1
Quyển I
Khảo luận về nguồn gốc của ngũ hànhTheo cổ thuyết, khi Trời đất chưa phân biệt, đó là thời kỳ hỗn độn, chưa có mặt trời và trăng sao. Khí âm, khí dương cũng như tiết trời nóng lạnh chưa rõ rệt. Trên trời chưa có mây mưa sương tuyết, bầu trời mờ mịt. Dưới đất chưa xuất hiện cỏ cây, sông núi chim muông, người ở. Tất cả đều là một khối mông lung. Khi đó có một KHÍ kết lại, do đó:
- Thời kỳ Thái Dịch đầu tiên sinh ra thuỷ: chưa có khí là Thái Dịch.
- Thời kỳ Thái Sơ sinh ra hoả: có khí mà chưa có hình.
- Thời kỳ Thái Thuỷ sinh ra nước: có hình mà chưa có chất.
- Thời kỳ Thái Tố sinh ra kim: có chất mà chưa có thể.
- Thời kỳ Thái Cực sinh ra thổ: khí chất hình thể đều đủ, mệnh danh là thời kỳ Thái Cực hoặc Khí Thái Cực cũng vậy.
Căn cứ vào tiến trình trên, người ta mới lấy thuỷ là số 1 (+6); hoả là số 2 (+7), Mộc là số 3 (+8), Kim là số 4 (+9) và thổ là số cuối cùng 5 (+10).
Khảo luận về nguồn gốc của Thiên can, Địa chi
Cũng theo truyền thuyết, có rợ Xuy-Vưu (chữ này tôi luận không ra nên viết tạm) làm loạn gây cho nhân dân đau khổ, nên Vua và Hoàng đế phải đánh chúng....
.... (chỗ này bạn của CÂ photo bị thiếu nên nó nhảy cóc luôn sang mục khác)
- Mậu Kỷ thuộc Thổ, màu vàng, thuộc Thìn Tuất Sửu Mùi, Trung ương, tượng thuộc Câu Trần, Đằng xà.
- Canh Tân thuộc Kim, màu trắng , thuộc Thân Dậu Tuất, phương tây, tượng thuộc Bạch Hổ.
- Nhâm Quý thuộc Thuỷ, màu đen, thuộc Hợi Tý Sửu, phương bắc, tượng thuộc Huyền Vũ.
Họ Đại Nạo lại đem áp dụng ngũ hành vào chi nguyên: Dần Mão thuộc Mộc, Tỵ Ngọ thuộc Hoả, Thân Dậu thuộc Kim, Hợi Tý thuộc Thuỷ, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thuỷ; có người cho rằng ý niệm đó bắt nguồn như sau:
- Phương đông do Vua Thái Hiệu trấn nhậm, thừa quẻ Chấn, chấp quy (quy là khuôn thochình tròn làm chuẩn) coi mùa xuân, thời kỳ có nhân ph...(???) hoà khí, muôn loài phát sinh, đó là nơi mộc có môi trường phát triển và đồng khí với Dần Mão - Giáp Ất.
Thái Hiệu họ Phục Hy, mộc chủ về Nhân, vì thế Tử bình cho rằng: Mộc thịnh đa nhân, người thuộc nhiều hành mộc thì bản tính nhân từ.
- Phương nam do Vua Thần Nông trấn nhậm, thừa quẻ Ly, chấp hành (hành là cán cân) coi mùa Hạ, thời kỳ viên khí mạnh mẽ, muôn loài đến đây phát triển đầy đủ, đó là nơi Hoả có môi trường phát triển và đồng khí với Tỵ Ngọ - Bính Đinh.
Mùa Hạ là thời kỳ sinh trưởng vạn vật, cây cỏ tốt tươi, tất cả đều nhờ đức của Hoả.
Vua Viên Đế họ là Thần Nông, Hoả chủ về Lễ.
- Phương Tây do Vua Thiếu Hiệu trấn nhậm, thừa quẻ Đoài, chấp củ (củ là khuôn thước vuông) coi mùa thu, sinh khí tiêu sác (???), muôn loài đến lúc này thu góp lại, đó là nơi tụ của Kim, vì thế Thân Dậu và Canh Tân đồng khí.
Vua Thiếu Hiệu tên là Nguyên Hưu con vua Hoàng đế. Kim chủ về Nghĩa.
- Phương Bắc do vua Chuyên Đế trấn nhậm, thừa quẻ Khảm, chấp quyền (quyền là quả cân) coi về mùa đông, đây là thời kỳ khí lạnh ngưng kết lại, muôn loài đến đây đều tàng phục (ẩn núp) đó là nơi ngưng tụ của Thuỷ vì thế Hợi Tý đồng khí với Nhâm Quý.
Vua Chuyên Đế họ Cao Dương cháu vua Hoàng đế , Thuỷ chủ về Trí.
- Trung ương do Vua Hoàng Đế trấn nhậm, thừa quẻ Khôn, chấp thằng (thằng là dây để nẩy mực của thợ mộc) coi trung thổ. Thật vậy, Mộc Hoả Kim Thuỷ đều không thể không nhờ vào Thổ. Vì thế hàng can là Mậu Thổ đóng ở Trung ương, còn hàng chi là Thìn Tuất Sửu Mùi phân tán ra bốn phương gọi là tứ duy. Về thời tiết tứ duy nhằm tháng 3 mùa xuân, tháng 6 mùa hạ, tháng 9 mùa thu, tháng 12 mùa đông.
Theo lập luận của Hà Công: Nếu Trời mà thiếu Thổ thì lấy gì mà bao bọc. Đất mà thiếu Thổ, lấy gì mà vận tải, lấy đâu ra ngũ cốc, con người nếu không có thổ thời không có điểm tựa để sinh hoạt. Tóm lại thiếu thổ thời ngũ hành không thể có và tồn tại - có thổ mới có:
+ Ngũ thường tức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
+ Ngũ hành tức Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Cũng vì lẽ đó mà Tam Tài (tức Thiên, Địa, Nhân) cũng không thể thiếu Thổ.
+ Mộc nếu thiếu thổ thời không có chất để tài bồi.
+ Hoả nếu thiếu thổ thời làm sao chói lọi bốn phương.
+ Kim nếu thiếu thổ thời khó được khí bén nhọn.
+ Thuỷ nếu thiếu thổ thời khó ngăn được nước tràn.
+ Thổ mà thiếu thuỷ cũng không nuôi dưỡng được vạn vật.

Khảo luận về 12 chi thuộc ÂM và Dương
Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất: thuộc dương
Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi: thuộc ÂM
- Lục hợp của 12 chi:
+ Tý hợp Sửu, Dần hợp Hợi, Mão hợp Tuất.
+ Thìn hợp Dậu, Tỵ hợp Thân, Ngọ hợp Mùi.
- Tam hợp của 12 chi:
+ Thân Tý Thìn - Thuỷ cục
+ Hợi Mão Mùi - Mộc cục
+ Dần Ngọ Tuất - Hoả cục
+ Tỵ Dậu Sửu - Kim cục
+ Thìn Tuất Sửu Mùi - Thổ cục.
Khi xem mệnh nên chú ý đến Tam hợp để xác định cách cục.
- Lục xung của 12 chi:
Tý Ngọ tương xung, Dần Thân tương xung, Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất tương xung, Tỵ Hợi tương xung, Sửu Mùi tương xung.
Lý do tương xung có thể giải thích:
+ Cung Tý chứa quý thuỷ, cung ngọ chưa Đinh Hoả, bởi Thuỷ khắc Hoả.
+ Dần cung chứa Giáp mộc, Thân cung chứa Canh Kim, bởi Kim khắc Mộc.
Nếu 2 chi tương xung, nhưng nếu gặp được hợp thời xung sẽ hết hiệu lực (sẽ có phần nói về điểm này).
- Tương xiên của 12 chi (cũng gọi là Hại)
Tý Mùi tương xiên, Sửu Ngọ tương xiên, Dần tỵ tương xiên, Mão Thìn tương xiên, Thân Hợi tương xiên, Dậu Tuất tương xiên.
Ý nghĩa: tương xiên có ý nghĩa là làm hại. Thí dụ Tý xung Ngọ, mà Sửu lại hợp với Ngọ , tăng sức cho Tý để làm hại cho Ngọ, Sửu là kẻ thù gián tiếp của Ngọ. Từ nguyên tắc đó, để suy diễn những trường hợp tương tự.
- Tượng hình của 12 chi: có 4 loại hình.
1) Thị Thế chi hình: Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần.
2) Vô ân chi hình: Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu.
3) Vô lễ chi hình: Lý hình Mão, Mão hình Tý.
4) Tự hình chi hình: Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi loại hình này được coi nhẹ.

Khảo luận về ý nghĩa của Can và Chi
Trong sách "Quần thư khảo dị" có cắt nghĩa như sau:
Can
- Giáp giả xách dã: Giáp có nghĩa là nứt ra, ý nói mọi vật xuyên ra làm nứt vỏ, ví như các hạt giống gieo xuống đất, mầm xuyên vỏ mà ngoi lên. Trong Kinh dịch có câu: "Bách quả thảo mộc giáp giáp xách".
- Ất có ý ám chỉ vạn vật mới sinh, tình trạng còn cong qoeo chưa duỗi thẳng ra được giống tượng hình chữ Ất "???" (chỗ này cài font tiếng Trung mới gõ được CÂ à).
- Bính có ý nghĩa là rực rỡ, mọi người đều thấy, ý nói muôn vật đã xuất đầu lộ diện.
- Đinh là ám chỉ mọi vật đều ở trạng thái chắc và cứng vì thế trong sổ bộ gọi những người trai từ 18 tuổi là Đinh, như Đinh bạ.
- Mậu có ý nghĩa là tươi tốt (...) ý nói vạn vật ở vào thời điểm phát triển xanh tươi.
- Kỷ có ý nghĩa là ghi chép (như Kỷ lục) ý nói vạn vật có đầy đủ hình thể đáng ghi chép (...).
- Canh có ý nghĩa là kiên cường, ý nói vạn vật qua giai đoạn phát triển đang thu góp vào phía trong như hoa nở rồi kết quả , hoa hướng ra ngoài còn quả hướng vào trong.
- Tân có ý nghĩa là vạn vật đang ở vào lúc thịnh thì bị khắc chế, cho nên tân còn có nghĩa là đau đớn, tân khổ, tân toan...
- Nhâm có nghĩa như chữ nhậm (...) mà nhậm là mang thai, ý nói đó là thời kỳ hai khí âm dương giao hợp để chuẩn bị giai đoạn manh nha.
- Quý là thời kỳ của mùa đông, thổ khí ở trạng thái bình hoà, muôn loài có thể trữ lượng được, chữ Quý tương ứng với chữ Quỹ (...) mà chữ Quỹ có nghĩa là đo lường.
CHI
- Tý đồng nghĩa với ty (hay tư) là sinh sôi nảy nở, đây là giai đoạn khí dương bắt đầu, muôn vật có chiều hướng manh nha. (...)
- Sửu đồng nghĩa với Nữu, có nghĩa là quanh co khuất khúc, ám chỉ khí lạnh khuất khúc. (...)
- Dần đồng nghĩa với chữ diễn, ý nói khí dương muốn xuất hiện nhưng khí âm vẫn còn mạnh nên ở trong trạng thái muốn lan tràn ở phía dưới (...)
- Mão đồng nghĩa với chữ mạo, ý nói muôn vật ló khỏi mặt đất mà xuất hiện. (...)
- Thìn đồng nghĩa với chữ thân, mà thân có ý nghĩa là duỗi thẳng ra, ý nói vạn vật như muốn vươn lên. (...)
- Tỵ đồng nghĩa với chữ dĩ, mà dĩ nghĩa là đã xong, ý nói khí dương đã lan tràn đầy đủ (...)
- Ngọ đồng nghĩa với chữ Ngỗ, mà ngỗ có nghĩa là đối địch, đó là lúc hai khí âm dương giao hội ngược chiều, như giờ Ngọ là dương cực âm sinh. (...)\
- Mùi đồng nghĩa với chữ muội, mà muội là bắt đầu tối tăm ví như mặt trời lên đến giữa trời rồi xế bóng. (...)
- Thân nghĩa tương tự như chữ thành, mà thành là giai đoạn kết thúc hay thành tựu (...)
- Dậu có nghĩa như chữ tiêu, là xong hẳn, vạn vật đã đến lúc chín muồi. (...)
- Tuất có ý nghĩa là diệt, ý nói vạn vật đã tới chỗ tiêu diệt (...)
- Hợi đồng nghĩa với hạch, mà hạch có nghĩa nhân ở trong trái cây, đây là giai đoạn vạn vật thu tàng tụ lại vào nhân để chuẩn bị giai đoạn cho Tý manh nha (...)
Khảo luận về sinh tiêu của 12 chi:

- Tý là chuột: Căn cứ vào 4 chân của chuột, hai chân trước có 4 ngón, hai chân sau đều 5 ngón- số lẻ là dương, số chẵn là âm, hình tròn thuộc dương, hình vuông thuộc âm - giờ tý thuộc dương , nhưng nửa giờ đầu là đoạn cuối của đêm hôm trước còn thuộc khí âm (hai chân trước chuột có 4 ngón = âm)nửa giờ sau bắt đầu ngày hôm sau thuộc khí dương (hai chân sau chuột có 5 ngón = dương).
- Giờ Sửu thuộc âm vì chân trâu có 4 móng, rẽ làm hai.
- Giờ Dần thuộc dương vì chân cọp có 5 vuốt.
- Giờ Mão thuộc âm vì môi thỏ bị khuyết, chân có 4 móng.
- Giờ Thìn thuộc dương vì rồng có 5 vuốt.
- Giờ Tỵ thuộc âm vì lưỡi rắn chia làm hai.
- Giờ Ngọ thuộc dương vì móng ngựa có 1 và hình tròn.
- Giừo Mùi thuộc âm vì móng dê chia làm hai.
- Giờ Thân thuộc dương vì khỉ có 5 vuốt.
- Giờ Dậu thuộc âm vì gà có 4 móng.
- Giờ Tuất thuộc dương vì chân chó có 5 móng.
- Giờ Hợi thuộc âm vì heo có 4 móng và rẽ làm hai.

Khảo luận về lục thập hoa giáp

Việc sắp đặt thành lục thập hoa giáp là công của Đại Nạo thị, nhưng việc nạp âm lại do Quỷ Cốc Tử. Ngài tên là Vương Hũ, ẩn thân tu dưỡng tại hang quỷ cốc, rừng Thanh Lâm vào cuối đời nhà Châu, vì thế người đời mệnh danh là Quỷ Cốc Tử. Nối tiếp sự nghiệp của Quỷ Cốc Tử , Man - Xiến Tử tức là Đông phương Sóc mới hoàn thành tượng và danh từ lục thập hoa giáp.
- Giáp Tý - Ất Sửu là Hải Trung Kim.
Tý thuộc thuỷ, lại là hồ, nơi vượng của thuỷ và cũng là nơi tử của kim, kim gặp mộ ở Sửu. Thuỷ vượng mà Kim thì tử, mộ, do đó mới lấy tenlà Hải trung kim. Hình kim đi vào thuỷ lộ, tính yếu thể mạnh.
- Bính Dần - ĐInh Mão là Lô Trung Hoả:
Dần là tam dương, Mão là tứ dương, nơi đây hoá đắc vị lại được Dần Mão mộc sinh hoả. Lúc đó trời đất là lò, muôn loài mới sinh, cho nên mới gọi là Lô Trung Hoả. Trời đất là lò, âm dương là than. Hình tới dương địa, thế lực càng tăng núi non cao vút.
- Mậu Thìn - Kỷ Tỵ là Đại Lâm mộc:
Thìn là đồng ruộng, Tỵ là lục dương, mộc đến chỗ lục dương thời cành lá xum xuê, cho nên lấy tên là Đại Lâm mộc, tiếng reo khắp chín phương trời, bóng che muôn dặm. Nơi đây rồng rắn tàng hình, khí tụ thành hình, lộ ra mộc
- Canh Ngọ Tân Mùi là Lộ bàng thổ: ở trong Mùi có Mộc và sinh cho ngọ Hỏa thàng vượng. Vì Hỏa quá vượng nên mùi thổ bị hình, do đó thổ ở đây không đủ khả năng để sinh dưỡng vạn vật, đó là thể chất của đất ven đường.
- Nhâm Thân -Quý Dậu là Kiếm phong kim: Thân Dậu là chính vị của Kim, và Kim đến cung Thân là Lâm quan, ở đây Kim ở thế sinh vượng nên thật cứng rắn, kim cứng rắn không gì hơn là ở mũi kiếm vì thế gọi là Kiếm phong Kim.
- Giáp Tuất - Ất Hợi là Sơn đầu Hỏa: Tuất Hợi là cửa Trời, hỏa chiếu ở cửa trời thời ánh sáng cao vọi cho nên mới gọi là Sơn Đầu hỏa.
- Bính Tý - Đinh Sửu là Giản hạ thủy: Thủy vượng ở Tý , suy ở Sửu, vượng rồi lại suy thời khó thành sông biển cho nên lấy tên là giản hạ thủy (nước dưới khe).
- Mậu Dần - Kỷ Mão là Thành đầu thổ: Mậu kỷ thuộc Thổ, Dần thuộc cung Cấn là núi , vì vậy đất chưa thành núi mới lấy tên là đất trên chóp thành.
- Canh Thìn - Tân Tỵ là Bạch lạp kim: Kim gặp dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa được rắn cứng vì vậy gọi là vàng sap ong.
- Nhâm Ngọ - Quý Mùi là dương liễu mộc: Mộc gặp Tử ở cung ngọ và mộ ở mùi, mộc ở vào thế Tử Mộ, dù có được thiên can là Nhâm Quý sinh cho cũng chỉ là loại mộc yếu ớt vì thế lấy tên là Dương liễu mộc.
- Giáp Thân - Ất Dậu là Tuyền trung thủy: Kim gặp lâm quan ở Thân, đế vượng ở Dậu, kim ở thế sinh vượng thời nhờ đó mà thủy được sinh. Nhưng thủy ở vào lúc mới sinh, lực lượng chưa lớn cho nên lấy tên là nước trong suối.
- Bính Tuất - Đinh Hợi là ốc thượng thổ: Bính , đinh thuộc hỏa, Tuất hợi là thiên môn, hỏa đã bốc cháy lên, thời thổ không thể sinh ra ở dưới, cho nên lấy tên là đất trên nóc nhà.
-Mậu Tý - Kỷ Sửu: là Tích lịch hỏa: Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy ở Tý là chính vị, vậy mà nạp âm lại là Hỏa, như vậy trừ phi Hỏa này là do Long thân sinh ra thời không có Hỏa nào khác, cho nên lấy tên là lửa sấm sét.
- Canh Dần - Tân Mão là Tùng bá mộc: Mộc gặp lâm quan tại Dần, Đế vượng ở Mão, Mộc ở thế sinh vượng thời không thể so sánh với những loại mộc yếu ớt, cho nên gọi là Tùng bá mộc.
- Nhâm Thìn - Quý Tỵ là Trương Lưu Thủy: Thìn là Mộ khố của Thủy, Tỵ là trường sinh của Kim, Kim sinh Thủy, Thủy được tồn trữ ở Thìn lại được Kim sinh ở Tỵ, dòng suối không bao giờ hết cho nên mệnh danh là dòng nước chảy dài mãi mãi.
- Giáp Ngọ - Ất Mùi là Sa Trung Kim: Ngọ là nơi Hỏa vượng, Hỏa vượng thời kim phải nát, Mùi là nơi Hỏa suy mà Kim lại ở vào vị trí quan đới. Kim ở vào thế bại và quan đới chưa có, khả năng công phạt nên gọi là vàng lẫn cát.
- Bính Thân - ĐInh Dậu là Sơn Hạ Hỏa: Thân là Địa Hộ (cửa của đất , vì thân thuộc quẻ Khôn), Dậu là vị trí Mặt trời đi vào bóng tối, mặt trời đến đấy thời ánh sáng bị che khuất nên gọi là lửa dưới núi.
- Mậu Tuất - Kỷ Hợi: là Bình địa Mộc: Tuất được coi là đồng ruộng (giống như Thìn), Hợi là vị trí sinh của Mộc. Mộc đã sinh ở đồng ruộng bao la thời không chỉ giới hạn ở một cây, một gốc nên gọi là Mộc ở bình nguyên.
- Canh Tý - Tân Sửu là Bích thượng thổ: Sửu là vị trí chính của Thổ, nhưng Tý là nơi vượng của Thủy. Thổ mà gặp chỗ nhiều Thủy thời là đất bùn dùng để trát vách nên mới gọi là đất trên vách.
- Nhâm Dần - Quý Mão là Kim Bạch Kim: Dần Mão là nơi Mộc vượng, Kim suy, kim hoàn toàn bất lực cho nên gọi là vàng thếp (dùng để dát chữ trên câu đối, hoành phi...)
- Giáp Thìn - Ất Tỵ là Phú đăng hoả: Thìn là lúc dùng bữa, Tỵ là mặt trời lên khá cao, mặt trời sắp đến ngọ thì ánh sáng rực rỡ tràn ngập bầu trời ví như ngọn đèn chụp treo lơ lửng giữa nhà.
- Bính Ngọ - Đinh Mùi là Thiên hà thuỷ: Bính Đinh thuộc hoả, ngọ là vị trí vượng của Hoả thế mà nạp âm là thuỷ, như vậy là thuỷ bắt nguồn từ hoả trừ phi thuỷ ở sông ngân, sông hán trên trời thời không có thứ thuỷ nào khác, vì vậy gọi là Thuỷ ở thiên hà.
- Mậu Thân - Kỷ Dậu là Đại dịch thổ: Thân nằm trong vị trí của quẻ Khôn, Khôn là đất . Dậu nằm trong vị trí quẻ Đoài, đoài là chằm (???). Mậu Kỷ cũng là Thổ lại vào ở vị trí của đất và chằm tất nhiên là loại đất phù sa mỏng manh, nên gọi là Đại dịch Thổ (chữ Dịch theo nghĩa cận đại là trạm dùng để đưa thư).
- Canh Tuất - Tân Hợi là Thoa xuyến kim: Kim đến Tuất thì gặp suy, đến Hợi gặp Bệnh. Kim mà gặp suy bệnh là thứ vàng non yếu nên gọi là vàng để trang sức.
- Nhâm Tý - Quý Sửu là Tang đố mộc: Tý thuộc thuỷ, Sửu thuộc Kim (Thân - Tý - Thìn Thuỷ, Tỵ - Dậu - Sửu Kim) Mộc ở đây vừa được Thuỷ sinh nhưng lại bị Kim khắc , giống như cây dâu được tưới nước cho xanh tốt rồi dùng dao mà chặt cho nên gọi là Tang đố mộc (cây dâu) rất sợ gặp kim.
- Giáp Dần - Ất Mão là Đại Khê Thuỷ: Dần và Mão đều thuộc phương Đông, nước chảy về Đông là thuận dòng chảy nên nước ở sông ngòi ao đầm đều nhập lại mà chảy theo nên gọi là đại khê thuỷ (khê là nước từ các khe núi chảy xuống).
- Bính Thìn - Đinh tỵ là Sa trung thổ: Thổ gặp mộ khố ở Thìn mà tuyệt ở Tỵ. Vậy mà Bính ĐInh là Hoả gặp quan đới ở Thìn, lâm quan ở Tỵ, Thổ gặp mộ tuyệt nhờ gặp Hoả vượng mà tái sinh nên gọi là thổ ở trong cát.
- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (đời xưa gọi là Viên thượng hoả). Ngọ là vị trí vượng của Hoả, Mộc ẩn ở trong Mùi lại có cơ hội sống lại (1). Đặc tính của Hoả là bốc lên, nên gọi là lửa trên trời.
(1) để độc giả dễ hiểu về đoạn này: Thông thường là Mộc sinh Hoả, đó là nói về chất, như gỗ cây giúp cho lửa cháy. Nhưng khi nói Hoả sinh Mộc là nói về Khí, ám chỉ ánh nắng mặt trời nhờ có ánh dương mà vạn vật hay cây cối mới được tăng trưởng. Cây cối hay xanh tươi về mùa hạ. Như Giáp là dương mộc chủ về khí, Ất là âm mộc chủ về chất.
- Canh thân - Tân Dậu là Thạch lựu Mộc: Thân là tháng bảy, Dậu là tháng tám. Ở vào thời điểm này nói chung các lại mộc đều tiêu điều vì lâm vào vị trí tuyệt, chỉ có cây thạch lựu là kết quả vào tháng 7 tháng 8. Vì vậy mới lấy tên là Thạch lựu mộc.
- Nhâm Tuất - Quý Hợi là Đại Hải thuỷ: Tuất là vị trí quan đới của Thuỷ và Hợi là vị trí Lâm quan. Ở vị trí này lực lượng của Thuỷ rất hùng hậu. Hơn nữa Hợi cũng là sông lớn không thể so sánh với thuỷ ở khe suối nên gọi là đại hải thuỷ.
Xin lưu ý: phần giải thích tỷ mỷ trên đây nhằm giúp độc giả rộng đường suy luận về đặc tính của mỗi hành. Thí dụ về danh nghĩa thuỷ luôn khắc với Hoả, nhưng Tích lịch hoả không bị ảnh hưởng nặng, hoả này phát xuất từ thuỷ, vậy có nghĩa là khắc kỳ danh bất khắc kỳ thực.
Trương Tác Lâm : Nguyên Soái, Đông Bắc Vương
Ất Hợi / Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
-Khôi Canh nhật chủ, bát tự đồng xuất ư nhất tuần (4 trụ đều trong 1 tuần), đắc Mão Tỵ phong lôi hiệp củng. Hợi vi Thiên Trì, Long diễu Thiên Trì, phong lôi trợ chi.
2. Phùng Ngọc Tường : Tướng quân phiệt Bắc Dương, kẻ thù của Tưởng Giới Thạch
Nhâm Ngọ / Canh Tuất / Kỷ Dậu / Canh Ngọ
Lưỡng Ngọ bao Dậu Tuất, Thân Hợi tài quý, kiến nhi bất kiến, hựu Thân Hợi vi càn phán, sở vị "Thiên địa bao tàng thần đắc dụng" giả dã. Kỳ vi kỳ cách tự bất đãi ngôn. Dĩ Tử Bình cường nhược chi lý luận, Thực Thương địa đa, biến vượng vi nhược. Dần vận tam hợp ấn cục sinh thân, cố phù dao trực thượng.
3. Viên Thế Khải
Kỷ Mùi / Quý Dậu / Đinh Tỵ / Đinh Mùi
Hạng Thành Bát Tư. triêm giả đán dĩ độc sát quý chi, hoặc mỹ kỳ thực tiên sát hậu, hoặc tài xưng kỳ củng lộc. Dư tường gia thôi cứu, nhi hậu chi thử tạo.
4. Hiếu Khâm Hoàng Hậu (Thanh)
Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Đinh Hợi
Bát tự thuần âm, lưỡng hợi hiệp sửu, các củng tử thủy quý nhân, nhi nạp âm thổ kim tương sinh, đái phúc chi tượng. Mệnh cung tọa ngọ hỏa trường sinh, Thực Thần đắc lộc, hàn mộc hướng dương, giai thuộc đặc điểm.

Khảo luận về vòng trường sinh của Thiên can.
Trước khi đi vào chi tiết, độc giả nên lưu ý vài điểm có tính nguyên tắc:
- Thiên can thuộc về khí, mà khí thì tản mát khắp nơi, cần phải có điểm tựa để tụ khí mới sáng tạo ra vạn vật, mà khí đó phải tụ vào đúng nơi thích hợp đó là địa chi có hành tương ứng.
Thí dụ Giáp Ất là khí Mộc phải tựa vào Dần Mão để biến khí thành chất.
- Nơi nào Dương sinh thì Âm tử và Dương tử thì Âm sinh.
Thí dụ: Giáp : trường sinh tại Hợi và Tử ở Ngọ
Ất: trường sinh ở Ngọ và tử ở Hợi.
Ngũ hành sinh vượng tử tuyệt trong 12 địa chi.
-----------------Mộc--- Hoả--- Kim--- Thuỷ--- Thổ
Trường sinh ---- Hợi ---- Dần ---Tỵ---- Thân---- (Dần + Thân)
Mộc Dục-------- Tý---- Mão----Ngọ--- Dậu
Quan đới-------- Sửu--- Thìn--- Mùi---- Tuất
Lâm quan-------- Dần--- Tỵ ----Thân--- Hợi -----(Tỵ + Hợi)
Đế vượng --------Mão--- Ngọ--- Dậu--- Tỵ ----(Thìn Tuất Sửu Mùi Ngọ)
Suy -------------Thìn--- Mùi--- Tuất--- Sửu
Bệnh -------------Tỵ ----Thân-- Hợi---- Dần
Tử --------------Ngọ---- Dậu---- Tý---- Mão
Mộ --------------Mùi---- Tuất--- Sửu--- Thìn
Tuyệt -----------Thìn---- Hợi---- Dần---- Tỵ
Thai -------------Dậu ----Tý---- Mão---- Ngọ
Dưỡng -----------Tuất--- Sửu--- Thìn---- Mùi
Phương pháp tính sinh vượng Mộ Tuyệt cho 4 hành Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ gây ra nhiều cuộc tranh luận có thuyết chủ trương an trường sinh ở cung Dần vì lẽ Dần Mộc sinh Hoả và Hoả sinh Thổ. Mẫu vượng , tử tướng (???).
Thuyết khác lại đặt vòng trường sinhở cung Thân (thường áp dụng cho môn tử vi) lấy lẽ thân tức là vị trí của quẻ khôn, mà khôn là đất.
Để dung hoà, môn Tử bình lấy cả trường sinh của Thổ cả hai cung Dần và Thân, nhưng cho rằng trường sinh ở cung Thân và Lâm quan ở Hợi chỉ có danh mà không có thực.

Khảo luận về Lục - Thần.

Lục thần là những đối tượng có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến cuộc sống như cha mẹ, anh em, thê thiếp, tiền tài, con cháu, công danh. Dựa trên sự sinh khắc của ngũ hành, người ta lấy lục thần theo căn bản sau:
Lấy thiên can của Nhật nguyên là chủ, còn năm tháng giờ là khách để suy luận. Chữ TA sắp dùng ở đây là Thiên can của ngày sinh:
- Hàng can chi sinh nhật nguyên là phụ mẫu, danh xưng là Ấn. Thí dụ: ngày sinh là giáp, cột tháng có chữ Nhâm, thủy sinh mộc tức là sinh ta, cột đó ghi chữ Ấn(sinh ngã giả vi phụ mẫu).
- Hàng can chi khắc nhật nguyên là quan sat (khắc ngũ giả vi quan quỷ).
- Hàng can chi bị Nhật can khắc là Thê tài (ngũ khắc giả vi thê tài).
- Hàng can của Nhật nguyên sinh can chi của cột khác được sinh gọi là tử tôn mà Tử bình dùng đặc ngữ là Thực Thương (Ngã sinh giả vi tử tôn).
- Hàng can chi của Nhật can đồng hành với can chi của cột khác là huynh đệ mà Tử bình gọi là Tỷ - kiếp (đồng hành giả vi huynh đệ).
Mỗi môn học đều bao gồm một số đặc ngữ, môn Tử bình cũng nằm trong quy luật đó, cho nên cần phải thấu triệt ý nghĩa mới hiểu được ý tưởng của tác giả.
Chánh Ấn, Thiên Ấn là phụ mẫu, nhưng Chánh Ấn làm dương sinh âm hoặc âm sinh dương, thí dụ can Quý thuộc âm sinh can Giáp thuộc dương, hoặc can Nhâm (dương) sinh can Ất (âm).
- Thiên Ấn, ngược lại với nguyên tắc trên, dương sinh dương, âm sinh âm đều là Thiên Ấn. Thí dụ can Nhâm sinh can Giáp, can Quý sinh can Ất.
- Chánh quan, Thiên quan (Thất sát) là công danh, nếu dương khắc âm hoặc âm khắc dương là chánh quan. Thí dụ: Nhật can là giáp gặp Tân Kim là chánh quan, gặp canh là Thiên quan (Thất sát).
- Chánh tài - Thiên tài gồm cả thê thiếp và tài bạch. Hành nào bị Nhật can khắc gọi là Thê tài. Thí dụ: Nhật can ngày sinh là giáp gặp kỷ thổ là chính tài, gặp mậu thổ là thiên tài.
Ba thần trên đều dựa trên nguyên lý âm dương tương thôi để phân tích chính và thiên. Riêng hai thần tử tức và huynh đệ lại dựa trên cơ sở âm dương đồng nhất.
- Thực thần và thương quan là tử tôn. Hành nào mà được Nhật can sinh là Thực, Thương. Can dương sinh can dương là Thực thần (con trai). Thí dụ: Nhật can là Giáp Mộc gặp Bính Hỏa, Bính là thực thần, gặp Đinh Hỏa là Thượng quan (con gái).
- Tỷ, Kiếp là huynh đệ, hai hành đồng khí gặp nhau. Thí dụ: Giáp gặp giáp (dương gặp dương)

Biểu đồ lục thần

(...)
Việc phân loại lục thần đại cương như sau:

- Tỷ Kiên là anh em hoặc bằng hữu.
- Kiếp Tài thời hại của, khắc cha, khắc vợ.
- Thực thần còn gọi là Thiên Trù Thọ tinh là con trai.
- Thương quan có tính cách hao tài, là con gái, cháu gái.
- Thiên tài, Thiên Thê là vợ lẽ.
- Chính tài là vợ chính.
- Thiên quan còn có tên là Thất sát thiên về võ cách.
- CHính quan thiên về văn cách.
- Thiên Ấn chỉ cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ
- Chánh Ấn chỉ cha mẹ ruột.
Đến đây ta đã có một số dữ kiện để phác họa một lá số Tử bình và lục thần như thế nào. Xin đơn cử một thí dụ sau để độc giả dễ hiểu:

Thượng quan----Nhật Nguyên---- Thực thần---- ---Kiếp tài-----
------------+----------------+-----------------+--------------
Giờ sinh ----+----Ngày sinh---+---Tháng sinh----+----Năm sinh-
Đinh/Mão --+---Giáp/Ngọ-----+---Bính/Tuất-----+---Ất/Hợi-----
------------+----------------+-----------------+--------------
Kiếp--------+---Thương------+---Thiên Tài -----+---Thiên Ấn--
------------+---Chính Tài----+---Ch.Quan-------+---Tỷ Kiêu---
------------+----------------+---Thương Quan--+-------------
------------+----------------+------------------+-------------

Độc giả cần lưu ý hàng chữ ngang với Nhật Nguyên. Cột giờ có thương quan vì giáp mộc sinh Đinh Hỏa. Cột tháng có thực thần vì giáp mộc sinh Bính hỏa, cột năm có Kiếp tài vì giáp mộ gặp ất mộc. Còn phần dưới sẽ hiểu ở những đoạn sau.

Biểu đồ can của Nhật nguyên gặp các địa chi năm tháng ngày giờ để xác định lục thần.

(...)

Thể thức tìm nguyệt can trong mỗi năm:

Trong môn Tử bình, Thiên can đóng vai trò chính trong tứ trụ, vì vậy phải hiểu cách thức tìm can tháng và can giờ.
- Những năm Giáp + Kỷ: Tháng giêng là Bính dần, hai Đinh mão
Những năm Ất + Canh: Tháng giêng là Mậu dần, hai Kỷ Mão
Những năm Bính + Tân: Tháng giêng là Canh dần, hai Tân Mão
Những năm Đinh + Nhâm: Tháng giêng là Nhâm dần, hai Quý Mão
Những năm Mậu + Quý: Tháng giêng là Giáp dần, hai ẤT Mão.
- Những ngày Giáp + Kỷ: giờ Tý là giáp tý, Sửu là ất sửu
Những ngày Ất + Canh: giờ Tý là Bính Tý, Sửu là Đinh sửu.
Những ngày Bính + Tân: giờ tý là Mậu tý, sửu là Kỷ sửu.
Những ngày ĐInh + Nhâm: giờ tý là Canh tý, sửu là Tân sửu
Những ngày Mậu + Quý: giờ tý là Nhâm tý, Sửu là Quý Sửu.

Về can chi của ngày phải tra cứu lịch vạn niên.
- Thể thức tìm can chi của tháng thọ thai: Căn cứ vào tháng sinh để tìm ra can chi của tháng thọ thai. Tháng thọ thai đứng trước tháng sinh 4 cung. Thí dụ sinh tháng Kỷ Tỵ thời tháng thọ thai là tháng Thân (Tỵ đến thân là 4 cung kể cả Tỵ và Thân). Muốn tìm can thời chỉ việc cung Thân lùi lại 1 cung tức là cung Mùi hợp với chữ Kỷ là can của tháng sinh thành Kỷ Mùi, sau đó sẽ đếm xuôi Kỷ, canh, Mùi Thân. Vậy tháng thọ thai là Canh Thân.
Tháng thụ thai còn gọi là Thai nguyên, can chi sinh hoặc hợp can chi ngày sinh thì tốt, xung khắc thì xấu.
- Thể thức can chi của Thai Tức: Thai tức là thời kỳ Thai đồng. Muốn tìm can chi thời dùng những can chi hợp với ngày sinh. Thí dụ ngày sinh là ngày giáp Tý, vậy Khởi - tức là Kỷ Sửu. Vì lẽ: giáp hợp với kỷ, tý hợp với Sửu.

Khảo luận về Khởi biến pháp:

Lấy những can chi hợp với can chi của giờ sinh. Thí dụ sinh giờ Bính Dần thời lất Tân Hợi làm Khởi biến. Vì lẽ Bính hợp với Tân, Dần hợp với Hợi.

Khảo luận về Khởi thông pháp:

Thông có nghĩa khí của tháng đó tượng thông nhau. Thí dụ: Dần mão tương thông, Thìn tỵ tương thông, Ngọ mùi tương thông, Tuất hợi tương thông, Thân dậu tương thông, Tý sửu tương thông.
Chú thích: Bốn phương pháp Thai, Tức , Biến , Thông nói trên không đề cập đến ảnh hưởng và trong thực tế, môn Tử bình cũng không chú trọng trong khi giải đoán lá số.
Sau đây là phần khảo luận về Tinh Sát.

Ngọc đường Thiên Ất Quý Nhân:

Quý nhân là Thiên Thượng thần cho nên lấy tên là Thái Ất, rất kỵ ác sát xung phá hoặc gặp Không vong, khó được quý hiển. Vì thế Thiên Ất quý nhân không đóng ở Thìn Tuất vì đó là vị trí của hai ác sát Khôi, Cương.
Cách an Thiên ất quý nhân dựa trên can ngày sinh (giống như an sao Khôi Việt trong tử vi).
Ngày Giáp - Mậu (Canh) gặp Sửu Mùi
Ngày Ất - Kỷ gặp Tý Thân
Ngày Bính - Đinh gặp Hợi Dậu
Ngày Tân gặp Ngọ Dần
Ngày (Đinh) Nhâm - Quý gặp Mão Tỵ

Thiên quan quý nhân: Điều cần thiết là Thiên nguyên được sáng sủa và nạp âm được tỵ hòa, như vậy được phúc thần phù trợ thành tốt. Phúc thần ý chỉ Tài, Quan và Ấn. Cách an căn cứ theo năm sinh và dùng thiên can.
Người sinh năm giáp gặp Mùi - Ất gặp Thìn, Bính gặp Tỵ, Đinh gặp Dậu, Mậu gặp Tuất, Kỷ gặp Mão, Canh gặp Hợi, Tân gặp Thân, Nhâm gặp Dần, Quý gặp Ngọ.
Cách an giống như an Thiên quan Quý nhân ở trong Tử vi. Nếu giờ sinh gặp sao này cực tốt.

Thái Cực quý nhân: Thái cực có nghĩa là lúc sơ khai, cực là lúc thành tựu, ý chỉ tính cách có thủy có chung, cách an dựa trên cơ sở của niên can:
Sinh năm Giáp Ất an tại Tý Ngọ
Sinh năm Nhâm Quý tại Tỵ Thân
Sinh năm Bính ĐInh tại Mão Dậu
Sinh năm Mậu Kỷ tại Thìn Tuất Sửu Mùi
Sinh năm Canh Tân tại Dần Mão

Tam kỳ quý nhân:
Thiên thượng tam kỳ: Giáp - Mậu - Canh.
Địa hạ tam kỳ: Ất - Bính - Đinh
Nhân trung tam kỳ: Nhâm - Quý - Tân.
Thiên thượng tam kỳ lấy Giáp làm mặt trời, Mậu làm mặt trăng, Canh là sao, có đủ tứ trụ được gọi là Tam kỳ. Tuy nhiên, trong tứ trụ cần có các chi Tuất và Hợi vì Tuất và Hợi là cửa trời.. Nếu thiếu Tuất Hợi, tức là thiếu cửa trời dù có nhật nguyệt tinh cũng không lấy gì làm Kỳ(....)
Tuy có Tuất Hợi nhưng có các chi Sửu Mão Dậu Tỵ xuất hiện trong tứ trụ cũng không coi là Kỳ. Vì lẽ trong chi Tỵ có sao Cơ chủ về gió, trong chi Dậu có sao Tất chủ về mưu, trong hai chi Sửu, Mão gặp gió và sấm vì thế tam quang mất ánh sang , không lấy làm kỳ.

Nguyệt Đức Quý Nhân: Cách an dựa trên chi của ngày sinh. Dần Ngọ Tuất gặp Bính. Thân Tý Thìn gặp Nhâm. Hợi Mão Mùi gặp Giáp. Tỵ Dậu Sửu gặp Canh. Lý do Dần Ngọ Tuất là Hỏa cục gặp Bính Hỏa...

Nguyệt Đức hợp: Cách an dựa trên can hợp với Nguyệt đức quý nhân.
Dần Ngọ Tuất gặp Tân (Bính hợp Tân)
Thân Tý Thì gặp Đinh (Nhâm hợp ĐInh)
Hợi Mão Mùi gặp Kỷ (Giáp hợp Kỷ)
Tỵ Dậu Sửu gặp Ất (Canh gặp Ất)

Thiên đức quý nhân: dựa trên tháng sinh.
Tháng 1 gặp Ngọ - Tháng 2 gặp Thân - Tháng 3 gặp Hợi
Tháng 4 gặp Dậu - Tháng 5 gặp Hợi - Tháng 6 gặp Dần
Tháng 7 gặp Tý - Tháng 8 gặp Dần - Tháng 9 gặp Tỵ
Tháng 10 gặp Mão - tháng 11 gặp Tỵ - Tháng 12 gặp Thân.

Khảo luận về Tam nguyên: Tam nguyên gồm có Thiên nguyên, địa nguyên và nhân nguyên.
Thí dụ: Giáp Tý : Thiên can Giáp Mộc là Thiên nguyên - Địa chi Tý Thủy là Địa nguyên. Trong chi Tý có ẩn chứa Quý Thủy, Quý Thủy là nhân nguyên.

Thập can lộc: Chủ về tước lộc, giàu sang để hưởng lộc trời nên gọi là Lộc, cần được sinh vượng , Kỵ lưu trú. Trước Lộc có Dương Nhận, có ý ám chỉ là giữ lấy lộc - Thiên can đến vị trí Lâm quan gọi là Lộc như Lộc của Giáp ở Dần. Riêng 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc phạm vi của ác sát Khôi cương nên Thập can lộc không đóng tại đó. Cách an căn cứ theo can của ngày sinh.
Giáp lộc lại Dần - ẤT: Mão
Bính Mậu : Tỵ
ĐInh Kỷ: Ngọ
Canh: Thân
Tân: Dậu
Nhâm : Hợi
Quý : Tý.

Dịch mã:
Cách an Dịch mã dựa trên chi của ngày sinh. CHủ yếu là tam hợp cục và ý nghĩa của Dịch mã là người đến tiếp sức.
- Thân Tý Thìn: Mã tại Dần
- Dần Ngọ Tuất: Mã tại Thân
- Tỵ Dậu Sửu: Mã tại Hợi
- Hợi Mão Mùi: Mã tại Tỵ
Về mặt lý luận: Thân Tý Thìn hợp thành thủy cục, thủy cục sinh ở Thân, vượng ở Tý và Bệnh ở Dần. Bệnh là thế suy nhược, đuối sức nên gặp Dịch mã ở đây đến tiếp sức để hoàn tất cuộc hành trình.
- Thiên xá: Căn cứ theo mùa sinh và can chi ngày sinh , sao này có ảnh hưởng giải tai hoạ , tù ngục.
Sinh mùa xuân gặp ngày Mậu Dần
Sinh mùa hạ gặp ngày Giáp Ngọ
Sinh mùa thu gặp ngày Mậu Thân
SInh mùa đông gặp ngày Giáp Tý.
- Hoa cái: Về ý nghĩa Hoa cái như chiếc lọng che bên cạnh Hoàng Đế. Tuy là cất tinh nhưng mạng gặp Hoa cái tuy được quý hiển nhưng thường cô đơn, các vị tăng ni thường gặp cách này. Cách an dựa theo chi của ngày sinh.
Dần Ngọ Tuất tại Tuất
Tỵ Dậu Sửu tại Sửu
Thân Tý Thìn tại Thìn
Hợi Mão Mùi tại Mùi
- Thập can học đường: Sao này chủ thông minh, đậu cao. Nếu phạm Không vong, khó hiển đạt, thường làm nhà giáo.
Người hành Kim gặp Tỵ lấy Tân Tỵ làm chính
Người hành Mộc gặp Hợi lấy Kỷ Hợi làm chính
Người hành Thuỷ gặp Thân lấy Giáp Thân làm chính
Người hành Thổ gặp Thân lấy Mậu Thân làm chính
Người hành Hoả gặp Dần lấy Bính Dần làm chính.
- Thập can thực lộc: Thực thần là con do ta sinh ra như Giáp Mộc sinh Bính Hoả, nếu được sinh vượng thì vóc người đẫy đà, tính thích ăn uống.
Giáp lấy Bính làm Thực
Ất lấy Đinh làm thực
Đinh lấy Kỷ làm thực
Mậu lấy Canh làm thực
Kỷ lấy Tân làm thực
Tân lấy Quý làm thực
Canh lấy Nhâm làm thực
Quý lấy Ất làm thực. (Chẳng thấy Bính đâu, CÂ kiểm tra hộ)
- Kim Dư lộc: Gặp Kim Dư lộc có lợi về tiền tài thê thiếp. An Kim Dư Lộc trước thập can Lộc 2 cung. Thí dụ Giáp an Lộc tại Dần thời Kim Dư Lộc tại Thìn
- Củng Lộc: Củng lộc chỉ đóng tại bốn vị trí.
Người sinh ngày Mậu Thìn, Tứ trụ có Bính NGọ, hoặc sinh ngày Bính Ngọ trong tứ trụ có Mậu Thìn.
Người sinh ngày Đinh Tỵ trong tứ trụ có Kỷ Mùi, hoặc sinh ngày Kỷ Mùi trong tứ trụ có Đinh Tỵ.
(củng có nghĩa là khoanh tay).
- Giao lộc: người sinh ngày Giáp Thân, trong tứ trụ có Canh Dần, gọi là Giao Lộc vì Canh gặp Lộc tại Thân, Giáp gặp Lộc tại Dần, hai bên hỗ tương giao hoán.
- Ám Lộc: Người sinh ngày Giáp gặp chữ Hợi vì Giáp gặp Lộc tại Dần, mà Dần hợp với Hợi, Hợi là ám lộc, sinh ngày Ất gặp chữ Tuất vì Ất gặp Lộc tại Mão mà Tuất hợp với Mão, Tuất là Ám lộc.
- Giáp Lộc: Người sinh ngày Giáp gặp Sửu Mão, vì Giáp có Lộc tại Dần, trước là Mão, sau là Sửu. Người sinh ngày Ất gặp Dần Thìn, vì Ất Lộc tại Mão, trước là Thìn sau là Dần.
- Viên Thành: Viên Thành chủ về thê thiếp nếu hợp với Mã, thời vợ dâm dục. An Viên Thành dựa trên sao Trường Sinh của Can. Thí dụ sinh ngày Giáp, Trường Sinh an ở Hợi, tức Viên Thành ở Hợi.
- Đế toạ: An Đế toạ căn cứ vào nạp âm của giờ sinh. Thí dụ sinh giờ Giáp Tý, nạp âm là Kim, Kim vượng ở Dậu, an Đế toạ ở chữ Dậu. Sao Đế Toạ gặp Hư (Hư là đối cung của Tuần không, cung âm) thời con bất hiếu.
- Lục giáp không vong: còn có tên là Thiên Trung Sát (như Tuần không trong Tử vi).
Tuần giáp Tý Không vong ở Tuất Hợi
Tuần giáp Tuất Không vong ở Thân Dậu
Tuần giáp Thân Không vong ở Ngọ Mùi
Tuần giáp Ngọ không vong ở Thìn Tỵ
Tuần giáp Thìn Không vong ở Dần Mão
Tuần giáp Dần Không vong ở Tý Sửu.
Về ý nghĩa: Giáp Tý thuộc Kim đi đến Thân Dậu là đủ 10 can, dư Tuất Hợi chưa có Thiên can để phối hợp, đó là Không vong. Dương là Không, Âm là Vong, Tuất là Không, Hợi là Vong. Cung xung đối Thìn là Cô, Tỵ là Hư.
Về tác dụng: Hoả Không tắc phát, Thuỷ Không tắc thoát, Kim Không tắc hưởng, Mộc Không tắc chiết, Thổ Không tắc hãm.
- Triệt lộ không vong:
Giáp Kỷ: Triệt Thân Dậu
Ất Canh: Triệt Ngọ Mùi
Bính Tân: Triệt Thìn Tỵ
Đinh Nhâm: Triệt Dần Mão
Mậu Quý : Triệt Tý Sửu.
Về ý nghĩa: Triệt lộ là chặn đường, ví như người đang di trên lộ gặp sông nước ngăn chặn, vì gặp Nhâm Quý là Thuỷ. Thí dụ : lấy 12 cung Địa bàn làm cố định, từ Tý ta khởi Giáp theo chiều thuận, cứ Nhâm Quý đến đâu là Triệt ở đó, đếm lần hết 5 vòng sẽ gặp 5 chữ Triệt. Riêng Tuất Hợi không có Triệt vì đến Tý Sửu là hết chu kỳ 60.
Về Tử bình lấy ngày giờ là cơ sở để an Triệt
Thí dụ ngày Giáp gặp giờ Hợi - Tuất, tức là giờ sinh gặp Triệt, bị coi là chính phạm và rất trở ngại cho việc cầu danh cầu lộc.
- Tứ đại Không vong:Trong lục thập hoa giáp có lục giáp, trừ Giáp Thìn và Giáp Tuất có đủ ngũ hành, còn Giáp Dần Thân Tý Ngọ không đủ ngũ hành nên gọi là Tứ đại Không vong.
Thí dụ:
Tý Ngọ: Ngân Đăng giá bích câu (thiếu hành Thuỷ)
Tuất Thìn: Yên Mãn Tự Chung Lâu (có đủ ngũ hành)
Dần Thân: Hán Địa Siêu Sài thấp (thiếu hành Kim).
Vì thế nếu ngày sinh thuộc Tuần Giáp Tý, Giáp Ngọ thiếu Thuỷ, nếu mạng chủ gặp Thuỷ gọi là chính phạm và số không được thọ, vận trình gặp hành Thuỷ cũng không tốt. Số nhan hồi gặp chính phạm nên yểu tử.
- Thập ác đại bại: Ngày sinh nhằm những ngày sau đây thuộc thập ác đại bại (10 ngày).
Giáp Thìn, Kỷ Tỵ, Nhâm Thân, Bính Thân, ĐInh Hợi.
Canh Thìn, Mậu Tuất, QUý Hợi, Tân Tỵ, Ất Sửu.
Về ý nghĩa: Thập ác có nghĩa là hung dữ, đại bại là sợ kẻ địch. Trong lục iáp có 10 ngày lộc gặp Không vong, 10 ngày đó đều là đại bại, nếu gặp nhằm ngày sinh là chính phạm, còn năm tháng giờ không hề gì. Nếu có cát thần phù trợ bớt xấu. Nhữngngày trên đều phạm vào "Lộc nhập không vong". Thí dụ Giáp Thìn , Ất Tỵ, giáp gặp Lộc tại Dần, Ất gặp Lộc tại Mão, vậy mà Tuần giáp Thì gặp Tuần không tại Dần Mão, Lộc gặp Không vong là Vô lộc, vì thế coi như đại bại.
- Tứ phế nhật: Mùa xuân ngày Canh Thân (Kim tù tử)
Mùa Hạ ngày Nhâm Tý (Thủy tù tử)
Mùa Thu ngày Giáp Dần (Mộc tù tử)
Mùa Đông ngày Bính Ngọ (Hỏa tù tử).
Về ý nghĩa : Canh và Thân đều thuộc hành Kim, sinh vào mùa xuâ, Kim lâm vào các vị trí tuyệt, thai, dưỡng (Hưu tù), Kim trở thành vô dụng, nên gọi là phế nhật. Những ngày khác cũng suy diễn theo đó. Nếu trong Mệnh phạm phải thời mọi việc lao tâm khó thành công.
- Thiên địa chuyển sát:
+ Thiên chuyển:
Xuân ngày Ất Mão, Hạ ngày Bính Ngọ
Thu ngày Tân Dậu, Đông ngày Nhâm Tý.
+ Địa chuyển:
Xuân ngày Tân Mão, Hạ ngày Mậu Ngọ
Thu ngày Quý Dậu, Đông ngày Bính Tý.
Ý nghĩa : Sự vật đi tới cực điểm thì trở ngược lại, đó là nghĩa chữ CHUYỂN: can chi cùng vượng là thiên chuyển, như mùa xuân can Ất, chi Mão đều thuộc hành Mộc làm vượng địa, cực vượng tắc suy, nên có chiều hướng xấu đang chờ đợi. Can chi nạp âm đồng hành với mùa hạ là địa chuyển , như Tân Mão nạp âm là Mộc, Tân Mão là thời điểm cực vượng của mùa xuân, cực vượng tắc suy. Những ngày khác cũng suy diễn theo nguyên lý trên.
Những ngày này rất kỵ, nếu mệnh gặp phải thường không được thọ.
- Thiên la Địa võng:
Thìn là Thiên la, Tuất là Địa võng. Hai cung này là vị trí của Khôi, Cương (Hà Khôi và Thiên Cương là ác thần) vì thế Thiên Ất Quý nhân không đóng tại hai cung đó (Thiên Ất quý nhân là Khôi Việt trong Tử vi).
Đời xưa lấy Tuất Hợi làm Thiên la, Thìn Tỵ làm Địa võng. Nếu người mạng Hỏa gặp Tuất Hợi coi như gặp Thiên la (Hỏa mộ ở Tuất, tuyệt ở Hợi) người mạng Thổ và Thủy gặp Thìn Tỵ coi như gặp Địa võng (Thủy Thổ mộ ở Thìn, tuyệt ở Tỵ). Thiên la Địa võng đều có tính chất mờ tối, thiếu cương quyết. Còn người mạng Kim và Mộc không ảnh hưởng.
Đàn ông thì kỵ Thiên la, đàn bà thì kỵ Địa võng. Gặp 2 sao này thời mọi việc hay trắc trở, nếu bị nhiều ác sat xâm phạm rất nguy hiểm đên tính mệnh.
- Dương nhận:- Đối cung là Phi nhận. Thí dụ Dương nhận đóng ở cung Mão, Phi nhận ở Dậu.
Theo Nhất Hạnh Thiền sư, Dương nhận trùng trùng lại gặp Lộc thời giàu sang tột bực. Kình dương ở thượng giới là thần chiến tranh, Mệnh gặp phải là người ưa chiến đấu, đối với hạng thường dân phần lớn làm nghề đồ tể.
Cách an như sau:
----------+----+----+----+----+----+----+----+----+----+----+
Can ngày-+Giáp+ Ất +Bính+Đinh+Mậu+ Kỷ +Canh+Tân+Nhâm+ Quý+
SAo------+----+----+----+----+----+----+----+----+----+----+
Dương N -+Mão+Thìn+Ngọ + Mùi+Ngọ +Mùi + Dậu+Tuất+Tý + Sửu+
Phi N-----+Dậu+Tuất+Tý + Sửu+ Tý +Sửu +Mão+Thìn+ Ngọ+ Mùi +
----------------------------------------------------------------

Dương là cứng cỏi , nhận là mũi nhọn, chủ hình, lộc quá vượng cần phải ức chế, công thành phải lo thoái, nếu ngoan cố mà tiến lên tất nhiên gặp họa. Tước lộc có nhận ý nói thái cực tất bĩ.
Phương pháp khởi đại vận:

Đại vận và vận trình đi qua trong cuộc đời và tương tự như mỗi đại hạn trong tử vi, mỗi đại vận gồm 10 năm và có một ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh suy, mệnh xấu nhưng vận tốt đó là thời kỳ may mắn của cuộc đời.
Phương pháp khởi đại vận tương đối tỷ mỷ và cũng phân biệt Dương nam, Âm nữ hoặc Dương nữ, Âm nam để lấy đại vận theo chiều thuận nghịch và căn bản thời gian là theo tiết mà định năm tháng.
- Dương nam Âm nữ thời tính thuận đến tiết sắp tới
- Dương nữ Âm nam thời tính ngược lại tiết vừa qua.
Thí dụ: sinh sau tiết lập hạ 2 ngày Dương nam Âm nữ tính theo chiều thuận đến tiết Mang Chủng.
Âm nam dương nữ tính ngược trở lại đến tiết Lập hạ.
Sau khi đếm được số ngày và giờ , theo phép tính sau đây để tính số tuổi hành vận: 3 ngày tính thành 1 năm, 1 ngày làm 120 ngày và 1 giờ âm lịch là 10 ngày. Cách ghi vận trình như sau:
Vận ghi ở phần dưới của tứ trụ, ghi số tuổi, mỗi lần cộng thêm thành 10 năm. SAu đây là một số thí dụ để độc giả dễ hiểu hơn:
Trường hợp 1:
Nam mệnh sinh giờ giờ Hợi, ngày 10 tháng 2 năm Mậu Dần. Sinh năm Mậu Dần tất nhiên là Dương nam
Tra vạn niên lịch, tiết thanh minh khởi sự vào giờ Dậu ngày 05 tháng 3 năm Mậu Dần. Như vậy phải tìm quãng thời gian cách biệt từ giờ sinh tức giờ Hợi ngày 10 tháng 2 đến giờ Dậu ngày 05 tháng 3 là bao nhiêu ngày và giờ.
- Số ngày cách biệt từ giờ Hợi ngày 10/2 đến giờ Hợi ngày 5/3 đếm được 24 ngày.
- Số giờ cách biệt từ giờ Hợi đến giờ Dậu (chỉ tính đến Thân) là 10 giờ.
Theo phép chia 3 ngày là 1 năm 24 : 3 = 8 năm
Theo phép chia 10 giờ, 1 giờ = 10 ngày: 10x10=100 ngày.
Vậy số này sau 8 năm, 3 tháng, 10 ngày mới nhập vận.
Vậy tuổi Mậu Dần trên phải cộng ngày tháng sinh với 8 năm 3 tháng 10 ngày, từ ngày đó mới nhập vận.
Năm Mậu Dần tháng 2 ngày 10
cộng 8 năm 3th 10 ngày
_______________________________
Năm Bính Tuất 5 tháng 20 ngày.
Vậy kể từ ngày 20/5/Bính Tuất, tuổi Mậu Dần nói trên mới vào Đại Vận. Còn từ 1 đến 8 tuổi sẽ tính theo tiểu vận và có phương pháp riêng.
Cách ghi can chi của vận trình thời căn cứ theo can chi tháng sinh, dương nam âm nữ ghi can chi theo chiều thuận, âm nam dương nữ ghi can chi theo chiều nghịch. Số Mậu Dần trên sẽ ghi như sau:

Giờ ____________Ngày____________Tháng______________N ăm
Tân____________Nhâm____________Ất_____________ ____Mậu
Hợi_____________Dần_____________Mão__________ ______Dần

68_______58_______48_____38______28______18_______ 8
Nhâm___Tân_____Canh_____Kỷ_____Mậu_____Đinh _____Bính
Tuất____Dần_____Thân____Mùi_____Ngọ_____T ?? ______Thìn.

Can tháng sinh là ẤT vậy ghi kế tiếp chữ Bính Đinh theo chiều thuận, Chi là Mão ghi kế tiếp chữ Thìn Tỵ.

Trường hợp II

Nam Mện sinh giờ Hợi ngày 9 tháng 2 năm ĐInh Sửu.
Sinh năm ĐInh Sửu là Âm nam
Tra vạn niên lịch thấy tiết Kinh Trập khởi sự vào giờ Thìn ngày 24 tháng 1, (âm nam dương nữ tìm tíêt vừa qua). Như vậy phải tìm quãng thời gian cách biệt từ ngày giờ sinh trở ngược lại tiết vừa qua. Từ giờ Hợi ngày 9/2 trở lui giờ Thìn ngày 24 tháng 1 được 15 ngày 8 giờ.
Theo phép chia 3 ngày là 1 năm 15 : 3 = 5 năm
Theo phép chia 10 giờ, 1 giờ = 10 ngày: 10x8=80 ngày.
Vậy số này sau 5 năm 2 tháng 20 ngày mới nhập vận

Năm Đinh Sửu tháng 2 ngày 9
cộng 5 năm 2th 20 ngày
_______________________________
Năm Nhâm Ngọ 4 tháng 22 ngày.
Vậy kể từ ngày 22/4/Nhâm Ngọ, số này mới bước vào đại vận. Số ĐInh Sửu sẽ ghi vận trình như sau:

Giờ ____________Ngày____________Tháng______________N ăm
Tân____________Đinh____________Quý_____________ ____Đinh
Hợi_____________Mùi_____________Mão___________ _____Sửu

65_______55_______45_____35______25______15_______ 5
Bính_____Đinh_____Mậu_____Kỷ_____Canh_____T ?n_____Nhâm
Thân____Dậu_____Tuất____Hợi_______Tý _____Sửu______Dần.

Can tháng sinh là Quý vậy tính theo chiều nghịch: Nhâm Tân... chi của tháng sinh là Mão, tính theo chiều ngược Dần Sửu... trường hợp này áp dụng cho Âm nam.

- Phương pháp khởi Tiểu vận:
Cách tính tiểu vận tương đối đơn giản, không phân biệt Âm nam Dương Nữ mà chỉ căn cứ vào nam nữ mà thôi.
Cứ trai thời khởi từ Bính Dần: Thí dụ tuổi Đinh Sửu ở trên: 1 tuổi = Bính Dần, 2 tuổi = Đinh Mão, 3 tuổi = Mậu Thìn, 4 tuổi = Kỷ Tỵ, 5 tuổi = Canh Thân. SAu 5 tuổi thì vào đại vận.
Gái thời 1 tuổi khởi là Nhâm Thân. Thí dụ: tuổi Đinh Sửu ở trên là nữ : 1 tuổi = Nhâm Thân, 2 tuổi = Tân Mùi, 3 tuổi = Canh Ngọ, 4 tuổi = Kỷ Tỵ, 5 tuổi = Mậu Thìn. (tính ngược chiều).

Khảo luận về Tiết Khí

Trong môn Lý học Tử Bình, tiết khí là thời điểm vô cùng quan trọng và là nền tảng của năm tháng ngày giờ để an số. Theo năm tháng thường dùng cứ ngày mồng một kể là đầu tháng hoặc đầu năm. Nhưng Tử bình căn cứ vào tiết khí, thí dụ ngày 5 tháng 1 mới lập xuâN, kể từ ngày đó mới coi là tháng giêng, trước ngày đó coi thuộc tháng 12 năm trước.
Mỗi năm chia ra làm 24 tiết khí (12 tiết + 12 khí)

__________________________________________________ ________
Tiết khí----------------Tiết---------------------Khí-----------------
Tháng
__________________________________________________ ________
Tháng 1 ----------Lập xuân-------------------Vũ Thuỷ-------------
Tháng 2 ----------Kim Trập-------------------Xuân Phân----------
Tháng 3 ----------Thanh Minh----------------Cốc Vũ--------------
Tháng 4 ----------Lập hạ --------------------Tiểu Mãn -----------
Tháng 5 ----------Mạng chủng----------------Hạ CHí--------------
Tháng 6 ----------Tiêu Thử ------------------Đại Thử-------------
Tháng 7 ----------Lập thu --------------------Xử Thử------------
Tháng 8 ----------Bạch Lộ --------------------Thu phân ----------
Tháng 9 ----------Hàn Lộ ---------------------Sương giáng -------
Tháng 10 ---------Lập đông -------------------Tiểu Tuyết --------
Tháng 11 ---------Đản tuyết (???)--------------Đông chí ---------
Tháng 12 ---------(???????) --------------------Đại hàn ----------
__________________________________________________ ________

Phương pháp tìm tứ quý:

Sau đây là bài khẩu quyết tìm ra Tứ quý tức 4 ngày Lập xuân - hạ - thu - đông:
Kim tuế yếu tự lai niêu xuân
Đản gia ngũ nhật tam thời thần
Lập xuân tam nhật tiêu phùng thu
Cách ngạn thoái vị hạ cách lâm
Tái quá tam triêu đông hựu đáo
Lục lang hựu khứ đả xuân ngưu.
Theo khẩu quyết trên muốn biết hai ngày lập xuân lập thu năm tới thời phải căn cứ vào ngày lập xuân của năm đã qua.
- Tìm ngày lập xuân của năm sắp tới: Đản gia ngũ nhập tam thời thần là thêm vào ngày lập xuân năm vừa qua 5 ngày 3 giờ. Nên chú ý , 5 ngày đây không có nghĩa là thêm theo cách tính thông thường như 1 thêm 5, mà là thêm vào hàng can chi. Thí dụ ngày lập xuân năm trước là Giáp Tý thì thêm 5 can chi vào tức là ngày Kỷ Tỵ.
Thí dụ: Năm Gia Tĩnh thứ 19 tức là năm Mậu Thân lập xuân vào ngày Giáp Tý giừo Ngọ (17-12 ÂL), muốn biết ngày lập xuân của năm Gia Tĩnh thứ 20 , cứ việc thêm 5 ngày 3 giờ. Vậy sẽ lập xuân vào ngày Kỷ Tỵ, giờ Dậu, Ngày Kỷ Tỵ nhằm ngày 28/12 ÂL giờ Dậu lập xuân.
- Lập thu: Lập xuân tam nhật tiêu phùng thu. Muốn tìm ngày lập thu thời thêm vào 3 ngày sau ngày Lập xuân năm trước.
Thí dụ: Ngày lập xuân là Giáp Tý vậy lập thu là Đinh Mão giừo Sửu.
- Lập hạ: Cách ngạn thoái vị hạ cách lâm: căn cứ vào ngày lập thu của năm hiện hành để tìm ngày lập hạ. Lập thu vào ngày Đinh Mão, cách quan có nghĩa là Thiên can để nguyên và lấy cung xung đối của chi là Dậu, hợp thành Đinh Dậu lùi lại 2 cung tức là ẤT Mùi là ngày lập hạ. Vậy lập hạ nhằm vào ngày Ất Mùi, giờ Dậu (20/3 ÂL).
- Lập đông: Tái quá tạm triêu đông hựu đáo: Căn cứ vào ngày lập hạ thêm 3 ngày theo can chi vậy là ngày Mậu Tuất giờ Tỵ là ngày lập đông (26/9 ÂL).
Chú thích: Việc tìm ra ngày tứ quý áp dụng công thức trên tương đối dễ dàng, nhưng việc ấn định vào giờ nào, khẩu quyết quá tóm tắt mà thiếu phần giải thích, câu cuối cùng là Lục lang hựu khứ đả xuân ngưu. Vậy chỉ có thể suy diễn, lục là sáu, mà Tỵ đứng vào hàng số 6 của 12 chi, còn chữ xuân ngưu có lẽ là giờ Sửu. ĐIều dự đoán này không có gì chắc chắn nếu để nghiên cứu và sưu tầm ở những sách khác.

Phương pháp tìm năm nhuận:

Tìm tháng nhuận của 47 năm trước, cộng thêm vào 2 tháng.
Thí dụ:
Năm 1909 (Kỷ Dậu) có tháng 2 nhuận.
Năm 1955 (Ất Mùi) có tháng 3 nhuận.
Tính từ năm 1909 đến năm 1955 (lấy cả số đầu lẫn sô cuối) thành 47.
Tính tháng 3 và tháng 3 nhuận, cách sau 2 tháng.
_________

Tất cả những dữ liệu trên đây không ít thì nhiều đều liên quan đến môn lý học Tử bình, tuy nhiên chỉ là bước đầu và có tính cách khám phá. Đến đây ta chỉ mới tam an được 1 lá số. Nhưng chưa có những yếu tố để giải đoán và sẽ được trình bày trong phần kế tiếp.
Theo nhận xét của dịch giả, nội dung cuốn sách này nặng về phần giải đoán, nhẹ về phần chỉ dẫn cách thức lập 1 lá số, vì thế trước khi đi sâu vào chi tiết, độc giả nên nghiên cứu cuối Tử bình thuyết minh cuả Đỗ ĐÌnh Tuân, khi độc giả đọc sang cuốn này dễ dàng nắm vững hơn.

___________

Khảo luận về lý do tại sao lấy Nhật nguên làm chủ.

Tôi (tác giả) thường nghiên cứu những điều ghi chép trong đường thư thấy có ông Lý Hư Trung thường dùng can chi của năm tháng ngày giờ sinh của một người để xác định số mệnh sang hèn, giàu nghèo, thọ yểu. Đến đời Tống, thuyết của Tử Bình ra đời , lúc đó mới lấy Nhật can (ngày sinh) làm chủ. Năm sinh coi như gốc, tháng là cành (nguyên chữ là miêu = mầm mống, nhưng xin dịch là cành cho dễ hiểu hơn) ngày là hoa, giờ là quả. Rồi từ đó sẽ căn cứ vào các yếu tố sinh, vượng, tử, tuyệt, lưu, tù, chế hoá để phán định hoạ phú quý của kiếp người. Nguyên lý do đó rất rõ ràng không có gì đáng hoài nghi.

Trước hết QUAN có phân ra âm và dương, chia ra Quan và Sát như Giáp Ất gặp Canh Tân.
Giáp gặp Canh là Sát vì Dương gặp Dương, gặp Tân là Quan vì dương gặp Âm, Ất Mộc gặp Canh Kim là Quan, gặp Tân là Sát.
Tài cũng phân ra âm dương, chia ra Chính tài và Thiên, như Giáp ẤT gặp Mậu Kỷ. Dương gặp âm là Chính tài, âm gặp âm hoặc dương gặp dương là Thiên tài.
ẤN cũng phân ra âm dương, chia ra Chính Ấn và Thiên Ấn như Giáp ẤT gặp Nhâm Quý. Dương gặp Âm như Giáp gặp Quý hoặc Ất gặp Nhâm là Ấn Thị (Chính Ấn) Ất gặp Quý là Thiên Ấn.
Thực Thương cũng phân ra ÂM dương chia ta Thực Thần và Thương quan. Giáp Ất gặp Bính ĐInh. Giáp gặp Bính là Thực thần, gặp ĐInh là Thương quan. Ất gặp Đinh là Thực thần, gặp Bính là Thương quan.
Tỷ kiếp là đồng khí cũng phân ra âm dương chia ra Tỷ và Kiếp (Kiếp tài và Dương nhận) như Giáp Ất gặp Giáp ẤT, dương gặp dương là Dương nhận, âm gặp dương là Kiếp tài.
Nói chúng mọi sự giàu nghèo sang hèn thọ yểu đều tuỳ thuộc vào 5 yếu tố trên, trừ khi lập sai cách cục thì số sẽ sai.
Lấy nhật nguyên làm chủ vậy nhật nguyệt coi như bản thân, lấy niên canlàm tổ phụ niên chi làm tổ mẫu, nguyệt can làm cha, nguyệt can làm mẹ đồng thời cũng là anh chị em. Nhật can là bản thân, nhật chi là thê thiếp, can giờ là con trai, chi giờ là con gái.
Ngày là chủ, năm là gốc, tháng là đề cương, giờ là phụ tá. Lấy nhật nguyên làm chủ nên cần phải xem kỹ lưỡng xem ngày sinh ở vị trí nào, hoặc thân vượng hay suy. Sau đó xem xét địa chi thuộc cách cục nào, thuộc Kim Mộc Thuỷ Hoả hay Thổ. Xem xét ngũ hành của chi thuộc tháng nào, xem hành nào vượng, hành nào suy.
Thí dụ như sinh ngày Giáp Tý, thấy trong Tứ trụ có chữ Thân, thời coi đó là bản (???) Thuỷ cục vì Thân Tý Thìn hợp hành thuỷ cục, nếu có đủ Thân Tý Thìn là được toàn cục. Sau đó lại xem trong tứ trụ có chữ nào hình xung, phá, hại nhật nguyên hay dụng thần thời chữ đó cần được khắc chế, không nên được phù trợ.

Khảo luận về Nguyệt lệnh

Năm là gốc, nếu cột năm có quan tinh, Ấn thụ là cách sớm có công danh do tổ tiên để lại (như chức ẩm tử). Nếu quan tinh Ấn thụ xuất hiện ở cột tháng thời là người thông minhkhảng khái, kiến thức hơn người giờ là phụ tá, nếu có Quan Ấn là người thao lược. Nếu các cột năm tháng ngày có cát thần thời giờ có ý nghĩa phù trợ, nếu cột năm tháng ngày gặp hung thần, giờ sẽ có khả năng chế phục.
Tóm lại: Nguyệt lệnh có Dụng thần, số được nhờ cha mẹ. Năm có Dụng thần, được nhờ tổ tiên, giờ có Dụng thần được nhờ con cái.

Luận về sinh vượng:

Thông thường người ta vẫn lấy Kim sinh ở Tỵ, Mộc sinh ở Hợi, Thuỷ sinh ở Thân, Hoả sinh ở Dần. Thổ đóng ở trung ương, sinh nhờ vào Mẹ. Thí dụ: Mậu là dương thổ dựa vào Mẹ là Tỵ Hoả, Kỷ là Âm Thổ phải dựa vào Mẹ là Ngọ Hoả. Ngoài ra Thổ còn vượng vào Tứ Quý, mỗi quý gồm 18 ngày, cộng chung là 72 ngày, thời gian tương đương với 4 hành khác.
- Mùa xuân, tháng Thìn: Thổ vượng từ 13 đến 30 tháng 3
- Mùa Hạ, tháng Mùi: Thổ vượng từ 13 đến 30 tháng 6
- Mùa Thu, tháng Tuất: Thổ vượng từ 13 đến 30 tháng 9
- Mùa Đông, tháng Sửu: Thổ vượng từ 13 đến 30 tháng 12.
Tính chung mỗi hành vượng 72 ngày gồm 5 hành, hợp đủ 360 ngày.
Luận về ngũ hành sinh vượng suy tuyệt cát hung

Theo quan điểm của các nhà chuyên luận về Âm Dương: sinh và vượng đều theo quy luật Âm tử Dương sinh hay Dương tử Âm sinh. Thí dụ: Giáp (Dương Mộc) sinh ở Hợi và tử ở Ngọ, còn ẤT (ÂM Mộc) lại sinh ở Ngọ và tử ở Hợi. Các hành khác cũng do theo quy luật đó. Tuy nhiên, nghiên cứu Tử bình cần phải dè dặt, nếu chỉ hoàn toàn dựa vào sinh vượng để quyết đoán rất dễ sai lầm.
Thí dụ: Bính Hoả tuyệt ở Hợi, theo lẽ sinh vượng tất nhiên là xấu. Nhưng xét kỹ trong Hợi có Giáp Mộc mà Mộc là Ấn thụ của Bính Hoả (tuyệt xứ phùng sinh). Vì thế sinh ngày Bính gặp giờ Hợi lại thường là quý cách. MẬu Thổ gặp vượng ở Tỵ và gặp lộc ở đó, ai cũng cho là quý cách. Nhưng xét kỹ, trong vị trí sinh của Kim là làm hại cho Quan tinh (Thổ lấy Mộc làm Quan, mà Kim khắc Mộc) vì thế sinh ngày Mậu nhằm giờ Tỵ thương công danh không hiển đạt.
Qua 2 thí dụ trên, chớ vội lấy sinh vượng là tốt mà suy bại là xấu.

Luận về ngũ hành mộ khố tài Ấn:
Người sinh ngày Bính thời lấy Thìn là Khố quan (mộ khố ở đây có nghĩa chung là kho tàng). Lý do là sinh ngày Bính lấy Nhâm , Quý làm Quan tinh, mà Thuỷ và Thổ đều mộ khố ở Thìn.
Vì thế trong các cột năm, tháng, giờ rất cần có nước, hoặc có các chữ Hợi Mão Mùi Dần như vậy công danh mới hiển đạt. Nếu thiếu Mộc, Bính Hoả không được phù trợ và bị Thìn Thổ (tiết khí của Hoả) cướp quan tinh của Bính và khó có công danh.

Luận về quan sát hỗn tạp:
Quan tinh rất cần được thuần nhất. Như Giáp Mộc lấy Tân làm quan, nếu cột năm có Tân, cột tháng có Dậu, cột giờ cũng là Dậu. Tuy có nhiều quan tinh vẫn tốt vì là thuần nhất. Trái lại trong trụ có cả Canh Thân, Tân Dậu, như vậy có cả quan lẫn sát gọi là quan sát hỗn tạp, thương sát bản thân, trong trường hợp này rất cần Hoả để chế phục.

Luận về sinh khắc chế hoá của Ngũ hành:
- Kim vượng gặp Hoả mới thành đồ dùng; Hoả vượng gặp Thuỷ mới nên công việc. Thuỷ vượng gặp Thổ mới thành ao hồ, Thổ vượng gặp Mộc, khí mới tỏ thông; Mộc vượng gặp Kim mới thành giường cột.
Ở đây, Mệnh vượng mà được quan sát nhập cách tất nhiên là làm đến công hầu khanh tướng.
- Kim nhờ Thổ sinh, thổ nhiều Kim bị vùi; Thổ nhờ Hoả sinh, Hoả nhiều Thổ cháy khô; Hoả nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều Hoả tắt; Mộc nhờ Thuỷ sinh, Thuỷ nhiều Mộc trôi; Thuỷ nhờ Kim sinh, Kim nhiều Thuỷ trọc.
Thân nhược mà Ấn thụ quá vượng và trùng điệp tất thân mang hại.
- Kim sinh ra Thuỷ, Thuỷ nhiều thời Kim chìm; Thuỷ sinh ra Mộc, Mộc nhiều thì Thuỷ rút; Mộc sinh ra Hoả, Hoả nhiều thì Mộc tiêu; Hoả sinh ra Thổ, Thổ nhiều thì lửa bị vùi; Thổ sinh ra Kim, Kim nhiều thì Thổ mất.
Trường hợp này Thân nhược mà gặp nhiều Thương quan, Thực thần qúa vượng nên thân bị hại, nếu có tỷ thì không đáng ngại.
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim khuyết; Mộc khắc Thổ, Thổ nhiều Mộc gãy; Thổ khắc Thuỷ, nước nhiều thì Thổ trôi; Thuỷ khắc Hoả, Hoả nhiều nước bốc hơi; Hoả khắc Kim, Kim nhiều lửa tắt.
Trường hợp này là thân nhược mà gặp tài quá vượng nên thân bị hại, nếu thân được vượng, tài nhập cách thì giàu lớn.
- Kim suy gặp Hoả tất bị chảy tan; Hoả nhược gặp Thuỷ thời tắt ngấm; Thuỷ nhược gặp Thổ thời bế tắc; Thổ suy gặp Mộc thời bị khuyết hãm; Mộc nhược gặp Kim tất bị chặt gãy.
Trường hợp này là thân nhược gặp quan sat hỗn tạp và quá vượng tất nhiên thân bị tàn khuyết nghèo hèn.
- Kim mạnh gặp Thuỷ mới giảm được mũi nhọn; Thuỷ mạnh gặp Mộc mới giảm được thế; Mộc mạnh gặp Hoả mới giảm sức mạnh; Hoả mạnh gặp Thổ mới bớt sức mạnh; Thổ mạnh gặp Kim mới ngăn được hoạ.
Đây là trường hợp thân nhược gặp quỷ phải được vật khác hoá giải. Thí dụ sinh ngày Giáp bị Kim (quan) khắc hại, nếu trên cột giờ có Nhâm Quý là Thuỷ hoặc Thân Tý Thìn (Thuỷ cặc) để làm cho Kim bị tiết khí, bớt gây áp lực với bảnthân là Giáp Mộc.
Luận về Nhị chí âm dương tương sinh:

Sau đông chí khí dương bắt đầu sinh; sau hạ chí, khí âm bắt đầu sinh.
Trong một năm có phân ra ngũ hành phối hợp với khí hậu của 12 tháng, đều tuỳ theo vượng tướng để xác định dụng thần. Trong ngũ hành phân ra hai vế âm dương. Trong một năm, khí có sinh có vượng. Thí dụ Đông chí nhất dương sinh, thời Mộc chịu ảnh hưởng đáng kể, người sinh nhằm can ngày Giáp , Ất, nếu sinh trước khí đông chí, lúc này khí dương chưa động, mộc còn ở vào thế tử tuyệt rất là bất lợi. Sau đông chí, bắt đầu có khí dương, Mộc nương vào khí ấm áp của dương nên Mệnh được thọ và giàu sang. Tuy nhiên cần được dụng thần nhập cách.
Trường hợp thứ 2 như người sinh thuộc Bính Đinh, nếu sinh trước Đông chí, gặp Thuỷ tất nhiên Hoả bị diệt; nhưng sau Đông chí, không sợ Thuỷ lắm, vì Bính Đinh nương nhờ Mộc vượng không sợ bị diệt.
Hạ chí tức là nhất âm sinh, theo lẽ Kim sinh Thuỷ mà luận. Trước Hạ chí Kim suy nhược, sau hạ chí nhất âm sinh, Hoả tù, Kim vượng , Thuỷ sinh.

Tử bình sử yếu ca:

Đây là bài thơ tóm tắt những điều cốt yếu trong việc giải đoán. Vì là một thơ có vần có điệu giúp cho người học dễ nhớ, vì thế dịch giả xin phiên âm, những câu nào có gạch dưới là nguyên văn, những chữ không có gạch dưới là lời giải thích.
Tạo hoá tiêu tu tường nhật chủ, tạo quan toạ ấn suy vượng thư: Nghiên cứu số cần phải xem xét kỹ nhật chủ, coi xem là toạ quan hay toạ ấn tuỳ theo sinh vượng mà dùng. Nhật chủ tức là ngày sinh, còn nhật thần là can chi của ngày sinh, thí dụ sinh ngày Giáp Tý (Nhật thần). CÒn toạ quan, toạ ấn có ý nghĩa như sau:
Sinh ngày Giáp Tý vào tháng Thân, Giáp Mộc sinh tháng Kim là suy nhược, Phải dùng Quý Thuỷ làm Dụng Thận, vì Thuỷ sinh Mộc nên gọi là toạ ấn. Toạ quan cũng một ý tương tự.

Thiên thời nguyệt lệnh hiệu đề cương, nguyên hữu nguyên vô vượng trùng cử: Trong tứ trụ, nguyệt lệnh giữ một vai trò tối quan trọng, tuỳ theo vượng tướng mà lấy dụng thần. Đề cương còn có ý nghĩa là những vật chứa trong nguyệt chi, thí dụ trong thân có chứa Canh, Mậu, Nhâm, cần phải xem xét tính chất vượng tướng của ngũ hành mà dùng.

Đại để quan tinh yếu thuần tuý, chính thiên tạp loạn phản vô tình:
Đã dùng quan tinh, rất sợ bị xung phá, nếu bị xung phá gọi là vô tình. Hơn nưũa đã dùng quan tinh cần được thuần tuý, nếu trong tứ trụ có cả quan lẫn sát, cả chính lẫn thiên gọi là tạp loạn hay hỗn tạp không tốt.

Lộ quan tàng sát phương vi phúc, lộ sát tàng quan thị hoạ thai:
Trong tứ trụ nếu lộ quan mới là phúc, còn lộ sát thường gây hoạ. Quan lộ thường hiển đạt thanh cao, trái lại sát lộ thường hung bạo, làm việc nóng nảy.

SÁt quan câu lộ tương hà nghĩ, hỗn tạp tài quan thư tài nghị:
Nếu lộ cả sát lẫn quan, thời sát cần được khắc chế để khỏi làm hại quan, nếu gặp tài sinh sát thời biến thành hoạ. Ví như kẻ tiểu nhân chèn ép người quân tử không thể hành đạo.

Quan vượng phạ quan kỵ hình xung, quan khinh kiến tài vi phúc lợi:
Quan đã vượng lại gặp quan là không tốt , là cách lưỡng quan tương ngộ, lưỡng hổ tranh cường, vận trình gặp quan, gặp xung tất bất lợi. Nếu quan suy mà gặp tài lấy tài làm lộc (tài sinh quan) tất là may mắn.

Niên thượng thương quan tối khả hiềm, trùng phạ thương quan bất khả quyên:
Ở cột năm gặp thương quan chủ khắc tổ hoặc làm tổn hại tổ nghiệp, cột tháng và giờ có thương quan hay bị tai hoạ.

Thương quan dụng tài nãi vi phúc, tài tuyệt quan suy phúc diệc nhiên:
Thương quan, là người ham của , quan vượng nếu không có tài thường gây hoạ.

Tham hợp vong quan vinh bất túc, tham hợp vong sát vi kỷ phúc:
Quan tượng trưng cho thiện nhân quân tử, nếu bị can chi trong tứ trụ hay vận trình hợp thời bị trói buộc, khó thi thố khả năng, trái lại, sát vốn là kẻ tiểu nhân hung bạo, nếu gặp hợp lại hoá tốt và được việc.

Kham pha thân nhược pha tài đạ, cánh lịch quan hương hoạ tương trục:
Như Giáp Thân hay Giáp Tuất gặp Mậu Kỷ là nhiều tài và thân nhược (vì sinh ngày Giáp gặp tuyệt ở Thân và dưỡng ở Tuất là thân nhược). Vì vậy suy nhược nên không thể cai quản nhiều tài. Nếu vận trình đến quan , gặp hai quan tranh dành tất nhiên mắc hoạ.
Tài đa thân nhược thực thần lai, thực thần hội sát tất vi tai:

Tài nhiều, ta phải chế khắc, hao tổn sinh lực trong khi thân ta đã suy nhược, lại gặp thực thần thiết khí, sinh con phải hao phí sức lực, vì thế thân gặp tai hoạ.

Hội thiên hợp địa hữu hình khắc, cách nghi đạt sĩ tế suy tường:

Xem số phải vận dụng tinh thần phối hợp can chi hình khắc, kể sĩ cần phải đắn đo suy xét cho kỹ càng.

Tường giải định chân luận: Lấy ngày sinh làm chủ ví như bày tôi thi hành lệnh của vua, pháp vận bốn mùa theo lẽ âm dương cương nhu, nội ngoại bĩ thái.
Chú giải: Lấy ngày sinh làm chủ ví như bày tôi thi hành lệnh của vua, bốn trụ phải suy tôn ngày sinh làm chủ pháp vận bốn mù có nghĩa là ngày luận lưu trong bốn mùa xuân hạ thu đông. Thí dụ: tháng mạnh đông, Mộc vượng hoả sinh, ý nói Mộc sinh ra Hoả. Tháng Mạnh hạ Hoả vượng Thổ sinh, ý nói Hoả sinh ra Thổ. Tháng Mạnh thu Kim vượng Thuỷ sinh, ý nói Kim sinh ra Thuỷ. Tháng mạnh đông, Thuỷ vượng Mộc sinh, ý nói Thuỷ sinh cho Mộc. Riêng Thổ vượng vào 4 quý tức là 4 tháng Thìn Tuất Sửu Mùi. Về Âm dương cương nhu, ÂM có cương có nhu và dương cũng có cương có nhu. Nguyệt lệnh hữu khí là cương, vô khí là nhu. Thế nào là nội ngoại bĩ thái? Tức là nói đến năm tháng ngày giờ vậy. Tam nguyên phối hợp Thiên can địa chi. Ngoại có nghĩa là thiên can địa chi lộ ra ngoài, nội là ám tàng ở bên trong, bĩ là bế tắc, thái là thông suốt. Tóm lại đại ý câu này là khuyên phải xét kỹ lưỡng sự phối hợp của thiên can địa chi cả 2 mặt xuất lộ và ẩn tàng để xác định là hanh thông hay bế tắc.

Trong chu kỳ một năm có 12 tháng, ngày có 12 giờ , tích tụ giờ thành ngày và ngày thành năm. Vì thế ngày và năm là chủ của âm dương. Năm là chính triều, ngày là tòng triều, ví như bày tôi triều mệnh quân vương. Bày tôi đã vâng mệnh vua thời tự mình phải tuỳ tiện mà thi hành sứ mạng. Bày tôi chấp hành lệnh vua thời bản thân đã bao hàm ý nghĩa sang hèn, lành dữ. Vì lẽ đó mới lấy ngày sinh làm chủ yếu, vì ngày có sứ mệnh truyền bá pháp luật ra bốn mùa. Thật vậy, khí trời đất toả ra bốn mùa thể hiện qua ngũ hành trong 4 mùa xuân ha thu đông. Khí xuân ấm áp, Mộc vượng được 72 ngày, nắng hè oi ức, Hoả vượng 72 ngày, khí thu mát mẻ, Kim vượng 72 ngày, trời đông lạnh lẽo, Thuỷ vượng 72 ngày. CÒn lại là Tứ quý, mỗi quý vượng 18 ngày, 4 quý cộng chung là 72 ngày. Vậy năm khí thuộc 5 hành kết hợp đủ 360 ngày và tạo thành tuế công.

Phú có câu: Ngũ hành, âm dương phối hợp, trên dưới không thiên lệch đó mới thực là quý cách. Nếu trong tứ trụ âm dương thiếu quân bình là không tốt.
Ngày sinh thuộc hành Mộc dùng Kim làm quan nếu Kim sinh vào mùa thu hoặc có đới Thuỷ Hoả thời Kim đó thuộc cương, nếu Kim đó sinh vào mùa xuân hạ hoặc có đới Đính ĐInh, tất nhiên là Mộc cường mà Kim phải nhu. Nói chung âm dương thiếu quân bình, thiếu sự phối ngẫu, thời Kim, Mộc gặp quan sát , thê tài đều là triệu chức không lành và là cách nhân nghĩa câu vô, âm dương bất tế". Âm dương thiên lệch cũng gọi là "Tật" và do đó biết được là hữu tình hay vô tình.
Người thuật sĩ phải thấu triệt được lẽ cương nhu. Phú có câu: Trời đất ẩn tàng khí âm khí dương, mà Kim Mộc thời định rõ cương nhu. Khi xem xét số mạng luôn luôn phải lấy nhật can làm chủ mới xác định được hoạ phúc sang hèn. Nhật chi là NGOẠI, những gì ẩn tàng trong chi là NỘI.
Thí dụ sinh ngày Giáp: vậy Giáp Tý là Ấn tụu, Giáp Dần là Kiến Lộc, Giáp Thìn là Tài KHố, Giáp Ngọ là THực thương, Giáp Thân là quan quỷ, Giáp Tuất là Tài, nếu tháng sinh thuộc quan tính chính khí là mạng đại - quý.
Giáp lấy Tân , Dậu làm quan tinh, nếu có Đinh Hoả làm hại Tân quan tinh, trong trụ cần có Quý Thuỷ để chế phục Đinh Hoả, vì Quý Thuỷ là Ấn thụ của Giáp Mộc. Đại để đó là những nguyên lý cần định tốt xấu. Trong nguyên can có sẵn tài quan, vận lại gặp tài, quan là đến thời kỳ vinh hiển. Trái lại nguyên can không có tài quan thì dù vận gặp tài quan cũng không phát.

Tiến thoái tương khuynh:
Thế nào là tiến thoái tương khuynh, giả thử Tân Kim lấy Bính Hoả làm quan tinh, nếu sinh về mùa hạ thì công danh thuận lợi và thăn tiến. Nếu sinh vào tháng 8, thời quan tinh không thăng tiến nghĩa là thoái. Dụng thần là quan tinh nếu được vượng tướng thời vinh hiển, nếu hưu tù tử tuyệt thời khó hiển đạt.

Động tĩnh tương phạt:
Can thuộc trời, tính dộng. Chi thuộc đất tính tĩnh. Giáp đứng đầu thiên can, Tý đứng đầu địa chi, chấm dứt ở Hợi rồi chuyển sang Tý, tiếp tục luân lưu không ngừng, tuần hoàn qua 12 chi, mỗi động một tĩnh, một âm một dương cho đến Quý Hợi là chấm dứt một lục thập hoa giáp.

Th­ư cố hanh, xuất nhập chi hoãn cấp:

Cố là bềm hanh là thông. Muốn biết sang hèn, lành dữ trước hết phải coi ngày sinh xem thân căn có kiên cố hay không. Sau đó xem tài quan trong tứ trụ nếu không bị phá hại, tự nhiên sẽ được hanh thông.

Thế nào là xuất nhập, tức là vận hành vào ra vậy. Như trường hợp Dương nam Âm nữ ra khỏi Tuất đi vào Hợi. Nam mện sinh nhằm ngày Nhâm hoặc Quý. Vận hành gặp Tuất, đó là nơi quy tụ của Hoả và Thổ nên Tài và Quan đều tốt. Khi vận ra khỏi Tuất vào Hợi, đó là vị trí tử tuyệt của Tài, Quan dù thân có lâm vượng địa cũng bị coi là hung vận.

Trong tứ trụ có Tài,Quan mà không bị hưu tù, vận đến tài quan thời mọi việc đều thành tựu mau chóng (cấp). Nếu tứ trụ không có tài quan, nhật can lại vô khí, khi vận hành đến nơi tài vượng thời kết quả trái lại, tài lại bị thoái thán. Vì thế vận may dù đến mà biến phúc thành hoạ, tai hoạ đến rất mau chóng và nếu có được vunh hiển thời lại chậm trễ.



Cầu tế phục tán liễu chi cự vi:

Tế là tiến, phục là thoái, ý nói công danh tiến thoái. Tán là tan, liễu là tụ, ý nói tài bạch tụ tán. Cự là nhiều, vi là ít, ý nói số mệnh sang hèn, hoạ phúc.

Luận về tài bạch tụ hay tán, nếu trong tứ trụ tài bạch có khí, nhật can lại vượng thân vào đó có dương nhận, vận hành đến tài mà trong cục có nhiều tài tất nhiên là đại phát. Nếu nguyên cục có tài nhưng bị quan quỷ cướp mất , nhật chủ lại suy nhược thời dù vận hành đó đến tài cượng cũng không phát mà còn tổn tài thượng thê. Đó gọi là căn cơ thiển bạc, ít phúc vậy.

Khảo sát ngày sinh có 3 điểm chủ yếu (Thiên nguyên, địa nguyên, nhân nguyên). Can là Thiên nguyên, chi là địa nguyên, can ẩn trogn chi là nhân nguyên. Can chi được phân bố ra tứ trụ, lấy năm là gốc rễ, tháng là cành, ngày là hoa, giờ là quả. Ngoài ra trong tứ trụ lại được phân định: năm tượngt rưng cho tổ tiên nhờ đó biết được tông phái thịnh suy. Tháng là cha mẹ nhờ đó biết được song thân sang hèn hay giàu nghèo. Lấy ngày làm bản thân, nên phải xét kỹ nhật can phối hợp với bát tự xem nội, ngoại sinh khắc ra sao. Can yếu thời cần được phù trợ, can mạnh thời cần tiết giảm.

Quảng diễn: Đã lấy ngày làm chủ, tất nhiên phải xét kỹ xẻmtong năm tháng ngày giờ có quan, tài, ấn hay không, do đó biết được số mạng sang hèn. Xem năm tháng nếu có tài quan ấn tức là gốc cành đã có sẵn khí, sau đó mới xét dụng thần để xác định thời kỳ khai hoa kết quả. Trong kinh có câu: gốc có trước cành, quả sinh sau hoa.



Ngày là bản thân cần phối hợp với bát tự để nắm vững cách cục cát hung, cái gì có lợi thì dùng, bất lợi thì bỏ. Nhật can yếu thời phải nhờ cậy vào khí vượng, nếu mạnh thời kỵ khí vượng, vì lẽ thái quá trở thành bất cập đều không tốt, trong trường hợp này thường bị tổn tài thương thê. Vậy xét can chi phải xét kỹ gốc, cành, hoa, quả vì trong tứ trụ đã có những dữ kiện cho biết số mạng sang hèn, cao thấp...
Thí dụ: nguyên cục có sẵn tài quan, vận hành đến tài quan là thăng tiến phúc lập, nếu nguyên cục thiếu tài quan thì vận hành đến tài quan cũng không thăng tiến vì lẽ gốc rồi mới có cành , có hoa mới có quả. Xem số phải dựa trên cơ sở có sẵn để truy nguyên.
Ngoài ra năm còn là dữ kiện để giải đoán về căn cơ, điền trạch, tông phái. Nếu năm tháng ngày được hợp tất nhiên phú quý. Tháng sinh giờ sinh không hình hại năm sinh thời cơ nghiệp tổ tiên ngày càng rạng rõ không bị suy tàn và còn được hưởng phúc ấm tổ tiên. Trái lại thời không được như trên.
Tháng sinh là cung phụ mẫu, nếu nòng cốt tháng có tài quan tinh thịnh vượng không bị xung phá và nhật can là gặp sinh, dưỡng, thời người đó được hưởng phúc của cha mẹ để lại. Nếu nhật can lâm tử tuyệt thì dù có tự cờ (???) cha mẹ truyền cho cũng chẳng được lâu dài.
Nhật là bản thân tức là nhật can cần phải xét kỹ bản cung xem nhật can lâm vào địa phận cung nào, rồi xem tới năm tháng giờ thành cách cục gì, nếu gặp quý nhân Lộc , Mã, Không có phá hại, được vậy coi như Mệnh rất tốt.
Nếu vận hành lại gặp sinh vượng tất đại phát. Nhật can gặp tử tuyệt hưu bại, vận hành lại gặp hình hại xung phá thời tất găp tai hoạ. Nhật can suy cần nơi khí vượng.

Thí dụ sinh nhằm ngày Nhâm QUý Tỵ Ngọ, Nhật càn lâm vào tử tuyệt và bị coi như thân fnhược. Nhâm Quý lấy Bính ĐInh làm tài tinh, lấy Mậu Kỷ làm quan tinh, gặp Tỵ Ngọ là Hoả ở vào vị trí lâm quan sinh vượng, nếu sinh nhằm trong 3 tháng mùa hạ thời có quan tinh kiêm lộc mã là rất tốt. Nếu người sinh ngày Nhâm Quý kể trên sinh vào mùa đông tất nhiên là Nhật can được vượng khí nhưng trọn đời khó giàu sang vì lẽ tài và quan đều lâm vào tử tuyệt, người nào gặp phải thường suốt đời vất vả bôn ba khó được hưởng phúc thanh nhàn, dù vượng cũng nay thành mai bại vì quan tướng bất thành, tài tướng không tốt.
Sinh ngày Canh Dần tức là thiên can gặp suy nhược, sách tam mệnh cho là Mệnh bạc nhược, gặp quan quỷ mới được quan vượng nên được tài quan quý hiển. Vì Canh Kim lấy Ất Mộc làm tài, Đinh Hoả làm quan, Dần là vị trí lâm quan của Giáp, sinh của Bính Hoả. Xét toàn bộ sinh vào mùa xuân, hạ là đại phúc. Nếu sinh nhằm mùa thu mùa đông thời tài quan lâm vào vị trí tử tuyệt hưu tù, vì thế mạng này thường gặp cảnh thiếu thốn, gia đạo tiêu điều, khắc thê, hại tử. Nhật can suy thời phải dựa vào vượng, nhật can vượng cần phải khắc chế.
Can cùng một hành là huynh đệ, như ẤT lấy Giáp làm anh, rất kỵ Canh, Giáp lấy Ất làm em, rất kỵ gặp Tân.
Đây cần nhấn mạnh chữ thương (hại) Tân nhiều thương Ất Mộc , Canh nhiều thương giáp Mộc, trường hợp này thường khắc anh em. SInh ngày Giáp lấy Ất làm em, trong trụ có Tân Kim khắc Ất Mộc tất nhiên không được nhờ cậy anh em. Sinh ngày ẤT lấy Giáp làm anh, nếu trong tứ trụ có Canh Kim khắc Giáp Mộc thời suốt đời khó được nhờ cậy anh em..
Hành nào bị can khắc là Thê tài, Thê tài nhiều mà can vượng thời được vừa ý, can suy thời trở thành hoạ.
Tài đa mà thân vượng tất nhiên có đủ khả năng đảm nhiệm đó là phúc. Tài đa mà thân nhược tức là thiếu khả năng chế ngự nên trở thành hoạ.
Can với chi cùng hành là tổn tài thương thê.
Can với chi cùng một hành như Giáp Dần, Ất MÃo.
Ngoài ra, nếu tam hợp địa chi cùng một cục cũng tổn tài thương thê. Trwongf hợp này, nguyệt lệnh khí vượng, cột năm và giờ không có tài quan lại không thành cách cục là nghèo thấu xương.

Hành thổ bị nhật can khắc là tài tinh, nếu trong tứ trụ tài nhiều mà can vượng thời nhất cử nhất động đều được toại nguyện. Trái lại tài nhiều mà can yếu thời số này dễ bị tai hoạ do vợ gây ra. Sau đây là 2 thí dụ:
Thí dụ 1, Tài vượng thân vượng:
_____________________________________
Giờ-----Ngày-----Tháng------Năm---------
_____________________________________
Quý----Giáp------Mậu---------Kỷ---------
Dậu----Dần------Thìn---------Mùi--------
____________________________________
Giáp lấy Mậu, Kỷ làm tài tinh, niên nguyệt nhật khiến đều là tài khố (mộ). Năm sinh nhằm Kỷ Mùi là trùng thổ, có thiên nguyên quý nhân (Giáp Mậu canh ngưu dương, giáp gặp quý nhân ở Mùi) mệnh này gọi là đới tài, ngày sinh giáp gặp dần là gặp lộc. Như vậy được tài đa thân vượng nên mọi việc đều toại nguyện.
Thí dụ 2, tài vượng thân nhược:
_______________________________________________
Quý Mão -----Nhâm Ngọ------NHâm Ngọ------Ất Dậu
______________________________________________
Nhâm Quý lấy Bính Đinh làm tài tinh, gặp ngày Ngọ tức là tài vượng, và cung Ngọ chứa Đinh Hoả gặp Lộc. Nhưng Nhâm Quý gặp Ngọ tức là can lâm tử tuyệt, coi như thân suy nhược khó đảm đương tài vượng. Tài vượng , thân nhược, lại gặp Nhâm QUý là Tỷ Kiên, kiếp tài vì vậy bởi vợ mà mang hoạ.
Đàn ông lấy khắc can làm con nối dõi, đàn bà lấy sinh can làm con, có hoặc không đều căn cứ vào giờ sinh để biết con nhiều ít, sang hèn.
Quảng diễn: Như người sinh ngày Giáp, Ất, lấy Canh Tân làm tử tức, người nữ sinh ngày Giáp Ất lấy Bính Đinh làm tử tức, xét kỹ ở cột giờ xem thuộc phân dã nào, cân nhắc khinh trọng , sinh vượng để biết con cái nhiều ít. Sau đó xem trong tứ trụ nếu có những sao hình khắc con cái thường hiếm con. Trong thiên ngũ hành chân giả luận, quỷ cốc tử nói: Người Nam lấy khắc can làm tử tức như trường hợp người sinh ngày canh, sinh nhằm giờ Ngọ, như vậy thường nhiều con cái. Vì canh lấy Ất làm tài tinh, Ất Mộc có khả năng sinh Hoả, mà Hoả (khắc canh Kim) là tử tức tinh. Giờ Ngọ là phân dã của Ngọ, lộc của Đinh ở đó, nên có nhiều con và quý hiển. Nếu cũng ngày canh sinh nhằm các giờ Tuất Hợi Tý đây thuộc phân dã của Kim và Thuỷ nên là nơi Hoả tuyệt nên con cái ít, hoặc sinh con nghèo hèn. Người nữ cũng suy ý đó mà ra.
Luận về con cái nhiều ít cần xét kỹ giờ sinh tất nhiên không sai lầm, xem giờ sinh thuộc cung nào. Nếu gặp Trường sinh, Mộc dục, QUan đới, Lâm quan, Đế vượng chắc là đông con và được quý hiển. Nếu gặp suy, bệnh, tử mộ tuyệt vô khí thai dưỡng bị xung hình thời ít con và con nghèo khổ.
Sau đây là bảng tóm tắt về tử tức căn cứ theo sinh khắc.
Nếu lấy khắc nhật can làm tử tức:
Tân khắc Giáp, Canh khắc Ất, QUý khắc Bính, Nhâm khắc ĐInh, Kỷ khắc Nhẩm, Mậu khắc Quý, Ất khắc Mậu, Giáp khắc Kỷ.
Khắc thời lấy dương khắc âm, âm khắc dương như canh (dương) khắc Ất (âm) và ngược lại.
Nữ lấy sinh nhật can làm tử tức:
Giáp sinh Bính, Ất sinh Đinh, Bính sinh Mậu, Đinh sinh Kỷ, Kỷ sinh Tân, Mậu sinh Canh, Canh sinh Nhâm, Tân sinh QUý, Nhâm sinh Giáp, QUý sinh Ất.
Sinh thời lấy dương sinh dương, âm sinh âm.

Luận về nguồn gốc của ngũ hành:
Ngũ hành được suy diễn ra bởi số 49 gọi là Thiên địa đại diễn số. Trước hết phân bố số đại diễn này vào địa bàn.
Giáp Kỷ - Tý Ngọ dùng số 9
Ất Canh - Sửu Mùi dùng số 8
Bính Tân - Dần Thân dùng số 7
Đinh Nhâm - Mão Dậu dùng số 6
Mậu QUý - Thìn Tuất dùng số 5
Tỵ Hợi dùng số 4
Đem áp dụng vào Ngũ hành cũng căn cứ theo số:
Số 1 + 6 thuộc Thuỷ, 2 thuộc Hoả, 3 + 8 thuộc Mộc, 4 + 9 thuộc Kim, 5 + 10 thuộc Thổ.
Thí dụ:
- Tuổi Giáp Tý, Ất Sửu thuộc hành Kim, tính ra số như sau:
Giáp là 9, Ất là 8 vậy -> 9 + 8 = 17
Tý là 9, Sửu là 8 vậy -> 9 + 8 = 17
Cộng 34
Lấy số 49-34 = 15, bỏ số 10 (nếu trên 20 bỏ 20) còn lại 5, số 5 thuộc hành Thổ, lấy theo nguyên tắc Thổ sinh Kim, vậy Giáp Tý - Ất Sửu thuộc Kim.
- Tuổi Bính Dần - Đinh MÃo thuộc hành Hoả.
Bính = 7, ĐInh = 6 vậy -> 7 + 6 = 13
Dần = 7, Mão = 6 vậy -> 7 + 6 = 13
Cộng 26
Lấy số 49 - 26 = 23, bỏ số 20 , còn lại 3, số 3 là thuộc hành Mộc, Mộc sinh Hoả vậy Bính Dần ĐInh Mão thuộc Hoả.
- Tuổi Mậu Thìn - Kỷ Tỵ thuôc hành Mộc:
Mậu = 5, Kỷ = 9 vậy -> 5 + 9 = 14
Thìn = 5 Tỵ = 4 vậy -> 5 + 4 = 9
Cộng 23
Lấy số 49-23 =26, bỏ 20 còn 6. Số 6 thuộc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, vậy Mậu Thìn, Kỷ Tỵ thuộc hành Mộc.
Tại sao lại lấy số 49 làm thiên địa đại diễn số để nạp âm. Lý do đó được giải thích theo một số nguyên lý sau đây.
Ngũ hành đều phải dựa vào Thổ mà tồn tại, vậy Thổ vừa sinh lại vừa thành.
- Hậu Thiên bát quái có hai quẻ cấn và Khôn thuộc Thổ nhằm vào vị trí của 2 cung Dần và Thân. Dần Thân là 2 điểm sinh thành: Vật khai ư dần, vụ thành ư thân.
- Đếm số từ cung Dần đến cung thân được 7 số từ 1 đến 7, theo nguyên tắc âm dương phối hợp (giáp tý - ất sửu) nên lấy số thừa 7 x 7 = 49 thành "Thiên địa đại diễn số".
Tại sao lấy Giáp Kỷ - Tý Ngọ là số 9, Ất Canh Sửu Mùi là số 8. Lý do đó được giải thích như sau:
Giáp đứng đầu thiên can hợp với Kỷ.
Tý đứng đầu địa chi xung với Ngọ
Đếm từ Giáp Tý đến Nhâm Thân được số 9
Từ Ất Sửu đến Nhâm Thân được số 8
Từ Bính Dần đến Nhâm Thân được số 7
Đinh Mão đến Nhâm Thân được số 6
Mậu Thìn đến Nhâm Thân được số 5
Tỵ đến Thân được số 4.
Theo nguyên tắc can hợp, chi xung nên Giáp Kỷ + Tý Ngọ thuộc số 9. Ất Canh, Sửu Mùi thuộc số 8

Luận thuyết lấy năm làm chủ không đúng vì lẽ có số tương đồng quá nhiều.
Người đời thường nói đến "Tam Mệnh" đó là phép cổ thường lấy năm làm chủ thời biết bao nhiêu vận số giống nhau, lấy nạp âm để giải đoán về tiểu vận như vậy chẳng khác gì nước chảy tản mát không quy về một điểm và phú quý bần tiện đều giống nhau, điều đó hoàn toàn sai lầm. Vì lý do trên , Tử Bình lấy sinh nhật Thiên nguyên làm chủ, Nhật chi ở dưới làm vợ. Lấy năm sinh làm gốc, và cũng là cung điền trạch, tổ tiên. Thí dụ sinh năm Giáp Tý, bèn lấy đó làm bản mệnh Thái Tuế , tôn thần, rất kỵ can chi của ngày sinh xung với thái tuế, như vậy gọi là "chủ bản bất hoà". Người có số này khó được hưởng điền trạch của tổ tiên hoặc làm bại hoại cơ nghiệp của tổ tiên. Nếu giờ và tháng sinh hội hợp với can chi bản mệnh tạo thành cách cục, hoặc được tài quan quý khí thời trọn đời được hưởng cơ nghiệp của tổ tông, tư cơ ngày càng phong phú, thanh danh lưu truyền.
Lấy tháng sinh làm anh em, như mạng Hoả sinh vào tháng Dậu, Tuất Hợi Tý như vậy là anh em không đắc lực.
Tháng sinh cung Huynh đệ, là nam giới thời lấy tỵ hoà đồng loại. Thí dụ người sinh ngày Bính lấy Đinh Hoả làm em trai em gái. Người sinh ngày Đinh lấy Bính Hoả làm anh chị. Nếu sinh ngày Bính ĐInh nhằm những tháng Dậu Tuất Hợi Tý là không được nhờ cậy anh chị em, vì Hoả gặp Tử ở Dậu, nhập mộ ở Tuất, tuyệt ở Hợi, Thai ở Tý, những vị trí này đều bất lợi cho Hoả, anh chị em không đắc lực. Tóm lại can ngày sinh gặp tháng vượng tướng thời anh em hiển đạt và đắc lực.
Lấy ngày làm cung Thê, nếu gặp Hình cung khắc Sát là số khắc thê.
Luận về thê thiếp, lấy chi của ngày sinh là thê tinh, không bị khắc là tốt nhất, nếu gặp không, hình khắc hại thời số khắc thê hoặc trùng hôn tái thú, khắc nhẹ thời vậy hay đau yếu.
Sinh nhằm những ngày Bính Ngọ, Mậu Ngọ Nhâm Tý vợ thường chết sớm.
Lấy giừo làm cung tử tức, nếu gặp tử tuyệt tất nhiên ít con.
Luận về con cái nhiều ít, lấy giờ sinh làm cung tử tức. đàn ông lấy khắc can làm tử tức,đàn bà lấy sinh can làm tử tức. Nếu gặp tử mộ thai tuyệt suy nhược tất nhiên là ít con.
Thí dụ: Người sinh ngày ẤT nhằm giờ Thân thời nhiều con. ẤT lấy Canh Kim làm tử tức (canh khắc ất) mà giờ Thân là phân dã của Kim và là nơi lộc của Canh, vì thế nhiều con. Nếu sinh nhằm các giờ Tý Sửu Dần Mão Tỵ Ngọ tất nhiên là ít con vì nơi đây là những vị trí khắc mộ tuyệt thai của Kim. Ngoài ra nếu trong tứ trụ có những chi hình xung phá hại thời tuổi già hiếm muộn, nếu có thời cũng nghèo hèn hoặc con nuôi.
Chương trên vừa trình bày về năm tháng ngày giờ. Tóm lại năm sinh tượng trưng cho cung tổ tiên, cha mẹ, tông phái thịnh suy, rất kỵ hình xung phá hại làm tổn thương năm sinh khiến cho cơ nghiệp tổ tiên bị suy tài, dù có được hưởng ấm (tử) cũng không tốt đẹp.
Lấy tháng sinh làm cung Huynh đệ, nếu lâm vào vị trí tử tuyệt thai, anh em không đắc lực.
Lấy Nhật thần làm cung thê thiếp, nếu gặp không hình khắc hại tức là khắc thê thiếp
Lấy giờ làm cung tử tức, nếu gặp tử mộ tuyệt tất nhiên con cái ít.
Phú có câu: Bàn về quyến thuộc phải xét tử tuyệt (Luận kỳ quyến thuộc, thẩm kỳ tử tuyệt)
Sách tam mệnh có câu: Trong tứ trụ, xem rõ chín họ, trong tam nguyên biết rõ lục thân (tứ trụ nôi quan kỳ cửu tộc, tam nguyên trung biện kỳ lục thân).
Cha mẹ tổ tông là nơi nương tựa, anh em là tay chân, vợ con là tâm phúc. Trên đời ai lại chẳng còn thân nhân quyến thuộc. Lục Thân nhiều ít, thọ yểu, sang hèn, suy vượng đều không phải điều mà thế nhân làm được mà thuộc quyền năng của tạo hoá, do khí âm dương đào tạo, dù quỷ thần cũng không thể dời đổi. Lời xưa có nói , những kẻ sĩ hiển đạt, thống hiểu kinh điển, cùng lý tận tình, biết rõ đầu mối của tạo vật, nắm vứng được quy luật ngũ hành, để biết rõ vận mệnh. Đức phu tử có nói không biết Mệnh thời không phải là người quân tử.
Đời có nhiều nhà thuật sỹ kém cỏi, chẳng hiểu phép biến thông, mù mờ về lẽ âm dương huyền bí, vì thế sai một ly đi một dặm.