NIÊN ĐẠI THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG.




Đại Việt sử ký toàn thư viết:

Thời kỳ An Dương Vương tồn tại từ 259 đến 208 trước Công Nguyên.

Nhưng quan điểm lịch sử mới cho rằng:

Thời kỳ An Dương Vương tồn tại từ 208 và kết thúc vào năm 179 trước CN.
Đây cũng chính là kết quả khảo sát carbon phóng xạ một cách khách quan khoa học về niên đại các di vật khảo cổ ở làng Cổ Loa – mà bà Phạm Thị Huyền và ông Phan Huy Lê công bố - Hoàn toàn trùng khớp một cách gần như tuyệt đối với quan điểm lịch sử mới về thời kỳ này.

Nhưng tiếc thay! Sự trùng khớp một cách tuyệt đối đến kỳ lạ này, lại không thể làm hợp lý được những vấn đề liên quan đến nó.

Các bạn xem lại đoạn trích sau đây liên quan đến quan điểm của các nhà sử học hiện đại về vấn đề này – chưa kể đến hàng loạt tồn nghi cần giải quyết, trong đó có vấn đề sai số trong việc kiểm định niên đại bằng carbon phóng xạ.


Trích đoạn.

Thời Hùng Vương quan truyền thuyết và huyền thoại. Nxb VHTT 1999. Tái bản 2002.

Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh



Mỵ Châu Trọng Thủy
Tác phẩm văn học của một thời đại nối tiếp văn minh Văn Lang

Mỵ Châu - Trọng Thủy là một tác phẩm văn học hay truyền thuyét lịch sử?
Cuối thời đại Hùng Vương là những cuộc chiến tranh tàn khốc, liên miên ở nước láng giềng. Đó là thời Xuân thu Chiến quốc ở Trung Hoa. Những cuộc chiến đẫm máu vì tham vọng của con người đã dẫn đến sự thu hẹp lãnh thổ Văn Lang lần thứ hai, bởi sự chinh phục mở rộng lãnh thổ của nhà Tần, Sở. Đây là lúc Âu Lạc thay thế thời Hùng Vương thứ XVIII – chi tộc cuối cùng lãnh đạo một nước Văn Lang tôn trọng những giá trị nhân bản. Sự thay thế trong hòa bình này, đã tạo ra một sự tiếp nối văn hóa và để lại một tác phẩm văn học bất hủ còn truyền lại đến tận bây giờ. Đó là chuyện tình “Mỵ Châu - Trọng Thủy”. Đây là một tác phẩm văn học được hư cấu dựa trên bối cảnh lịch sử về cuộc chiến Nam Việt - Âu Lạc.

Từ trước đến nay, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy vẫn được coi là truyền thuyết lịch sử đã thần thoại hóa. Vì vậy, câu chuyện này vẫn được các sử gia quan tâm khai thác về những đề tài lịch sử liên quan đến thời kỳ An Dương Vương – Nam Việt. Đó là nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm lịch sử thời kỳ này. Xin thí dụ như sau: trong “Đại Việt sử lược” (tức Việt sử lược, dịch giả Nguyễn Gia Tường, hiệu đính Nguyễn Khắc Thuần - sách đã dẫn) trong phần chú thích 37 được ghi như sau:
"Triệu Văn Vương: con của Trọng Thủy lên ngôi năm Ất Tỵ (136 trước Công nguyên), ở ngôi 12 năm, hưởng thọ 52 tuổi".
Nhưng cũng trong cuốn sách này phần chú thích 26 lại ghi:
Đại Việt sử ký toàn thư” cùng nhiều tư liệu khác chép rằng Thục An Dương Vương lên ngôi năm Giáp Thìn và đến năm Quý Tỵ thì dứt (257 - 208 trước Công nguyên) ở ngôi 50 năm. Nhưng có nhiều chuyên gia sử học hiện đại cho rằng Thục An Dương Vương chỉ trị vì từ năm 208 đến năm 179 trước Công nguyên. Như vậy chỉ ở ngôi được 30 năm. So sánh tuổi thọ của Triệu Văn Vương lên ngôi từ năm 136 trước Công nguyên, ở ngôi 12 năm, thọ 52 tuổi tức là ngài sinh vào năm 176 trước Công nguyên. Trong khi đó nếu cho rằng các chuyên gia sử học hiện đại đã đúng về niên đại Âu Lạc mất nước, tức là vào năm 179, thì Mỵ Châu và Trọng Thủy không thể sống để sinh Triệu Văn Vương (theo truyền thuyết thì đã chết khi kết thúc trận chiến, tức là chết trước khi sanh Triệu Văn Vương 3 năm?). Chưa nói đến thời điểm của sử cũ thì Mỵ Châu – Trọng Thủy chết trước khi sinh Triệu Văn Vương là 32 năm (?). Sai lầm này không phải chỉ ở phần chú thích trong sách nói trên, mà còn được lặp lại ở một số sách khác. Đương nhiên không thể coi đây là sự nhầm lẫn vì lỗi chính tả.
.

*
Các bạn thân mến!

Chẳng ai chết rồi mà còn sinh được cả. Tất nhiên trừ thần thoại. Còn đây thì chính những di vật khảo cô hoàn toàn ’’khách quan và khoa học” chứng minh cho thần thoại.

Vừa phải thôi các cụ.


Thiên Sứ