Zen - Dukkha Seed

Hột giống của Khổ Đau

Từ những cuộc thảo luận mới đây, có người đưa ra vài “phản ứng” và những “bất bình.” Nhiều thư viết chỉ để than phiền, nhưng những than phiền này có ảnh hưởng thật tốt vì ít nhất có hai người đã buông thả ra những “năng lượng tiêu cực” cho cuộc thảo luận này.

Ta cũng thấy một vài người đã viết vào vài câu phê bình vì họ thực sự không thể chấp nhận loại năng lực tiêu cực này. Năng lượng này chắc chắn sẽ khích động hột giống của sự đau khổ ̣”Dukkha seed”, trong con người. Hột giống khổ đau có sẵn trong cơ thể mọi người và ta có lẽ phải ngạc nhiên nhận thấy đôi khi con người cũng bị ràng buộc vào với hột giống đó. Từ những kiếp này qua kiếp khác, con người cứ liên tiếp sống một cuộc đời như thế cho đến khi nó trở thành tiềm ẩn, vô thức. Tận xâu bên trong tàng thức đó có đầy rẫy mầm mống của khổ đau này.

Khi một người nào đó tuôn xả ra những ấm ức mới hay xé bỏ đi những phiền toái cũ là họ tuyệt đối đã mất đi cái khoảng sống hiện tại bây giờ. Dù cho thân thể họ đang sống trong thời điểm này nhưng tâm trí họ lại ở chỗ khác và bị trói buộc tù túng trong những ký ức chua sót xa xưa. Người này bất cứ lúc nào cũng luôn luôn đối diện với sự đau khổ về tinh thần. Vì đây là định luật Thiên nhiên.

Thông thường nếu lỡ gặp tình trạng này, đôi khi ta cũng phải bị ảnh hưởng lây của cái năng lực tiêu cực của họ và bị mắc kẹt theo vào trong đó; ta trở thành một trong số những người như họ, bị mất đi chánh niệm từ thời điểm hiện tại đến thời điểm kế tiếp sau đó. Những danh từ họ viết ra thật quá tiêu cực nên cái gọi là “lời thô lỗ” có thể dễ tự hiển hiện. Rồi ta cũng sẽ có những đau khổ về tinh thần giống như vậy. Nhưng nếu ta phản ứng lại những “lời bất bình” đó, chắc chắn ta không “giúp đỡ” được gì cho họ mà còn có thể làm cái năng lực tiêu cực của họ “tăng trưởng” thêm lên. Tất cả những điều này xẩy ra chỉ vì cái Tôi và Danh Dự lừa bịp.

Cái Tôi và Danh Dự cần có năng lực hỗ trợ. Nó tìm năng lực từ đâu? Thông thường năng lực này là do sự “ so sánh” với những cái khác. Sau khi so sánh, nhãn hiệu sẽ được gán vào cho ai phải, ai quấy. Trong trường hợp này, “Phải” hay “Quấy” đều là như nhau...........tùy thuộc vào sự phát triển của ý tưởng của “Tôi”, “ Cái Tôi”, “Của Tôi” hay “Cái của Tôi”: Khi người ta cố gắng bảo vệ cái “Tôi giả tạo” này là lúc sự bất bình xẩy đến.

Khi mới được sinh ra trong thế giới này, ta không có “Tên” hay “Nhãn hiệu A.B.C ...” Cái tên hay hiệu này do cha mẹ đặt cho. Và ta được giáo huấn để mọi cá tính phát triển thích hợp với nhãn hiệu này. Sau khi cái tên và cá tính hội nhập vào với nhau, ta trở thành “một người nào đó” và mọi khổ đau về tinh thần sẽ sinh sôi nẩy nở vì ta phải cố gắng bảo vệ “người nào đó” hay bảo vệ cái “tên và cái cá tính ảo tưởng” này. Trong Chân lý tuyệt đối, đó chỉ là một trò chơi của tâm, hay trò chơi của “cái Tôi”. Qua bao nhiêu kiếp sống nối tiếp nhau ta lập đi lập lại trò chơi này cho đến khi nó nhập vào tàng thức, nó trở thành cội rễ của hột giống Khổ Đau.

Hột giống Khổ Đau này có thể nẩy mầm phát triển bất cứ lúc nào khi nó có đầy đủ điều kiện thuận lợi. Ta có thể nhận biết điều này khi thấy một người nào đó thoạt đầu hé mở tung ra những lời than van cũ kỹ và rồi một người nào khác tiếp tay theo lập lại y hệt những điều như vậy. Đôi khi thật đáng ngạc nhiên là chính những người này lại có thể viết ra được một bài thơ rất hay. Nhưng viết được bài thơ hay không có nghĩa là ta có kinh nghiệm và sống như diễn tả trong thơ. Có nhiều nhà sư ăn nói rất lưu loát và đọc thuộc lòng kinh Tứ Niệm Xứ không sót một chữ. Như thế không có nghĩa là ông ta có thể có chánh niệm trong lúc tụng kinh. Vấn đề xuất hiện khi người ta chỉ biết lập đi lập lại những câu kinh mà không có sự cảm nhận và cũng không hiểu hết ý. Sự hiểu biết của họ chỉ là ở trong “trí nhớ của tâm trí“ chứ không phải là sự hiểu biết thật sự. Hiểu biết thật sự chỉ đến từ xa ngoài của thân-tâm.

Lỗi lầm rất lớn của con người là cố gắng dùng cái tâm trí của mình để hiểu thấu những sự việc vượt xa ngoài khả năng của họ. Ta không thể nào hiểu được sự việc đó với cái tâm trí này. Có lẽ tâm trí này là cái thùng cho ta biết được những bí ẩn của cuộc sống này. Ta càng gắn vào những hình ảnh đó càng nhiều nhãn hiệu khác nhau, thì cái Tôi càng gián tiếp nghĩ là ta đã hiểu biết về cuộc đời này nhiều hơn, nhưng trong thực tế ta đang ở quá xa những bí ẩn của cuộc đời.

Đây là lý do tại sao một vị Thầy giỏi sẽ bảo......................chỉ nên quan sát và không có gì làm khác hơn. Những hình ảnh có thể nhìn thấy bằng chính mắt là chỉ đang phát triển trong tâm trí của ta. Nó ở ngay bên trong ta chứ không phải ở đâu bên ngoài. Lầm lẫn tin tưởng tất cả mọi thứ là ở bên ngoài làm cho ta bị mắc bẫy trong trò chơi của tâm trí. Và như thế thì không làm sao thực sự hiểu được bất cứ cái gì nằm xa ngoài tầm tâm trí này. Cái tâm trí và cái Ngã hiển nhiên đã hội nhập và gắn bó với nhau thật chặt chẽ rồi đó. Khi bị trói buộc vào cái tâm Ngã này, ta không thể nào biết được “Ta là ai?” hay “Ta thật là chính ta” hay “Phật tính của ta”. Cái Tôi cố gắng làm hết sức để làm cho ta trở thành một người nào đó và đồng thời mang ta rời xa khỏi cái Phật tính nguyên thủy của riêng ta.

Tất cả những người đã giác ngộ nhắc nhở cho biết chúng ta là ai. Chúa Giêsu, Phật Cồ Đàm, Lão Tử, Krishna, Osho, Eckhart Tolle và nhiều người khác nữa đang làm cùng một việc nhưng theo những phong cách và ngôn ngữ khác nhau tại một "khung thời gian" và tại những địa điểm nào đó. Lý thuyết căn bản giống như nhau, nhưng phong cách lại hoàn toàn khác nhau vì trên thế giới này không bao giờ hai người khác nhau lại có thể có một phong cách hoàn toàn giống nhau. Ngay những người đẻ sinh đôi cũng có những khác biệt. Chúng ta đều như vậy; chúng ta có ý thức biết quan sát tất cả những sự kiện trên thế giới này. Chúng ta không là gì khác hơn là cái năng lượng có ý thức. Dù ta là ai đi nữa, từ sự biến hóa của ý thức, hiển nhiên tất cả mọi người ai cũng có thể đạt được Phật tính thiên nhiên của họ. Đây là lý do tại sao người thông thái đã nói ... ... ... ... .. ai cũng tự có sẵn hột giống Phật tính.


Kim Morris dịch dựa theo một bài viết của Achema – Malaysia 2009

April 2011