MINH THÔNG PHÚ ĐOÁN
Thái cực phán vi thiên địa , nhất khí phân vi âm dương . Lưu xuất ngũ hành , hóa sanh vạn vật .
Vi nhân bẩm mệnh , bần phú quý tiện do chi , thuật sĩ tri cơ , cát hung phúc họa định hĩ .
Phàm khán mệnh dĩ nhật can vi chủ , tam nguyên nhi phối hiệp bát tự can chi .
Luận vận giả dĩ nguyệt chi vi thủ , phân tứ thời nhi khởi , cửu hành tiêu trưởng .
Hướng quan vượng dĩ thành công , nhập cách cục nhi trí quý .
Quan , ấn , tài vi cát . Bình định toại lương . Sát , thương , kiêu , bại vi hung , chuyển dụng vi phúc .
Toàn bị trữ súc vu " thìn tuất sửu mùi " . Trường sinh trấn cư vu " tị hợi dần thân " .
Tý ngọ tắc thành bại tương phùng , mão dậu nãi do nhập tương hỗ .
Chi can kiến hữu bất kiến chi hình , vô trung sanh hữu .
Tiết khí vi hữu dư chi số , hỗn xứ cầu phân .
Thiện ác tướng giao , khước hỉ hóa ác sùng thiện , cát hung hỗn tạp , chí phạ hại cát thiêm hung .
Thị cố đắc cục triều nguyên , phi phú tắc quý .
Phạm viên phá cục , phi yểu tắc bần , đắc thất quân kiêm , tiến thoái nhưng phục .
Thần sát tương bán , khinh trọng giác lượng , nội hữu tạp khí tài quan , tương kiêm Thiên Chánh lưỡng Ấn .
Đồng cung lộc mã , hiệu vi nội ngoại Tam kì .
Thái Cực phân ra thiên địa, nhất khí chia âm dương, lại hóa ra ngũ hành hóa sanh vạn vật; con người có số mệnh, thành ra vậy mới có bần - phú - quý - tiện, Thuật sỹ hiểu rõ cái cơ trời ấy mới định cát hung phúc họa. Phàm xem mệnh lấy Nhật Can làm chủ, phối hợp tam nguyên can chi Bát tự. Luận vận lấy chi tháng làm đầu, phân bốn mùa mà khởi, rồi xét rõ ngũ hành tiêu trưởng trong vận ra sao. Định thành công xem Quan vượng nhập cách không bị phá, thì phải quý. Quan, ấn, tài là cát, cứ an tâm toại chí. Sát, thương, kiêu, bại là hung, chuyển thành hữu dụng lại là phúc. Mộ khố là "Thìn tuất sửu mùi" như của để dành , Trường sanh trấn cư ở "Tị hợi dần thân", đất Tý ngọ thời thành bại tương phùng, mão dậu lại thu nhập (trói buộc) lẫn nhau. Can Chi, thấy mà như không thấy (hình), trong hư mà sinh ra có. Trong 24 Tiết khí có biết bao là số mệnh, khu hỗn độn này (tiết khí) phải phân luận rành mạch. Thiện ác tương giao, nhưng mừng cải hóa cái ác mà theo về thiện; cát hung hỗn tạp, chỉ dẫn đến làm hại sự tốt mà thêm hung họa. Tất cả điều đó là lý do: đắc cách phò trợ nhật nguyên, không phú cũng quý; phạm vào cách cục xấu, bị phá hư, không chết yểu cũng bần hàn; "được" hay "mất" cũng phải xem cả hai, "tiến" hay "thoái" vẫn phải xem cho kỹ. Quá nửa Thần sát phải đo lường nặng nhẹ; xem rõ bên trong tàng chứa tạp khí Tài Quan hay không; đồng thời xem cả Thiên ấn Chánh ấn. Nếu thấy Lộc mã đồng cung, xét xem dấu hiệu Tam kỳ (Tài Quan Ấn) trong ngoài cho rõ.
Chú thích :
- Trong lời phú về Mệnh lý thời nhà Minh trước đây, có một thói quen của văn nhân (người viết hay người tập hợp), ngay cả từ luận thuyết đến chính văn trước kia, có một đoạn nhỏ tóm ý chính Minh thông phú, đây là tính nguyên tắc trong trình bày tác phẩm mệnh lý.
- Minh Thông phú dường như là một loại phú sâu sắc, hành văn rất ngắn gọn, súc tích, một ít chi tiết cũng không nói rõ, có thể là nguyên tác giả cho rằng người có thể xem phú này không phải nhập môn mà là người đã thâm học Mệnh Lý, nên quan điểm thể hiện hơi đi vào tự thuật các trọng điểm, nên ngữ khí tương đối ngắn gọn, trong sáng.
- Hơn nữa, phàm đọc sách Mệnh Lý có điều cần lưu ý, Mệnh Lý phú văn dĩ nhiên là nói đến các nguyên lý sanh khắc ngũ hành, nhưng các văn nhân này thông thường rất coi trọng việc văn chương viết được tốt hoặc không tốt, bởi vậy khi hành văn thường chú ý nắn nót, cẩn thận đối đáp câu cú chữ nghĩa, thường thường không là ảnh hưởng đến nội dung thực tế, cho nên với một số hình dung từ, như câu cú "gia chức gia phong, công danh cái thế", v.v... không cần phải đi giải thích chữ nghĩa, hầu hết đều chỉ ý nghĩa "cát tường".
1. Chân quan thời ngộ mệnh cường , tảo thụ kim tử chi phong.
(Chánh quan cách gặp được mệnh vượng cường, sớm có phong thái phát đạt, phú quý.)
Lời người dịch: Kim: màu vàng, vàng. Tử: màu tím ; ngày xưa người mặc áo quần vàng, tím óng ánh phải là người phú quý.
Chú thích: "Quan" chỉ Chánh quan cách , và "Chân quan" là chỉ tứ trụ được tạo thành "chánh quan cách" .
Một, Chánh Quan bất phùng xung, cũng bất phùng hợp .
Hai, Tứ Trụ không gặp Thất Sát, Thương Quan, can chi đều thấu Quan. Khi không gặp gỡ hai loại tình huống không tốt này thì "Chánh Quan cách" có thể xưng là "chân Quan". Chỉ có "chân Quan" vẫn không đủ để luận là mệnh tốt, hảo cách cục cũng phải có Nhật Chủ kiện toàn thì mới có thể hưởng phúc hay không, nên phú viết "thời ngộ mệnh cường".
Chữ "Thời" giải thích có ba điểm:
a) "Thời" là Ngũ hành tứ thời chi, cũng chính là chỉ thời tiết 4 mùa "xuân , hạ , thu , đông". "Thời ngộ": là chỉ nhật can so với nguyệt lệnh chi tháng. Như ngày Giáp , Ất sanh ở tháng "dần , mão", tức là mộc vượng ở mùa xuân, nếu gặp được thì có thể gọi là "Mệnh cường" , cũng chính là Nhật can rất kiện toàn, rất vượng.
b) "Thời" chỉ thời khắc, nhật chủ giả dụ như là "Giáp , ất" , nhưng lại không sanh tại tháng "dần , mão" , mà xuất sanh ở giờ "dần, mão", cũng khả dĩ gọi là "mệnh cường".
c) Như nhật can Giáp giả sử sanh tại ngày "Giáp dần", cũng khả dĩ gọi là "mệnh cường". Nguyên tắc "Mệnh cường" là nhật can đóng tại địa chi gặp "Lâm quan , Đế vượng , Trường sinh", đều khả dĩ luận là "cường". Giả sử như "Chánh quan" không gặp phải "sát, thương, xung, hình, hợp", thì nhật can kiện cường, tức khả luận phát đạt từ nhỏ.
2. Lương mã nguyệt thừa thời kiện , vị thiên ngân thanh chi chức.
( Lương mã nếu vượng nơi trụ tháng hay trụ giờ, chưa đoán hết được chức vị trong tương lai thăng tiến đến đâu.)
Lời người dịch: "ngân": bạc, phương tiện tiền tệ thông dụng thời xưa; "thanh": màu xanh là đại biểu màu sắc của phương Đông, cũng là chỉ thẻ tre dùng để khắc viết. Nên "ngân thanh chi chức" chỉ người có chức vị được tiếp xúc với bạc và văn khố tất nhiên phải ở nơi quyền quý.
Chú thích:
Chữ "Mã" trong Mệnh Lý khả dĩ mang 2 hàm nghĩa thông dụng, vừa chỉ Chánh tài vừa chỉ Dịch mã, "lương mã" là chỉ Chánh tài tọa vượng (Trường sanh, Lâm quan, Đế vượng), hoặc Dịch mã tọa vượng.
Câu "nguyệt thừa thời kiện", thì lương mã tại Tứ Trụ đều có khả năng tọa nơi đất vượng, nhưng tốt nhất là ở "nguyệt/tháng" hoặc "thời/giờ", trong câu này cũng không chỉ ra một điều kiện riêng biệt, nhưng bất luận cát thần nếu muốn sử dụng được tất nhiên là không gặp phải "xung, hình", điểm này không cần kể thêm gây trùng lắp vì "lương mã" cũng đã bao quát không ngộ "xung, hình", và khi Nhật Can cũng vượng, đều có thể cho rằng chức vị trong tương lai ngày càng thăng tiến.
03. Nguyệt ấn phụ nhật vô tài khí , vi hoàng bảng chiêu hiền .
Chú thích:
"Nguyệt ấn" chỉ Chánh Ấn cách trên trụ tháng; "phụ nhật" là một hình dung từ trừu tượng, bởi vì trụ tháng "Chánh Ấn cách" đương nhiên là kề cận phù trợ trụ ngày, "vô tài khí" là chỉ Tứ Trụ ko có Chánh Tài (Thiên tài thì không sao), bởi vì trụ tháng đã thành "Chánh Ấn cách", lấy lục thần sanh khắc mà định cách "Tài khắc Ấn", thì Chánh Ấn cách gặp Chánh Tài là tượng "phá ấn", Chánh Ấn cách thậm kỵ trong tứ trụ có Chánh Tài. Bởi vậy, nếu trụ tháng mà là Chánh Ấn cách, Tứ Trụ ko có Chánh Tài, tức thành một cách cục tốt đẹp nên viết: "hoàng bảng chiêu hiền". Hoàng bảng chiêu hiền, là chỉ triều đình thời xưa muốn mời nhân tài liền soạn dán bảng văn cầu người hiền tài ra giúp nước, ở đây là chỉ "năng ngộ kiến thưởng thức chi quý nhân" (gặp được quý nhân thỏa lòng ngưỡng mộ).
04. Nhật lộc quy thời một quan tinh, hiệu thanh vân đắc lộ.
(Nhật lộc quy thời không có Quan tinh, công danh nhẹ bước đường mây)
Chú thích:
"Nhật lộc quy thời" chỉ Nhật Can tọa vị trí Lâm Quan tại chi giờ. Như Nhật Can Giáp chi giờ dần, Nhật Can Ất chi giờ mão, Nhật Can Bính, chi giờ tị, Nhật can Đinh, chi giờ ngọ, Nhật can mậu, chi giờ ngọ. Nhật Can Kỷ, chi giờ tị. Nhật Can Canh, chi giờ thân. Nhật Can Tân, chi giờ dậu. Nhật Can Nhâm, chi giờ hợi. Nhật Can Quý, chi giờ tý. Tất cả là chỉ chi giờ thông với Nhật Can, đều là vị trí Lâm Quan của Nhật can, "Lâm Quan" cũng xưng là "Lộc". Lộc của Nhật can tại chi giờ, nên gọi là "nhật lộc quy thời", Tứ Trụ không thấy Chánh Quan viết "một(vô) Quan tinh", "thanh vân đắc lộ" tức là ý chỉ thuận gió một bước lên mây.
05. Nguyệt lệnh Thất sát nhi Sát Thân câu cường, đương vi hắc đầu Tể tướng.
(Nguyệt lệnh Thất sát cách mà Sát và Thân đều vượng, ví như đầu còn xanh mà làm đến Tể tướng.)
Chú thích: "nguyệt lệnh Thất sát " là chỉ nguyệt trụ Thất sát cách. "Sát thân câu cường" là chỉ Nhật can và thất sát, hai "vị tướng quân" đều mạnh. Như: nguyệt trụ Canh thân, Canh Lâm quan tại "thân" còn Nhật trụ Giáp dần, "Giáp" Lâm quan tại "dần". Cả hai can ngày và tháng đều tọa vị trí "Lâm quan", nên viết "câu cường". "Hắc đầu tể tướng" chỉ tóc trên đầu chưa biến thành trắng, cả câu ý nói trung niên đã phát đạt.
6. Thời thượng Thiên tài , nhi Tài mệnh tịnh vượng , tu xuất bạch ốc Công khanh.
(Người có trụ giờ Thiên tài cách, mà Tài mệnh đều vượng , xuất thân bần hàn bỗng chốc mà nên tam công cửu khanh.)
Chú thích:
"Thời thượng thiên tài" , chỉ trụ giờ Thiên tài cách .
Như : Ất mão , Mậu dần , Bính tuất , Canh thân .
Nguyệt chi là dần , cũng là vị trí Trường sinh của Nhật can. Chi giờ là thân , là can giờ Thiên tài tọa vị trí Lâm quan . Thiên tài vượng, Nhật can cũng cường. Viết : "Tài Mệnh tịnh vượng" . Chủ kẻ sĩ tay trắng làm nên.
(Ví dụ này bất hợp lý, ngày Bính tuất ko có giờ Canh thân, chỉ có giờ Bính thân. Có lẽ tác giả bình chú chỉ lấy ví dụ giả sử để làm rõ câu phú mà ko để ý logic)
7. Kiến lộc , Tọa lộc hoặc Quy lộc , ngộ "Tài, Quan, Ấn thụ" , chủ phú quý trường niên.
(Các cách Kiến lộc, Tọa lộc hoặc Quy lộc, gặp được "Tài, Quan, Ấn thụ", chủ phú quý quanh năm (lâu dài).)
Chú thích:
Kiến lộc là chi tháng Lâm quan, Thiên Can gặp "Tài Quan Ấn" còn Địa Chi là Lâm Quan, Thiên Can ngộ "Tài, Quan, Ấn" chính là cái ý ấy, nhưng cũng không nhất định mỗi Nhật Can đều ở vị trí Lâm Quan, đều có thể gặp được "Tài, Quan, hay Ấn".
Như: ngày Giáp gặp tháng Mậu Dần, là ngộ Thiên tài; Ất nhật gặp tháng Kỷ Mão, ngộ Thiên tài; Bính nhật kiến tháng Tân Tị, là Chánh Tài; Bính nhật kiến Quý Tị nguyệt, là gặp Chánh Quan, v.v... việc Lâm Quan Thiên Can có gặp được "Tài, Quan, Ấn" hay không, chỉ cần tra trong bảng Thiên can Nhật chủ với lục thần là rõ, nếu như quả Địa chi Lâm quan, Thiên Can đồng trụ là "Tài, Quan, Ấn", đều chủ cát tường. Quy lộc là chỉ trụ giờ : ý nói trụ giờ Lâm Quan, Thiên Can là "Tài, Quan, hoặc Ấn".
8. Nguyệt Nhận nhật Nhận cập thời Nhận , phùng Quan Sát vinh thần , công danh cái thế. (Thân cường phương khả)
(Trụ tháng, ngày hay giờ là Dương Nhận, phùng Quan sát là rất tốt, công danh ít ai bì. (Thân cường mới được như vậy)
Chú thích:
"Nhận", chính là Dương nhận, cũng chính là vị trí Đế Vượng của Nhật Can, nếu mà chỉ xưng là "Nhận", thời chẳng phân biệt được Nhật Can là âm Can hoặc dương Can, phàm Địa Chi ngộ Đế Vượng đều có thể xưng là "Nhận".
- Nhật can Giáp, Địa Chi mão là Nhận, dụng sát. Nhật Can Ất, Địa Chi dần là Nhận, dụng Quan.
- Nhật Can Bính, Địa Chi ngọ là Nhận, dụng sát. Nhật Can Đinh, Địa Chi tị là Nhận, dụng Quan.
- Nhật Can Mậu, Địa Chi ngọ là Nhận, dụng sát. Nhật Can Kỷ, Địa Chi tị là Nhận, dụng Quan.
- Nhật Can Canh, Địa Chi dậu là Nhận, dụng sát. Nhật Can Tân, Địa Chi thân là Nhận, dụng Quan.
- Nhật Can Nhâm, Địa Chi tý là Nhận, dụng sát. Nhật Can Quý, Địa Chi hợi là Nhận, dụng Quan.
Nếu xưng là "Dương Nhận", từ "Dương" (quá, lấn) tức là cách gọi giản lược của (âm) "Dương", chính là chỉ vị trí Đế Vượng của 5 Can dương.
- Nhật Can Giáp, Địa Chi mão là dương Nhận, hỉ Thất Sát.
- Nhật Can Bính, Địa Chi ngọ là dương Nhận, hỉ Thất Sát.
- Nhật Can Mậu, Địa Chi ngọ là dương Nhận, hỉ Thất Sát.
- Nhật Can Canh, Địa Chi dậu là dương Nhận, hỉ Thất Sát.
- Nhật Can Nhâm, Địa Chi tý là dương Nhận, hỉ Thất Sát.
Như:
Trụ tháng xxx Mão, trụ ngày Giáp xxx, chi tháng mão là "nguyệt Nhận".
Nhật trụ Bính Ngọ, chi ngày ngọ là "nhật Nhận".
Nhật trụ Canh xxx, trụ giờ xxx Dậu, chi giờ dậu là "thời Nhận".
Nguyệt Nhận, nhật Nhận, cùng thời Nhận đều thích gặp "Quan Sát", tức Chánh quan, Thất sát. bất quá thì giữa "Quan, Sát" có khác nhau 1 chút, nếu mà Nhật chủ là Dương nhận của 5 dương Can (như bảng trên), thì phải cần "Thất Sát", còn Chánh quan thì ngược lại không thể có được một cách cục hoàn mỹ, nếu mà 5 âm Can thì có thể dụng Quan.
- Nhật Can Ất, Địa Chi dần là dương Nhận, hỉ Chánh quan.
- Nhật Can Đinh, Địa Chi tị là dương Nhận, hỉ Chánh quan.
- Nhật Can Kỷ, Địa Chi tị là dương Nhận, hỉ Chánh quan.
- Nhật Can Tân, Địa Chi thân là dương Nhận, hỉ Chánh quan.
- Nhật Can Quý, Địa Chi hợi là dương Nhận, hỉ Chánh quan.
Năm âm Can thấy Địa chi (có bốn Chi) Đế Vượng, thì có người gọi là "Âm Nhận", có người lại không chú trọng "Âm Nhận", theo thời đại tác phẩm Minh Thông phú lúc bấy giờ thì quan điểm Mệnh Lý lấy vị trí "Đế Vượng" đều gọi là "Nhận", bất quá ở Thiên can phối hợp thì hễ có Nhận dương Can thì hỉ "Thất Sát", Nhận âm Can thì hỉ "Chánh quan". Bởi vì bất luận Nhật can là âm Can hay dương Can, Địa chi ngộ "Đế Vượng" thì đều là nơi Nhật can cực vượng, khi Nhật can cực vượng nhất định phải lấy "Quan, Sát" chế phục nó, ví như dương Can mà lâm Đế Vượng đương nhiên khí thế của nó ít nhiều mãnh liệt, tất phải dụng "Thất Sát" chế phục.
Vinh thần: là chỉ cát thần. Như Thiên Đức quý nhân, Nguyệt Đức quý nhân, Thiên ất quý nhân, đều có thể gọi là những vị "Vinh thần", tất cả đều chỉ "Nhận", "Quan, Sát" và "Quý nhân" cùng tồn tại trên Tứ Trụ, là một trụ rất tốt.
(Chú: ngoài ra thời Minh gặp "Dương nhận, Thất Sát" cách, cần thêm "Thực Thần" chế Sát, cái lý đã chú thích bên trên sẽ hoàn thiện hơn.)
9. Nguyệt lệnh chuyên chế Thất Sát, thân kiện ưng dương. Vận nguyên sanh phát tam Tài, mệnh cường báo biến.
(Lệnh tháng chuyên chế Thất Sát, thân vượng thường kiêm vũ chức. Vận và mệnh gặp đủ Tam tài, càng báo hiệu mệnh thêm vượng cát khánh.)
Chú thích:
- Chuyên chế chính là chỉ 4 vị trí "tý, ngọ, mão, dậu" (gọi là "chuyên vị chi địa").
Như: Đinh mùi , Nhâm tý, Bính ngọ, Kỷ sửu .
Can tháng Nhâm "Thất Sát", Địa chi tý, ngọ đều là "Đế Vượng". Nhật can và Thất Sát cùng ở "chuyên vị chi địa", nên viết: "chuyên chế Thất Sát". Nhật chủ cũng ở chuyên vị, nên viết: thân kiện.
- Ưng dương: là chỉ vũ chức.
- Vận nguyên sanh phát tam tài: Tài là chỉ "Chánh, Thiên tài", lý do là "Tài" có thể sanh "Quan, Sát".
- Tam Tài là chỉ các điều kiện: 1, Tứ Trụ có sẳn Tài tinh. 2, Đại vận cũng ở Tài địa; 3, Lưu niên cũng là năm Tài; như thế ba "Tài" tương tụ, tất nhiên sanh cho Thất Sát, làm Sát thêm cường vượng, khả dĩ chỉ kiêm nhiệm chức vị Tướng quân ấy mà.
10. Niên kiến chánh lộc , chánh ấn , chánh tài vô phá , tất thừa tổ ấm truyền phương.
(Trụ năm gặp Chánh lộc, Chánh ấn, Chánh tài không bị phá, tất thừa hưởng tổ ấm truyền đến cho.)
Chú thích:
Chánh lộc khả dĩ Thiên can trụ năm là Chánh quan, chi năm cũng có Chánh quan, cũng có thể chi năm là "Lộc", can năm là "Tài, Quan, Ấn". Người có can chi gặp được trụ năm thượng "Tài, Quan, Ấn", chủ xuất thân trong một gia đình giàu có hay phú quý.
11. Nhật tọa Chân quan , Chân quý , Chân ấn hữu thành , hiệu viết Phúc thần trì thế .
(Nhật tọa Chân quan , Chân quý , Chân ấn không bị phá cách, tượng như đời người phúc đã được định sẳn.)
Chú thích:
"Nhật tọa" tức là Nhật can Địa chi chuyên vị (đọc lại câu phú số 9).
Như :

- Nhật trụ Bính tý gặp Quý chánh quan , là chân quan .
- Nguyệt trụ xxx Thân , nhật trụ Nhâm Tý - Nguyệt đức quý nhân , là chân quý .
- Giáp tý gặp Quý - chánh ấn , là chân ấn .
"Hữu thành" tức là chỉ địa chi tọa nơi (chân) "Quan , Quý , Ấn" , không ngộ xung hình thì thuộc người có phúc dày (phúc khí chi nhân, phúc thần trì thế).
12. Nguyệt nội Thiên tài nhi vô bại , vô sát , chủ phú xuất nhân gian .
(Trụ tháng có Thiên tài mà không bị phá hay gặp thần sát xấu, chủ trong nhân gian có kẻ giàu có xuất hiện.)
Chú thích :
"Nguyệt nội Thiên tài" chỉ trụ tháng Thiên tài cách , vô "bại" --> bại là khi lấy "Thiên tài" làm tiêu chuẩn , thì yếu tố làm "bại tài" là "Tỉ kiên , Kiếp tài" , như trụ tháng "Thiên tài cách" , trụ giờ là "Tỉ , kiếp" tọa can chi , tức là "hữu bại" , còn không có "Tỉ , kiếp" tọa can chi trụ giờ, tức là "vô bại" .
"Sát" chỉ các hung sát "Vong thần , Kiếp sát", nếu mà không có các "bại , sát" này, thì chỉ người đại phú.
13. Nhật hạ chánh mã , nhi hữu trợ hữu sinh , danh dương thiên hạ .
( Nhật hạ Chánh mã lại được trợ được sinh phù, danh tiếng nổi trong thiên hạ. )
Chú thích:
"Nhật hạ chánh mã" tức chi ngày tọa chuyên vị "Chánh tài" .
Như : xxx xxx , xxx Dậu , Mậu Tý , xxx Thân .
Ngày Mậu Tý là chuyên vị tọa "Chánh tài" , mà Địa chi hai trụ tháng, giờ đều là "kim" , kim sinh Tý thủy , viết "hữu trợ hữu sinh" , tức chỉ kẻ sĩ công thành danh thoại.
14. Thân cường tọa sát , vận hành thân vượng chi hương , chủ phát tài phát phúc .
( Thân cường tọa sát , vận hạn đi đến đất thân vượng , chủ phát tài phát phúc. )
Chú thích:
Như : xxx xxx , xxx Sửu , Kỷ Mão , xxx Mùi .
Ngày Kỷ Mão vi Thiên nguyên tọa sát , rất cần sanh vào tháng " thìn , tuất , sửu , mùi " thổ , hoặc thiên Can của năm, tháng, giờ , là Mậu , Kỷ thổ phù trợ Nhật chủ , tức là "Thân cường tọa sát" , đại vận lại nhập vận "Mậu , Kỷ , thìn , sửu , mùi" , chủ nhiều cơ hội phát đạt , giàu có.
15. Độc chủ Lâm quan , vận chí chủ quý chi địa , chủ gia chức gia phong .
( Độc chủ Lâm quan , vận đến đất quý nhân , chủ thêm chức vị, thăng tiến. )
Chú thích :
Câu phú này chỉ "Nhật lộc cách" , Lý Hư Trung lấy "Niên vi bổn , Nhật vi chủ" . Độc chủ , tức là chỉ Nhật can tọa Lâm quan , còn 3 trụ năm tháng giờ cùng không gặp lại "Lâm quan" , thì loại cách cục này mừng gặp quý nhân ở đại vận.
Như : Mậu tý , Canh thân , Giáp dần , Đinh mão .
Quý nhân vận có:
1, "sửu , mùi" là Thiên ất quý nhân chi đại vận (Nhật chủ Giáp lấy sửu mùi là Thiên ất quý nhân);
2, can Quý là Thiên đức quý nhân chi đại vận;
3, can Nhâm là Nguyệt đức quý nhân chi đại vận.
Ở trong những vận Quý nhân này , chủ phát đạt, thăng chức.
16. Thực thần sanh vượng , vô ấn thụ hình xung , nãi mẫu thực tử lộc .
( Thực Thần sanh vượng, không có Ấn thụ hoặc không bị hình xung, thì chủ hưởng lộc. )
Chú thích:
“Thực Thần sanh vượng”, chỉ Thực Thần cách tọa ở Địa Chi sanh vượng.
Như: xxx xxx, Canh Thân, Mậu xxx , xxx xxx.
Các Can chi còn lại chỉ cần không thấy "Thiên ấn" hoặc xung, hình Thực Thần, tức sẽ thành một tứ trụ tốt đẹp. Gọi là "Mẫu thực tử lộc", không phải nói đến phúc lộc con cái của mình, mà chỉ là một từ ngữ làm thí dụ, "Thực Thần" là do ngũ hành Nhật can sanh cho, Nhật can là Mậu thổ, thổ sanh kim (Canh) là Thực Thần, chính là cái ý mẫu tử (mẹ sinh con).
(Người dịch chú: Thực thần còn gọi là Thiên thọ, Thiên trù, là cát thần chủ phúc lộc).
17. Chủ bổn Lâm Quan, một Quan tù sát bại, vi đệ tập huynh ban.
( Trụ năm hoặc ngày ở Lâm Quan, Chính Quan không lâm vị trí hưu tù, sát bại thì cùng anh em hợp tác thành công. )
Chú thích:
"Chủ, bổn Lâm quan" tức là trụ ngày hoặc năm tọa Lâm Quan. Tứ Trụ có Chánh Quan, nhưng không ở vào trị trí "Tử, Suy", cũng không thấy hung sát như " Kiếp Sát, Vong thần " v.v..., thì chẳng những tự mình có năng lực phát đạt, mà còn chủ dìu dắt hợp tác với huynh đệ, tay chân cùng phát đạt.
18. Đảo thực bổn cung Lâm quan vượng , nãi Thị thần thao lộc chi danh .
( Thiên ấn cách tọa Lâm Quan vượng, danh xưng "Thị Thần thao lộc" . )
Chú thích:
"Đảo thực" tức là tên riêng của "Thiên Ấn", lấy Thiên Ấn chế Thực Thần, Thực Thần ngộ Thiên Ấn là "Đảo", nên gọi là "Đảo thực", chi tiết này chỉ muốn nói Tứ trụ là Thiên Ấn cách mà "Thiên Ấn" tọa vị trí Lâm Quan.
Như: xxx xxx, Giáp Dần, Bính xxx, xxx xxx.
"Ấn", chẳng phân biệt Chánh hay Thiên, đều là có khả năng sanh trợ Nhật can, phần trước đã nói rõ rằng Chánh ấn vượng thì khả dĩ phải đắc quý nhân ngưỡng mộ (ý nói Chánh ấn cách phải có thần sát tốt như Thiên Ất quý nhân, Thiên Nguyệt đức quý nhân) thì mới là bậc tài trí, "Thiên Ấn" so với Chánh ấn giảm tốt đi một ít, nên cũng được là "Thị thần" (*), tức là người thân cận/ thân tín của bậc đại quý nhân.
(*) "Thị thần thao lộc" : Cận thần thân tín của bậc quyền quý nên được thơm lây và hưởng (ké ) bổng lộc.
19. Thai sanh nguyên mệnh vô tài tinh, vi xích tử thừa ân chi sủng.
( Thai sanh nguyên mệnh không gặp Tài tinh, là kẻ hưởng hồng ân. )
Chú thích: "Thai sanh nguyên mệnh" cũng gọi là Tứ Trụ tọa Tuyệt, nghĩa là Nhật can lâm vào Địa chi 4 trụ đều là vị trí "Tuyệt".
Như: xxx Thân, xxx Thân, Giáp Thân, xxx Thân.
Tứ Trụ đều ở vị trí "Tuyệt" , đương nhiên là Nhật Can tối nhược, theo nguyên lý ngũ hành, vật khi đến cùng sẽ phản ngược lại (vật cực tắc phản), trong nhược gặp nhược lại là "Cường", nhưng "nhược trung chi nhược", cũng không phải chỉ tính tình của anh ta có thể biến cường , hay khả năng tốt, mà ví như một người văn cách nhu hòa, lễ độ sẽ được người người tôn kính, do đó ngược lại sẽ làm người trên thấy được mặt tốt của họ, nên không thể Thiên can tứ trụ gặp phải "Chánh Tài, Thiên tài".
"Tài" là do Nhật can khắc nó, Tứ Trụ đã rơi đất Tuyệt, tất phải thuận theo thế nhu hòa, không thể tái khắc được, phải hướng theo cái lý "toàn nhu", nếu mà Tứ Trụ tọa Tuyệt lại không thấy "Tài" tinh, ở trong ví dụ cổ khả dĩ cho rằng làm quan đến chức Thị Lang, hơn nữa cũng không quá cần người đó phải có tài học thật giỏi, mà tự có quý nhân dìu dắt.
20. Tuế nguyệt Chánh quan , Thất sát hỗn hào , chủ nhân hạ tiện .
( Tuế nguyệt Chánh quan , Thất sát hỗn hào , chủ nhân thấp hèn. )
Chú thích: can năm, can tháng đều thấy "Chánh quan , Thất sát" .
Như : Tân xxx , Canh xxx , Giáp thân , xxx xxx .
Tục gọi là "Quan Sát hỗn tạp" , mệnh này một đời biến hóa, đổi thay rất nhiều , một lúc an bình cũng rất hiếm.
21. Thời nhật độc cường chuyên chế , chức trọng quyền cao .
( Trụ ngày giờ độc cường chuyên chế, quyền cao chức trọng. )
Chú thích: câu này tiếp ý câu 20.
Đoạn bên dưới, bát tự có "Quan, Sát hỗn tạp", tuy nhiên không nhất định tức là dám khẳng định bát tự đó là không tốt, chuyển thành tốt có thể là do ngày giờ tạo ra cách cục Nhật can chuyên chế, "chuyên" tức là chuyên vị (vị trí Đế Vượng).
Như: Tân xxx , Canh xxx , Giáp Dần, Đinh Mão.
Từ tứ trụ này, Nhật can tự tọa " Lâm Quan ", chi giờ lại lâm "Đế Vượng", có thể nói Nhật Chủ rất cường, như thế sẽ không sợ "Quan, sát hỗn tạp", ngược lại có khả năng thành tựu cao, danh quyền đều tốt.
22. Nguyệt thời Thất sát , Chánh quan tạp loạn bệnh giao xâm . Tuế vận xung khai hiệp khứ , quan thanh danh hiển .
( Trụ tháng giờ Thất sát, Chánh suan hổn độn có bệnh xâm hại. Gặp vận giải khai hợp đi Quan Sát, công và danh đều hiển đạt. )
Chú thích: câu phú số 21 bên trên là chỉ Chánh Quan, Thất Sát cùng lập ở Thiên Can năm tháng; câu này là chỉ Chánh Quan, Thất Sát, tại tháng giờ, chủ thân thể, sức khỏe không tốt, suy nhược.
Như: xxx xxx, Canh xxx, Giáp Thân, Tân xxx.
Nếu can năm là "Ất" hoặc đại vận là "Ất" (có thể hợp đi Canh Sát, hoặc như Bính vận có khả năng hợp đi Tân Quan), như thế "Quan, Sát" không còn hỗn tạp, cho nên chuyển ra trong sáng, có thể hóa từ hung thành cát.
23. Do hiềm quá chế , tối kị tranh cường .
( Nhật chủ sợ chế quá độ, kỵ nhất Quan Sát tranh cường. )
Chú thích:
"Quá chế" là chỉ "Quan, sát" chế Nhật can, theo nguyên tắc Nhật Can phải có một sự quản chế ở mức độ nào đó, thí dụ như có Chánh Quan chế, có Thất Sát chế, trong đó chỉ cần có một loại quản chế là được, nếu mà đã Chánh Quan chế Nhật Can, lại gia thêm Thất Sát tất Nhật can bị thương.
Nhật can, chỉ Nhật Can thụ chế quá mức. "Quá chế" tức là "Quan, sát" cùng nhau chế Nhật Can, gọi là "Quan, sát hỗn tạp" cũng được. "Tranh cường" là chỉ Quan sát tranh nhau cường vượng tác động Nhật can. Quan sát tranh cường cùng Quan sát hỗn tạp có khác nhau, "Quan sát tranh cường" so với "Quan sát hỗn tạp" kỵ hơn, không nên gặp nên gọi là "vưu kỵ" (thậm kỵ).
Như: Bính Dần, Canh Dần, Giáp Dần, Tân Mùi. (Quan Sát hỗn tạp).
Thiên Can hữu Quan, sát, Địa chi ko có Quan, sát, có thể gọi là Quan, Sát hỗn tạp.
Như: Đinh Mão, Canh Tuất, Giáp Thân, Tân Mùi. (Quan Sát tranh cường).
Thiên Can lộ Quan Sát, mà Địa chi cũng có Quan sát; tức là Chánh Quan, Thất Sát, can chi đều cùng thấu tàng, gọi là Quan sát tranh cường.
24. Thiên nguyên vô khí , khước nghi trung hạ hưng long .
( Thiên nguyên vô khí, lại rất cần chi ngày (trung), chi giờ (hạ) ở vị trí cường vượng. )
Chú thích :
"Thiên nguyên" tức Nhật can, vô khí là chỉ sanh vào tháng (chi) thất lệnh, như Giáp nhật sanh vào tháng Thân kim, Bính nhật sanh tháng Hợi, v.v... Chi tháng đã mất lệnh, tốt nhất cần có chi ngày, chi giờ là vượng địa của Nhật can, nên viết: "tối nghi trung , hạ hưng long" (rất cần chi ngày, chi giờ vượng vị , thịnh vượng may mắn).
Như: xxx xxx, xxx Thân, Giáp Dần, Đinh Mão . Địa Chi ngày, giờ đều ở vượng vị là Lâm quan, Đế vượng nên tu bổ cho nhược thế ở nguyệt lệnh.
25. Niên bổn Thiên quan , tu kị thủy chung khắc hại .
( Trụ năm Thiên quan cách, rất kị bị Thực thần chế ngược. )
Chú thích:
"Niên bổn" tức là trụ năm , "Thiên quan" là chỉ Thất sát có Thực thần chế Sát, Thất Sát hữu Thực Thần chế là tốt, nhưng nhất định Thực Thần phải ở trước Thất Sát một trụ, bằng không Thất Sát ở trước Thực Thần, cuối cùng chỉ dẫn đến họa hại.
Như:
...SÁT .......THỰC ........................TÀI
Giáp Tý , Canh Ngọ , Mậu Ngọ , Nhâm Tý .
Tứ trụ này là Thất Sát ở phía trước, Thực Thần ở phía sau, nên gặp hung họa, vì thế phú: "tu kỵ thủy chung khắc hại".
26. Dương nhận cực hỉ Thiên quan , tước bình họa loạn .
( Dương nhận cực hỉ Thiên quan , bình định được hung họa .)
Chú thích :
Dương nhận cách tối hỉ Thất sát Thực thần cùng tồn tại trong tứ trụ (Thực thần chế sát = Thiên quan), khi đó lại chính là điềm phát đạt. Thất sát và Dương nhận đều là sự hung bạo , hai hung bạo cùng gặp ngược lại là chẳng thành hung họa nữa , nên viết : tước bình họa loạn .
27. Kim thần chỉ nghi chế phục , hàng túc gian hùng .
( Kim thần chỉ nên được chế phục , giảm bớt bản chất gian hùng .)
Chú thích:
Kim thần chỉ Kim thần cách , điều kiện Kim thần thành cách là : sanh vào tháng tị , ngọ , mùi ; Nhật can là Giáp hoặc Kỷ , trụ giờ là Ất sửu , Quý dậu , Kỷ tị .
Như : Giáp ngọ , Canh ngọ , Giáp dần , Ất sửu .
Chế phục "kim thần" tu "hỏa" địa , nếu mà đại vận nhập vận "Nhâm, Quý ; hợi, tý, sửu" tức là bại địa. Nên kim thần cách này rất cần Hỏa chế phục , tất là người được trọng vọng.
28. Dương đức âm quý , vượng tắc vinh hiển , nhi nhược khả bảo danh .
( Dương đức âm quý , vượng tắc vinh hiển , nếu nhược cũng vẫn có thể bảo toàn danh dự .)
Chú thích:
Thiên đức quý nhân , Nguyệt đức quý nhân đều lấy từ Thiên can , nên ngụ ý gọi là dương , Thiên ất quý nhân thủ ở địa chi , nên ngụ ý gọi là âm . "Vượng" là quý nhân tại vị trí Trường sinh , Lâm quan thì Quý nhân hữu lực , khả dĩ tự bản thân vinh hiển , quý nhân cho dù tọa tại vị trí "suy" là nhược thì cũng vẫn có hiệu quả tiêu tai giải nạn.
29. Thiên cương địa khôi , suy tắc bần hàn , nhi cường đương tuyệt thế .
( Thiên cương địa khôi , suy tất bần hàn , còn nếu cường vượng thì tuyệt thế .)
Chú thích:
Thiên cương thị "thìn" , địa khôi thị "tuất" , phú này chỉ người sinh vào 4 ngày "Canh tuất , Canh thìn , Nhâm thìn , Mậu tuất" là "Khôi cương cách" . Khôi cương cách sợ phùng xung , hình; ngộ xung , hình tất tiên nan hậu thành. Bất ngộ xung, hình mà nhật chủ lại cường vượng, tất có danh tiếng với đời, Khôi cương càng mừng khi xông pha thực chất, hay trong tứ trụ có hơn một Khôi cương, càng phát phúc phi thường. Như: nguyệt trụ , nhật trụ đều là Canh tuất .
30. Quan khố tài khố , xung khai tắc vinh phong tước lộc , bế tắc tắc bần phạp tư tài .
( Quan khố tài khố được xung mở kho/khố thời vinh phong tước lộc , bị bế tắc thời tiền tài thiếu thốn. )
Chú thích:
"Khố" là chỉ tứ khố , "mùi" là mộc khố , "tuất " là hỏa khố , "sửu" là kim khố , "thìn" là thủy khố . Đất tứ Khố là chi người có Thiên can tọa "Tài , Quan" gọi là quan khố , tài khố , gặp "xung" chính là cái ý xung phát khố.
Như: xxx xxx , xxx xxx , Giáp tuất , Tân mùi . ( chi giờ mùi là khố của nhật can Giáp )
Loại Quan khố, tài khố này, nhất định mỗi một Nhật can đều có thể sắp xếp được, loại hình thức này thuộc vào trường hợp hiếm gặp, rất ít.
31. Thương quan chánh quan , thương tận tắc độc ác quyền cao , bán tàn tắc tất tao kiển nan .
(Thương Quan Chánh Quan, thương tẫn thời một mình nắm quyền cao, phá cách gặp Quan ắt gặp gian nan bất thuận.)
Chú thích: Thương Quan cách quan trọng "Thương Quan thương tận", tốt nhất Tứ Trụ đều không gặp Chánh Quan, thời là một tứ trụ có quyền chức, nếu mà nhập vào vận Chánh Quan, thời lại là một vận hạn khó khăn bất thuận lợi.
32. Nhật nguyệt đảo xung quan lộc , vô điền vô bán nhi lộc mã phi lai .
( Nhật nguyệt đảo xung quan lộc , không bị phá cách thời danh tài cùng đến.)
Chú thích : Lộc mã phi lai , còn gọi là "Phi thiên lộc mã" , loại cách cục này rất ít gặp, trong sách Tam Mệnh Thông Hội lấy "Ngày Quý hợi giờ quý hợi" thành cách cục "Phi thiên lộc mã ". Quý gặp Lộc ở Hợi, Mậu hợp Quý là quan tinh của Quý, Mậu lấy tị là Lộc, tị xung Hợi nên gọi là "đảo xung". Trong mệnh lý, Lộc là Quan tinh (và là Lâm quan), mã là tài tinh, nên gọi là "Phi thiên lộc mã" (xung Lộc Mã), cách cục vốn rất tốt, nhưng khi bị phá cách thời bần khó thấu xương.
33. Thiên địa chế hiệp sát thần , bất quá bất thất nhi danh lợi sậu phát .
(Thiên can địa chi chế hiệp cùng sát thần , không quá độ hay khiếm khuyết thời danh lợi bộc phát .)
Chú thích : câu phú này chỉ là minh họa bằng cách hành văn , ý chỉ một mệnh tạo tứ trụ , Nhật can cùng lục thần cách cục hài hòa, trong sáng, không bị hợp, chế quá độ hoặc khiếm khuyết, phàm khi được một mệnh tạo trung hòa thuần hậu như vậy thì đều có thể luận là một tứ trụ tốt .
34. Duy Quan ấn tối nghi tương hội , đức chánh gia phong .
( Quan ấn tốt nhất là nên cùng gặp gỡ, là bậc hiền đức được vua phong tặng. )
Chú thích: Chánh Quan, Chánh Ấn tốt nhất là nên đóng trụ tháng, năm, một là Chánh Quan, hai là Chánh Ấn, hoặc là Thiên can Địa chi của năm, tháng là một Quan một Ấn.
Như: Tân xxx, Quý xxx, Giáp Dần, xxx xxx. (Can năm Tân là Quan, can tháng Quý là ấn)
Như: Quý Dậu, xxx xxx, Giáp Dần, xxx xxx. (Niên can Quý là ấn, niên chi dậu là Quan)
Hai minh họa này đều chỉ hai vị Thanh Quan, người có phẩm đức đều khả kính, và có thể được triều đình coi trọng.
35. Hữu lộc , mã cực hỉ đồng cư , quan năng xứng chức .
( Rất mừng khi được Lộc, Mã cùng đóng, làm quan ở chức vị xứng đáng .)
Chú thích:
"Lộc" chỉ Lâm quan , "mã" chỉ "Tài " hoặc "Dịch mã" .
Như : xxx xxx , Kỷ mão , Ất mão , xxx xxx . ( nguyệt can Kỷ - Thiên tài , nguyệt chi mão - Lâm quan )
Rất mừng được "Lâm quan" , "Tài " hoặc "Dịch mã" cùng đóng trong một trụ , ở đây là trụ tháng, nên viết: "đồng cư ". Chủ sự gì ra tay cũng đều xứng ý vừa lòng.
36. Ấn thụ phùng Sát tắc phát , phùng hiệp tắc hối , phùng Tài tắc tai , phá hiệp khứ Tài diệc phát .
( Ấn thụ phùng Sát thì phát, gặp hợp thì tối tăm, gặp Tài thì tai vạ, nhưng đến vận phá hợp Tài đi thì cũng phát. )
Chú thích:
- Ấn thụ chỉ "Chánh Ấn cách", Ấn cách hỉ kiến Thất Sát, vì rằng: sát, ấn tương sanh.
Như: Ất Mùi, Quý Mão, Đinh Mão, xxx xxx. (sát Quý , ấn Ất tương sanh)
- "Phùng hợp tắc hối", chỉ Chánh Ấn bị hợp, thời phát triển khó khăn.
Như: Canh xxx, Ất Dậu, Đinh Mão, xxx xxx. (Ất Canh hợp kim, hợp giữ mất Ất - Ấn)
- "Phùng Tài tắc tai", như minh họa bên dưới:
Như: xxx xxx, Ất Dậu, Đinh Mão, Tân xxx. (Ấn cách, trụ giờ tọa Tài, thời "Tài" có thể khắc Ấn, nên hậu vận không tốt.)
- "Phá hợp khứ tài diệc phát", chỉ Tứ Trụ tuy là "Tài, Ấn" tương chiến như tứ trụ trên, nhưng ví như tại "Bính" vận, Bính Tân hợp hóa thủy hợp đi "Chánh Tài", thì cũng có thể phát đạt.
37. Kiến lộc ngộ quan tắc quý , ngộ tài tắc phú , ngộ ấn tắc tú , bại tài phá ấn bất cát .
( Kiến Lộc ngộ Quan thì quý, ngộ Tài thì phú, ngộ Ấn thì tài năng, bại Tài phá Ấn tất không tốt. )
Chú thích:
- Địa chi là Lâm Quan, Thiên Can là Quan (cùng trụ), chủ quý. Lâm Quan mà Thiên can là "Tài", thì chủ phú, Lâm Quan Thiên can kiến "Ấn", tắc chủ tú, tức là có tài năng.
- "Bại tài phá ấn bất cát", như hai lệ dưới đây:
+ Như: xxx xxx, Giáp Thân, Canh xxx, Tân xxx.
Can tháng Giáp Thiên tài, địa chi thân Lâm quan của Canh. Tài tọa Lâm Quan, trụ giờ tọa "Kiếp tài" tức là bại tài.
+ Như: xxx xxx , Mậu Thân, Canh Thân, Giáp xxx.
Ấn tọa Lâm Quan, trụ giờ kiến "Tài", Tài khắc ấn, tức là phá Ấn.
38. Quan sát lưỡng đình , hỉ cát tồn chi , tăng giả khứ chi .
( Quan Sát đứng chung, mừng khi chỉ còn một, ghét khi cùng song hành. )
Chú thích:
Câu phú này nghiêng về cách luận giải Quan Sát trùng phùng, một Bát Tự nếu mà Chánh Quan, Thất Sát cùng thấy, nhất định cần phải hợp đi một Chánh Quan hoặc Thất Sát thì mới luận tốt được.
39. Vũ năng khứ Chánh lưu Thiên , hóa Quan vi Sát . Văn năng khứ Thiên lưu Chánh , hóa Sát vi Quan , vận phùng sanh vượng tất gia phong .
(Vũ chức thường khử Chánh giữ Thiên, hóa quan tinh thành Sát. Văn chức thường khử Thiên giữ lại Chánh, hóa Sát làm Quan, vận gặp sanh vượng tất được vua phong tặng.)
Chú thích:
- Tứ Trụ có Quan, sát hỗn tạp , nếu mà có thể hợp đi Chánh Quan chỉ giữ Thất Sát.
+ Như: Tân Tị, Bính xxx, Giáp Dần, Canh Ngọ. (Bính Tân hợp thủy, hợp đi Quan giữ lại Sát, chủ vũ chức.)
+ Như: Canh Dần, Ất xxx, Giáp Dần, Tân Mùi. (Trụ này vi hợp Sát lưu Quan, chủ văn chức.)
Bất luận thị "Hợp Sát lưu Quan" hoặc là "Hợp Quan lưu Sát", đều cần vận Nhật Can cưòng vượng, phương khả phát đạt.
40. Tài Ấn giao soa , dục kỳ tiến dã , kị kỳ thoái dã .
( Tài Ấn sai lầm khi gặp nhau, Tài đứng trước thì tiến, Ấn đứng trước thì thoái. )
Chú thích:
Tứ Trụ Bát Tự như thấy "Tài, Ấn" cùng tồn tại ở Thiên Can, cần thiết "Tài" ở phía trước, "Ấn" ở phía sau, không nên "Ấn" ở phía trước, "Tài" ở phía sau. Nên "Tiên Tài hậu Ấn , phản thành kỳ phúc ; tiên Ấn hậu Tài, phản thành kỳ nhục" (Tài trước ấn sau ngược lại là phúc; Ấn trước Tài sau, ngược lại thành nhục nhằn.).
41. Quý tắc kiến nghĩa vong lợi , thủ ấn xá tài . Phú tắc kiến lợi vong nghĩa , thủ tài xá ấn , tuế ngộ mệnh cường nhi tiến tước .
(Quý - thấy nghĩa quên lợi, thời lấy Ấn bỏ Tài. Phú - gặp lợi quên nghĩa, thời lấy Tài bỏ Ấn, gặp tuế vận mệnh cường thì được phong quan tước.)
Chú thích:
Câu phú này cùng câu đã bàn bên trên giống nhau về luận thuật, (câu phú 39, thuật "Hợp Sát lưu Quan, hợp Quan lưu Sát"), câu này cải đi 1 chút là "hợp Tài lưu Ấn, và hợp Ấn lưu Tài" về hình thức mà nói thì tương đồng như nhau. Cả 2 câu đều cần hành vận Nhật can vượng địa, chủ đại phát.
Như : Giáp tý , Kỷ tị , Giáp dần , Quý sửu. ( Hiệp Tài lưu Ấn , chủ quyền thế ). Giáp Kỷ hiệp thổ , hiệp đi "Tài" để lưu "Ấn", chủ quyền thế.
Như : Mậu dần , Quý hợi , Giáp dần , Mậu thìn. ( Hiệp Ấn lưu Tài , chủ phú hữu ). Mậu Quý hiệp hỏa , hiệp khứ "Ấn" nhi lưu "Tài" , chủ phú hữu.
42. Thập can bối lộc, hỉ kiến Tài phong.
Chú thích :
"Bối lộc" : Địa chi lâm quan, Thiên can là thương quan , thập can bối lộc tức là thập can đóng vị trí địa chi Lâm quan, Thiên can lại kiến Thương quan.
Như : xxx xxx , Kỷ tị , Bính dần , xxx xxx . Thương quan khả dĩ sinh "Tài" , cho nên dù là can Thương quan tọa Lâm quan , còn cần thêm Can chi "Tài" vượng, Thương quan sanh tốt cho Tài , vậy mới có thể gọi là tứ trụ tốt, nên viết: "hỉ kiến tài phong".
43. Bại phùng Tỉ kiên trục mã.
Chú thích :
Câu phú này được bàn luận tiếp nối bên trên, thiên can Lâm quan kiến Thương quan, gọi là "Bối lộc", may mắn nếu tứ trụ hữu "Tài" vượng, khả dĩ chuyển thành "Thương quan sanh Tài" thì tốt lành, còn nếu giả sử như thời trụ lại gặp "Tỉ kiếp" , Tỉ kiếp khắc tài, nên lại gọi là "trục mã" , thành ra điềm bất cát. (Mã là dịch mã, ngoài ra còn là tên gọi riêng chỉ Tài, xem các câu trên đã nói đến).
Như : Giáp tý , Ất hợi , Nhâm tý , Đinh mùi .
Nhập Tỉ kiên, Kiếp tài vận, chính là điềm báo trước gặp vận hội phá bại.
44. Ngũ hành thực thần , hứa thừa mã thịnh . Kiêu thần ấn vượng , lập kiến phá bại thương thân .
(Thực thần cách, rất cần nhờ Tài vượng. Nếu thấy Kiêu hay Ấn vượng, lập tức gặp chuyện phá bại tổn thương đến bản thân.)
Chú thích :
Thực thần cách , mừng nếu tứ trụ "mã","Tài" thịnh , thành ra "Thực thương sanh Tài" . Thực thần cách kị "Thiên ấn" , nếu mà trong tứ trụ có nhiều Thiên ấn vượng thịnh, hoặc giả nhập đại vận Thiên ấn, đều chủ nói về vận trình phá bại.
45. Mậu nhật ngọ nguyệt, vật tác nhận khán, thời tuế hỏa đương, chuyển vi ấn thụ .
(Mậu nhật ngọ nguyệt , chớ xem là Nhận, thời tuế hỏa này chuyển thành Ấn thụ .)
Chú thích: nhật chủ Mậu nhật sinh tháng ngọ, Ngọ vốn là vị trí địa chi đế vượng của Mậu, bởi vì "hỏa , thổ" cùng giống nhau ở sanh - vượng - mộ, vị trí đế vượng của Mậu thổ là tá túc nhờ vào vị trí "Bính hỏa", nên vượng vị "Mậu, ngọ" không nắm trọn hỏa khí bằng vượng vị "Bính, ngọ", bởi vậy có người cho rằng "Mậu, Ngọ" khả dĩ chẳng nên coi là "Dương nhận" , chỉ lấy "ngọ" hỏa sanh "mậu" thổ mà làm thành lực lượng Kiêu Ấn để mà cân nhắc tứ trụ.
Theo moclan hiểu đến giờ thì "bối lộc" là khi địa chi lâm quan ở trụ năm, còn thí dụ trên thì trụ tháng và điều kiện là "lại kiến thương quan".
Nhắc lại để các bạn cùng tìm hiểu. Có 4 vị trí Lâm Quan gọi là Lộc:
- ở năm gọi là Bối Lộc (Bối là vai)
- ở tháng gọi là Kiến Lộc (Kiến là thấy)
- ở ngày gọi là Chuyên Lộc (Chuyên là chỉ có một)
- ở trụ giờ gọi là Quy Lộc (Quy là về, tụ lại, ý nói hậu vận)
Cách xem là lấy CAN NGÀY làm chuẩn, nếu các Chi trong trụ năm, tháng, ngày, giờ ở vị trí Lâm Quan thì gọi là có Lộc.
Như Giáp nhật chủ thấy Dần ở trụ năm là Bối Lộc, thấy Dần ở tháng là Kiến Lộc (mạnh nhất, vì trụ tháng là Lệnh của cả tứ trụ)...
Nhận xét thấy Lộc là vị trí Dần Thân Tị Hợi của can dương, và Tí Ngọ Mão Dậu của can âm; vì là bản khí lại đến thời kỳ trưởng thành gần đến cực vượng nên Lộc chỉ trạng thái mạnh mẽ vô cùng.
Trừ Tị Ngọ, các chi khác đều thuần khí nên sự tụ hội của khí ở đỉnh cao. Lộc không hẳn chỉ là "tiền tài" mà tất cả những phương diện khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, Lộc bị xung thì lại bị gọi là "thập ác đại bại", tức là đảo ngược hoàn toàn.
Trong câu 42 có phần ghi : "cho nên dù là can Thương quan tọa Lâm quan", nếu theo đúng vòng trường sinh của ngũ hành đơn, thì Bính gặp Tị là Lâm Quan, nhưng tại sao lại nói "thương quan" (Kỉ) tọa lâm quan? Đúng ra thì Kỉ tọa Tị là Đế vượng mới đúng.
Phần này là phần rất chuyên sâu của Tử Bình
46. Bính nhật sửu thời, phi vi bối lộc, chi can kim vượng, phản tác ti tài.
(Bính nhật sinh giờ sửu, chẳng phải là Bối lộc cách, nếu can chi kim vượng, thành (phạt) Tài.)
Chú thích:
Ngày Bính nhật sinh giờ sửu, "hợi tý sửu" là nơi Bính hỏa suy yếu, cũng tức là giờ sinh tại "bối" địa (bối = lưng/ mặt trái), tuy nhiên chữ "sửu" là "thủy" vị cũng là "kim khố", nếu như trong tám chữ còn lại, can chi có rất nhiều chữ "kim", lúc này chữ sửu lại có thể làm "kim khố" để mà luận, sinh ngày Bính, hỏa khắc kim là Tài, nên "giờ sửu" này ngược lại có khả năng làm "tài" khố để luận đoán.
47. Quan tọa nhận đầu chung bị hình.
(Chính quan đóng ở đất dương nhận thì không đủ lực chế phục nhật can, không đủ lực mà đòi chế thì chỉ mang họa hình phạt).
Chú thích:
địa chi là "Dương nhận" , thiên can là "Chánh quan" đồng trụ.
Như: xxx xxx , Tân mão , Giáp tý , xxx xxx. (Nguyệt can Tân chánh Quan, nguyệt chi mão Dương nhận) "Chánh quan" thì khả dĩ chế sáu nhật can, "Chánh quan" chế nhật can mà ở vị trí Lâm quan, thì đó là tượng khí được trung hòa. "Chánh quan" chế nhật can mà đóng Đế vượng (dương nhận), thời lực chẳng đủ (mạnh). Nên nói: "chung bị hình". Ý chỉ nhật can cuối cùng không thể chế phục.
48. Quý áp tam hình tu thế chánh.
(Quý nhân áp trụ tam hình, nên tham chính ra làm quan)
Chú thích:
"Quý" chỉ Thiên đức quý nhân, Thiên nguyệt đức quý nhân là lấy nguyệt chi đối chiếu thiên can tứ trụ mà tra xuất, thiên can ở trên địa chi, nên nói "áp". Tam hình, tức là 3 loại hình: sửu , tuất , mùi/ dần, tị, thân/ tý, mão; cả câu hàm ý là gặp đủ địa chi tam hình, mà đồng thời tọa Quý nhân. Lấy quý nhân mà áp trụ tam hình, tuy có hình khí mà lại chủ quý, khả dĩ nắm quyền chức.
Như : xxx mùi , Tân sửu , Bính tuất , xxx xxx
49. Đức cái Thất sát, tất thị an thiện chi sĩ.
(Đức bao trùmn lên Thất sát, tất là nhân sỹ an thiện.)
Chú thích:
Thất sát và Thiên đức, Nguyệt đức quý nhân đồng trụ; Thất sát là tượng thế bạo cường, Thiên, Nguyệt đức là chủ quý nhân hiền từ. Thất sát có quý khí quý nhân đồng trụ, cái bạo thế của kẻ Thất sát biến thành kẻ sỹ an tường.
Như : Giáp tý , Bính dần , Canh tuất , Kỷ mão . ( Nguyệt can Bính Thất sát , nguyệt chi dần Nguyệt đức quý nhân )
50. Hoa nghênh lục hợp, khởi phi dâm đãng chi nhân.
(Đào hoa có lục hợp, chẳng phải là kẻ dâm đãng.)
Chú thích:
"Hoa" chỉ Đào hoa, tức thần sát Đào hoa mang cả lục hợp, chủ người/việc thùy mị, thướt tha, trọng Đào hoa tại trụ giờ (mạnh hơn).
Như : xxx xxx , xxx xxx , Bính tuất , Tân mão . (tuất, mão là đào hoa lục hợp)
51. Cô Quả song toàn đái Quan, Ấn, tằng ưng Chủ trì. Vô tắc chỉ vi đạo hạnh.
(Cô Quả song toàn mang cả Quan, Ấn, thời đương chức Chủ trì, vô Quan Ấn thời chỉ là bậc tu sĩ đạo hạnh.)
Chú thích: trong Tứ Trụ xuất hiện toàn "Cô Thần, Quả Tú", chủ là mệnh cô quả, nhạt nhẽo không có duyên với lục thân, tốt nhất là nên theo đường đạo, nếu như Tứ Trụ đồng thời có "Chánh Quan, Chánh Ấn". Cho dù là tu đạo, cũng có khả năng làm Chủ trì đứng đầu một tu viện, nếu như chỉ có "Cô Quả" mà không kèm theo "Quan, Ấn" lại chỉ là tu sĩ bình thường.
52. Khống yêu cách giác phùng sinh vượng, tất quá phòng xá, tuyệt tắc chung thủ quan sương.
(Cô, Quả gặp sinh vượng, tất cho làm con thừa tự, gặp tuyệt thì cuối cùng cũng là trai không vợ, gái góa chồng.)
Chú thích: "Khống yêu, Cách giác" tức là tên gọi khác của "Cô, Quả", "phùng" là chỉ bổn trụ Thiên can so Địa Chi. "Tọa" là chỉ Nhật can so với Địa chi 4 trụ.
Như: Bính Thìn, Quý Tị, Kỷ Sửu, Kỷ Tị.
Địa chi tị là Cô Thần, Địa Chi sửu là Quả Tú, chi giờ tị là tọa vượng phùng vượng. Mệnh này chủ gởi thác nuôi dưỡng nhà người khác, nếu như "Cô Quả" đều tọa phùng Suy địa, tức là điềm lục thân bất cát.
53. Thôn diễm toàn bài, gia nhân tiêu tán.
(Trụ có 3 Thiên Ấn, người nhà ly tán mỗi người mỗi nơi.)
Chú thích: "Thôn diễm" tức là Thiên Ấn; "toàn bài" là chỉ Thiên Can trụ năm, tháng, giờ có 3 can đều là Thiên Ấn.
Như: Giáp tý, Giáp tuất, Bính Dần, Giáp Ngọ. Chủ gia thuộc phân tán.
54. Không vong thiên kiến, thân thuộc ly thương.
( Không vong thiên kiến, thân thuộc xa cách.)
Chú thích: "Không vong thiên kiến" chỉ Không vong hỗ kiến, tức là năm Không vong tại nhật can, nhật can Không vong tại năm, còn có tên là “Hỗ hoán Không vong”.
Như: Nhâm Thân, Quý Mão, Giáp tuất, Mậu Thìn.
Trụ năm thuộc tuần "Giáp Tý" , Không vong tại "Tuất". Nhật trụ thuộc tuần "Giáp tuất", Không vong tại "Thân", chủ thân thuộc không gặp nhau thường xuyên.
55. Tài ấn song thương, đoạn kỳ tất vô thượng hạ.
(Tài Ấn tương chiến nhau, tất đoán là bản thân không có anh chị em.)
Chú thích: "Tài" khắc "Ấn", mà "Tài, Ấn" lại cùng trong một trụ, nên nói là “song thương”. “Vô thượng hạ”: ko có người trên mình cũng không có người dưới mình.
Như: Giáp Tý, Bính Dần, Canh Ngọ, Kỷ Mão.
Can giờ Kỷ là Chánh Ấn, chi giờ là mão Chánh Tài. Chánh Tài khắc Chánh Ấn, lại là Địa Chi khắc Thiên Can, cũng luận đoán là thân thuộc rất ít.
56. Quan Sát câu khứ, tri kỳ thiểu thất đa nương.
(Quan sát đều bị hợp mất, đoán rằng thuở nhỏ đã mất cha mất mẹ.)
Chú thích: Tứ trụ Quan, Sát hỗn tạp, chỉ nên hợp đi một tức thì lại tốt đẹp, hợp Quan lưu Sát hoặc là hợp Sát lưu Quan. Câu này là chỉ Quan, Sát đều cùng bị hóa hợp.
Như: Bính Dần, Tân Mùi, Ất Mão, Canh Thìn.
Bính, Tân hợp Quan; Ất Canh hợp Sát, đây chính là “Quan, Sát câu khứ”, chủ không được hưởng phúc lâu dài với người thân.