Trang 1 trong 5 12345 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 82

Ðề tài: Vị Phật trong Phật Giáo nguyên thủy?

  1. #1

    Mặc định Vị Phật trong Phật Giáo nguyên thủy?

    Mình mới tìm hiểu đạo Phật chưa được bao lâu, có một vài thắc mắc.
    * Mình thấy Phật A Di Đà (và các vị Phật, Bồ Tát khác ngoài Phật Thích Ca) thường được nhắc đến rất nhiều nhưng chủ yếu là ở bên Bắc Tông. Cho mình hỏi bên Nam Tông có đề cập tới vị Phật này không?
    * Mình muốn tìm hiểu nhiều hơn về Phật Giáo Nam Tông thì mình nên đọc các sách gì?
    * Ở thành phố HCM có ngôi chùa nào theo hệ Nam Tông không?
    Mong được mọi người giải đáp, mình xin cảm ơn rất nhiều.

  2. #2

    Mặc định

    Chào bạn .
    Theo Phật Giáo Nam Tông thì không có Phật ADiDa . Trong suốt Tam Tạng Kinh Điển cũng không hề được nhắc đến vị Phật này , và nhất là phương pháp hành trì của vị này thì hoàn toàn trái với giáo lý của Đức Phật Thích Ca.
    Muốn hiểu về Phật Giáo Nam Tông thì bạn nên đọc :
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/...nhuthanh00.htm
    Đó là link của kinh Nhật Tụng .
    Thân !!!
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  3. #3

    Mặc định

    Cảm ơn bạn, mình tìm hiểu về đạo Phật trên mạng thì có rất nhiều ý kiến mâu thuẫn, trái ngược nhau khiến mình rất hoang mang.
    Đọc thì thấy có lần Phật Thích Ca nói đến Phật A Di Đà, lợi ích khi niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Tây Phương Cực Lạc.v.v.. Nhưng tìm bên Nam Tông thì không hề nhắc tới việc này. Điều này khiến mình khá sock.
    Chính vì thế, mình muốn biết khi còn tại thế, Đức Phật thực sự đã giảng dạy những gì. Tìm trên mạng thì có khá nhiều tài liệu nhưng khổ nỗi không nói rõ là của hệ nào cả :(
    Last edited by Soul; 08-11-2012 at 01:04 AM.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Soul Xem Bài Gởi
    Cảm ơn bạn, mình tìm hiểu về đạo Phật trên mạng thì có rất nhiều ý kiến mâu thuẫn, trái ngược nhau khiến mình rất hoang mang.
    Đọc thì thấy có lần Phật Thích Ca nói đến Phật A Di Đà, lợi ích khi niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Tây Phương Cực Lạc.v.v.. Nhưng tìm bên Nam Tông thì không hề nhắc tới việc này. Điều này khiến mình khá sock.
    Chính vì thế, mình muốn biết khi còn tại thế, Đức Phật thực sự đã giảng dạy những gì. Tìm trên mạng thì có khá nhiều tài liệu nhưng khổ nỗi không nói rõ là của hệ nào cả :(
    Giáo lý của Đức Phật là một giáo lý đưa đến sự tự giải thoát . Rồi đem những kiến thức về sự giải thoát đó giới thiệu đến cho những ai hữu duyên , tuyệt nhiên không có sự " tu dùm , gánh tội .v.v " .

    Có 4 tạng kinh mà cả thế giới đều công nhận là Đức Phật thuyết .
    Tăng Chi Bộ Kinh
    Trường Bộ Kinh
    Tương Ưng Bộ Kinh
    Trung Bộ Kinh

    Sau khi bạn đọc , hiểu đối chiếu với cuộc sống thực tế. Khi đã làm vậy rồi thì bạn sẽ có một con mắt trạch pháp nhìn ra đâu là lời dạy của Đức Thế Tôn , đâu là những tôn giáo bạn.
    Thân !
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  5. #5
    micronbmt
    Guest

    Mặc định

    trước khi thuyết kinh a di đà đức phật nói :" nhất thiết thế gian khó ai tin "
    vì sao khó tin ? vì phật a di đà ở tây phương ta thì ở ta bà

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Chào bạn .
    Theo Phật Giáo Nam Tông thì không có Phật ADiDa . Trong suốt Tam Tạng Kinh Điển cũng không hề được nhắc đến vị Phật này , và nhất là phương pháp hành trì của vị này thì hoàn toàn trái với giáo lý của Đức Phật Thích Ca.
    Muốn hiểu về Phật Giáo Nam Tông thì bạn nên đọc :
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/...nhuthanh00.htm
    Đó là link của kinh Nhật Tụng .
    Thân !!!
    Vậy thì Đại lão Hòa Thượng Tịnh Không hay như cố Hòa Thượng Thich Thanh Từ thuyết giáo sai hết hay à. Không có Phật ADiDa thì coi như không có Tịnh Độ Tông ? Cẩn thận cái mồm. :D:D:D:D:D
    NGHỀ NGHIỆP: CHUYÊN TRÓC NÃ, VẠCH MẶT... NHỮNG THẰNG THẦY BÙA, THẦY NGÃI, THẦY PHONG THỦY.... LỪA ĐẢO TINH VI, CHUYÊN NGHIỆP. :big_grin::big_grin::big_grin:

  7. #7

    Mặc định

    Đôi khi sự thật không đến từ sự truyền tụng, không đến từ tin đồn hay từ truyền thống... mà nó đến từ sự trải nghiệm.
    Nếu theo lý thuyết trên thì toàn bộ các tu sỹ và cư sỹ của các nền Phật giáo Nam Á (chắc không dưới 100 triệu người) đều phải cẩn thận cái mồm :oh_go_on: :oh_go_on: :oh_go_on:

  8. #8
    micronbmt
    Guest

    Mặc định

    huynh phong va bee nói rất đúng đừng dùng "trí tuệ hẹp hòi của mình"

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nxphong Xem Bài Gởi
    Vậy thì Đại lão Hòa Thượng Tịnh Không hay như cố Hòa Thượng Thich Thanh Từ thuyết giáo sai hết hay à. Không có Phật ADiDa thì coi như không có Tịnh Độ Tông ? Cẩn thận cái mồm. :D:D:D:D:D
    Đấy là các vị Sư của giáo hệ Bắc truyền thì làm sao họ có thể nói những gì khác với truyền thống của họ, bạn thử trả lời xem trong những kinh điển bạn biết từ Phật giáo Bắc truyền đó có Kinh Chuyển Pháp Luân, Tạng Vi Diệu Pháp hay không? các vị Sư đó có bao giờ thuyết giảng những bộ kinh như vậy không? Đó chính là sự KHÁC BIỆT giữa giáo hệ này và giáo hệ kia đó bạn !

    Nghe cách nói của bạn thì biết là bạn KHÔNG BIẾT RÕ về Nam tông và Bắc tông nên mới phát ngôn như vậy.

    HT. Thích Thanh Từ còn sống sờ sờ mà bạn dùng từ Cố HT là sao???
    HT. Thích Thanh Tứ ở miền bắc mới là vị Cố HT.

    Xem ra Phật học chưa thông, mà vội đi hù doạ người khác rồi ! :party:1
    Last edited by hoasenngancanh; 09-11-2012 at 05:59 PM.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  10. #10

    Mặc định

    Cho em thắc mắc anh hoa sen một chút . Em nhớ không nhầm thì trước đây anh có viết là một ngày anh đọc 200 biến chú đại bi phải không ạ ?

    Anh mới theo Nam tông hay theo nam tông lâu rồi vì các hành giả nam tông thường thực hành rải tâm từ chứ không đọc kinh chú đại thừa như trên ?
    Last edited by Kim Liên Cư Sĩ; 10-11-2012 at 09:49 AM.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kim Liên Cư Sĩ Xem Bài Gởi
    Cho em thắc mắc anh hoa sen một chút . Em nhớ không nhầm thì trước đây anh có viết là một ngày anh đọc 200 biến chú đại bi phải không ạ ?

    Anh mới theo Nam tông hay theo nam tông lâu rồi vì các hành giả nam tông thường thực hành rải tâm từ chứ không đọc kinh chú đại thừa như trên ?
    Hoa Sen tùm lum cánh xin chào bạn Hoa Sen Vàng thân mến,

    Đúng là HS có thời gian tụng chú ĐB rất nhiều, có một lúc tụng mỗi ngày là 108 biến, có ngày tụng đỉnh điểm là trên 200 biến. HS tu theo thiền định Nam tông mới khoảng vài năm gần đây thôi, vì do ước nguyện là hỗ trợ tất cả những ai phát tâm tu Phật với mọi tông phái của Phật giáo và Thiên Chúa giáo nữa, nên thời gian dài qua HS được học và trải nghiệm nhiều từ các tông phái khác nhau, nên kiến thức của HS là nhiều phương diện.

    Phật tử Nam tông tu tập thường xuyên là thiền quán minh sát (Vipassana) vì trong thiền minh sát có phần rải tâm từ bi gọi là thiền tha thứ (cho chính mình và tha nhân) hoặc là thiền tâm từ. Những ai chuyên tu thiền Tâm từ sẽ đắc từ Sơ thiền tới Tam thiền, đó là những vị chuyên tu về thiền Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) muốn lên Tứ thiền phải thành tựu Tam thiền dựa trên nền tảng Từ, Bi, Hỷ rồi tu tập tâm Xả để thành tựu tầng Tứ thiền. Không phải ai cũng chuyên tu tâm Từ mà tuỳ trình độ và sự yêu thích của cá nhân mà tu tập đề mục này. HS tu thiền Hơi thở đạt Sơ thiền và vận dụng vào thiền minh sát đạt vài tầng Tuệ quán trong lộ trình 16 tầng Tuệ quán. Phật tử Nam tông thuần thành thì không tu tập các pháp môn khác ngoài Phật giáo Nam tông, chỉ riêng HS là tu tập nhiều pháp môn mà thôi, không phải là mẫu mực cuả người Phật tử Nam tông đâu bạn.

    thân ái.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  12. #12

    Mặc định

    nói phương pháp hành trì của đức phật A di đà hoàn toàn trái với giáo lý của Đức Phật Thích Ca. là sai căn bản nhé.

    nếu đọc tụng một cách máy móc thì rõ tác dụng chẳng bằng việc thực hành thiền định và quán. nhưng việc học nào cũng phải đi với hành. ngay trong thời gian khoanh chân ngồi đọc, cũng ngăn được sự ác trong thân khẩu ý, là thêm một phút thiện theo Nam tông.

    Nam tông niệm tâm từ, nguyện cho tôi được an lạc, người quanh tôi được an lạc, kẻ thù của tôi được an lạc. Bắc tông nói tôi tụng mong chuyển nghiệp cho người đã mất, kẻ vẫn còn. đều là sức mạnh tâm thức mà ra. tại sao lại nói "hoàn toàn trái"

    có nhiều người nói, làm j có Phật Di đà, làm j có Bồ tát Quán thế âm. tôn giáo của bạn, vị thầy của bạn, bạn cứ theo, nên nhất tâm mà đi, nhưng không có nghĩa phủ nhận sự tồn tại, hoặc giả chỉ đơn giản là niềm tin tôn giáo của người khác. pháp nào đem lại cho ta và mọi người sự an lạc, khiến ta tốt hơn là pháp lành.

    trango cũng hơi thắc mắc chút, vì hôm trước đọc được 1 bài của 1 chị, trong thời gian nghiên cứu Phật học ở Ấn độ thì rút ra kết luận rằng không có Bồ tát Quán thế âm, chẳng có A di đà, đọc nếu chẳng bằng tiếng Pali thì nên là bản dịch từ tiếng Pali mà ra. trango thì không có tiếp xúc nhiều với các vị thầy. nhưng có lần, một vị đại đức ở Bồ đề đạo tràng, Ấn độ đã nói với trango rằng, chúng tôi tụng bằng tiếng của chúng tôi, còn các bạn ở VN thì cứ tụng tiếng Việt, để Hiểu, mà còn Hành. và thầy còn khuyên trango nên niệm danh hiệu Bồ tát Quán thế âm. thầy không hề nói trango phải tụng bài kinh Yêu thương (kinh tâm từ) nhé. mặc dù với người khác thì thầy lại nói nên tụng.
    tùy bệnh mà dùng thuốc. tùy duyên mà lĩnh ngộ
    vẫn còn đi còn đi

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trango Xem Bài Gởi
    ...tùy bệnh mà dùng thuốc. tùy duyên mà lĩnh ngộ
    câu này hay ! :peace_sign:
    đi tiếp đi Trango ! :hee_hee:

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  14. #14
    Lục Đẳng Avatar của VôChínhDiệu
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    Chân Tịnh
    Bài gởi
    14,127

    Mặc định

    Nam Tông - Bắc Tông !
    2 khái niệm về quan điểm...
    vậy Phật dạy chúng ta có chấp ngã không ?
    ví như Nhìn 1 cái cây xanh.. nếu nhìn 1 phía sẽ hiểu cái cây chỉ như thế đó , nếu nhìn phía khác sẽ hiểu cái cây sẽ khác.. và 2 người gặp nhau thể hiện cái cây khác nhau và tranh luận ai đúng ai sai...
    Tu tâm đã .. tu chính mình đã... Nam _ Bắc cũng chỉ là phương tiện .....
    Tùy duyên hiểu , tùy duyên theo , tùy duyên tu , tùy duyên lĩnh ngộ
    Đôi dòng mạn phép tham gia
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
    Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát

  15. #15

    Mặc định

    nxphong và trango xem lại chủ đề .
    Mình mới tìm hiểu đạo Phật chưa được bao lâu, có một vài thắc mắc.
    * Mình thấy Phật A Di Đà (và các vị Phật, Bồ Tát khác ngoài Phật Thích Ca) thường được nhắc đến rất nhiều nhưng chủ yếu là ở bên Bắc Tông. Cho mình hỏi bên Nam Tông có đề cập tới vị Phật này không?
    * Mình muốn tìm hiểu nhiều hơn về Phật Giáo Nam Tông thì mình nên đọc các sách gì?
    * Ở thành phố HCM có ngôi chùa nào theo hệ Nam Tông không?
    Mong được mọi người giải đáp, mình xin cảm ơn rất nhiều.
    Tôi không đứng vào phương diện của PGBT để trả lời , mà chỉ nói theo phương diện Phật Giáo Nguyên Thủy . Và theo các chứng tích lịch sử mà các sử gia công nhận .
    Phật Giáo Nguyên Thủy không có cách nhìn kỳ thị , hay miệt thị tôn giáo khác . Với Phật Giáo Nguyên Thủy thì Phật Giáo Bắc Tông cũng như Thiên Chúa Giáo , Hồi Giáo vậy thôi . Không có lý do gì phải kỳ thị hay miệt thị người khác chỉ vì họ khác tôn giáo với mình .

    Xin nói thêm . Kinh rải tâm từ cũng như là một điều tâm niệm vậy , nó chẳng là chú chẳng có gì gọi là quyền bí . Người thường tâm niệm về sự tha thứ , mong điều lợi ích cho mình và cho người . Thì tấm lòng người đó luôn mát mẻ dễ chịu và chế ngự được tính nóng . Nên ở đây cần chất lượng chứ không phải là số lượng , người tụng kinh rải tâm từ có thể chỉ cần đọc 1 lần , 2 lần chẳng cần 100 biến , 1000 biến làm gì . Nhưng khi đọc phải thực tâm , chứ không phải đọc vì đọc kinh . Do vậy các bạn sẽ thấy trong kinh nhật tụng của Phật Giáo Nguyên Thủy tối đa đọc đến 3 lần rồi thôi . Chứ chưa hề có lời khuyên phải đọc 1000 biên , 100000 biến , rồi thêm lời dụ khị là khi đọc được 1000 biến đó thì được tiêu tai giản nạn gì đó .
    Phật Giáo Nguyên Thủy khác lắm so với các tôn giáo bạn còn lại .
    Last edited by zelda; 15-11-2012 at 12:08 PM.
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  16. #16

    Mặc định

    cũng mời bạn đọc lại những j trango viết

    những j bạn nói về kinh, đúng nhưng không đủ. tại sao bạn biết kinh Bắc tông chỉ cần đọc ra rả như con vẹt mà không cần hiểu, cần học, cần hành. lại sai nữa rồi. ví dụ nhé. kinh Địa tạng thì dạy về nhân quả, về công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Kinh Viên giác thì dạy về cách thức tu tập. đấy là nói sơ sơ thôi nhé. đừng lấy nước giếng, dù sâu mà đo lòng biển cả.

    bản kinh tâm từ mà bạn nhắc ấy, thầy ở trên trango nhắc tới. kinh này được thầy khuyên 1 cô đọc để "trừ bệnh tà" cho con gái cô ấy đấy. đừng nói kinh không quyền năng. mắc tội
    vẫn còn đi còn đi

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trango Xem Bài Gởi
    cũng mời bạn đọc lại những j trango viết

    những j bạn nói về kinh, đúng nhưng không đủ. tại sao bạn biết kinh Bắc tông chỉ cần đọc ra rả như con vẹt mà không cần hiểu, cần học, cần hành. lại sai nữa rồi. ví dụ nhé. kinh Địa tạng thì dạy về nhân quả, về công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Kinh Viên giác thì dạy về cách thức tu tập. đấy là nói sơ sơ thôi nhé. đừng lấy nước giếng, dù sâu mà đo lòng biển cả.

    bản kinh tâm từ mà bạn nhắc ấy, thầy ở trên trango nhắc tới. kinh này được thầy khuyên 1 cô đọc để "trừ bệnh tà" cho con gái cô ấy đấy. đừng nói kinh không quyền năng. mắc tội
    Trango đang ĐỨNG ở box Phật giáo Nguyên Thuỷ nghen !! người ta không có mấy kinh như bạn nói thì có phải bạn không biết ngó trước ngó sau không hả? Bạn biết hết mức độ nông sâu của cả 2 hệ Nam tông, Bắc tông không mà hù doạ ai là 'mắc tội' hả? Cái gì mà nước giếng, nước biển ? nói như vậy chính Trango là kẻ không biết gì hơn cái hiểu biết của Trango. Thử tìm vài cuốn kinh trong tạng Vi Diệu Pháp (Tạng Luận) mà xem coi Trango đủ trình độ hiểu hay không mà la hét ở đây?

    Ngay khi bắt đầu thì đã sai tè le ra đó rồi ! bởi vậy Trango chỉ biết đi hoài mà đâu có biết dừng ! nghĩ cũng tội nghiệt quá nhỉ !
    spam warming
    Last edited by hoasenngancanh; 15-11-2012 at 02:55 PM.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  18. #18

  19. #19

    Mặc định

    Đấy là 1 bức tranh tuyệt mỹ ! thật tuyệt vời !

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  20. #20

    Mặc định

    (Bài giảng trong room Diệu Pháp , Ngày 11 tháng 05 năm 2008)

    SAMBUDDHE
    1- Sambuddhe aṭṭhavīsañ ca - Con đem hết lòng thành kính,
    dvādasañ ca sahassake làm lễ 28 vị Chánh biến tri
    pañcasatasahassāni 12 ngàn vị Chánh biến tri
    namāmi sirasā ahaṃ . và 500 ngàn vị Chánh biến tri
    Tesaṃ dhammañca saṅghañca Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảo
    ādarena namāmihaṃ và Tăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.
    namakārānubhāvena Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các
    hantvā sabbe upaddave bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự
    anekā antarāyāpi tai hại thảy đều diệt tận.
    vinassantu asesato.
    2- Sambuddhe pañca paññāsañca 2-Con đem hết lòng thành kính,
    catuvīsa tisahassake làm lễ 55 vị Chánh biến tri
    dasasatasahassāni 24 ngàn vị Chánh biến tri
    namāmi sirasā ahaṃ . và 1 triệu vị Chánh biến tri
    Tesaṃ dhammañca saṅghañca Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảo
    ādarena namāmihaṃ và Tăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.
    namakārānubhāvena Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các
    hantvā sabbe upaddave bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự
    anekā antarāyā pi tai hại thảy đều diệt tận.
    vinassantu asesato.
    3- Sambuddhe navuttarasate 3-Con đem hết lòng thành kính,
    aṭṭhacattālī-sasahassake làm lễ 109 vị Chánh biến tri
    vīsatisatasahassāni 48 ngàn vị Chánh biến tri
    namāmi sirasā ahaṃ . và 2 triệu vị Chánh biến tri
    Tesaṃ dhammañca saṅghañca Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảo
    ādarena namāmihaṃ và Tăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.
    namakārānubhāvena Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các
    hantvā sabbe upaddave bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự
    anekā antarāyā pi tai hại thảy đều diệt tận
    vinassantu asesato.

    TT Trí Siêu :

    Trong bài kinh lễ bái Chư Phật có ba đoạn và mỗi một đoạn trình bày ba số lượng Chư Phật khác nhau.
    -Đoạn đầu nói nói về 28 vị Chánh biến tri, 12 ngàn vị Chánh biến tri và 500 ngàn vị Chánh biến tri.
    -Đoạn thứ hai lễ bái Chư Phật 55 vị Chánh biến tri, 24 ngàn vị Chánh biến tri và một triệu vị Chánh biến tri.
    -Đoạn ba 109 vị Chánh biến tri, 48 ngàn vị Chánh biến tri và hai triệu vị Chánh biến tri.

    Chư Phật nhiều nhưng tai sao mình không gom lại mà lại kể ra chi tiết như vậy. Khi nói đến kinh để tụng niệm lễ bái, cần được đặt niềm tin là trên hết, do vậy mới kể ra chi tiết. Trước tiên quý vị cần chú ý một điều là vị Bồ tát phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác có ba khuynh hướng. Có vị Bồ tát Chánh Đẳng Chánh Giác nặng về trí tuệ Paññadhika, có vị nặng về tinh tấn Viriyādhika, có vị nặng về đức tin Sadhādhika. Mỗi vị Bồ tát trong quá trình thực hành pháp độ Paramī, mỗi vị phải trải qua ba giai đoạn, tức là giai đoạn phát nguyện trong tâm, giai đoạn phát nguyện ra lời và giai đoạn được thọ ký.

    Đối với vị Bồ-tát toàn giác có khuynh hướng thiên nặng về trí tuệ, vị đó trải qua thời gian phát nguyện trong tâm là 500 thời kỳ của Chư Phật trong quá khứ. Giai đoạn phát nguyện ra lời trải qua thời gian lượng ước chừng 12 ngàn vị Phật, một thời gian rất dài. Thời gian được thọ ký trải qua 28 vị Phật thọ ký. Tổng cộng thời gian đến 20 A-Tăng –kỳ, và một trăm ngàn đại kiếp. Phát nguyện trong tâm 9 A-Tăng-kỳ, phát nguyện ra lời trải qua thời gian 7 A-Tăng-kỳ, và được thọ ký là 4 A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Thế thì khi chúng ta tụng “ Con đem hết lòng thành kính làm lễ 28 vị Chánh biến tri (tức là đảnh lễ 28 vị Chánh biến tri đã thọ ký cho Đức Bồ- tát toàn giác đặt nặng về trí tuệ). 12 ngàn vị Chánh biến tri ( Là nói đến số lượng Chư Phật trong thời gian phát nguyện ra lời của vị Bồ-tát toàn giác nặng về trí tuệ). 500 ngàn vị Chánh biến tri (tức là đảnh lễ chư Phật trong thời gian Bồ tát toàn giác nặng về trí tuệ đã phát nguyện trong tâm).”

    Do đó trong phần đầu của bài kinh lễ bái này là chúng ta đảnh lễ Chư Phật của ba giai đoạn một vị Bồ tát Chánh Đẳng Giác có khuynh hướng đặt nặng về trí tuệ như Đức Phật Thích Ca. Đức Phật của chúng ta trong quá khứ Ngài đã trải qua thời gian phát nguyện trong tâm là 500 ngàn vị Chánh biến tri, rồi tiếp tục Ngài phải trải qua thời gian 12 ngàn vi Chánh biến tri để phát nguyện ra lời, đến thời kỳ thọ ký Đức Bồ tát phải qua 4 A-tăng-kỳ, một trăm ngàn đại kiếp với 28 vị Chánh biến tri thọ ký, Ngài mới thành Phật được sau một thời gian rất lâu dài.

    Phần thứ hai chúng ta đảnh lễ Chư Phật của vị Bồ-tát toàn giác nặng về tinh tấn. Vị ấy phải trải qua thời gian phát nguyện trong tâm là một triệu vị Chánh biến tri, chậm gấp đôi thời gian vị có trí tuệ, tiếp tục phát nguyện ra lời trải qua thời gian 24 ngàn vị Chánh biến tri. Rồi phải trải qua thời kỳ được Chư Phật thọ ký là 55 vị Chánh biến tri. Do vậy trong đoạn này chúng ta lễ bái Chư Phật trong ba giai đoạn của một vị Bồ-tát Toàn giác nặng về tinh tấn.

    Phần thứ ba chúng ta đảnh lễ chư Phật trải qua thời gian một vị Bồ-tát nặng về đức tin. Phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác có khuynh hướng nặng về đức tin thời gian rất dài. Phát nguyện trong tâm trải qua thời gian 2 triệu vị Chánh biến tri, rồi trải qua thời gian 48 ngàn vị Chánh biến tri phát nguyện ra lời, rồi trải qua thời gian được thọ ký 109 vị Chánh biến tri. Một thời gian rất dài, dài lắm.

    Nói như thế đó nhưng chúng ta phải hiểu rằng một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, Ngài có thể ở trong ba giai đoạn. Tức là Ngài vừa ở trong giai đoạn để thọ ký cho một vị Bồ-tát, chẳng han như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký cho Tỳ khưu Ajita, trở thành vị Phật kế tiếp đây. Ngài là vị Phật cuối cùng để thọ ký cho Bồ-tát Di-Lặc, chúng ta gọi là Bồ-tát Di lặc chứ đúng tên của Ngài là Bồ-tát Ajita thành vị Phật nối tiếp đây. Trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca cũng vẫn có những chúng sanh đang phát nguyện ra lời và trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca hiện tại cũng có những chúng sanh chỉ mới phát nguyện trong tâm để thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Như vậy những con số 500 hoặc 2 triệu hoặc 55 vị Chánh biến tri không phải là tổng số mà trong đó chỉ phân theo từng trường hợp hạnh nguyện của vị Bồ-tát mà thôi. Chứ thật ra một vị Phật có thể đóng vai trò rất nhiều như 28 vị thọ ký cho Đức Bồ-tát Gotama cũng nằm trong danh sách của 55 vị thọ ký cho ĐứcBồ-tát khuynh hướng nặng về tinh tấn, cũng nằm trong danh sách 109 vị thọ ký cho Bồ tát nặng về đức tin.

    Về chi pháp chính xác chúng ta phải học về A-tỳ-đàm, về nghĩa lý chính xác phải học tạng kinh, hành xử chính xác phải học tạng luật. Còn khi chúng ta học về kinh tụng, những bài kinh uy lực để tụng niệm thì chỉ dựa trên cơ sở đức tin mà thôi, do đó trích lấy bài kinh nào trong Trường Bộ kinh hay Trung Bộ kinhv.v… đem ra làm bài kinh tụng, điều này chỉ trình bày để chúng ta hiểu thôi. Điều quan trọng nhất là chúng ta chỉ cần biết một chúng sanh có sự nhàm chán và ý thức cuộc đời, có khuynh hướng giải thoát gọi là Bồ-tát phải trải qua thời kỳ phát nguyện trong tâm, phát nguyện ra lời và thời kỳ được thọ ký như thế nào. Chúng ta chỉ cần hiểu bao nhiêu đó thôi. Còn những thông số, điều này không quan trọng đối với chúng ta nhất là đa phần Chư Tăng và Phật tử có mặt hôm nay phát nguyện A-la-hán Thinh Văn để được giải thoát khỏi khổ luân hồi, chứ ít có vị nào phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác. Như Sư Trưởng, TT Giác Đẳng phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác v.v… Riêng về bản thân chúng tôi chỉ nguyện đắc A-la-hán với tuệ phân tích, cho nên chúng tôi đốt cháy thời gian không trải qua thời gian nhiều thời kỳ Chư Phật như vậy, luân hồi càng nhiều càng khổ đau.

    http://minhhanhdp.brinkster.net/DIEU...Sambuddhe.html

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 20-10-2022, 08:20 AM
  2. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 22-09-2012, 10:14 PM
  3. Trả lời: 223
    Bài mới gởi: 01-06-2012, 10:29 PM
  4. ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY Ở VIỆT NAM
    By Thichhuyenthuat in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 12-09-2011, 09:49 PM
  5. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •