Tâm ban đầu


Dịch từ tác phẩm “Zen Mind, Beginner’s Mind” của Thiền sư Shunryu Suzuki do Thích Nhận Hải dịch


Trong tâm của người mới bắt đầu thì có rất nhiều điều mầu nhiệm có thể xảy ra, nhưng trong tâm của một người có quá nhiều từng trải thì điều ấy rất là hiếm.

Nhiều người thường nói rằng: “Hành thiền rất khó, nhưng ít ai hiểu được lý do vì sao. Tu thiền khó không phải do nó đòi hỏi ta phải ngồi chéo chân theo tư thế kiết già, hay phải đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Nhưng tu thiền khó là vì chúng ta không thể giữ cho tam của mình luôn được thanh tịnh và sự hành trì của mình luôn theo đúng với ý nghia của truyền thống. Thiền tong sau khi truyền vào Trung Hoa đã được phát triển qua nhiều hình thái khác nhau. Nhưng cũng trong thời gian phát triển này, thiền càng lúc càng bị pha trộn làm mất đi tính chất tinh túy của nó. Ở đây, tôi không muốn bàn về thiền của Trung Hoa hay về lịch sử của Thiền tông. Tôi chỉ muốn giúp bạn tu tập Thiền như thế nào để có được an lạc và giải thoát đúng với tinh tần Thiền tập thuần túy của Phật.

Ở Nhật Bản chúng tôi thường nói đến danh từ: Shoshin_ có nghĩa là cái tâm của người mới bắt đầu. Mục đích của người tu tập là làm sao để luôn giữ cho tâm ban đầu của mình được trong sang. Cũng như lần đầu tiên tình cờ bạn đọc qua về kinh Bát Nhã, thì chắc chắn lần đọc đầu tiên phải trang trọng lắm.

Nhưng nếu như bạn tụng thêm 1 vài lần nữa thì tâm trạng của bạn sẽ rất khác. Bạn sẽ dễ dàng đánh mất thái độ trang trọng và thích đầu tiên của bạn đối với bài kinh ấy. Việc hành Thiền cũng tương tự như vậy. Trong thời gian đầu, bạn vẫn còn giữ được cái tâm ban đầu ấy, nhưng sau khi hành Thiền 1 vài năm hay lâu hơn nữa, mặc dù bạn có thể có 1 vài kinh nghiệm đáng kể nhưng cũng có thể là bạn đánh mất đi tâm trang trọng trân quý vô biên đi với tâm ban đầu của bạn

Đối với 1 vị Thiền giả, vấn đề quan trọng nhất là đừng để tâm mình bị kẹt vào 2 vòng đối đãi. Bản Tâm nguyên sơ của chúng ta vốn có đầy đủ tất cả mọi sự màu nhiệm ở trong đó. Tự nó vốn luôn là giàu có và đầy đủ, bạn đừng nên để mất đi trạng thái tràn đầy của Tâm mình. Tâm này không phải là 1 cái Tâm nhỏ bé hẹp hòi mà chính là bản tâm tĩnh lặng và luôn rộng mở sẵn sàng. Nếu Tâm bạn trống không thì tự nhiên nó sẽ luôn săn sàng để đón nhận mọi thứ. Nó lúc nào cũng mở rộng ra để đón nhận tất cả. Trong tam của người mới bắt đầu thì chưa đựng rất nhiều điều mầu nhiệm có thể xảy ra, nhưng trong tâm của một người có quá nhiều từng trải thì điều ấy rất là hiếm hoi.

Nếu bạn có quá nhiều sự phân biệt thì bạn đang tự giới hạn mình lại đó. Mỗi khi trong bạn có quá nhiều đòi hỏi, nhiều tham muốn thì Tâm của bạn trở nên ngheò nàn chứ không còn giàu có và an lạc nữa. Nếu chúng ta đánh mất đi bản Tâm thanh tịnh tràn đày của mình thì chúng ta cũng dễ dàng phạm vào tất cả các giới luật. Một khi Tâm ta chạy theo những tham muốn, ta luôn luôn muốn đạt đến cái này, cái kia và ta sẽ chạy theo những ý muốn đó nên cuối cùng phạm vào những giới luật mà ta đã lãnh thọ như: ko trộm cắp, ko giết hại, ko nói dối, ko tà tâm,… vì vậy chúng ta chỉ cần giữ gìn sao cho bản tâm luôn được thanh tịnh thì tất cả các giới luật cũng được thanh tịnh theo 1 cách tự nhiên.

Trong tâm của người mới bắt đầu, đừng bao giờ có ý tưởng rằng: “Tôi đã đạt được nhưng điều mầu nhiệm”. Vì mọi ý tưởng tự mãn về bản ngã sẽ làm giới hạn lại cái sơ Tâm rộng lớn của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta không còn 1 ý niệm nào về sự chứng đắt, về bản ngã, lúc ấy chúng ta mới thật sự là những hành giả đích thực, và lúc đó, chúng ta mới thật sự học được những điều mới lạ. Tâm ban đầu cũng chính là tâm thương yêu (Từ tâm). Khi trong lòng ta đã có tâm thương yêu không phân biệt thì nó sẽ trở nên rộng lớn ko giới hạn. Thiền sư Đạo Nguyên, vị sư tổ của chúng tôi luôn nhấn mạnh đến việc duy trì tâm ban đầu, là cái tâm rộng lớn vô biên và không phân biệt của chúng ta. Được nhu vậy thì chúng ta mới luôn luôn sống thực với chính mình và có lòng từ bi với mọi người, mọi loài. Đó là con đường của người thật sự tu tập

Cho nên điều quan trọng của người tu tập là làm sao để lúc nào cũng giữ được cái tâm ban đầu ấy của mình. Do vậy, bạn hãy cẩn trọng về tâm ban đầu của mình; nếu bạn là người mới bắt đầu thực tập Thiền, bạn nên ý thức được giá trị về Tâm ban đầu của bạn. Gìn giữ Tâm ban đầu chính là bí quyết của nghệ thuật sống mà cũng chính là bí quyết của sự hành Thiền đó bạn.