Bài và ảnh của Mr.Love - Từ Điển Kỳ Bí
------------------------
Núi rừng bị tàn phá, cưa xẻ lấy đá, lấy gỗ không hợp lý khác nào ta vô tình lấy kiếm chặt chân tay?!
Sông, suối, ao hồ bị lấp khác nào ta lấy dùi chọc mù con mắt?
Cứ làm vậy, con rồng khỏe - tốt cũng thành con rồng tàn phế, bệnh tật mà thôi.




Tính tôi thích sự đơn giản là một, thích ngắm phong cảnh là hai và chẳng hề ích kỷ khi chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình cho các bạn là ba. Vì vậy, những điều mà tưởng chừng như là cao siêu đó, tôi sẽ giúp các bạn hiểu nó một cách đơn giản và thô sơ nhất.

Có rất nhiều bài viết giới thiệu về Long mạch, nghe thì dễ hiểu nhưng để hình dung và hiểu nó thực sự thì quả là không dễ chút nào!



Vậy Long mạch là gì?
Long mạch là một dòng chảy chứa linh khí trời đất (xin cứ hiểu thô sơ là không khí trong lành) tích tụ trên núi cao và đi theo mạch núi, sông, suối, mạch nước ngầm.

Nó có tác dụng gì?
Nó khiến tâm hồn con người thanh thản, yên bình, an vui.. mọi vật sinh sôi, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.

Vậy còn có định nghĩa khác và cách hiểu khác theo chiều hướng "phi thường" không?
Long mạch hiểu theo chiều hướng "phi thường" hay theo trường phái cổ điển là đường đi của Rồng.

Ủa? Rồng? Làm gì có thật, ý là sao?
Ừ, thì Rồng có thật hay không - không quan trọng! Nó chỉ là biểu tượng cho mức độ, chất lượng mà thôi. Có con Rồng khỏe, con Rồng yếu, con tốt, con xấu, con què, con đui... nó như thế nào thì vùng đất đó như thế.

Làm thế nào để biết được con khỏe, con yếu, con què, con đui?
Nhìn không gian, trời đất là biết. Thấy âm u, ảm đạm ấy là vùng đất có con rồng yếu. Tự nhiên thấy an vui, muốn cười, trời đất, cảnh vật tươi sáng, người dân hiền lành thì vùng đất ấy có con rồng khỏe.
Núi rừng bị tàn phá, cưa xẻ lấy đá, lấy gỗ không hợp lý khác nào ta vô tình lấy kiếm chặt chân tay?!
Sông, suối, ao hồ bị lấp khác nào ta lấy dùi chọc mù con mắt?
Cứ làm vậy, con rồng khỏe - tốt cũng thành con rồng tàn phế, bệnh tật mà thôi.


Một con rồng chết yểu vì thiếu nước

Còn gì hay nữa không, kể nốt nghe coi!?
- Khi dòng linh khí trời đất tụ lại một nơi nào đó tạo ra hình dáng gò, đống, vùng đất lõm, vũng nước thì gọi là "điểm kết"


Điểm kết dạng đống


Điểm kết dạng vùng đất lõm - vũng nước cạn

- Khi dòng linh trời đất tụ lại một nơi nào đó tạo hình dáng bãi đá lởm chởm như gai rồng, hoặc con rồng nằm phơi nắng thì gọi là "tổ rồng"


Tổ rồng 1


Tổ rồng 2

- Điều đặc biệt nhất, xịn nhất, mãnh mẽ hơn tất cả là khi có con rồng há miệng trông như ngáp ruồi thì gọi là "hàm rồng".


Mả táng hàm rồng - giấc mộng đế vương của người đời

Tại sao "Hàm rồng" lại là hàng xịn?
Các loại hình dáng của điểm kết chỉ là một nhánh nhỏ của Long mạch vì thế lượng linh khí không thể nhiều bằng "hàm rồng" - điểm cuối của Long mạch.

Vẫn chưa hiểu?! Nói rõ hơn chút đi!
- Dòng linh khí tích tụ trên cao, đi qua nhiều ngọn núi cùng mạch (cùng dãy núi, không đứt gẫy) thì "hàm rồng" là cửa hang động, linh khí nhiều tựa như cơn gió mạnh trước cửa hang vậy.
- Dòng linh khí tích tụ trên cao, đi theo sông suối không bị chặn và không có tác động gây ô nhiễm thì "hàm rồng" là miệng hố, cửa hang nằm dưới đáy, linh khí mạnh tạo thành vũng xoáy.

Điểm kết, tổ rồng, hàm rồng có tác dụng gì? Ý nghĩa của bài viết này nhằm mục đích gì?
- Ba cái thứ đó hử? Theo như thế gian nói là tốt cho người âm lẫn người dương. Chung quy lại cũng là nhằm mục đích sang giầu, danh vọng mà thôi.

- Ý nghĩa của bài viết này nhằm mục đích nhắn nhủ với các bạn rằng: Dù có biết hay không biết thì không nên lợi dụng mấy thứ này để giả dối, trục lợi hay làm điều xằng bậy. Hãy học cách bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
-----------------
Một vài hình ảnh đẹp: