Bài viết của Mr.Love - Từ Điển Kỳ Bí
Lời đầu: Bài viết có thể thuộc mục Phong Thủy - Địa Lý nhưng xin phép Mod và các bạn cho Mr.Love được lạm dụng đăng ở box này. Xin cảm ơn :)
--------------
Thứ văn hóa táng mộ có từ lâu lắm rồi, có lẽ là bắt nguồn từ sau sự tích "Cái lòng bàn chân".
Chuyện xưa kể rằng, nhà anh nọ có mẹ mới mất. Dân làng xung quanh sang lấy thịt về ăn. Thương mẹ quá, anh đành đổi thịt thú rừng.. đến cuối ngày thì xuất hiện một người nữa sang xin thịt. Anh đành lấy dao xẻo lấy thịt ở hai lòng bàn chân của mình mà cho người ta..


Đình, chùa, đền, miếu, mạo là những nơi thờ tự linh thiêng, vì muốn hưởng ké sự linh thiêng đó mà lăng mộ, mồ mả cứ thế mà bám lấy dai như đỉa.


Nghĩa trang làng Phúc Thụy - Ước Lễ bám quanh chùa Vôi - một ngôi chùa hoang

Ở Việt Nam, hầu hết trong mỗi một ngôi làng từ Bắc chí Nam đều có một thầy địa lý giỏi, một thầy thuốc giỏi và cả thầy mo giỏi nữa.. dường như đó là quy luật bắt buộc phải có của mỗi làng.
Thầy địa lý xưa kia chọn đất tốt nhất, đẹp nhất, ổn định nhất để xây đình và chùa, tiếp đến là đào giếng, đào ao hồ, trồng cây đa.. và dành một vài suất nhỏ cho người có công với làng hoặc quan lớn quyền cao - chức trọng. Còn ngày nay, những thế đất nhỏ đó có thể đã đổi vị trí, thầy địa lý lại ưu tiên xây nghĩa trang liệt sĩ, tiếp đến là trường học, nhà văn hóa..
Đình là nơi thờ tự Thành Hoàng, là nơi sinh hoạt tâm linh của cả làng vì thế trước khi xây đình cần phải xem xét dưới đó có lăng mộ - mộ cổ hay không, nếu không có thì mới xây. Còn vì lòng tham, háo phước đức mà lừa người đời bằng cách xây chùa trên lăng mộ thì quả thật là thâm hiểm!
Đền là nơi thờ tự bậc Thần - Thánh, đa phần giống như đình, không có lăng-mộ bên dưới, một vài trường hợp có mộ - gò nhỏ bên trong như đền Mẫu tại Phố Hiến - Hưng Yên - thờ bà Quý phi họ Dương.


Đền Mẫu - Phố Hiến - Hưng Yên


Đền Cố Đồng: Trang Công Thịnh (một cách gọi khác của Lăng mộ)

Miếu là nơi thờ thổ thần - thổ địa hoặc có nơi thờ những người chết oan uổng, chết trôi, chết bờ bụi.. Miếu có thể là một gian nhà nhỏ hoặc chỉ là cái bàn thờ nhỏ được đặt trước gốc đa và nằm trên một cái gò nhỏ. Những cái gò - đống đó nếu đã có chủ thì chính là mộ của một ông quan lớn nào đó, còn nếu chưa có chủ.. thì cũng xin can, chớ có xâm phạm trừ khi có thầy địa lý giỏi giúp đỡ!


Miếu ông Cả - Bình Đà - Thanh Oai

Mạo? Người ta thường gọi miếu-mạo. Tôi chưa thấy bao giờ.. hoặc có thể chỉ là một bát hương nhỏ trước gốc đa hoặc bên đường để hương khói cho các oan hồn, linh hồn lưu lạc?!


Một cái miếu - mạo trên một cái gò nhỏ (mộ cổ)

Người xưa khi táng mộ thường thích được ở gần chùa, gần miếu chứ không dám gần đình. Một số nghĩa trang của các làng lại nằm gần ao, hồ hoặc giếng lớn ngoài rìa làng. Vậy nếu suy ngược ra cũng đủ để cho chúng ta biết thế nào là đất đẹp, đất tốt để mà táng mộ. Nếu may mắn gặp được thầy địa lý giỏi, cũng có thể nhờ họ chỉ cho chỗ nào là huyệt đẹp chưa có chủ, chỗ nào là mạch rồng đã bị dịch chuyển bởi thời gian hay do sự vô ý của con người tạo ra..
-----------
Khuyến mại một vài hình ảnh:


Táng mộ trên mạch đá


Táng mộ trên mạch núi