Chúng ta không ai là không biết nhà thơ lớn của dân tộc với lối thơ phóng khoáng, trào phúng Trần Tế Xương. Ông có nhiều tác phẩm, trong đó hình ảnh bà Tú đã bước vào thi phẩm của ông như một nhân vật điển hình hấp dẫn, sống mãi. Giai thoại Sm giới thiệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn tình cảm của ông với người vợ của mình.
Một hôm, Tú Xương thèm rượu đến rũ người, chặn cửa đón bà Tú đi chợ về:
_ Bà ơi, hôm nay tôi muốn nhâm nhi nhấm nháp chút đỉnh với bà, ngâm láo bà nghe chơi mấy câu thơ mới…thửa
Bà Tú cười, gật đầu. Cầm đến chai rượu không còn một giọt, bà Tú móc thầu bao sai con đi mua. Rượu về, ông Tú rót ra hai chén trân trọng mời bà, rồi chép chép miệng:
Rượu với thơ suông cũng nhạt phèo!
Biết chồng vòi đồ nhắm, bà vội vàng chạy ngay xuống bếp, tức tốc chiên dăm bìa đậu, mấy quả trứng vịt. Trên nhà ông Tú uống khan và lẩm nhẩm nghĩ thơ. Đồ nhắm đưa lên, có nhắm tốt, rượu vào, ông Tú nhìn bà bằng cặp mắt ma men tinh quái, khề khà:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái nào hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà
Bà Tú phì cười, lườm ông:
_ Chừa, chừa! Ông có mà chừa cái chết tiệt. Cái gì cũng thích cái gì cũng ham, bảo chừa rượu sao còn vòi?
Ông Tú chớt nhả:
_ Bà ngon thế, ai mà chừa cho được. Vì không thể chừa bà được nên cứ phải uống, tửu sắc tương liên mà lỵ, bà.
_ Thế còn trà chẳng tương liên với cái gì cả thì chừa hật chứ?
_ Ấy chết, bà muốn mời ông lang hả? Bà không nhớ thơ cổ ư? “Bán dạ tam bôi tửu, Bình minh nhất trản trà, Mỗi nhật y như thử, Lương y bất đáo gia”. Nghĩa là: “Tối làm ba ly rượu, Sớm nhắp một chén trà, Ngày nào cũng như thế, Thầy thuốc chẳng đến nhà”. Phải vậy không bà?
Bà Tú gật đầu cười, âu yếm nhìn ông chồng ngàn sao lúc này đáng yêu đến thế.

wellcome1