kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Huyền thoại Yoga và nhà Yoga số 1 Việt Nam

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Huyền thoại Yoga và nhà Yoga số 1 Việt Nam

    Huyền thoại Yoga và nhà Yoga số 1 Việt Nam

    Cho đến nay và có lẽ là rất lâu nữa, con người vẫn chưa thể giải thích trọn vẹn được những hiện tượng như ngoại cảm, nhục thân, thôi miên, khinh công, nhảy múa trên lửa... Nhưng với người thấu hiểu được quyền năng của yoga thì chỉ có một lời giải thích duy nhất: do yoga đánh thức tiềm năng trong con người. Cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và ông Nguyễn Thế Trường là những huyền thoại yoga của Việt Nam.

    Phần I: Một ngày đầu năm, tôi tìm đến ngôi nhà cũ kỹ trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh trên đường Tây Sơn để gặp huyền thoại yoga từng nổi đình nổi đám những năm 80 của thế kỷ trước. Người đàn bà chỉ tôi lên sân thượng. Bên cây đào xù xì vằn vện thời gian, ông Nguyễn Thế Trường đang... trồng cây chuối. Ông đã “trồng” như thế hơn một giờ. Sau khi vận khí, ông tập các tư thế như: nến, cày, cá, kìm, rắn, chấu, cung, vặn vỏ đỗ... Ông dốc vòi chiếc ấm nước vào trong họng khiến cái bụng trống rỗng phình lên. Ông lắc cái bụng như người ta xúc rửa bình, rồi lại cuộn dạ dày cho nước ộc ra phía miệng. Ông còn vận công dồn khí đẩy nước phía... hậu môn. Trong tư thế ngồi thiền, khuôn mặt ông Trường trở nên hồng hào, giọng ông sang sảng: “Tớ vừa xúc rửa toàn bộ nội tạng cho sạch hết dơ bẩn năm cũ”. Trở về với con người của khoa học, ông kể cho tôi nghe những câu chuyện đậm chất huyền thoại của yoga.

    Quyền năng thượng thừa của Yoga

    Từ khi sư tổ của Phật giáo Thích Ca Mâu Ni rời tán cây bồ đề, bên bờ sông Ni Liên Tuyền, quay bánh xe chánh pháp giảng đạo, chính là lúc đạo Phật ra đời và đó cũng là lúc con người được biết đến quyền năng thượng thừa của yoga. Bỏ qua những câu chuyện ly kỳ về sự ra đời, tu luyện khổ hạnh của Thích Ca Mâu Ni, thì yoga chính là những bài tập đưa con người tới sự phát triển hài hòa với vũ trụ.

    Ông Nguyễn Thế Trường

    Những người luyện tập yoga được gọi là các yogi. Kiên trì rèn luyện, các yogi sẽ đạt được những khả năng đặc biệt, như điều hòa các chức năng sinh lý trong cơ thể, tùy ý gây ra cảm giác nóng, lạnh, nặng, nhẹ, tăng giảm nhịp tim, huyết áp, ảnh hưởng đến dòng điện sinh học của não... Tu luyện đến trình độ cao có thể làm chủ được bản thân mình, huy động được những tiềm năng sâu ẩn trong cơ thể mình, nắm được chìa khóa tác động đến những tầng bậc sâu kín của “cái tôi đích thực”, tới được cảnh giới tối cao, hợp nhất cá thể cùng bản thể vũ trụ... Khi con người đã hòa hợp được với vũ trụ thì quyền năng của con người là không thể lường hết. yoga có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của con người trong vũ trụ.

    Ông Nguyễn Thế Trường giở đống báo nước ngoài vàng ố phủ bụi trong chiếc tủ gỗ. Trong đống báo có rất nhiều bài viết về những câu chuyện kỳ lạ. Ông Trường đọc báo Nga lưu loát như báo tiếng Việt: “Nữ phóng viên Liên Xô (cũ) E. Xaparina tường thuật cảnh chị chứng kiến tại Calcutta, Ấn Độ: Hôm ấy, đám đông diễu hành qua trung tâm thành phố, rồng rắn kéo thẳng tới giữa cánh đồng. Họ dừng lại trước cái huyệt đã đào sẵn. Từ trong đoàn người, một ông già gầy gò, khô đét tiến đến miệng hố lẳng lặng chống tay bước xuống huyệt và nằm yên bất động hệt như một xác chết. Đoàn người lầm rầm cầu khấn rồi nhặt đất xung quanh ném xuống huyệt. Lớp đất cứ cao dần thành nấm mồ thực sự. Đám đông bình thản đợi chờ.

    Thời khắc lặng lẽ trôi. Sau 4 giờ, người ta thận trọng đào bới ngôi mộ. Một thân hình bất động hiện ra: mắt nhắm, chân tay mềm nhão, chừng như không còn thở... Một ít phút sau, ông già hít nhẹ, mí mắt động đậy, tay chân co duỗi và chậm rãi đứng dậy đi về phía những người đứng đợi ông... Ông già đó chính là một yogi siêu việt”.

    Một bài báo tiếng Nga khác: “Tại tỉnh Pendjab, người ta cũng tiến hành chôn sống yogi Haridas trong 40 ngày. Thí nghiệm được tiến hành trước sự hiện diện của vị đứng đầu tỉnh lúc đó là ông Singh, cùng nhiều nhân vật tầm cỡ là người Anh và Pháp, trong đó có hai bác sĩ là Murray và Mac Gregor. Haridas ngồi theo tư thế “hoa sen”, tai và mũi được bịt kín bằng sáp ong. Sau đấy người ta đặt ông vào hòm gỗ rồi đem chôn. Trên mộ được gieo đại mạch, lính canh gác suốt 40 ngày đêm. Sau khi khai quật, người ta thấy Haridas vẫn ngồi ở tư thế cũ. Những khám nghiệm y học cho thấy mạch ngừng đập và ngừng hơi thở. Tiếp đó, người ta giao Haridas cho các môn đệ của ông và họ đã làm cho nhà yoga này sống lại”...

    Năm 1950, người ta lại tiến hành “chôn sống” nhà yoga 52 tuổi B.Ramadi tại thành phố Bombay. Trước đám đông hàng vạn người, nhà yoga bước xuống một cái hố hẹp, đào sâu dưới đất. Người ta đậy nắp hố, trát ximăng. Ramadi ở trong trạng thái “chết giả” đó trong suốt 58 tiếng đồng hồ. Khi đào lên, người ta đổ đầy nước vào hố và nhà yoga lại ở dưới nước thêm 6 tiếng nữa. Lúc đưa lên khỏi hố, Ramadi dần dần hồi tỉnh.

    Các khám nghiệm khoa học đã đi đến kết luận, các yogi bị chôn sống đã ở vào một trạng thái hệt như một số loài động vật trong thời gian ngủ đông, đó là trạng thái tiềm sinh. Trong trạng thái này, các quá trình sống như trao đổi chất ngưng chậm hẳn lại nhằm giúp cho cơ thể tiếp tục duy trì trong những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm vô cùng bất lợi. Hiện tượng này chỉ phổ biến trong giới động vật, thực vật, vi sinh vật. Thế nhưng, từ ngàn xưa, trong khi đi tìm con đường tu tập, các yogi Ấn Độ và Tây Tạng đã nắm được chìa khóa của trạng thái độc đáo, lạ lùng này dựa vào quá trình tham thiền, nhập định, điều hòa cơ thể, thả lỏng cơ bắp và tiết chế ăn uống...

    Chuyện nhục thân của các nhà sư cũng là một bí ẩn khó có thể lý giải nếu đứng ngoài phương diện yoga.

    Nhà sư Samatha Kitikhun (sinh năm 1894, tại Thái Lan) có biệt tài ngồi thiền bất động 15 ngày, không cần ăn uống tại nơi hoang vu, vắng vẻ. Ngày 6/5/1973, biết mình không thể sống tiếp, sư truyền lại rằng: sau khi sư chết hãy cho xác vào quan tài rồi trưng bày để thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo để biết cách tự giải thoát mình khỏi mọi sự đau khổ. Xác khô đó đã được gìn giữ suốt 30 năm nay trong lồng kính. Các nhà khoa học đã dày tâm nghiên cứu nhục thể của nhà sư Kitikhun và 11 nhục thể của các nhà sư khác ở Thái Lan, song vẫn chưa lý giải được vì họ không hề tìm thấy hóa chất tẩm ướp nào.

    Ngay ở Việt Nam, trong ngôi chùa Đậu (Thường Tín, Hà Tây) cũng có nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường tồn tại từ mấy trăm năm nay. Các nhà khảo cứu quốc tế đã nghiên cứu, song cũng không giải thích được. Theo ông Trường, trong Phật giáo nhục thân là hiện tượng đắc đạo của một vị chân tu sau khi nhập diệt. Đó cũng chính là khả năng siêu việt của yoga, mà những thuyết giải tường tận đã bị thất lạc, chứ không phải là ma thuật gì như những người có đầu óc duy tâm thường nói.

    Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Trúc sang Trung Hoa truyền đạo. Người trụ trì tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Chính tại ngôi chùa này, Người đã dạy cho các thiền sư Trung Quốc phép luyện yoga. Sau 9 năm hoằng dương Đạo pháp, sư tổ phiêu lãng trên mặt nước mênh mông trở về quê hương bằng một... cành lau. Chuyện đó hư hư thực thực thế nào ít ai biết được, chỉ có điều, từ đó, trong các truyền thuyết, tiểu thuyết võ hiệp, phim ảnh dã sử, con người có thể bay lượn như... châu chấu.

    Tuy nhiên, chuyện kể về các thiền sư, qua quá trình khổ luyện lâu dài có khả năng đề khí khinh thân, phiêu hành nhẹ như chiếc lá, thì ông Nguyễn Thế Trường khẳng định là có thật.


    còn tiếp
    Last edited by Bin571; 19-10-2007 at 10:27 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •