Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 42

Ðề tài: PHẬT THUYẾT KINH BẮC ĐẨU THẤT TINH DUYÊN MẠNG

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định PHẬT THUYẾT KINH BẮC ĐẨU THẤT TINH DUYÊN MẠNG

    1, NAM MÔ THAM LAM TINH , THỊ ĐÔNG PHƯƠNG TỐI THẮNG THẾ GIỚI VẬN- Ý THÔNG CHỨNG NHƯ LAI PHẬT(1LẠY)
    2,NAM MÔ CỰ MÔN TINH THỊ ĐÔNG PHƯƠNG DIỆU BẢO THẾ GIỚI QUAN ÂM TƯ TẠI NHƯ LAI PHẬT(1LẠY)
    3, NAM MÔ LỘC TỒN TINH THỊ ĐÔNG PHƯƠNG VIÊN MÃN THẾ GIỚI KIM SẮC THÀNH TUU NHƯ LAI PHẬT(1LẠY)
    4,NAM MÔ VĂN KHÚC TINH THỊ ĐÔNG PHƯƠNG VÔ ƯU THẾ GIỚI TỐI THẮNG KIẾT TƯỜNG NHƯ LAI PHẬT(1LẠY)
    5, NAM MÔ LIÊM TRINH TINH THỊ ĐÔNG PHƯƠNG, TỊNH TRỤ THẾ GIỚI QUẢNG ĐẠT TRÍ BIỆN NHƯ LAI PHẬT(1LẠY)
    6 NAM MÔ VŨ PHÚC TINH THỊ ĐÔNG PHƯƠNG PHÁP Y THẾ GIỚI, PHÁP HẢI DU HÍ NHƯ LAI PHẬT
    7,NAM MÔ PHÁ QUÂN TINH, THỊ ĐÔNG PHƯƠNG LƯU LY THẾ GIỚI DƯỢC SU LƯU LY QUANG NHƯ LAI PHẬT (TẤT CẢ ĐỀU MỘT LẠI KHI NIỆM XONG MỘT DANH HIỆU)
    NẾU CÓ NGƯỜI MỖI NGÀY TỤNG THẦN CHÚ NÀY QUYẾT ĐỊNH TỘI NGHIỆP THẢY ĐỀU TIÊU TRỪ, VÀ TẤT CẢ SỞ NGUYỆN ĐỀU ĐƯỢC THÀNH TỰU,NẾU MỖI NGÀY TỤNG THẦN CHÚ NÀY 108 BIẾN, THÂN MÌNH VÀ TÂT CẢ QUYẾN THUỘC ĐỀU ĐƯỢC PHÙ HỘ,NÊU TỤNG 500 BIẾN THÌ DƯỢC SƯC OAI THẦN LỰC TRONG 500 DO TUẦN,TẤT CẢ MA VƯƠNG VÀ CÁC MA CHÚNG,KẺ CHƯƠNG NGẠI,VÀ VÔ LƯỢNG ÁC QUỶ KHÔNG DÁM GẦN GŨI,THƯỜNG ĐƯỢC UNG HÔ,
    LUU Y: đây là thần chú dâng sao giải hạn của chư phật,ai muốn tiêu tai giải ách thì chí thành phát tâm đại bi,làm nhiều việt thiện , không phạm việt ác,va chuyên tâm tụng thần chú này,thì sẽ được giải ách,
    nghi thưc tụng là hành giả phải an chay hoạc là mỗi buổi sáng bình minh thức dậy không được ăn nặm, rồi chí thành niệm danh hiệu bảy đức như lai ở trên ,và tụng thần chú này 7, 21,49,108 biến,trở lên thi càng tốt,(lưu ý ăn nặm mà tụng chú là mắc tội đó nên ai lỡ an mẵn rồi thì để ngày khác tụng)

    Thần chú như sau:
    Úm táp đá nhi nẵng giã,bán nhá mật nhá giã,nhiễm phổ tha, ma ta phạ,nhị nẵng ra khất sơn bà phạ đô xóa ha (108)biến

  2. #2
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    khó quá đi...thôi để khi nào rãnh thử xem sao..
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  3. #3

    Mặc định

    à mà anh em luyện pháp thì phải nhớ ăn chay ,hoặc là mỗi sáng bình mình thức dậy chưa ăn mặn mới được tụng chú đó, còn đặc điẻm của thần chú phật là ăn mặn tụng chú la vỡ môn đó heee, lúc đó lại bảo minh không báo trước hehiiiiiiiiiiiiii

  4. #4
    Lục Đẳng Avatar của VôChínhDiệu
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    Chân Tịnh
    Bài gởi
    14,127

    Mặc định

    nhung đọc chú tâm thật tĩnh , không đc để tâm u mê . Phật trong tâm mói có tác dụng đc... không phải ai cũng có thể đọc để có tác dụng đâu... nam mô A Di Đà Phật !

  5. #5
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    trì chú mà còn sanh tâm phân biệt chay-mặn là không nên!

  6. #6
    Đai Đen Avatar của darkshilen89
    Gia nhập
    Aug 2008
    Nơi cư ngụ
    Xóm mê tín
    Bài gởi
    597

    Mặc định

    Ko phải phân biệt mà là làm đúng pháp .
    Vì chúng ta chưa đạt được đến giai đoạn tâm gọi là "sắc tức dị ko, ko tức dị sắc" .:D
    Cử thêm ngũ tân nữa thì phải .
    Nam Mô Đa Bảo Như Lai .
    Nam Mô Tỳ Bà Thi Như Lai .
    Nam Mô Ca Sa Tràng Như Lai .
    Nam Mô Ba Đầu Ma Thắng Như Lai.

  7. #7

    Mặc định

    Khoa Tử vi bắt nguồn từ thời nào? Cho đến nay sách sử không ghi lại ai là người khai sáng ra nó. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.

    Đời Gia Tĩnh (vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
    Các vì sao mà huynh đưa lên không có cái nào thuộc Đông phương hết toàn là bắc đẩu tinh hay nam đẩu tinh thôi.
    Phật mà cho câu chú nầy để chúng ta dâng sao giải hạn thì tui cũng hổng thèm tu chi cho cực khổ.!!!!
    Sao ban ngày ban mặt mà thứ nầy ra nhiều quá xá hả trời !!!
    Last edited by linh_tinh_85; 18-05-2011 at 03:17 PM.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi van phap anh linh Xem Bài Gởi
    đọc kỹ phần luu ý đi cu,cu hiểu lênh đi ý nghĩa rùi, phật thuyết ra thì phải người có duyên mới hiểu được phật thuyết gì,còn người không có duyên thì toàn suy luận .................. hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
    .....................
    một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”.
    Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống,(960-1279) Trung Quốc.

    Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thủa nhỏ thường đau yếu liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.

    Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: "Ngô kim nhật thất thập hữu dư" nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổI”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh thuật rằng:
    .............................................
    Vậy thời Phật cách thời nhà Tống 1500 năm làm gì biết sao Phá Quân, Tham Lang.
    Kinh nầy do TQ giả tạo rồi?
    Last edited by linh_tinh_85; 19-05-2011 at 06:29 AM.

  9. #9
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi linh_tinh_85 Xem Bài Gởi
    tác giả của tử vi sống thời Nhà Minh là triều đình cai trị Trung Quốc từ 1368 đến 1644.Vậy thời Phật cách thời nhà Minh 2000 năm làm gì biết sao Phá Quân, Tham Lang.
    Kinh nầy do TQ giả tạo chăng?
    PHẬT THUYẾT KINH : BẮC ĐẨU THẤT TINH DUYÊN MẠNG

    mô phật !
    cái tên đã nói lên tát cả .

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi damquangvinh Xem Bài Gởi
    PHẬT THUYẾT KINH : BẮC ĐẨU THẤT TINH DUYÊN MẠNG

    mô phật !
    cái tên đã nói lên tát cả .
    Cần phân biệt tri kiến Phật mới thật tu.
    Nếu Phật thuyết kinh nầy thì tôi sẽ chẳng cần tu làm gì cho mệt.
    Hơn nữa, Hi Di Trần Đoàn, Đời Tống cách thời Phật 1500 chế ra tử vi, sau đó thời nhà Minh cách Phật 2000 năm mới thịnh hành khoa nầy, lúc đó khoa nầy chưa có lấy gì Phật thuyết.
    Cũng như kinh thiên địa Bát Dương là kinh của TQ, vì sao biết? vì có những đoạn chiết tự chữ Hán trong kinh, Phật không thuyết kinh bằng chữ Hán làm sao có kinh chiết tự chữ Hán.
    Tỉnh lại đi, đừng có mê ngủ , mê tín quá!!!
    Tôi đã nói kinh Phật rất dễ nhận ra, là một khoa học logic, không mê tín, và bao giờ cũng trích ra được pháp hành để tu tâm dưởng tánh, kinh nào quỵ lụy thần linh xin phước xin lộc tránh tai họa, không phải kinh Phật.
    tham khảo ở đây
    Sau khi tra cứu mục lục Đại tạng kinh Hán tạng (Phật giáo Đại tạng kinh tường tế mục lục), chúng tôi không tìm thấy kinh Thiên Địa Bát Dương (TĐBD). Mặt khác, kinh này được ghi nhận là do Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch, nếu đúng thì cố nhiên kinh này có nguồn gốc Phạn bản và nội dung phải mang dấu ấn văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là phải đầy đủ ba dấu ấn Chánh pháp (vô thường-khổ-vô ngã) mới đích xác là kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, nội dung kinh TĐBD lại mang đậm nét tư tưởng và văn hóa Trung Hoa, nhất là quan niệm lý số, phong thủy, âm dương ngũ hành… dù có xen lẫn đôi chút tư tưởng Phật giáo.
    Ngay trong phẩm thứ nhì, Khai bày chánh kiến, kinh TĐBD đã dùng phương pháp chiết tự để luận giải chữ Nhân: “Nhân là Chân, là làm con người phải có Chân tâm, không tưởng quấy, thân này thi hành mỗi việc đều chánh trực. Cho nên, chiết tự chữ Nhân đó coi, thì chữ Phúc bên trái gọi là Chân, còn chữ Vệ bên phải kêu là Chánh, mình thường làm việc Chánh-Chân nên gọi là chữ Nhân”. Với cách giải thích về chữ Nhân bằng chiết tự như thế, chỉ có chữ Hán mới làm được và điều này không thể có trong các văn bản chữ Phạn. Rõ ràng, gán ghép điều này với ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh TĐBD từ Phạn bản là điều hết sức khiên cưỡng.
    Cũng trong phẩm thứ nhì này, kinh TĐBD nói: “Phàm người thiện nam, tín nữ nào muốn dựng nhà cửa… hoặc rủi nhằm phương Nhật du, Nguyệt sát, tướng quân Thái tuế, cùng sao Huỳnh phan, sao Bát dĩ, Ngũ thổ địa kỳ, Thanh long bạch hổ hoặc phương Chu tước Huyền võ, Lục giáp cấm kỵ mười hai chi, mười can…” hoặc “ông Nhân Vương Bồ tát, tâm từ quảng đại… làm ra lịch số… có trực bình, trực mãn, trực thâu, trực khai, trực trừ…” (phẩm thứ ba, Vấn đề chánh đạo, sanh tử, tẩn táng) hay là: “Người đời muốn kết nghĩa hôn nhơn… phải coi trong bộ sách Lộc mạng… lấy đó kết làm quyến thuộc” (Phẩm thứ tư, Thế đề cưới gả), đây hoàn toàn là dịch lý, phong thủy và số mạng của Trung Hoa. Những điều này chẳng những không đúng với kinh điển Phật giáo mà còn xa lạ với văn hóa Ấn Độ, do vậy dễ dàng nhận ra kinh này là sản phẩm văn hóa của Trung Hoa.
    Điều đáng lưu tâm là “tư tưởng Phật học” của kinh này.

    Phẩm thứ năm, Nói về tên kinh Bát Dương, giải thích tên kinh như sau: “Chữ Bát nghĩa là phân biệt rành vậy, chữ Dương nghĩa là giải tỏ cái lý Đại thừa làm Phật và rõ đặng phân rành nhơn duyên tám thức kia… Phật nói tám cái thức đó nghĩa là bề ngang, chữ Dương nghĩa là bề dọc, ngang dọc phù hiệp nhau thành ra bộ kinh giáo, nên gọi là Bát Dương”.

    Nhất là giải thích về đặc tính của thức A lại da: “Cái thức hàm tàng thiệt là thức thiên, chứa hết thảy các pháp, hay diễn nói ra kinh A Hàm và bộ Đại Bát Nhã Niết Bàn kinh. Còn cái thức A lại da cũng to lớn bao trùm cho nên diễn nói ra bộ Đại Trí Độ luận kinh và bộ Lăng Già luận kinh vậy”. Nhận thức về Tâm học Phật giáo như thế, rõ ràng tác giả của kinh TĐBD không mấy am tường về Phật học, nhất là Duy thức học.

    Ngoài ra, tư tưởng “tự nhiên” trong phẩm thứ sáu, Lời phú chúc cũng hoàn toàn xa lạ với Chánh pháp: “Thân này có ra cũng tự nhiên; năm vóc kia tự nhiên có đủ; trưởng đại đó tự nhiên trưởng đại; lão thành kia tự nhiên lão thành; sanh ra đó tự nhiên sanh ra; ngày chết kia tự nhiên phải chết”.

    Phật giáo không hề chủ trương tự nhiên mà vạn pháp do duyên sinh, lìa duyên sinh tức không phải Chánh pháp.

    Tuy kinh TĐBD có đóng góp vào việc bài trừ mê tín, chủ trương làm lành, tích phước, đề cao tụng niệm song ngôn ngữ, tư tưởng của kinh mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống Trung Hoa, không phải là kinh điển Phật giáo. Những yếu tố Phật giáo có mặt trong kinh không chuyển tải được nội dung Chánh pháp mà chỉ là sự pha trộn khập khiễng giữa tư tưởng Phật giáo và các quan niệm về dịch lý, phong thủy, âm dương ngũ hành cùng với sự dọa dẫm, thiếu sắc thái trí tuệ và từ bi. Do vậy, hàng Phật tử không nên đọc tụng và thọ trì kinh này. (Ban TV TC GN)

    HỎI: Gần đây, xuất hiện một số kinh như Điạ Mẫu Chơn kinh, Táo Quân Chơn kinh… và được một số Phật tử tụng đọc. Kính hỏi những kinh này có phải Chánh pháp ở trong Tam tạng không? Làm sao để ngăn chặn việc lợi dụng hình Phật in trên các sách bói toán và các sản phẩm giải trí, tiêu dùng như hiện nay?
    ĐÁP: Sau khi tìm hiểu nội dung đồng thời kết hợp tra cứu Phật giáo Đại Tạng Kinh Tuờng Tế Mục Lục (Đại Chính tân tu), chúng tôi có thể khẳng định những kinh như Địa Mẫu Chơn kinh, Táo Quân Chơn kinh không có trong Thánh điển Phật giáo. Đặc biệt là nội dung, các kinh này tuy có đề cập đến một vài khía cạnh đạo đức song chỉ dừng ở cấp độ tín ngưỡng vu vơ, siêu hình, hoàn toàn không mang "ba dấu ấn" của Chánh pháp.

    Người Phật tử quy y Pháp rồi thì không quy y ngoại đạo, tà giáo. Do vậy, những kinh sách thuộc ngụy kinh, tà pháp như trên thì dứt khoát không nên đọc tụng. Chỉ trừ những người đã thâm hiểu Phật pháp hoặc những vị có trách nhiệm phải nghiên cứu, còn hàng Phật tử sơ cơ thì không nên lãng phí thời gian và nhất là không nên tụng đọc.

    Hiện tại, Giáo hội PGVN kể cả các cơ quan hữu quan Nhà nước vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc lợi dụng hình Phật in trên các sách bói toán và các sản phẩm giải trí, tiêu dùng vì đa phần những sản phẩm ấy được sản xuất "chui", lợi dụng lòng tin Phật để trục lợi. Vì thế trước mắt, Phật tử chúng ta chỉ sử dụng những kinh sách và các sản phẩm hợp pháp, có giấy phép xuất bản, kinh doanh; có nhà xuất bản, cơ sở sản xuất rõ ràng, được Nhà nước và Giáo hội công nhận, cho phép.
    http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...-91_14-1_15-1/
    Last edited by linh_tinh_85; 19-05-2011 at 07:53 AM.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi linh_tinh_85 Xem Bài Gởi
    Cần phân biệt tri kiến Phật mới thật tu.
    Nếu Phật thuyết kinh nầy thì tôi sẽ chẳng cần tu làm gì cho mệt.
    Hơn nữa, Hi Di Trần Đoàn, Đời Tống cách thời Phật 1500 chế ra tử vi, sau đó thời nhà Minh cách Phật 2000 năm mới thịnh hành khoa nầy, lúc đó khoa nầy chưa có lấy gì Phật thuyết.
    Cũng như kinh Bát Dương là kinh của TQ, vì sao biết? vì có những đoạn chiết tự chữ Hán trong kinh, Phật không thuyết kinh bằng chữ Hán làm sao có kinh chiết tự chữ Hán.
    Tỉnh lại đi, đừng có mê ngủ , mê tín quá!!!
    Tôi đã nói kinh Phật rất dễ nhận ra, là một khoa học logic, không mê tín, và bao giờ cũng trích ra được pháp hành để tu tâm dưởng tánh, kinh nào quỵ lụy thần linh xin phước xin lộc tránh tai họa, không phải kinh Phật.
    Không nghi không ngộ!
    Tiểu nghi tiểu ngộ!
    Đại nghi đại ngộ!
    :thumbs_up:

  12. #12

    Mặc định

    Ai muốn tiêu tai giải ách thì chí thành phát tâm đại bi,làm nhiều việc thiện , không phạm việc ác, và chuyên tâm tụng thần chú này,thì sẽ được giải ách
    Nếu làm thiện mà ác kia chẳng giảm, ách kia chẳng trừ thì sự tu trì cũng chúng ta há có lợi ích chi??????
    Chỉ bàn việc làm lành bỏ ác,..chẳng bàn tới việc có phải Kinh Phật thuyết hay không (kinh này Phật có thuyết hay không, không quan trọng, quan trọng là ta có biết bỏ ác làm lành hay không thôi)
    Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật có dạy:
    Tuy tụng ngàn chương cú. Không hiểu nghĩa ích gì.
    Đâu bằng hiểu một câu. Nghe xong liền ngộ đạo.
    Dù tụng ngàn muôn câu. Không rõ nghĩa ích gì.
    Chỉ thông suốt một nghĩa. Nghe qua liền đạt đạo.
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiemducmanh Xem Bài Gởi
    Thật là buồn cười. Kể cả bạn làm việc ác, sau đó làm việc thiện thì bạn vẫn phải trả quả ác, sau đó mới nhận được phước báo, chớ không phải mê tín cầu cũng trong vô minh như thế này.
    luận phước báo con người tính theo nhiều cácnh,trong đó có luật tựa công quá cách , những chuyện tôi phước con người ,chưa đến lượt mấy người không hiểu lấy bàn luận,:D:D

  14. #14

    Mặc định

    Ra đường đập người ta 1 trận rồi tụng chú xem có bị bắt không nhỉ ?
    Ah trên đầu chú này có khuyên làm việc lành, tránh việc ác . Mà người làm việc lành tránh việc ác thì làm gì thường gặp tai họa đâu ?

  15. #15

    Mặc định

    heeeeeeeeeeeeeeeee Đúng là trẻ con mới học tu mới hay hý luân, để tôi nói cho mà biết nguyên nhân khiên phật thuyết ra kinh này là do ngài quán chiếu thấy tuổi thộ của chúng sinh ngắn ngũi,và thường hay chết yểu , vì thương những chúng sinh như thế, phật mới thuyết ra kinh này để họ kéo dài tuổi thọ của những chúng sanh đó , khi thuyết ra ngài hỏi các vì tinh tu trên trời là ta thuyết ra kinh này các ông có ủng hộ không, tất cả các vì tinh tú đồng thanh nói, bạch phật chúng con hoàn toàn ủng hộ hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii còn tội tùy theo nặng nhẹ mà sử,quan trọng là nhận ra được đúng sai mà sám hồi chừa lỗi, phật củng dạy chúng sinh sám hối đó thôi, còn hiểu như ý mấy người thì quá non trẻ tốt nhất là đừng nên bàn luận làm chi

  16. #16

    Mặc định Mạt Pháp

    Trái với lối nghĩ và chủ trương của phần đông Tứ-Chúng (Tỳ Kheo, Tỳ-Kheo Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ) hiện nay, thời Mạt Pháp không phải là thời không còn có kinh điển được lưu truyền trên nhân-thế như nhiều kẻ ngu si tà kiến thường lầm tưởng!
    Kỳ thật, vào thời Mạt Pháp, kinh điển được truyền bá rất rộng rãi và có tính cách phổ thông, nhưng ít ai chịu bỏ thời gian ra từ ba đến mười hai năm để tìm hiểu lý thâm sâu vi diệu mà phần đông là đọc tụng để tán tỉnh Thần linh, mong cầu phước báu Nhân-Thiên, giống y như tín đồ của ngoại Đạo.

    Đọc tụng kinh điển Đại Thừa và Bí Mật Chân Ngôn Thừa như đem hang rao bán giữa chợ, như “Thầy/Cô tôi tụng Kinh/chì Trú rất hay”, “Thầy tôi rất đẹp trai, ăn mặc thanh lịch, thơm tho, tiếng nói ấm-áp, nhỏ nhẹ…”, “Sư Cô của tôi người rất xinh lịch, tụng Kinh/trì Chú rất hay, giọng ngọt ngào, thân hình hết xảy, thơm tho”, “chùa của tôi đi rất rộng rãi, tụng Kinh rất thoải mái”… phải đến tu học với Thầy/Cô tôi, phải năng đến cúng dường chùa tôi để ủng hộ Phật Pháp, làm sứ giả của Như Lai!

    Tuy nhiên, việc truyền bá kinh điển một cách rộng rãi là điều rất nguy hiểm, vì sao?
    Vì không được sự cho phép hay chấp thuận của bậc Đạo Sư mà đọc tụng kinh Điển Đại Thừa Phương Quảng…, kinh điển của Bí Mật Chân Ngôn, nhất là các Mật Luận, lại không đủ căn cơ, trình độ để lãnh hội, không có thiện căn vững chắc, không được chư Phật gia hộ (tức không có trí tuệ, “trí độ gia trì”) lại bị Ma nhiếp trì, nên khi đọc thì sanh long nghi Phật, nghi Pháp, nghi Đạo sư…

    Lại nữa, những người đọc tụng không có Đạo sư truyền dạy này thường hay tích lũy mớ kiến văn trong kinh điển, rồi vội vàng đem tri kiến vụng về của mình ra mà luận bàn, tư duy cùng những người không thích hợp để rồi cùng nhau khởi lên các thứ vọng chấp, điên đảo…

    Nói kinh Thủ Lăng Nghiêm diệt trước bởi vì người học kinh chỉ biết nghĩa (Martha) văn tự một cách cạn cợt, không biết lý (naya) mầu nhiệm thậm thâm vi diệu, chỉ biết chạy theo danh tướng phù tưởng hư vọng.

    Tôn Kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh căn bản của hai phái Hiển và Mật, nhưng tiếc thay, ngày nay rất ít ai học theo, chư tăng ni chân chánh tu hành ở các chùa chiền mỗi buổi sang chỉ đọc ngũ đệ Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm hoặc chỉ đọc tâm chú Thủ Lăng Nghiêm mà thôi, còn phần giáo lý thậm thâm vi diệu thì hầu như không ai chú tâm đến! Nội phần Ngài A-Nan đại diện cho chúng sanh bảy lần hỏi Phật về Tâm đều bị Phật nói là sai lầm cũng đủ khiến cho người đời nay choáng váng mặt mày rồi, hoặc có đọc tụng mà làm ăn thất bại thì đổ thừa là tụng kinh đổ nghiệp!!!
    Còn tiếp…
    Trích trong: “Mạt Pháp Ý Nghĩa Ra Sao Và Hiểu Như Thế Nào Sẽ Phù Hợp Với Chánh Pháp”-Tác giả Pram Nguyễn (www.pramnguyen.com)

  17. #17

    Mặc định

    cu chỉ hiểu theo một ý,nhưng chưa đủ đâu, đừng có đem cái hiểu chưa đủ ra mà hý luận

  18. #18

    Mặc định

    phật thuyết ra 8 vạn 4 nghìn pháp môn cơ , tùy theo căn cơ của chúng sinh hơp duyên với pháp nào tu pháp đấy

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi van phap anh linh Xem Bài Gởi
    phật thuyết ra 8 vạn 4 nghìn pháp môn cơ , tùy theo căn cơ của chúng sinh hơp duyên với pháp nào tu pháp đấy
    Nhưng Phật không thuyết tà pháp và ma pháp

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi linh_tinh_85 Xem Bài Gởi
    Nhưng Phật không thuyết tà pháp và ma pháp
    ĐỪNG CÓ ĂN NÓI LINH TINH MÀ VỠ MỒN CÓ NGÀY ĐÓ CU:D,CÁI NÀY TRONG MẬT TÔNG ,ĐÓ HÌNH NHƯ CU CỦNG CÓ TU MẬT TÔNG HẢ THẾ VỀ HỎI THẦY CU SEM,CÓ BIÊT KHÔNG::D

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  2. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •