Trang 1 trong 11 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 202

Ðề tài: Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên

    LUYỆN VÒNG TIỂU CHU THIÊN

    1.- DẪN NHẬP


    Vòng Tiểu Chu Thiên vừa là một tư thức luyện khí công độc lập, vừa là một đoạn khởi đầu để luyện các thức khí công khác. Luyện độc lập, cũng có nhiều hiệu năng trong khoa trị bệnh và tăng cường chân khí, nội lực. Còn dùng làm khởi đầu cho các thức khác, nó có công dụng điều hòa khí huyết, khiến cho cơ thể thăng bằng, khi luyện công khí huyết mới không nghịch loạn, gây phản ứng tai hại.

    Cho đến nay, khoa khí công ra đời có trên hai nghìn năm, lưu truyền trong các quốc gia Châu Á rất rộng rãi. Mỗi gia, mỗi phái đều thủ đắc sở trường, sở đoản cùng mục đích riêng, nhưng có một điểm gần như thống nhất là họ đều luyện vòng Tiểu Chu Thiên. Lấy vòng Tiểu Chu Thiên làm căn bản để luyện các tư thức khác. Phép luyện vòng Tiểu Chu Thiên tuy các gia, các phái đó đôi khi có chi tiết khác nhau, nhưng đều giống nhau ở những điểm sau đây:

    1. Luyện nội lực trong võ học.
    2. Luyện thể lực trợ giúp các môn thể dục, thể thao.
    3 Làm căn bản cho sự vận khí từ trong ra ngoài (lý ra biểu) và từ ngoài vào trong (biểu vào lý).
    4. Luân lưu chân khí từ trên xuống dưới (do thượng giáng hạ) và từ dưới lên trên (do hạ hướng thượng).
    5. Điều hòa chân khí từ phải sang trái (do hữu lai tả) và từ trái sang phải (do tả hồi hữu).
    6. Chữa trị khí huyết nghịch loạn khi bị ngã, bị đánh đập, bị tai nạn, hoặc luyện Thiền, Yoga sai gây ra (tiểu thuyết gọi là tẩu hỏa nhập ma). Nhất là trị di chứng não xuất huyết đưa đến bán thân bất toại.
    7. Cân bằng âm dương, khí huyết, giúp cho khoa trị bệnh.
    Chúng tôi sưu tầm tất cả phương pháp của các gia, các phái, rồi thử nghiệm lại trong hai mươi năm. Những chi tiết rườm rà vô ích, cũng như có hại đã được tước bỏ. Sau đây là phương pháp được giữ lại.

    Vòng Tiểu Chu Thiên là một thức khí công thuộc loại cao cấp. Người mới tập, tự luyện, với thời lượng mỗi ngày một giờ, thì ít ra phải trên sáu tháng mới đả thông được kinh mạch. Sau đó luyện thêm một tháng mới có kết quả. Tuy nhiên những loại người sau đây, tùy theo ngộ tính cao hay thấp, chỉ cần một ngày hay mười ngày là thành công ngay:

    1. Những người đã luyện khí công, thiền, yoga từ một năm trở đi.

    2. Những người đã tập võ Thiếu Lâm Quyền, Thái Cực Quyền, Đường Lang Quyền , Aikido, Karate, Kiếm thuật, Nhu thuật,….. từ một năm trở đi.

    3. Những nhà thể thao chuyên nghiệp.

    4. Các thầy thuốc châm cứu.

    5. Các vũ công,

    6. Các huấn luyện viên thể dục, thể thao,

    7. Nhưng người làm việc bằng chân tay: nông dân, thợ sơn, thợ nề, thợ mộc v.v.

    2.- ĐỊNH NGHĨA

    Theo quan niệm y học phương Đông, thì một cơ thể là một thái cực, một vũ trụ. Cơ thể có mười hai chính kinh, và kỳ kinh bát mạch. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ huyệt nào, kinh nào, tạng nào, phủ nào, chiều nào, sau khi luân lưu hết mười hai kinh, qua ngũ tạng, lục phủ, rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là đại tuần du nghĩa là đi hết một vòng Đại Chu Thiên. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ , tạng nào, phủ nào, thông ra Nhâm mạch, Đốc mạch, hoặc bất cứ huyệt nào trên Nhâm mạch, Đốc mạch, sau khi luân lưu một vòng theo Nhâm mạch, Đốc mạch rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là tiểu tuần du, nghĩa là đi hết một vòng Tiểu Chu Thiên.

    Vòng Tiểu Chu Thiên là đường dẫn khí khởi từ điểm nào đó đi một vòng:

    – Từ Nhâm mạch sang Đốc mạch.

    – Hoặc từ Đốc mạch sang Nhâm mạch.

    – Rồi trở điểm khởi hành.

    3.- HỆ THỐNG KINH-LẠC

    Vậy vòng Tiểu Chu Thiên là gì? Tiểu là nhỏ, chu là một vòng, thiên là trời. Tiểu Chu Thiên có nghĩa là vận chân khí đi một phần nhỏ, nhưng khắp cơ thể. Còn vòng Đại Chu Thiên là vận chân khí đi hết toàn cơ thể.

    Vòng Tiểu Chu Thiên bao gồm Nhâm mạch và Đốc mạch cùng một số lạc mạch của chúng. Trước hết, hãy khảo về hai mạch này.

    3.1. Nhâm Mạch

    Nhâm mạch là một trong Kỳ kinh bát mạch. Tất cả các kinh âm đều rót về Nhâm mạch như các sông ngòi đổ vào một cái hồ. Cho nên trong phép luyện khí công, không thể không dùng đến mạch này.

    3.11. Đường di chuyển kinh mạch

    Có hai tuyến rõ ràng:

    – Khởi từ huyệt Trung Cực (VC3) ở bụng dưới, đi theo trung tuyến của bụng, ngực; qua rốn, lên ngực, tới cổ, hầu, cằm, vòng quanh mép, rồi trực thượng nhập vào hai mắt.

    – Từ bụng dưới (nữ là bào cung tức ultérus, nam là trung điểm tuyến nối rốn với huyệt Mệnh Môn) nhập vào đầu xương sống, đi giữa xương sống lên, tỏa ra lưng.

    3.12. Các huyệt trực thuộc

    VÙNG DƯỚI RỐN
    Hội Âm (VC1), Khúc Cốt (VC2), Trung Cực (VC3), Quan Nguyên (VC3), Thạch Môn (VC5), Khí Hải (VC6), Âm Giao (VC7), Thần Khuyết (VC8), Thủy Phân (VC9),

    VÙNG TRÊN RỐN
    Hạ Uyển (VC10), Kiên Lý (VC11), Trung Uyển (VC12), Thượng Uyển (VC13), Cự Khuyết (VC14),

    VÙNG NGỰC
    Cữu Vỹ (VC15), Trung Đình (VC16), Đản Trung (VC17), Ngọc Đường (VC18), Tử Cung (VC19), Hoa Cái (VC20), Thi Cơ (VC21),

    VÙNG CỔ, MẶT
    Thiên Đột (VC22), Liêm Tuyền (VC 23), Thừa Tương (VC 24).

    3.13. Giao hội huyệt

    – Giao Hội với túc dương minh vị kinh tại huyệt Thừa Khấp (E1)
    – Giao hội với Đốc mạch tại huyệt Ngân Giao (VG 27).

    3.2. Đốc Mạch

    Đốc mạch là nơi tổng hội các kinh dương. Các kinh dương dù đi theo chiều nào, rồi cũng phải thông với Đốc mạch. Cho nên phàm trong phép luyện khí công không thể không sử dụng đến mạch này.

    3.21. Đường di chuyển của kinh mạch

    Đường di chuyển của Đốc mạch có bốn lạc tuyến:

    – Khởi từ bụng dưới, tới huyêt Hội Âm (VC1), chạy theo xương sống, tới ót, tại huyệt Phong Phủ (VG16), nhập vào não, lên đỉnh đầu, rồi chuyển xuống sống mũi.

    – Khởi từ bụng dưới, tới bộ phận sinh dục, đến huyệt Hội Âm (VC1), qua xương cụt, phân phối vào mông, đi giữa hai tuyến bên trong của túc thiếu âm thận kinh, rồi chạy trở lên gặp túc thái dương bàng quang kinh, lại nhập vào giữa xương sống, tới thận.

    – Cùng với Túc thái dương bàng quang kinh, khởi từ khóe trong mắt, lên trán, giao hội với đoạn ở đỉnh đầu, một lạc mạch vào não, xuyên ra hai u đầu, xuống cần cổ, đi hai bên xương sống, tới vùng thận, thì nhập thận.

    – Từ hai bên bụng dưới trực thượng, qua vùng rốn, hướng thượng lên tâm, lên hầu, qua hai cằm, rồi nhập hai đồng tử.

    3.22. Các huyệt trực thuộc


    VÙNG MÔNG, THẮT LƯNG
    Trường Cường (VG1), Yêu Du (VG2), Dương Quan (VG3), Mệnh Môn (VG4), Huyền Xu hay khu (VG5), Tích Trung (VG6),

    VÙNG LƯNG, LỒNG NGỰC
    Trung Xu hay khu (VG7), Tiết Túc (VG8), Chí Dương (VG9), Linh Đài (VG10), Thần Đạo (VG11), Thân Trụ (VG12), Đào Đạo (VG13), Đại Trùy (VG14),

    VÙNG ĐẦU, CỔ
    Á Môn (VG15), Phong Phủ (VG16), Não Hậu (VG17), Cường Gian (VG18), Hậu Đỉnh (VG19), Bách Hội (VG20), Tiền Đỉnh (VG21), Thông Hội (VG 22), Thượng Tinh (VG23), Thần Đình (VG24), Tố Liêu (VG25), Thủy Cấu (VG26), Đoài Đoan (VG27), Ngân Giao (VG28).

    3.23. Giao hội huyệt

    – Giao hội với túc thái dương bàng quang kinh tại huyệt Phong Phủ (VG16).
    – Giao hội với Nhâm Mạch tại huyệt Hội Âm (VC1).

    3.3. Khảo sát

    Thuật ngữ của khoa khí công gọi:

    – Xương cụt (huyệt Trường Cường VG1),

    – Xương sống,

    – Ngọc chẩm (huyệt Phong Phủ VG16), là tam quan, tức ba cái cửa để dẫn khí nhập cơ thể.

    Vòng Tiểu Chu Thiên chạy qua tam quan và tam điền :
    – Thượng điền tức huyệt Ấn Đường,
    – Trung điền tức Tỳ Vị,
    – Hạ điền tức huyệt Khí Hải (VC6).

    Vòng Tiểu Chu Thiên tuy dễ luyện, nhưng vì có nhiều sai lầm do tam sao thất bản, nên nhiều người chỉ biết những gì do sư phụ truyền dạy, rồi khăng khăng cho rằng cái của mình học mới đúng. Chúng tôi trình bày rõ điểm bất đồng này.

    3.31. Sự khác biệt nhau

    Độc giả thấy đường di chuyển của Nhâm, Đốc mạch trên đây có rất nhiều chi tiết, khác hẳn với một số sách y khoa thuộc loại “viết cho có viết”. Tại sao lại có hiện tượng đó? Xét về nguyên do ta thấy có ba vấn đề sau:

    – Một là, đa số các châm cứu gia chỉ học tính chất huyệt đạo thực mau để trị bệnh, mà không để ý đến chi tiết đường di chuyển kinh mạch, nên họ lướt qua Nhâm, Đốc. Có rất nhiều sách y khoa không khảo sát tường tận. Dĩ chí, khi học khí công, điều căn bản phải thông thạo kinh mạch, lạc mạch, người học tìm hiểu Nhâm,Đốc trong y thư, thì y thư không đủ.

    – Hai là, những sách viết về y khoa, đa số dịch từ loại sách giản yếu của Trung Quốc, mà trong những sách này cũng chỉ lướt qua Nhâm, Đốc mà thôi. Khi đã thuộc loại lướt qua, thì sao đầy đủ mọi lạc mạch, phân lạc?

    – Ba là, giai đoạn 1949-1980, khoa khí công tại Trung Quốc gần như không được giảng dạy, vì vậy các gia, các phái tuy biết rất rõ, mà lại phải dấu kín, vì sợ tai vạ. Từ sau 1981, khoa khí công được trọng dụng, các khí công gia mới đem mật quyết của gia phái mình ra giảng dạy, căn cứ vào trí nhớ, nên không tránh khỏi tam sao, thất bản.

    Gần đây, trong bộ Châm cứu học của Trung y học viện Thượng Hải (1979), phần kinh lạc, mới biên chép đầy đủ. Rồi từ đó, một số thư tịch khí công mới trình bầy hết những gì cổ nhân đã luyện tập.

    3.32. Vận khí theo vòng Tiểu Chu Thiên

    Xét đường di chuyển của Nhâm, Đốc mạch, ta thấy hai mạch này thông với nhau:

    – Ở khu mặt: mũi, mắt, môi trên.

    – Ở khu bụng dưới, hậu môn, bộ phận sinh dục, xương sống.

    Vì vậy những người được đả thông kinh mạch, có thể vận khí chu lưu suốt vòng Tiểu Chu Thiên nghĩa là từ Nhâm mạch sang Đốc mạch và ngược lại.

    Đốc mạch là nơi tất cả kinh dương tụ hội về. Nhâm mạch là nơi tất cả các kinh âm hội hợp. Nhâm, Đốc lại thông với tất cả các mạch âm kiêu, dương kiêu, âm duy, dương duy, xung mạch, đới mạch. Cho nên chỉ cần vận khí một vòng Tiểu Chu Thiên là coi như đã tuần lưu qua khắp cơ thể, vì vậy mới có tên “một vòng nhỏ vũ trụ”.

    4. CÔNG DỤNG

    Vòng Tiểu Chu Thiên là một trong những thức khí công căn bản, cũng như thu công. Luyện khí công mà không qua vòng Tiểu Chu Thiên thì không thể gọi là khí công. Có thể nói vòng Tiểu Chu Thiên như ngưỡng cửa để bước vào ngôi nhà khí công, hoặc như chìa khóa, mở cửa vào nhà. Công dụng của vòng Tiểu Chu Thiên rất rộng.

    Không nên lầm lẫn vòng Tiểu Chu Thiên với một thức động công Tiểu Chu Thiên sẽ trình bày ở chương sau. Vòng Tiểu Chu Thiên chỉ là đường di chuyển của kinh mạch để luyện khí công. Còn Tiểu Chu Thiên công là một thức động công dùng để luyện lực, điều trị bệnh khí hư, bồi bổ sức khoẻ cho người già, chứng kiến bò trong bắp thịt (Fourmiement), spasmophilie, tăng cường hiệu năng thực vật thần kinh và trị di chứng não xuất huyết (bán thân bất toại).

    Công dụng của vòng Tiểu Chu Thiên rất nhiều:

    4.1. Hiệu năng

    – Điều hòa khí huyết cơ thể: trên, dưới; phải, trái; trong, ngoài.

    – An thần, dưỡng trí.

    – Trợ giúp tiêu hóa.

    – Gia tăng vệ khí, chân khí.

    – Tăng cường hiệu năng tạng phủ, bộ máy tiêu hóa và bộ máy sinh dục.

    – Làm căn bản cho các thức khí công.

    – Tạo thần lực trợ ngoại công trong võ học.

    4. 2. Chủ trị

    – Chóng mặt do khí hư, huyết hư hay khí huyết đều hư.

    – Trí nhớ giảm thiểu do khí hư hay khí huyết hư.

    – Cảm mạo.

    – Biểu hư dễ bị cảm.

    – Dương hư, người mề mệt, luôn cảm thấy lạnh.

    – Chân tay lạnh.

    – Tỳ, vị dương hư, đưa đến ợ hơi, nấc cục, khó tiêu, tiện bí.

    – Tim đập chậm hay mau quá.

    – Huyết áp cao (can dương thăng làm chóng mặt.)

    – Điều hòa khí huyết: thượng nhiệt hạ hàn; thượng thực hạ hư; bán thân hàn

    nhiệt (nửa người nóng, nửa người lạnh).

    – Kiến bò (fourmiement).

    – Spasmophilie.

    – Đề phòng luyện võ bị hỗn loạn chân khí.

    5. VẬN KHÍ THEO VÒNG TIỂU CHU THIÊN

    Nguyên tắc vận khí theo vòng Tiểu Chu Thiên có ba điều phải ghi nhớ:

    - Khởi hành từ bất cứ tạng nào, phủ nào, bất cứ huyệt nào trên Nhâm mạch, Đốc mạch.

    - Đi bất cứ theo chiều nào; từ trên xuống dưới; từ dưới lên trên; từ trong ra ngoài; từ ngoài vào trong.

    - Dùng bất cứ loại thổ nạp nào, nếu thấy thuận tiện, dễ dàng.

    5. 1. Những khởi điểm

    Khởi tại bất cứ huyệt nào, khu nào cũng được. Nhưng lịch đại mấy nghìn năm, cổ nhân đã di truyền lại một số khởi điểm sau đây, đem lại kết quả rất mau, đó là Lưỡng thần, Ngũ âm, Ngũ dương, Cửu lộ.

    5. 11. Lưỡng thần

    Nguyên gốc tên là Lưỡng đoan thần diệu, nghĩa là hai đầu mối thần diệu. Sau gọi tắt là Lưỡng thần.

    Đây là phương pháp tối cổ, dễ luyện tập nhất, có nhiều hiệu năng nhất. Phương pháp này tương truyền có từ thế kỷ thứ nhất do một đại y sư kiêm đại võ sư Trần Đại Sinh sáng chế ra, rồi các đời sau rút kinh nghiệm, bồi bổ thêm. Từ đầu thế kỷ thứ hai mươi đến nay vẫn giữ nguyên.

    5.111. Lưỡng thần dương

    5.111.A. Vận khí

    Khởi từ huyệt Ngân Giao (VG28), theo Đốc mạch xuống huyệt Trường Cường (VG1), rồi sang huyệt Hội Âm (VC1), theo Nhâm mạch ngược lên bụng, ngực, hầu, miệng, rồi trở lại Đốc mạch.

    Đây là cách đem thiên khí vào cơ thể, dẫn khí đi theo Đốc mạch, nơi tự hội các kinh dương, khiến chư dương khí chuyển từ Đốc mạch vào Nhâm mạch. Các tạng phủ do đó được tăng cường dương khí, làm nóng lên.

    5.111.B. Hiệu năng

    - Tăng cường dương khí có tạng phủ.

    - Tăng hiệu năng cho bộ phận sinh dục.

    - Ngoại nhiệt, nội hàn.

    - Dương hư.

    Hai phạm vi ngoại nhiệt nội hàn và dương hư rất rộng, thường dễ lẫn lộn với nhau. Thường dương hư ở một vài tạng phủ, dễ đưa đến tình trạng ngoại nhiệt nội hàn. Tỷ như tỳ vị dương hư, đưa đến vùng uyển lạnh. Trong khi đó tâm, thận bình thường, vẫn làm nóng cơ thể, đưa đến ngoại nhiệt, nội hàn. Ngoài ra cũng cần phải kể đến trường hợp cơ thể dương hư, nhưng ở nơi có nhiệt độ cao như vùng nhiệt đới, như phơi nắng mùa hè.

    Còn dương hư là một hoặc nhiều tạng dương hư, rồi kéo theo toàn cơ thể dương hư.

    Cả hai trường hợp đều dùng Lưỡng thần dương được cả.

    5.111.C. Chủ trị

    - Cơ thể lạnh.

    - Bàn tay, bàn chân lạnh.

    - Chân tay bị kiến bò.

    - Spasmophilie.

    - Đầu nặng, nhức đầu do hàn.

    - Tâm dương hư đưa đến: tim đập chậm (dưới 70 lần một phút), huyết áp thấp.
    - Tỳ, vị dương hư, đưa đến: ợ hơi, nấc cục, chóng mặt, ăn khó tiêu, ăn xong buồn ngủ, tiện bí, tiêu chảy, bụng nước.

    - Thận dương đưa đến: Tiểu vặt, vãi đái, mệt mỏi; nam bất lực, bần tinh (oligospermie), tinh nhược (asthénospermie), nữ lãnh cảm, không thụ thai (infertilité).
    - Di chứng não xuất huyết.

    5.112. Biến thức một

    5.112.A. Vận khí

    Khởi đầu như Lưỡng thần dương, nhưng khi dẫn khí đến huyệt Mệnh môn (VC4), đưa khí vào thận, rồi từ thận giáng xuống bộ phận sinh dục, sau đó theo Nhâm mạch chạy ngược lên.

    5.112.B. Hiệu năng, chủ trị

    Như Lưỡng thần dương, nhưng đặc biệt dành cho thận hư, tiểu vặt, vãi đái, mệt mỏi; nam bất lực, bần tinh (oligospermie), tinh nhược (asthénospermie), nữ lãnh cảm, không thụ thai (infertillité).

    5.113. Biến thức hai

    5.113.A. Vận khí

    Khởi đầu như Lưỡng thần dương, nhưng khi dẫn khí đến huyệt Mệnh môn (VG4), nhập thận, rồi theo hạ tiêu lên trung tiêu, thượng tiêu, tới cổ, theo Nhâm mạch lên mặt, trở lại đốc mạch.

    5.113.B. Hiệu năng, chủ trị

    Như Lưỡng thần dương, nhưng đặc biệt dành cho tỳ vị dương hư, tâm dương hư, đưa đến tim đập chậm, huyết áp thấp. Tỳ vị dương hư đưa đến ăn không tiêu, ợ chua, nấc cục, ăn xong buồn ngủ, tiêu chảy, tiện bí, chóng mặt, chân tay kiến bò (fourmiement), spasmophilie. Di chứng não xuất huyết.

    5.114. Biến thức ba

    5.114.A. Vận khí

    Khởi từ huyệt Hội Âm (VC1) lên xương cụt, theo Đốc mạch tới Ngọc Chẩm (huyệt Phong phủ VG16), lên huyệt Bách Hội (VG20), tỏa ra hai u đầu, tuôn xuống mắt, miệng, lưỡi, hầu, theo Nhâm mạch qua tam tiêu, xuống tới huyệt Hội Âm (VC1).

    5.114.B. Hiệu năng chủ trị

    Giống như Lưỡng thần dương.

    5.115. Lưỡng thần âm

    5.115.A. Vận khí

    Khởi từ huyệt Thừa Tương (VC24) theo Nhâm mạch xuống ngực, bụng, tới huyệt Hội Âm (VC1) chuyển sang Đốc mạch bằng huyệt Trường Cường, trực thượng theo Đốc mạch tới cổ, đầu, trán, rồi trở về Nhâm mạch.

    Biến thức một: đến huyệt Trung Uyển (VC13), rồi theo trung tiêu xuống hạ tiêu, sau đó tới huyệt Hội Âm (VC1), rồi sang Đốc mạch lên cổ, đầu, trở lại Nhâm mạch.

    Biến thức hai: đến huyệt Quan Nguyên (VC6), nhập thận, rồi xuất ra huyệt Mệnh Môn (VG4), tiếp tục theo Đốc mạch lên đầu, trở lại Nhâm mạch.

    Biến thức ba: khởi từ huyệt Hội Âm (VC1) đi ngược theo Nhâm mạch và hạ tiêu, trung tiêu, thượng tiêu, lên cổ, nhập não, ra hai u đầu, theo cổ xuống ngọc chẩm, tuần đốc mạch tới xương cụt vào huyệt Hội Âm (VC1).

    5. 115.B. Hiệu năng, chủ trị

    - Đem khí tạng phủ từ trong ra ngoài, tăng cường vệ khí để chống bệnh.

    - Điều hòa khí huyết: thượng nhiệt hạ hàn, bán thân hàn nhiệt, nội nhiệt, ngoại hàn.

    - Khí hư, huyết hư hoặc khí huyết hư chóng mặt, nhức đầu.

    - Cảm mạo.

    - Thân thể nặng nề.

    - Biểu hàn dễ bị cảm.

    - Biến thức một trị đái đường, tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, ợ chua.

    - Biến thức hai để tăng cường công năng thận, tử cung, nang hoàn. Trị bệnh phụ nữ huyết trắng, kinh nguyệt bất điệu; lãnh cảm, sinh lý yếu (cúi đầu e thẹn), tiểu vặt, dạ tiểu.

    - Di chứng não xuất huyết (bán thân bất toại).

    5.12. Ngũ âm, ngũ dương

    Những người luyện khí công kinh nghiệm, thường ít khi khởi vận bằng những vị trí trên nhâm, Đốc mạch, mà khởi từ Ngũ âm, hay Ngũ dương.

    5.121. Ngũ âm

    5.121.A. Vận khí

    Ngũ âm là khởi từ mặt âm của hai bàn tay, mặt âm của hai bàn chân, và Nhâm mạch. Hai bàn tay gồm các kinh thủ thái âm, thủ thiếu âm, thủ khuyết âm; hai bàn chân gồm các kinh túc thái âm, túc thiếu âm, túc khuyết âm. Vận khí khởi một lúc năm vị trí là hai bàn tay, hai bàn chân, môi dưới đưa về Nhâm mạch, bao gồm ba bước:

    - Bước thứ nhất: dẫn khí thủ tam âm tới cùi chỏ; túc tam âm tới đầu gối; Nhâm mạch tới huyệt Thiên Đột (VC22).

    - Bước thứ nhì: dẫn khí thủ tam âm vào phế, tâm, tâm bào; túc tam âm tới can, tỳ, thân; Nhâm mạch tới Trung đan điền.

    - Bước thứ ba: dẫn khí của ngũ tạng, Nhâm mạch giáng thẳng xuống hạ tiêu, rồi bộ phận sinh dục. Bấy giờ tùy ý dẫn theo Lưỡng thần âm hay dương tùy ý.

    5.121.B. Hiệu năng, chủ trị

    Như Lưỡng thần âm, nhưng kết quả rất mau, rất mạnh. Nếu luyện cùng một thời lượng như nhau, kết quả của Ngũ âm mạnh, mau gấp ba lần kết quả của Lưỡng thần âm.

    5.122. Ngũ dương

    5.122.A. Vận khí

    Ngũ dương là khởi từ mặt dương của hai bàn tay, mặt dương của hai bàn chân và Đốc mạch. Hai bàn tay gồm các kinh thủ thái dương tiểu trường kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, thủ dương minh đại trường kinh; hai bàn chân gồm túc thái dương bàng quang kinh, túc thiếu dương đởm kinh, túc dương minh vị kinh. Vận khí khởi một lúc năm vị trí dương là hai bàn tay, hai bàn chân và môi trên, rồi đưa về đốc mạch, bao gồm ba bước.

    - Bước thứ nhất: dẫn khí từ thủ tam dương tới cùi chỏ; túc tam dương tới đầu gối; đốc mạch qua huyệt Bách Hội, Đại Trùy.

    - Bước thứ nhì: dẫn khí thủ tam dương, túc tam dương, Đốc mạch tới huyệt Đại Trùy.

    - Bước thứ ba: từ huyệt Đại Trùy dẫn theo Đốc mạch tới huyệt Trường Cường. Bấy giờ tùy ý dẫn theo Lưỡng thần âm hay dương tùy ý.

    5.122.B. Hiệu năng, chủ trị

    Như Lưỡng thần dương, nhưng kết quả rất mau, rất mạnh. Nếu luyện trong cùng một thời lượng, kết quả đến mau, mạnh gấp ba lần.

    5.122.C. Loạn khí (tẩu hỏa nhập ma)

    Khi mới luyện, kinh mạch chưa thông thông, dẫn khí chưa thành thạo, chẳng nên khởi từ Ngũ âm, Ngũ dương, e chân khí chạy loạn, hoặc không đều, dễ đưa đến nguy hại cho cơ thể. Nếu chẳng may khi luyện, chia trí, dẫn khí sai, mà bị phản ứng như sau:

    - Khí xung đỉnh đầu, gây ra nhức đầu, chóng mặt, đầu căng thẳng.

    - Mặt đỏ, tai đỏ.

    - Thần chí u mê, suy nghĩ hỗn loạn.

    Thì đừng sợ hãi gì cã, bình tĩnh ngồi, hoặc nằm xuống, rồi vận khí thu công, chân khí tập trung về trung đơn điền, sau đó tự phân phối khắp cơ thể.

    5.13. Cửu-lộ

    Tức chín con đường. Đây là lối khởi đầu đem lại kết quả rất mau, đa số những người luyện võ lâu ngày đều dùng lồi này. Nhưng những người mới tập, chẳng nên khởi từ lối này, e kinh khí hỗn loạn, đôi khi bị phản ứng nguy hại cho sức khỏe. Những phản ứng thường thấy là: đầu căng, mặt đỏ, chóng mặt, người mệt mỏi, chân tay co giật, run rẩy.

    5.131. Vận khí

    Cửu lộ là chín con đường: mặt âm dương của hai bàn tay, mặt âm dương của hai bàn chân và huyệt Bách Hội (VG20). Lối khởi này gồm có ba bước:

    - Bước thứ nhất: dẫn khí sáu kinh tay tới cùi chỏ; sáu kinh chân tới đầu gối. Đốc mạch chia hai, một xuống huyệt Phong Phủ (VG16), một xuống huyệt Ngân Giao (VG28), rồi Thừa Tương (VC24), Thiên Đột (VC22).

    - Bước thứ nhì: dẫn khí từ ba kinh dương tay ở cùi chỏ, ba kinh dương chân ở đầu gối, Đốc mạch ở huyệt Phong Phủ (VG16) về huyệt Đại Trùy (VG14); ba kinh âm tay, ba kinh âm chân vào ngũ tạng; từ huyệt Thiên Đột (VC22) đến huyệt Trung Uyển (VC13) nhập vị, vào tỳ.

    - Bước thứ ba: dẫn khí từ huyệt Đại Trùy (VG14) xuống huyệt Mệnh Môn (VG4), vào hạ tiêu; từ thượng tiêu xuống trung tiêu, hạ tiêu, rồi tới huyệt Hội Âm (VC1). Bây giờ tùy ý dẫn khí theo Lưỡng thần âm hay dương.

    5.132. Hiệu năng

    Đây là một khởi vận rất khó, nhưng hiệu năng lại rộng. Bao gồm toàn thể hiệu năng của Lưỡng thần âm, Lưỡng thần dương, Ngũ âm, Ngũ dương. Ngoài ra còn có thêm hiệu năng nữa:

    - Thăng bằng cơ thể.

    - Khi không phân biệt được tình trạng cơ thể hàn, nhiệt; thực hư; biểu, lý; âm dương... Cứ dùng lối này, đều có kết quả.

    - Trị thần kinh suy nhược (Neurasthenie)

    - Điên giản.

    - Di chứng não xuất huyết.

    6. THỔ NẠP

    Tất cả các phương pháp thổ nạp đều dùng được. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh thuận tiện mà dùng. Sau đây là những kinh nghiệm, mà người xưa đã áp dụng, để đi đến kết quả:

    6.1. Phương pháp thông thường

    Dùng cho người mới luyện. Tuy nhiên lúc đầu dùng nhu hòa. Sau ít lâu, quan rồi, có thể đổi sang quân bình, hoãn viên, thâm trường ngay. Như khi đang luyện với nhu hòa, có thể biến ngay sang thâm trường liền.

    6.2. Phương pháp ý khí hợp nhất

    Phương pháp này rất thông dụng, kết quả mau hơn hết. Nhưng nó có khuyết điểm là hay bị chia trí, nên dễ bị dẫn khí sai kinh lạc.

    6.3. Phương pháp Đạo gia ảo hô hấp

    Không nên dùng trong trường hợp này.

    7. TƯ THỨC

    Vòng Tiểu Chu Thiên vừa là một thức khí công, vừa là một đường dẫn dẫn khí. Nó được xử dụng cả trong động công lẫn tĩnh công. Dùng tư thứ này, hay tư thức khác là do thức khí công luyện tập chỉ định. Như thế có nghĩa nó thích hợp với tất cả các tư thức đứng, nằm, ngồi, di chuyển, hoạt động.

    8. TỔNG LUẬN


    Vòng Tiểu Chu Thiên là một thức khí công cao cấp, nhưng rất quan trọng trong khoa trị bệnh, trong việc luyện nội công. Những người mới luyện, e khó có thể tự tập. Như đã trình bầy ở phần dẫn nhập, những người luyện khí công, mà có sư phụ chỉ điểm, nhanh thì mười giờ, chậm thì hai mươi giờ thì có thể đả thông kinh mạch. Tuy nhiên nếu không có thầy, thì nhờ châm cứu gia đả thông kinh mạch cho. Phương pháp như sau:

    8.1. Bước thứ nhất


    Châm huyệt Nhân Trung (VG26), Bách Hội (VG20), Đại Trùy (VG14), Mệnh Môn (VG4), Trương Cường (VG1), Thận Du (V23).

    Sau đó tự vận khí, hấp khí dẫn khí từ huyệt Nhân Trung, lên Bách Hội, đưa xuống Đại Trùy, Mệnh Môn, Trương Cường. Thổ khí, dẫn khí đi ngược trở lại. Cứ như thế mỗi ngày một giờ, trong 7 ngày liền.

    8.2. Bước thứ nhì

    Châm huyệt Thừa Tương (VC24), Thi Cơ (VC21), Đản Trung (VC17), Trung Uyển (VC12), Khí Hải (VC6), Quan Nguyên (VC3), Hội Âm (VC1).

    Sau đó đùng ý dẫn khí, hấp khí, dẫn khí từ huyệt Thừa Tương theo Nhâm mạch xuống huyệt Thi Cơ, Đản Trung, Trung Uyển, Khí Hải, Quan Nguyên, Hội âm. Thổ khí, dẫn khí đi ngược trở lên theo Nhâm mạch. Cứ như thế luyện mỗi ngày một giờ, luyện liền trong bẩy ngày.

    8.3. Bước thứ ba

    Luyện toàn vòng Tiểu Chu Thiên, khởi đầu bằng Lưỡng thần. Khi luyện tàn bộ, cảm giác khoan khoái kỳ lạ, đến đây, người luyện trở thành say mê. Sau khi luyện hơn tháng, có thể luyện sang các thức khí công cao hơn.

    HẾT

    Nguồn: vothuat.net.vn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Nhị Đẳng Avatar của Đặng Minh Tiến
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Bình thường tâm
    Bài gởi
    2,818

    Mặc định

    Huynh ơi nếu là người học võ và có kiến thức về đông y mới biết mấy cái huyệt này chứ huynh cho không cái tên đố ai biết được . >_<
    Cúi đầu quy y pháp tô tất đế.Sát đát kính lại đức Thất Câu chi. NAM MÔ TÁT ĐA NẪM, TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ, CÂU CHI NẪM, ĐÁT DIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ, CHỦ LỆ, CHUẨN ĐỀ, TA BÀ HA.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Đặng Minh Tiến Xem Bài Gởi
    Huynh ơi nếu là người học võ và có kiến thức về đông y mới biết mấy cái huyệt này chứ huynh cho không cái tên đố ai biết được . >_<
    Đúng vậy, nếu chỉ đọc cái này xong rồi cắm đầu cắm cổ luyện tập có mà chết.

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Tôi dẫn khí xung quanh vòng Tiểu chu thiên này được, cảm nhận chính xác như trong sách viết.
    Khí lưu thông mạnh nhất là ở huyệt đạo ngay giữa ngực...
    Tuy nhiên chưa cảm nhận được các Luân Xa.
    Bạn nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin chỉ dẫn.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiHongCat Xem Bài Gởi
    Tôi dẫn khí xung quanh vòng Tiểu chu thiên này được, cảm nhận chính xác như trong sách viết.
    Khí lưu thông mạnh nhất là ở huyệt đạo ngay giữa ngực...
    Tuy nhiên chưa cảm nhận được các Luân Xa.
    Bạn nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin chỉ dẫn.
    @phãi đóng tiền học phí,chứ chẵng ai bố thí mà kg nguyện cầu:i_dont_want_to_see:
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vovi2k Xem Bài Gởi
    @phãi đóng tiền học phí,chứ chẵng ai bố thí mà kg nguyện cầu:i_dont_want_to_see:
    Chú vovi2k thân mến chú mấy tuổi rồi mà ăn nói dớ dẩn quá vậy.Mọi người cần ý kiến xây dựng chứ không cần mấy cái ngôn từ dớ dẩn mà lại tỏ ra mình là cao nhân như thế đâu.Cao nhân ngôn từ giản dị và khiêm tốn lắm.Muốn tập làm cao nhân thì phải khiên tốn hiểu không.Anh khuyên chú về bú tí mẹ đi vài năm nữa ra đây nói chuyển với các anh ở đây nghe không?
    Last edited by vukhactrung; 25-07-2011 at 09:51 AM.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vukhactrung Xem Bài Gởi
    Chú vovi2k thân mến chú mấy tuổi rồi mà ăn nói dớ dẩn quá vậy.Mọi người cần ý kiến xây dựng chứ không cần mấy cái ngôn từ dớ dẩn mà lại tỏ ra mình là cao nhân như thế đâu.Cao nhân ngôn từ giản dị và khiêm tốn lắm.Muốn tập làm cao nhân thì phải khiên tốn hiểu không.Anh khuyên chú về bú tí mẹ đi vài năm nữa ra đây nói chuyển với các anh ở đây nghe không?
    Đáng đời bạn chưa. Đi lang bang, nói lung tung chi vậy. Về topic Hỏi Một Đường - Trả Lời Một Nẻo viết bài đi. Ở đó nói gì cũng ok mà hug007.
    Có đi sẽ...té. Có té sẽ..đau. Đau vẫn đi tiếp sẽ tới cửa. Có gõ cữa sẽ..đau tay. Đau vẫn gõ tiếp, cửa sẽ mỡ.. vì chủ nhà..bực mình muốn đánh cho một trận nên thân. **Thân Mến - TrungDao***

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vukhactrung Xem Bài Gởi
    Chú vovi2k thân mến chú mấy tuổi rồi mà ăn nói dớ dẩn quá vậy.Mọi người cần ý kiến xây dựng chứ không cần mấy cái ngôn từ dớ dẩn mà lại tỏ ra mình là cao nhân như thế đâu.Cao nhân ngôn từ giản dị và khiêm tốn lắm.Muốn tập làm cao nhân thì phải khiên tốn hiểu không.Anh khuyên chú về bú tí mẹ đi vài năm nữa ra đây nói chuyển với các anh ở đây nghe không?
    -:crying:1tại anh kg lõ cái con mắt to hơn nữa nên kg thấy đó 13 đó,em vốn mồ côi tiên tỗ chĩ biết lang thang chốn mất hình này nên có thấy được gì đâu quờ đâu nói đó vậy,giống như kẽ xin ăn thường hay bị bắt nạt đó,mai phước cho em thân ăn mài nên trời cho cái cỗng cữa vô hình ai đi vô cũng thường đá cái cẵng cũa em nên em hay giực mình thỡ cái hơi mạnh nhiều khi văng nước miếng vào long bào ayza biết sao giờ,mình cũng nhớ cái vú lắm đó thềm bú cho đã nhưng kg có ,vú mẹ thì có nhưng kg có sữa chán lắm nhưng cục cao su,chứ vú non no tròn lắm sữa,mãi mòn biết đâu ra,ayza,,kg biết trung đạo có biết kg nhĩ:day_dreaming:
    khakhakha thấy cái hình giống như trứng vịt goi là chu tiễu gì đó hí trông cũng giống cái ayza kg biết bú được kg ,ayza
    Last edited by vovi2k; 28-07-2011 at 01:06 PM.
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vovi2k Xem Bài Gởi
    -:crying:1tại anh kg lõ cái con mắt to hơn nữa nên kg thấy đó 13 đó,em vốn mồ côi tiên tỗ chĩ biết lang thang chốn mất hình này nên có thấy được gì đâu quờ đâu nói đó vậy,giống như kẽ xin ăn thường hay bị bắt nạt đó,mai phước cho em thân ăn mài nên trời cho cái cỗng cữa vô hình ai đi vô cũng thường đá cái cẵng cũa em nên em hay giực mình thỡ cái hơi mạnh nhiều khi văng nước miếng vào long bào ayza biết sao giờ,mình cũng nhớ cái vú lắm đó thềm bú cho đã nhưng kg có ,vú mẹ thì có nhưng kg có sữa chán lắm nhưng cục cao su,chứ vú non no tròn lắm sữa,mãi mòn biết đâu ra,ayza,,kg biết trung đạo có biết kg nhĩ:day_dreaming:
    khakhakha thấy cái hình giống như trứng vịt goi là chu tiễu gì đó hí trông cũng giống cái ayza kg biết bú được kg ,ayza
    Lại nói dớ dẩn gì đấy.Văn củ chuối của chú anh đọc k hiểu.Nói cái gì thì phải có đầu có đuôi,dứt khoát,rõ ràng chứ cu kiểu cao nhân thúi thế này thì khó nuốt lắm.Thôi về nhà học lại môn chính tả,môn ngữ pháp và đặc biệt môn Đạo đức bài khiêm tốn sách giáo khoa lớp 3 đi.ok
    Last edited by vukhactrung; 28-07-2011 at 10:11 PM.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vukhactrung Xem Bài Gởi
    Lại nói dớ dẩn gì đấy.Văn củ chuối của chú anh đọc k hiểu.Nói cái gì thì phải có đầu có đuôi,dứt khoát,rõ ràng chứ cu kiểu cao nhân thúi thế này thì khó nuốt lắm.Thôi về nhà học lại môn chính tả,môn ngữ pháp và đặc biệt môn Đạo đức bài khiêm tốn sách giáo khoa lớp 3 đi.ok
    @ayza em đâu có dám luận bàn môn học tiễu chu thiên cũa a đang chăm chú miệc mài đễ có ngày nỡ mặt nỡ mài trong thiên hạ thôi anh học đi nhe,,xin lỗi mọi nguoi xin lỗi đã làm dao đông trí tuệ cũa anh ayza,,dầu óc cũa em dốt đặc cán cuốc thà làm thằng mù chứ mà anh biễu em về học mấy thức đạo đức hay sách giáo khao lớp 3 em nói thật anh đừng nghĩ ngợ gì cã cứ chữi quật mò mà tỗ tiên sư cha cũa em ,em cũng học kg vô anh à,thôi anh ráng học tiễu chu gì đó nhe,cái này em kg thèm xía vôwellcome1khakha107 dap dau
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  11. #11

    Mặc định

    Không biết huynh DaiHongCat dụng công phu gì ạ ? đệ căn cơ kém mới thông được đốc mạch thôi. Theo đệ biết luân xa bao gồm nhiều huyệt đạo. Huynh thông được hoàn toàn nhâm đốc cõ lẽ không còn tí bệnh tật nào !
    Last edited by Big_foot; 24-07-2011 at 08:26 PM.
    Chẳng Tin Ai !:shame_on_you:

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Big_food : Thông được mạch Đốc là đi được 60% con đường rồi.
    Đả thông Nhâm Đốc vẫn có thể đau ốm như thường nếu ăn uống hoặc dùng thuốc bậy bạ.
    Về mặt lý thuyết kinh mạch rất phức tạp, nhưng chúng ta là người thực hành thì cũng chưa cần phải thật rõ quá. Tôi sẽ mô tả dòng khí luân chuyển để bạn thấy tính xác thực của nó :
    - Khí sẽ hoặc nóng hoặc lạnh tùy theo công phu mà bạn luyện.
    - Khi hít vào khí sẽ chạy từ từ theo hai bên cánh mũi, qua hai mép miệng (thậm chí là qua nhân trung) xuống cằm, qua cổ họng, đến chớn thủy (lúc này khí trở nên rất mạnh, như đổ vào cái ao vậy) sau đó sẽ chuyển dọc theo đường giữa bụng, qua rốn đến Đan Điền.
    Như vậy là hoàn chỉnh một vòng mạch Đốc.
    Đến đây bạn sẽ phải nín thở, quán tưởng dòng khí đi xuống đến bộ phân sinh dục (nếu khí yếu sẽ thấy nó đi qua hai bên, còn khí mạnh bạn sẽ thấy nó đi qua đỉnh của dương vật - tôi không rõ ở phụ nữ nó sẽ chạy như thế nào) xuống một huyệt nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn (lúc này khí lại mạnh lên y như ở chớn thủy vậy). Lúc này bạn phải "nhíu" hâu môn lại thì khí mới đi qua được, qua được rồi thì nó sẽ tự động chạy theo xương sống lên phía trên (nêu bị mỏi lưng thì sẽ hết ngay), cảm giác khinh khoái ở ngay vùng sau là phổi, khí sẽ đến cổ. Lúc này bạn phải cố nín hơi, tiếp tục dẫn khí lên đỉnh đầu (sẽ thấy đỉnh đầu mát lạnh), sau đó dẫn khí xuống ấn đường, chạy theo sống mũi (lúc này kết hợp thở ra).
    Lúc này là hoàn tất một vòng Nhâm Đốc.

    Tôi mới chỉ đạt được như vậy khoảng gần năm nay, dù đã tập thiền cả chục năm rồi. Tuy nhiên không thấy có cảm giác gì về Luân Xa với những hình ảnh đẹp như trong sách mô tả.
    Thân chào!
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiHongCat Xem Bài Gởi
    Big_food : Thông được mạch Đốc là đi được 60% con đường rồi.
    Đả thông Nhâm Đốc vẫn có thể đau ốm như thường nếu ăn uống hoặc dùng thuốc bậy bạ.
    Về mặt lý thuyết kinh mạch rất phức tạp, nhưng chúng ta là người thực hành thì cũng chưa cần phải thật rõ quá. Tôi sẽ mô tả dòng khí luân chuyển để bạn thấy tính xác thực của nó :
    - Khí sẽ hoặc nóng hoặc lạnh tùy theo công phu mà bạn luyện.
    - Khi hít vào khí sẽ chạy từ từ theo hai bên cánh mũi, qua hai mép miệng (thậm chí là qua nhân trung) xuống cằm, qua cổ họng, đến chớn thủy (lúc này khí trở nên rất mạnh, như đổ vào cái ao vậy) sau đó sẽ chuyển dọc theo đường giữa bụng, qua rốn đến Đan Điền.
    Như vậy là hoàn chỉnh một vòng mạch Đốc.
    Đến đây bạn sẽ phải nín thở, quán tưởng dòng khí đi xuống đến bộ phân sinh dục (nếu khí yếu sẽ thấy nó đi qua hai bên, còn khí mạnh bạn sẽ thấy nó đi qua đỉnh của dương vật - tôi không rõ ở phụ nữ nó sẽ chạy như thế nào) xuống một huyệt nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn (lúc này khí lại mạnh lên y như ở chớn thủy vậy). Lúc này bạn phải "nhíu" hâu môn lại thì khí mới đi qua được, qua được rồi thì nó sẽ tự động chạy theo xương sống lên phía trên (nêu bị mỏi lưng thì sẽ hết ngay), cảm giác khinh khoái ở ngay vùng sau là phổi, khí sẽ đến cổ. Lúc này bạn phải cố nín hơi, tiếp tục dẫn khí lên đỉnh đầu (sẽ thấy đỉnh đầu mát lạnh), sau đó dẫn khí xuống ấn đường, chạy theo sống mũi (lúc này kết hợp thở ra).
    Lúc này là hoàn tất một vòng Nhâm Đốc.

    Tôi mới chỉ đạt được như vậy khoảng gần năm nay, dù đã tập thiền cả chục năm rồi. Tuy nhiên không thấy có cảm giác gì về Luân Xa với những hình ảnh đẹp như trong sách mô tả.
    Thân chào!
    Chúc mừng huynh HongCat đã luyện xong tiểu chu thiên công! Tôi cũng tập cái này được 2 năm rồi, hiện cũng chưa cảm nhận được hết các luân xa, chỉ có huyệt bách hội, dũng tiền và lao cung cảm giác rất rõ rệt. Đi đứng cảm giác khá nặng nề (cảm giác như bàn chân bị hút chặt xuống đất vậy), nếu đứng 1 chỗ lắc nhè nhẹ qua lại thì cơ thể cảm giác như 1 lu nước đầy.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thocaixinhgai Xem Bài Gởi
    Chúc mừng huynh HongCat đã luyện xong tiểu chu thiên công! Tôi cũng tập cái này được 2 năm rồi, hiện cũng chưa cảm nhận được hết các luân xa, chỉ có huyệt bách hội, dũng tiền và lao cung cảm giác rất rõ rệt. Đi đứng cảm giác khá nặng nề (cảm giác như bàn chân bị hút chặt xuống đất vậy), nếu đứng 1 chỗ lắc nhè nhẹ qua lại thì cơ thể cảm giác như 1 lu nước đầy.
    Thocaixinhgai mến.Đáng lẽ tập phải làm cho thân thể nhẹ nhàng chứ,khi đả thông được nhâm đốc thì khi di bạn có cảm giác người như sắp bay lên không trung vậy .Bạn cảm thấy nặng nề do khi tập chưa tịnh tâm nên khí không về Đan Điền đươc và trệ ở một số chỗ,bình thường bạn nên tập thói quen thả lỏng các gân cơ để khí lưu thông.Bạn thử tịnh tâm trở lại bằng cách cho tạp niện tự đến tự đi,đừng chấp vào nó.Bạn thử dưng cách đó xem có cải thiện được không.
    Last edited by vukhactrung; 25-07-2011 at 09:47 AM.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiHongCat Xem Bài Gởi
    Big_food : Thông được mạch Đốc là đi được 60% con đường rồi.
    Đả thông Nhâm Đốc vẫn có thể đau ốm như thường nếu ăn uống hoặc dùng thuốc bậy bạ.
    Về mặt lý thuyết kinh mạch rất phức tạp, nhưng chúng ta là người thực hành thì cũng chưa cần phải thật rõ quá. Tôi sẽ mô tả dòng khí luân chuyển để bạn thấy tính xác thực của nó :
    - Khí sẽ hoặc nóng hoặc lạnh tùy theo công phu mà bạn luyện.
    - Khi hít vào khí sẽ chạy từ từ theo hai bên cánh mũi, qua hai mép miệng (thậm chí là qua nhân trung) xuống cằm, qua cổ họng, đến chớn thủy (lúc này khí trở nên rất mạnh, như đổ vào cái ao vậy) sau đó sẽ chuyển dọc theo đường giữa bụng, qua rốn đến Đan Điền.
    Như vậy là hoàn chỉnh một vòng mạch Đốc.
    Đến đây bạn sẽ phải nín thở, quán tưởng dòng khí đi xuống đến bộ phân sinh dục (nếu khí yếu sẽ thấy nó đi qua hai bên, còn khí mạnh bạn sẽ thấy nó đi qua đỉnh của dương vật - tôi không rõ ở phụ nữ nó sẽ chạy như thế nào) xuống một huyệt nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn (lúc này khí lại mạnh lên y như ở chớn thủy vậy). Lúc này bạn phải "nhíu" hâu môn lại thì khí mới đi qua được, qua được rồi thì nó sẽ tự động chạy theo xương sống lên phía trên (nêu bị mỏi lưng thì sẽ hết ngay), cảm giác khinh khoái ở ngay vùng sau là phổi, khí sẽ đến cổ. Lúc này bạn phải cố nín hơi, tiếp tục dẫn khí lên đỉnh đầu (sẽ thấy đỉnh đầu mát lạnh), sau đó dẫn khí xuống ấn đường, chạy theo sống mũi (lúc này kết hợp thở ra).
    Lúc này là hoàn tất một vòng Nhâm Đốc.

    Tôi mới chỉ đạt được như vậy khoảng gần năm nay, dù đã tập thiền cả chục năm rồi. Tuy nhiên không thấy có cảm giác gì về Luân Xa với những hình ảnh đẹp như trong sách mô tả.
    Thân chào!
    Tôi đang định hỏi làm sao người luyện khí biết là đã khai được Nhâm Đốc mạch thì đọc được phần này. Cảm ơn bạn DaiHongCat.

    Giờ mới biết rõ mình vẫn còn cách xa chổ khai thông.

    Rất mong bạn DaiHongCat chia sẽ thêm những kinh nghiệm, hoặc điều cần lưu ý về việc khai mỡ Nhâm Đốc mạch.

    Tôi cũng tập thiền nhiều năm và cũng đã ngưng tập nhiều năm, do tự học không có thầy hướng dẫn, nên đã không tìm thấy được cái mình muốn tìm trong pháp môn thiền.
    Có đi sẽ...té. Có té sẽ..đau. Đau vẫn đi tiếp sẽ tới cửa. Có gõ cữa sẽ..đau tay. Đau vẫn gõ tiếp, cửa sẽ mỡ.. vì chủ nhà..bực mình muốn đánh cho một trận nên thân. **Thân Mến - TrungDao***

  16. #16

    Mặc định

    Chào huynh. Đệ nghĩ là đã thông được nhâm mạch và đốc mạch (Đệ tâp hít từ thần đình xuống đan điền rồi vòng qua hội âm lên đốc mạch). riêng đoạn từ chẩm đến bách hội hình như chưa thông được vì không thấy khí chạy đoạn này. đệ thông đoạn từ trường cường lên cột sống xong bị ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sinh hoạt tình dục. . Khi có hứng khởi tình dục đột nhiên khí chạy vòng qua trường cường lên thẳng cột sống rồi mất tiêu. dương vật đột ngột xìu xuống. đệ rất hoang mang mong huynh chỉ giáo.
    Đôi khi còn thấy khí chạy ở tay chân nữa. Mong thư của huynh.

  17. #17

    Mặc định

    cho tôi chen ngang một tý ( vì tôi cũng chỉ hạng lơ tơ mơ trong lĩnh vực này )
    Xem DVD dạy về thở thiền
    http://www.youtube.com/user/khicongy...29B88DE3E73309
    tên các huyệt xem tại
    khicongydaotailieu.blogsport.com/Tài Liệu về Huyệt /Chức năng khí hóa của 14 đường kinh

  18. #18

    Mặc định

    Đệ nói nhầm, nhâm mạch mới đúng đệ tập được gần 2 năm rồi. Huynh chỉ thiền mà không có công phu sao ?
    Chẳng Tin Ai !:shame_on_you:

  19. #19

    Mặc định

    thiền định lâu dần cũng đắc vòng tiểu chu thiên , đắc hoạt tí thời như CTNC mà big foot .
    Vô vi nhi vô bất vi !

  20. #20

    Mặc định

    Hoạt ngọ thời và hoạt tí thời là giống nhau phải không nhỉ ? đều thái dược phải không ? lâu không đọc quên khái niệm. Trường hợp trên chỉ có ở thượng căn thôi.
    Chẳng Tin Ai !:shame_on_you:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •