng với trình độ tri thức của nhân loại, khi mà những phương tiện và phương pháp tinh xảo ngày càng hoàn hảo để có thể xác định niện đại cho những di vật khảo cổ với sai số thời gian ngày càng ngắn lại. Bên cạnh những quan điểm, luận cứ liên quan đến lịch sử thì những di vật khảo cổ tìm thấy là những bằng chứng thuyết phục.

Một khuynh hướng nghiên cứu lịch sử ra đời được ủng hộ mạnh mẽ: Đó chính là việc đi tìm những dấu chứng lịch sử qua những di sản khảo cổ.

Luận điểm:

Di vật khảo cổ là bằng chứng khách quan cho lịch sử!

Luận điểm này hoàn toàn chính xác.

Nhưng bản thân khoa khảo cổ học và hệ quả cuối cùng của nó là di vật khảo cổ không phải là phương pháp luận sử học. Mặc dù nó là bằng chứng khách quan cho những luận điểm sử học.

Tuy nhiên, xu hướng quá khích của những tư duy hãnh tiến, nhưng hạn hẹp đã bước qua giới hạn khách quan của khoa khảo cổ học để vào một phương pháp luận xuất phát từ khảo cổ học và nhân danh khảo cổ học vốn không có phản đề.

Đó là luận điểm cho rằng:

Lịch sử phải được chứng minh bằng di vật khảo cổ.

Luận điểm này đã vượt quá giới hạn khách quan của khoa khảo cổ học và trở thành một phương pháp luận sử học siêu hình.

Tính siêu hình phi khoa học của luận điểm này thể hiện ở chỗ:

Khảo cổ học chỉ thật sự khách quan khi nó hiện hữu trước mắt con người hiện đại để làm bằng chứng cho những luận cứ lịch sử. Nhưng khi không tìm thấy di vật khảo cổ thì hoặc là nó là một chân lý tiềm ẩn và sẽ chứng minh cho lịch sử trong tương lai, hoặc là nó không bao giờ hiện hữu vì nó chưa bao giờ tồn tại. Để thẩm định một vật thể có hay không có trong trường hợp người ta chưa biết đến nó chính là tính siêu hình của luận điểm này.

Do đó, hệ quả của luận điểm siêu hình này sẽ là:

Nếu không tìm thấy bằng chứng khảo cổ thì mọi giá trị lịch sử sẽ chỉ là sự tồn nghi hoặc tệ hơn là phủ nhận lịch sử. Và điều này thì không phải tinh thần khách quan khoa học vì nó sẽ phụ thuộc vào khả năng tư duy chủ quan của con người trực tiếp tham gia tìm hiểu những giai đoạn lịch sử của quá khứ.


1 - Tính giới hạn của di vật khảo cổ trong việc xác minh luận điểm lịch sử.

Bởi vậy mặc dù người viết bài này cũng thống nhất rằng:

’’Di vật khảo cổ là bằng chứng khách quan cho việc minh chứng lịch sử”.

Vấn đề này nếu dừng ở đây thì không có gì phải bàn cãi và đấy cũng là giới hạn khách quan của những di vật khảo cổ tìm thấy được và được xác định chính xác - kể cả tuyệt đối - niên đại của nó.

Nhưng từ sự phân tích trên thì một luận đề hợp lý tiếp theo là:

’’Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử’’.

Điều này được minh chứng như sau:

Chính bởi tính hiện hữu khách quan của những di vật khảo cổ, nên nó không phụ thuộc vào phương pháp luận lịch sử, hoặc quan điểm lịch sử và nó có thể minh chứng một cách sắc sảo hoặc phủ nhận những luận điểm hoặc quan điểm lịch sử. Như vậy, chính những luận điểm, hoặc quan điểm lịch sử sẽ phân tích mối liên hệ của di vật khảo cổ với hoàn cảnh lịch sử mà di vật khảo cổ đã từng xuất hiện. Sự phân tích đó có thể đúng và có thể sai. Lúc ấy nó sẽ phụ thuộc rất cụ thể vào khả năng tư duy và tri thức của người, hoặc nhóm người, hoặc tập thể người tham gia nghiên cứu. Đến đây thì vấn đề đã vượt qua giới hạn tính khách quan của sự hiện hữu di vật khảo cổ, khi tự thân nó không phải là phương pháp luân, không phải luận điểm lịch sử.

Như vậy, việc xác minh luận điểm, hoặc quan điểm lịch sử đúng hay sai - nếu nhân danh khoa học – sẽ không còn phụ thuộc vào sự hiện hữu hay không hiện hữu của di vật khảo cổ tìm thấy mà chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc giả thuyết khoa học – mà trong đó di vật khảo cổ chỉ là một mắt xích trong sự thẩm định của tiêu chí khoa học.

Đó là sự minh chứng rằng:

Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất minh chứng cho lịch sử.


2 - Hiện tượng khách quan và di vật khảo cổ.

Chính vì tính khách quan của di vật khảo cổ, nên nó không thể là duy nhất và chỉ là một trong nhiều hiện tượng khách quan khác hiện hữu trong lịch sử. Một trong những minh chứng rõ nét nhất và sự phản biện vô ích, chính là việc cơ quan văn hoá Liên hiếp quốc thừa nhận di sản văn hoá phi vật thể là một trong những bằng chứng khoa học minh chứng cho lịch sử.

Người ta có thể thừa nhận hoặc không thừa nhận những chứng tích khảo cổ vì khả năng tạo chứng cứ giả của nó. Nhưng – về nguyên tắc - sẽ không một dân tộc nào có thể làm giả một truyền thống văn hoá với những di sản văn hoá phi vật thể.

Đây là bằng chứng và sự minh chứng nữa chứng tỏ rằng:

Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất minh chứng cho lịch sử.


3 – Di vật khảo cổ và những vấn đề lịch sử liên quan.


Với những phân tích ở trên về sự liên quan giữa di vật khảo cổ và luận điểm lịch sử nhân danh khoa học thì nó phải được thẩm định bằng chính tiêu chí khoa học, mà trong đó sự hiện hữu của di vật khảo cổ chỉ là một mắt xích tồn tại một cách hợp lý hay không hợp lý của luận điểm lịch sử đó.

Hay nói một cách khác: Bất kể luận điểm hay quan điểm lịch sử nào đã nhân danh khoa học ( Còn nếu nhân danh những giá trị khác thì không phải đối tượng của luận đề này) thì nó phải được thẩm định bằng tiêu chí khoa học, chứ không phải bằng di vật khảo cổ, vốn chỉ là một mắt xích trong luận điểm đó.

Để thấy rõ hơn điều này, người viết dẫn chứng ngay một hiện tượng khảo cổ đang liên quan đến một đề tài sôi nổi hiện nay; đó chính là thành Cổ Loa.

Theo bà Phạm Thị Huyền và ông Phan Huy Lê thì người ta đã tìm thấy ở đây những di vật khảo cổ quan trọng.

Khi được phỏng vấn, ông Phan Huy Lê đã nói:

Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.
Và khi trả lời câu hỏi tiếp theo của phóng viên Trần Lưu:

Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

Ông Phan Huy Lê đã trả lời:

Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ...

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.
Trên đây là toàn văn nội dung trả lời một câu hỏi phỏng vấn của ông Phan Huy Lê. Trong câu trả lời này điều dễ dàng nhận thấy hai vế hoàn toàn khác nhau của lịch sử thời An Dương Vương được hoà nhập một cách rất chủ quan. Một vế là : Hiện tương tồn tại của những di vật khảo cổ tại một địa điểm mà ngày nay vẫn gọi là làng Cổ Loa với những dấu tích khảo cổ hoàn toàn khách quan, Vế kia là: Luận điểm về thờin kỳ lịch sử liên quan đến nhưng di vật khảo cổ. Cụ thể là luận điểm này coi những di sản khảo cổ trên nằm ở Kinh đô Âu Lạc và thuộc về An Dương Vương.

những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Tính khách quan của di sản khảo cổ ở địa danh Cổ Loa chỉ giới hạn đến đây. Nhưng khi gán nó vào thời An Dương Vương thì tính chủ quan đã xuất hiện, khi mà tự thân những di vật này không khẳng định chủ sở hữu của nó là An Dương Vương, mà chỉ có sự liên hệ gần gũi. Bởi vì tự thân thời gian sự tồn tại của thời kỳ An Dương Vương đã có những luận điểm khác nhau. Do đó, không thể lấy niện đại đo được một cách khách quan bằng cacrbon phóng xa là thời gian từ 197 Trc Cn (Cộng trừ 30 năm) để gán vào một luận điểm lịch sử về thời gian tồn tại của An Dương Vương – khi mà nó đã dược minh chứng là sai – Xin xem “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” – Phần “Chuyện tình Mỹ Châu – Trọng Thuỷ”. Nếu theo luận điểm lịch sử mới vê thời gian tồn tại của thời kỳ An Dương Vương thì Trong Thuỷ chết sau ba năm mới sinh Triệu Văn Đế vốn được coi là con của Trong thuỷ!?

Như vậy, cho ta thấy rằng – khi thừa nhận tính khách quan của thời gian hiện hữu của di vật khảo cổ thì không có nghĩa rằng toà thành và những di vật kèm theo đó chỉ duy nhất của An Dương Vương mà không thể thuộc sở hữu khác , hoặc nó thể hiện những vấn đề lịch sử liên quan khác với một cách giải thích khác.

Bởi vì, nhưng di vật khảo cổ này chỉ là một mắt xích quan trong trong một luận điểm lịch sử. Do đó nó cần có tính hợp lý trong sự tương quan với các vấn đề liên quan trong luận điểm đó.

Cụ thể ở đây là:

Người ta đã quan niệm những di vật khảo cổ có niên đại được xác nhận là khoảng 197 Trc CN (Cộng trừ 30 năm) chính là di sản của An Dương Vương và đây là kinh đô của Âu Lạc.

Nhưng chính vì di vật khảo cổ chỉ là một mắt xích trong một luận điểm lịch sử - như đã trình bày ở trên - nên nó cần phải là một thành tố cấu thành hợp lý trong luận điểm đó. Nếu luận điểm này xác định đây là Kinh đô Âu Lạc và thuộc về An Dương Vương thì nó phải chứng minh được tiếp theo những vấn đề liên quan đến nó. Như là;

Phải có dấu ấn của một trận huyết chiến tại đây! Phải giải thích được sự tồn tại của những thứ vũ khí đồng với khối lượng lớn sau cuộc chiến. Phải chứng minh được mối liên hệ giữa – trận chiến Đồ Thư – Thục Phán – Hùng Vương – Nam Việt - Âu Lạc trong một chuỗi diễn biến lịch sử liên quan, mà di sản khảo cổ tại Cổ Loa là một mắt xích liên quan.

Nhưng luận điểm cho rằng Cổ Loa là kinh Thành An Dương Vương và di vât khảo cổ ở đấy chỉ giới hạn trong chính nó và không giải thích được điều gì.

Như vậy, mặc dù liên hệ với một di sản khảo cổ ở thành bây giờ gọi là Cổ Loa, nhưng bản thân di sản đó không chứng minh được cho luận điểm lịch sử vì không có mối liên hệ hợp lý với các vấn đề liên quan đến nó. Bởi vậy, nó chỉ có thể coi là một giả thiết rời rạc cho một hiện tượng khảo cổ khách quan tìm thấy ở Cổ Loa.

Ông Phan Huy Lê nói;

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Tôi đã trả lời thay giáo sư Lê Mạnh Thát về vế trên của câu hỏi này:

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất.
Đây chỉ là một khu vực sản xuất vũ khí lớn của thời cổ đại thuộc về nền văn minh Việt. Nó đã bị điêu tàn sau khi nền văn minh này bị sụp đổ. Đó là một cách giải thích của tôi.

Còn vế dưới của câu hỏi này là:

Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.
Chính tôi cũng không tán thành luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát về việc phủ định thời kỳ An Dương Vương và ủng hộ quan điểm tôn trong những bậc có công với dân với nước tồn tại trong lòng dân tộc của giáo sư Lê Mạnh Thát.

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”

Trong câu nói này của Hồ Chủ Tịch không thấy nói đến các vua Hùng là tù trưởng của liên minh 15 bộ lạc.

Những phần phân tích trên chon thấy rằng:

Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử

Di vật khảo cổ chỉ là một hiện tượng khách quan biện minh hoặc phản bác những luận điểm lịch sử. Để xác định tính khoa học của một luận điểm lịch sử cần có sự thẩm định của tiêu chí khoa học – Nếu nó nhân danh khoa học.

Tôi chưa tán thành quan điểm phủ định thời kỳ An Dương Vương của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng tôi không muốn xẩy ra một sự ngộ nhận khi nó bị phản bác bằng một quan điểm sai, mà trong dân gian, ông cha ta thường nói:

‘’Thờn bơn méo miêng, chê trai lệch mồm’’.
Thiên Sứ