Kế thiện biên
1. Nhân bẩm thiên địa , nhân thuộc âm dương . Sanh cư phúc tái chi nội , tận tại ngũ hành chi trung .
Chú thích : con người bản thân hấp thu khí âm dương của trời đất. Theo hà lạc bát quái , và trong các sách Hồng Phạm viết về nguồn gốc ngũ hành, đều luận giải rõ ràng và sáng tỏ luật ngũ hành sanh khắc. Cuộc sống con người xét kỹ, đều thuộc âm dương và tàng chứa quy luật ngũ hành bên trong.
2. Dục tri quý tiện , tiên quan nguyệt lệnh cập đề cương.
Chú thích : luận mệnh cát hung, tốt xấu . Đầu tiên phải xét cách cục trong 4 trụ, như cách cục lộ ra từ nguyệt trụ có can chi thấu xuất "Tài , quan , ấn..." cách, thì phải ưu tiên trước nhất, trừ phi nguyệt trụ không xuất cách cục , thì mới tính đến cách cục ở trụ khác.
Như : Mậu Thìn , ất mão , Tân sửu , đinh dậu .
Xem tứ trụ trên 2 trụ niên & nguyệt, trụ nguyệt thấu "Tài" , niên thấu "ấn " , đương nhiên thủ cách ở nguyệt trụ là " tài " cách, không dùng " ấn " cách ở trụ năm. Danh xưng xem nguyệt trụ làm chính (đề cương) là như vậy !
3. Thứ đoán cát hung , đương dĩ nhật can vi chủ . Tam nguyên yếu thành cách cục , tứ trụ hỉ kiến tài quan , dụng thần bất khả tổn thương.
Chú thích: luận mệnh cát hung hiện nay lấy nhật can làm chủ . Ngũ hành sanh khắc tốt xấu trong nó đều lấy nhật can làm chủ. "Tam nguyên" bao gồm thiên nguyên ( thiên can ) , địa nguyên ( địa chi ), nhân nguyên (thiên can tàng trong địa chi) mà tạo thành cách cục, ở tứ trụ địa chi bên trong tàng thiên can , thiên can lại tương tác can chi mà lập thành cách cục.
Như : Mậu Ngọ , Ất Mão , Mậu Tý , Quý Hợi .
a) Tứ trụ trên, thiên can xuất ra Mậu là Tỉ kiên, ất là chánh quan, quý - chánh tài đều lấy nhật can Mậu thổ nhật chủ , đối chiếu ngũ hành sanh khắc gọi là lục thần.
b) Thiên can Nguyệt trụ là chánh quan , địa chi "mão" có chữ " ất " và thiên can tương đồng . Vì thế trong "tam nguyên" thủ xuất là "chánh Quan cách". Thuật Tử bình thông thường xem 2 cách "tài" ,"quan" là rất tốt . Nên khi viết " hỉ kiến tài , quan " (mừng gặp Tài Quan) là khi Tứ Trụ nhiều tài , quan, tạo thành "tài , quan" cách thì cơ hội may mắn rất nhiều . Hàm nghĩa " Dụng thần " rất rộng , sẽ viết thành mục riêng như "dụng thần chuyên luận" , và nữa là sách viết về nó thường bỏ (dấu) đi hay ko rõ ràng , nay thử lấy "điều hậu dụng thần" làm ví dụ.
VD : Ất Mão , Nhâm Ngọ , Canh Thìn , Bính Tuất
Nhật can Canh tại tháng ngọ, kim nhược ngộ hỏa nung , nhưng dựa can tháng có chữ "nhâm" có lực áp chế hỏa vượng. Tối hiềm Bính vận ( xung nhâm ) hoặc Đinh vận ( đinh nhâm hợp hóa mộc ) , hợp mất chữ "nhâm". VD này nhận thấy chữ " nhâm" tối cần thiết để áp chế thế hỏa. Vận trình khi nghịch chuyển, chữ Nhâm bị hình xung làm tổn thương nên suy yếu ở đại vận, vì vậy phú viết như trên: Dụng thần bất khả tổn thương.
4. Nhật chủ tối nghi kiện vượng, niên thương nhật trụ danh vi chủ bổn bất hòa .
Như : Quý tị , Ất mão , Canh dần , Mậu dần . ( Nguyệt can Ất chánh tài , nguyệt chi Mão chánh tài )
VD này nguyệt trụ "chánh tài cách" , thuộc nhật can thái nhược , thấy "canh" tuyệt ở "dần" , nhật can thái nhược , tất nhiên là điềm không có công danh, chỉ chủ có tài học mà thôi. Cổ pháp dĩ "năm" làm bổn (căn bản), "nhật" là chủ , chủ-bổn nhất định phải hòa hảo tương sanh nhau. Ở đây nhược niên và nhật chủ 2 trụ tương hỗ xung khắc nên nói là: "chủ bổn bất hòa, chủ bất cát".
Như : Giáp Tý , Bính dần , Canh ngọ , Ciáp thân .
Ta thấy "niên trụ" ,"nhật trụ" can chi đối xung, vi "chủ - bổn" bất hòa.
05. Tuế nguyệt thời trung , đại phạ quan , sát hỗn tạp .
Chú thích : Câu phú này chỉ phàm sự Chánh quan cách sợ Thiên Can có Thất sát , hoặc Thất sát cách sợ gặp thiên can có chánh quan.
Như : Quý hợi , Nhâm tuất , Bính Tý , Giáp ngọ . Vd này là "niên , nguyệt" quan sát hỗn tạp, chủ bất cát.
6. Thủ dụng bằng vu sanh nguyệt , đương thôi cứu vu thiển thâm . Phát giác tại vu nhật thời , yếu tinh tường vu cường nhược .
(Chọn dụng thần phải dựa vào tháng sinh, nhờ đó mà xét cho cùng sự nông-sâu. Hiểu rõ ở chổ (trụ) ngày giờ , muốn tinh tường phải so cường nhược.)
Chú : chữ Dụng là Dụng thần, có ý có dụng thần ở trụ tháng hay ko. Điều này có thể phân nhật nguyên và cách cục thành 2 phương diện để bàn:
a) Cách cục hảo , nhật chủ thái nhược , ngay cả cách cục tốt đẹp , nhưng do nhật can quá nhược , không thể hưởng được cái phúc tiền tài quan lộc , như vậy cũng chẳng hữu dụng gì.
Như : Mậu Thìn , Canh Thân , Bính Tý , Kỷ Hợi .
Vd này có nguyệt trụ "Thiên tài cách" , vốn là Canh ở đất Thân là "lâm quan" rất tốt, nhưng nhật can Bính tọa Tý thủy , lại thêm tại "Hợi" tuyệt địa làm nhược thêm (đáng tiếc). Trụ này cách cục đẹp nhưng nhật chủ nhược , chủ tiên nan hậu dị , lý do là vì địa chi hội toàn quan sát ,"tài" đến sanh "quan sát" , có "mậu kỷ" thực thương chế, thành ra quân bình, nên chủ vãn niên cát tường, còn ấu niên khó tránh gian khổ.
b) Nhật can cường, cách cục thái nhược cũng thành không hữu dụng.
Như : Bính tuất , Tân mão , Bính tuất , Tân mão .
Vd này là nhật chi có nhân nguyên "Tân chánh tài" thấu can tháng, can giờ "Tân chánh tài" thành ra chánh tài cách , nhưng "Tân" tài tọa "mão" là tuyệt địa, cũng thành đáng tiếc. So sánh cái thế cường vượng dĩ nhiên lấy nguyệt chi làm khuôn mẫu. Nếu mà nhật can , hoặc cách cục so với nguyệt chi là nhược , tiếp tục lấy chi giờ đối chiếu, ví như "nguyệt chi" tại nhược địa , mà chi giờ ở "vượng" địa, thì vẫn khả dĩ luận tuổi vãn niên cát tường.
Như : Bính tuất , Tân mão , Bính Thìn , Đinh dậu .
Ví dụ này cũng là "chánh tài" cách ,"Tân" tài so với nguyệt chi (mão) cố nhiên là tuyệt địa , nhưng "Tân" tài so với chi giờ sanh "dậu" lại là "Lâm quan" vượng địa, chủ vãn niên phát đạt. Nên phú viết: phát giác tại vu nhật thời.
07. Tu nguyệt lệnh nhập kỳ cách cục , diệc yếu phụ kỳ vượng tướng hưu tù .
(Cần cách cục nhập ở nguyệt lệnh , cũng mong giúp ích cho cái thế vượng tướng hay hưu tù)
Chú thích: trụ tháng xuất cách cục gì thì cách cục đó phải là cách cục tiêu chuẩn , ví như nhật can và cách cục có hiện tượng cường nhược không rõ ràng, khả dĩ dùng Đại vận mà điều hòa nó.
Như : Nhâm Thìn , Nhâm thân , Bính thân , Mậu tuất .
Vd này là "chánh quan cách" , nhật can có kết cấu "bính" tọa chi "thân" , nhật can nhược đi một chút , mà ở đại vận "Giáp dần , Ất mão , Bính thìn , Đinh tị" là những nơi phù trợ nhật can tốt lên, nhưng vẫn có điểm đáng tiếc.
08. Quan tinh chính khí , kị kiến hình xung .
Chú thích : gặp "chánh quan" cách phải thật thận trọng khi giải đoán, tối kị bị trụ khác hoặc gặp vận xung , hình chánh quan. Chánh quan bị xung hình , lại chẳng còn là khí chất "chánh quan".
Như : Quý hợi , Đinh tị , Canh tuất , Kỷ mão .
Đinh chánh quan gặp Quý xung , thì cái quý khí "chánh quan" hư hoa chẳng hưởng được.
9. Thời thượng thiên tài , phạ phùng huynh đệ .
Chú thích :" huynh đệ" chính là huynh đệ với nhật can , tức là "Tỉ kiên" , "Kiếp tài" , trụ giờ có Thiên tài viết : thời thượng thiên tài , tối kị vận "tỉ , kiếp" , chủ bại tài .
Như : Nhâm Tý , Đinh Mùi , Tân dậu , Ất Mùi .
Trụ này vào vận " dậu , canh , tân vận " tức là nhập vận "huynh đệ" ( tỉ kiếp), chủ bại tài.
10. Sanh khí ấn thụ , lợi quan vận , úy tài hương.
(Sanh khí ấn thụ , lợi gặp Quan vận , sợ gặp Tài vận)
Chú thích : sanh khí "ấn thụ" chính là "ấn" cách sanh vượng, thông thường "ấn" cách hỉ nhập "quan" vận , sợ nhập "tài" vận. Bởi vì "Tài " có khả năng khắc "ấn" , phá hoại đi tú khí của "ấn" cách.
Như : Quý hợi , Quý hợi , Giáp dần , Bính tý .
Ví dụ này "Quý" ấn tọa "hợi" là ấn thụ cách sanh vượng. Hỉ vận "Quan sát" Canh Tân, bất lợi tài vận "Mậu , Kỷ" . Ta biết "quan" khả năng sanh ấn , "tài" khả năng khắc ấn. Cho nên "hỉ quan" mà "úy tài".
11. Thất sát thiên quan , hỉ chế phục , bất nghi thái quá .
Chú thích : Thất sát cách rất mừng có Thực thần chế , việc Thất sát có Thực thần chế phục, trong câu phú này viết là : "thiên quan" . Thất sát tuy mừng thực thần chế , nhưng lại không nên có quá nhiều Thực thần, ngược lại là chế Sát quá độ , làm hủy hoại cách cục.
Như : Bính dần , Canh dần , Giáp dần , Nhâm thân .
Ví dụ này Thực thần quá nhiều , chế Sát quá độ.
12. Thương quan phục hành Quan vận , bất trắc tai lai.
Chú thích : Thương quan cách tối kị hành Chánh quan vận , thường pháp dĩ "Thương quan kiến Quan , vi họa bách đoan" ("Thương quan gặp Quan , là tai họa trăm mối").
Như : Quý hợi , Giáp dần , Quý hợi , Canh thân .
Trụ này là Thương quan cách , nhập vận "Mậu" Chánh quan , chủ bất cát.
13. Dương nhận hợp Tuế quân , bột nhiên họa chí.
( Dương nhận hợp Tuế quân , đột nhiên họa đến )
Chú thích : "Tuế quân" chỉ lưu niên Thái tuế , Dương nhận cách gặp lưu niên can chi nhất hợp nhất xung với dương nhận , chủ hung họa lớn.
Như : Giáp Tý , Bính dần , Giáp ngọ , Đinh mão .
Ví dụ này "Giáp" - Dương nhận tại "mão" , gặp năm "Kỷ dậu", 46 tuổi Kỷ hợp Giáp, dậu xung mão. Dương nhận một xung một hợp , chủ hung họa.
14. Phú nhi thả quý , định nhân tài vượng sanh quan . Phi yêu tắc bần, tất thị thân suy ngộ quỷ .
(Phú mà còn Quý, lý do là vì Tài vượng sinh Quan. Không yểu cũng bần hàn là do Thân suy mà còn gặp quan quỷ khắc)
Chú thích : "Quan" tinh có "Tài" sanh phù , nhật can vượng tốt, chủ Trụ phú quý. Vế một là tài vượng sanh quan, Vế hai ý nói thân đã suy mà quan quỷ lại vượng.
Như : Mậu tuất , Tân dậu , Giáp dần , Ất hợi . ( Tài vượng sanh quan )
hoặc
Như : Mậu tuất , Tân dậu , Giáp thân , Nhâm thân . (Thân suy quỷ vượng)
"Chánh quan" thái vượng , nhật can nhược , đó là "quan biến thành quỷ" chế phục nhật can quá nặng , không thể mưu cầu phước lộc .
15.Nhâm nhật sanh lâm ngọ vị , hiệu viết lộc mã đồng hương;
Quý nhật sanh hướng tị cung , nãi thị tài quan song mỹ.

Chú thích :
- Điều này là chỉ "Tài Quan song mỹ cách" , với ngày Nhâm ngọ, trong địa chi Ngọ tàng "Đinh Kỷ " , Đinh là Chánh tài , Kỷ thị Chánh quan.
- Ngày Quý tị , trong Địa chi Tị tàng "Mậu Bính Canh" , Mậu thị Chánh quan , Bính thị Chánh tài , Canh thị Chánh ấn ".
Trong 60 can chi chỉ có 2 ngày "Nhâm ngọ , Quý tị" là có khả năng nhật can tự tọa "Tài Quan Ấn", khó mà vẫn gặp nên luận là "Tài quan song mỹ" .

16.Tài đa thân nhược , chánh vi ốc phú nhân bần;
Dĩ sát hóa quyền , định hiển hàn môn quý khách
Tài đa thân nhược , chính là "ốc phú nhân bần";
"Dĩ sát hóa quyền" , chính là bậc "hàn môn quý khách" (vinh hoa phú quý).

Chú thích : Câu phú này là chỉ 2 loại "Tài" cách và "Thất sát" , mời xem 2 ví dụ dưới, một là tài đa thân nhược; hai là, hóa sát vi quyền .
Như : Mậu thân , Canh thân , Đinh sửu , Tân hợi . ( Tài đa thân nhược )
Tài ở vị trí lâm quan vượng địa, mà nhật chủ Đinh lâm "sửu , hợi" là suy vị , nên gọi là tài đa thân nhược , chủ bề ngoài nhà thì hoa mỹ , bên trong là một "phú nhân" nghèo khổ .
Như : Quý hợi , Canh thân , Giáp dần , Ất hợi . ( Hóa sát vi quyền )
Hai trụ Thân (mệnh) và Sát đều tọa Lâm quan vượng vị , mà không có Thực Thần chế Sát , đều có Quý ấn , Canh sát sanh ấn , hóa chuyển lực vượng của Thất sát mà thành sở dụng cho Nhật can. Nên viết : "hóa sát vi quyền". Chủ người xuất sanh bình thường , cuối cùng khả đắc công danh phú quý.
17. Khoa đệ đăng mao , quan tinh lâm vô phá chi cung . Nạp lật tấu danh , tài khố cư sanh vượng chi địa .
(Khoa cử cao như núi Mao , vì quan tinh lâm cung mà ko bị phá. Có người tiến cử , vì tài khố cư nơi sanh vượng.)

Chú thích : chánh quan cách , chánh quan ko gặp xung hình , chủ mệnh có công danh:
Như : Quý tị , Ất mão , Mậu Thìn , Nhâm Tý
hoặc:Như : Nhâm Thìn , Nhâm Tý , Mậu tuất , Quý hợi
Tài tinh tọa vượng địa, tuy nhiên cũng ko phải Chánh quan cách , lấy "tài " vượng tự có thể sanh quan , cũng khả dĩ vì Tài này mà đắc được công danh.
18. Quan tinh thái thịnh , kiếp lâm vượng xứ tất khuynh . Ấn thụ bị thương , nhược hữu vinh hoa bất cửu .
(Quan tinh quá thịnh , kiếp lâm vượng xứ tất khuynh đảo. Ấn thụ bị tổn thương , dù có vinh hoa cũng ko bền)

Chú thích : đoạn đầu câu phú là chỉ chánh quan cách, giả sử chánh quan so với nhật can quá vượng thịnh , hoặc giả như chánh quan quá nhiều, lại hành vận gặp chánh quan, thành ra là chẳng đẹp, bất cát. Phép thường mà tứ trụ thấy có chánh quan hiển lộ trên các trụ, nếu không thể thành cách cục Tòng Quan sát, thì chỉ chủ hư danh hư lợi .
Như : Quý Tị , Ất Mão , Mậu Thìn , Ất Mão .
Đoạn phú sau là chỉ "Chánh ấn" cách nhập vận "chánh tài", cũng chủ vinh hoa không bền, nguyên nhân là do "tài" có khả năng khắc phá "chánh ấn".
19. Hữu quan hữu ấn , định tác lang miếu chi tài . Vô quan vô ấn hữu cách nãi triều đình chi dụng .
(Có quan có ấn , nhất định dùng được cái tài nơi hoàng cung. Không quan không ấn phải thành cách cục khác mới có thể dùng nơi triều đình)

Chú thích : tứ trụ là "Chánh quan cách" mà có "ấn " , hoặc giả như "Chánh ấn cách" , mà lại có quan , có ấn có cả quan mới là trong, chủ có công danh văn chức. Song một tứ trụ tốt, không nhất định là "Chánh quan cách" , hoặc mừng gặp "chánh ấn cách", Tứ trụ cho dù không có chánh Quan và chánh ấn , thì cũng còn Thực thần cách , Dương nhận cách , quan trọng ở chổ thàn cách cục tốt, cũng khả dĩ luận là phú quý vậy.
20. Tiểu nhân mệnh nội , dã hữu chính khí Quan tinh . Quân tử cách trung , dã phạm Dương nhận Thất sát .
(Trong mệnh Tiểu nhân cũng có chánh khí Quan tinh, Trong cách cục Quân tử cũng phạm Dương nhận Thất Sát.)
Chú thích : "Chánh quan" và "Chánh ấn" cách , phép bình thường luận khả dlàm nên, có công danh , nếu mà "chánh quan" cách gặp phải "thương quan" phá hoại,"Chánh ấn" cách có "tài" tinh , cũng chẳng chủ là trụ phú quý.
Như : Mậu Tý , Tân dậu , Bính Tý , Kỷ sửu .
Ví dụ này là Thương quan hỗn Quan , phú viết : tiểu nhân mệnh nội , dã hữu chính khí quan tinh chi vị . Ngược lại, "Thất sát" và "Dương nhận" tuy khác nhau nhưng đều luận là "hung bạo chi thần", ví như trong tứ trụ toàn "Thất sát" ,"Dương nhận", giống như lấy bạo chế bạo , ngược lại biến thành trung hòa.
Như : Nhâm Tý , Nhâm Tý , Bính ngọ , Giáp ngọ .
Ví dụ này Thất sát tọa Dương nhận , thường pháp gọi là "Dương nhận giá Sát", chủ có quyền thế.
21. Vi nhân hảo sát , dương nhận tất phạm vu thiên quan. Tố thực từ tâm , ấn thụ phùng vu thiên đức .
(Phàm người thích sự sát phạt, tất Dương nhận phạm Thiên quan ; người hiền từ ăn chay thường do Ấn tinh phùng Thiên đức.)
Chú thích : đại phàm người có tứ trụ toàn "Thất sát , Dương nhận , Thực thần", tất chủ vũ chức, người cương nghị có uy thế mà dường như nặng vẻ xơ xác tiêu điều. Còn người có "Ấn" cách tọa "Thiên đức quý nhân", phần đông chủ phong thái nhân từ, đôn hậu.
22. Sanh bình thiểu bệnh , nhật chủ cao cường , nhất thế an nhiên tài mệnh hữu khí .
[Cuộc đời ít bệnh do Nhật Chủ cường vượng; một đời bình yên do tài mệnh có khí (ngược với vô khí).]

Như : Mậu Thìn , Giáp dần , Canh thân , Nhâm ngọ .
Tứ Trụ này Nhật can và Tài đều tọa ở vị trí Lâm quan, đã vậy nhật chủ cường vượng, cũng là "tài mệnh hữu khí" , chủ cuộc đời ít bệnh , bình yên.
23. Quan hình bất phạm ấn thụ thiên đức đồng cung , thiểu nhạc đa ưu , cái nhân nhật can nhu nhược .
(Không phạm hình tù là do được Ấn và Thiên đức đồng cung; buồn nhiều vui ít, ấy nguyên nhân nhật can nhu nhược.)

Chú thích : suốt đời ko phạm phải hình tù kiện cáo, là bởi vì "Chánh ấn" và "Thiên đức Quý nhân" đồng ở một trụ.
24. Thân cường sát tiết , giả sát vi quyền . Thân khinh sát trọng , thân nhược hữu tổn .
Thân cường có sát tiết , nương vào sát hóa thành quyền . Thân yếu mà sát trọng , thân nhược tất có tổn thương
.
Như : Đinh Sửu , Bính Tuất , Canh Thân , Ất Dậu .
Trụ này là thân cường mà sát ít, Thất sát ngược lại thành hữu dụng cho nhật can, cho nên viết : "giả sát vi quyền".
hoặc Như : Canh Thân , Mậu Tý , Canh Thìn , Kỷ Mão .
25. Thiết nhược nhật chủ thái nhược , tắc chủ đa hữu ưu hoạn chi ngộ .
Ví như nhật chủ quá nhược , nên chủ gặp nhiều ưu buồn hoạn nạn.
Như : Đinh Tị , Bính Ngọ , Canh Dần , Quý Mùi .
Trụ này là sát trọng làm thân suy , chủ cuộc đời nhiều phiền nhiễu .
26. Nguyệt sanh nhật can , vận hành bất hỉ tài hương . Nhật chủ vô y , khước hỉ vận hành tài địa .
(Nguyệt sanh nhật can, vận hạn không nên gặp Tài. Nhật chủ không có chổ dựa , nhưng lại mừng gặp vận Tài)
Chú thích : nguyệt trụ sanh phù nhật can , tức là ý nói đến "ấn" cách, "ấn" khả năng sanh nhật chủ ."Tài" năng khắc "ấn" , cho nên "Ấn" cách ko nên nhập "tài" vận. "Nhật chủ vô y" , tức là chỉ nhật can không có "ấn" đến sanh phù , nói cách khác nếu không phải "ấn" cách , thì gặp "tài" vận không sao.
27. Thời quy nhật lộc , sanh bình bất hỉ quan tinh . Âm nhược triều dương , thiết kị Bính Đinh Ly vị .
(Trụ giờ quy lộc cách, rất sợ gặp quan tinh. Âm nhược triều dương cách, tránh gặp Bính Đinh và Tị Ngọ (quẻ Ly).

Chú thích: "thời quy nhật lộc" , tức là nhật can đóng vị trí Lâm quan ở trụ giờ, còn gọi là "Quy lộc cách" , không mừng nếu Tứ trụ cũng thấy "quan tinh".
Như : Mậu Thân , Bính Thìn , Tân Dậu , Mậu Tý .
Trụ này đáng lẽ thuộc cách "âm nhược triều dương" nhưng có chữ Bính phá cách , nên quan lộc ko thể cao được.
"Âm nhược triều dương" là chỉ "lục âm triều dương" , là cách cục sáu nhật can Tân sanh tại giờ "Mậu Tý", rất sợ tứ trụ có những chữ "Bính , Đinh , Tị , Ngọ". "Ly" là chỉ bát quái Ly, can chi thuộc quẻ "Ly" là "Bính , Đinh , Tị , Ngọ". Tý là dương, Tân là âm nên gọi là Âm nhược triều dương, kị Bính Đinh vì Bính hợp mất Tân, thất cách ; Đinh phá Tân, mất cách. Tị Ngọ là nơi hỏa vượng phá Quý khí của Tân kim và xung trụ giờ có chữ Tý.
28. Thái Tuế nãi chúng sát chi chủ , nhập mệnh vị tất vi tai . Nhược ngộ chiến đấu chi hương , tất hình vu bổn mệnh .
(Thái Tuế đứng đầu các hung thần, nhập mệnh cũng chẳng lo tai họa. Nhưng nếu gặp chiến đấu chi hương , tất hình hại bổn mệnh.)

Chú thích : "Thái Tuế " chỉ lưu niên Thái Tuế . Trong một năm thì can chi lưu niên Thái Tuế làm chủ.
- "Nhập mệnh" là chỉ ví dụ như trong tứ trụ căn bản có "Bính dần" mà gặp lưu niên "Bính dần" nên nói là "nhập mệnh". Ghi chú thường ghi là "phục ngâm " .
- "Chiến đấu chi hương" là chỉ can chi lưu niên Thái Tuế và can chi tứ trụ đối xung nhau. Thí dụ như lưu niên thị " Giáp Tý" mà trụ có năm sanh là "Canh ngọ" , tức là lưu niên "Giáp Tý" và can chi niên trụ "Canh ngọ" đối xung. Can chi đối xung nên gọi là: chiến đấu chi hương. Ghi chú thường ghi là "phản ngâm" .
Lời văn trong phú này cho rằng "phục ngâm" có lẽ chẳng có tai họa gì, còn "phản ngâm" chủ bất cát.
29.Canh , Tân lai thương Giáp , Ất ; Bính , Đinh tiên kiến vô nguy. (Canh , Tân đến gây tổn thương Giáp , Ất ; nếu thấy Bính , Đinh ko còn nguy hại cho Giáp, Ất nữa.)
Bính , Đinh lai khắc Canh , Tân ; Nhâm , Quý ngộ chi bất úy. (Bính , Đinh lai khắc Canh , Tân; gặp được Nhâm , Quý thành ra chẳng sợ.)
Mậu , Kỷ sầu lâm Giáp , Ất ; cán đầu tu yếu Canh , Tân. (Mậu , Kỷ buồn gặp Giáp , Ất ; Thiên can cần nhất là Canh , Tân.)
Nhâm , Quý lự tao Mậu , Kỷ ; Giáp , Ất lâm chi hữu cứu. (Nhâm , Quý lo gặp Mậu , Kỷ ; Giáp , Ất đến giải cứu.)
Nhâm lai khắc Bính ; tu yếu Mậu tự đương đầu. (Nhâm khắc Bính , rất cần chữ Mậu để đương đầu chống đỡ.)
Quý khứ khắc Đinh; khước hỉ Kỷ chi tương chế. (Quý khắc Đinh , rất mừng gặp Kỷ chế phục Quý.)
Chú thích : những câu phú này chỉ ngũ hành có sự tương hỗ chế phục lẫn nhau, dẫn đến thành bình thường. Như Bính , Đinh hỏa khắc Canh , Tân kim; nếu tứ trụ có Nhâm , Quý thủy ngược lại sẽ chế phục Bính , Đinh hỏa , tất nhật can Canh , Tân kim khả dĩ chẳng cần băn khoăn việc hỏa đến khắc nữa.
Như : Bính Thìn , Canh thân , Giáp Thìn , Bính dần .
Tứ Trụ này nhật can "Giáp" mộc ngộ "Canh Thân" là cường kim khắc phạt , nhưng 2 trụ năm , trụ giờ có "Bính" hỏa chế Canh kim , nên chẳng cần lo gì cả.
Như : Nhâm Thìn , Bính Ngọ , Canh Thìn , Quý Mùi .
Tứ Trụ này nhật can "Canh" kim gặp phải "Bính Đinh" cường hỏa chế kim, nhưng 2 trụ năm , trụ giờ có "Nhâm , Quý" thủy chế ngược lại "Bính" hỏa , nên "Canh" kim tuy nhược cũng chẳng sợ hỏa của "Bính ngọ". Ngũ hành có cái đạo tương sinh tương chế lẫn nhau , cứ y như vậy cả.
30. Giáp phùng Kỷ nhi sanh vượng , định hoài trung chính chi tâm .
(Giáp gặp Kỷ mà sinh vượng, mang trong lòng một tấm lòng trung chính.)
Chú thích : nhật can "Giáp" gặp giờ "Kỷ" , tắc "Giáp Kỷ" hợp thổ . Chỉ cần Nguyệt chi sanh ở tứ khố "thìn , tuất , sửu , mùi" tức là vị trí "thổ" sanh vượng, người có tứ trụ này chủ nhân từ đôn hậu.
31. Đinh ngộ Nhâm nhi thái quá , tất chí dâm ngoa chi loạn .
(Đinh ngộ Nhâm mà quá vượng, tất dễ dẫn đến dâm loạn, bất chính.)
Chú thích : "Đinh" nhật ngộ thiên can "Nhâm" ở trụ tháng hoặc trụ giờ , thì "Đinh Nhâm" hiệp mộc , nếu mà tứ trụ quá nhiều địa chi "dần , mão" vượng vị, tất chủ bất cát.
32. Bính lâm thân vị, phùng dương thủy, nan hoạch diên niên. Kỷ nhập hợi cung, kiến âm mộc, tận vi tổn thọ.
(Bính lâm thân vị, phùng dương thủy, khó được trường thọ. Kỷ nhập hợi cung, kiến âm mộc, đều chủ tổn thọ)
Chú thích : đây là nhật chủ Bính gặp thân 1 hỏa 1 kim tương xung và là vị trí bệnh gặp vận "Nhâm" - vượng thủy - nên khắc Bính hỏa; nhật can Kỷ tọa hợi là vị trí Thai, thủy thổ tương xung lại gặp "Ất" - vượng mộc - khắc thổ, đều chủ yểu thọ. (Câu phú này thường làm ví dụ trong các tác phẩm văn chương có nói đến đoán mệnh thọ yểu, ví dụ như Hồng Lâu Mộng).
33. Ất phùng Canh vượng , trường tồn nhân nghĩa chi phong.
(Ất phùng Canh vượng , luôn là người có tư cách công bằng nhân nghĩa)
Chú thích : nhật chủ "Ất" , có trụ tháng hay giờ mà thiên can là "Canh" ( Ất Canh hợp kim ) , ví được sanh vào tháng "thân , dậu" vượng kim, chủ người có tính cách công bằng chính nghĩa, vì mọi người. Kim vượng chủ về nghĩa: luôn luôn tuân thủ quy luật của tạo hóa hoặc công lý.
34. Bính hợp Tân sanh, trấn chưởng uy quyền chi chức .
(Bính hợp Tân sanh vượng, có chức vị trấn chưởng uy quyền)
Chú thích : nhật can "Bính" , có trụ tháng hay giờ mà thiên can là Tân , thời "Bính , Tân" hợp thủy. Nếu mà sanh vào tháng "hợi , tý" vượng thủy, tất chủ có quyền uy.
35. Ất mộc trùng phùng hỏa vị , danh vi khí tán chi văn. Độc thủy tam phạm Canh Tân, hiệu viết thể toàn chi tượng.
(Ất mộc gặp nhiều hỏa, gọi là "khí tán chi văn". Thủy độc vượng lại phạm thêm Canh Tân là 3 lần vượng, nên viết "thể toàn chi tượng".)
Như : Nhâm ngọ , Bính ngọ , Ất tị , Nhâm ngọ .
Tứ trụ này nhật can "Ất" mộc , địa chi toàn là "hỏa", Ất mộc lại đến sanh hỏa, mà khiến nhật can "mộc" tiêu hao quá nhiều, viết "tán khí chi văn", chủ không được đại quý. Chú ý: mộc rất kị tiết hỏa, vì khi hỏa được sinh vượng, thiêu cháy ngược lại mộc.
Như : Tân sửu , Canh dần , Nhâm Thìn , Canh tuất .
Trụ này là nhật can "Nhâm" thủy có thiên can năm, tháng, giờ Canh, Tân sanh phù, mà thành cách cục "kim thủy" nhị vượng, nên viết: "thể toàn chi tượng", mệnh thái quá nên chủ bất cát.
36. Thủy quy đông vượng , sanh bình lạc tự vô ưu. Mộc hướng xuân sanh , xử thế an nhiên hữu thọ.
(Thủy vượng ở mùa đông, cuộc đời vui tươi chẳng ưu buồn. Mộc sanh vượng ở mùa xuân, bình yên sống thọ với đời.)
Chú thích: mệnh có nhật can Nhâm Quý thủy, sanh vào tháng mùa đông "hợi , tý" là thời khắc thủy vượng, Giáp Ất mộc sanh vào mùa xuân "dần , mão" là tháng mộc vượng, đều luận nhật can cường vượng. Nếu như gặp các cách cục như "tài quan" cũng kiện toàn, thì đều luận là mệnh tốt.
37. Kim phùng Cấn nhi ngộ thổ , hiệu viết "hoàn hồn". Thủy nhập Tốn nhi kiến Tân , danh vi "bất tuyệt".Chú thích:
- "Cấn" là tên quẻ chỉ chữ "dần", Canh kim kiến dần là tọa vị trí tuyệt, ví như gặp "Mậu dần" , "Mậu" thổ sanh kim, nên cho dù Canh kiến dần là tuyệt địa, nhưng vì lý do gặp được Mậu thổ sanh kim nên "tuyệt xứ phùng sinh", viết là "hoàn hồn".
- "Tốn" là tên quẻ chỉ chữ "tị", Nhâm thủy kiến tị là tuyệt địa, ví như gặp "Tân Tị" , dĩ nhiên "Tân" kim sanh "Nhâm" thủy , cũng là cách "tuyệt xứ phùng sanh" tương đồng như trên, viết là "bất tuyệt".
38. Thổ lâm mão vị , vị trung niên tiện tác hôi tâm. Kim ngộ hỏa hương, tuy thiểu tráng tất nhiên tỏa chí.
(Thổ lâm vị trí mão, chưa đến tuổi trung niên mà làm việc dễ nản chí. Kim ngộ đất hỏa, chẳng mạnh mẽ tất nhiên đưa đến thất bại.)
Chú thích: thổ lâm mão vị là chỉ "Kỷ mão" , mão mộc ở dưới khắc ngược lên tên, chủ cuộc sống nói chung nhạt nhẽo, chẳng có nhiệt huyết tìm kiếm công danh. Kim ngộ hỏa hương , là chỉ "Canh ngọ" , cũng là địa chi hỏa khắc ngược thiên can kim, cũng luận là chẳng thích đường lợi danh.
39. Mộc tòng thủy dưỡng , thủy thịnh nhi mộc tắc phiêu lưu. Kim lại thổ sanh , thổ hậu tắc kim tao mai một.
(Mộc nhờ thủy dưỡng , thủy thịnh quá thì mộc trôi. Kim nhờ thổ sanh , thổ quá nhiều làm kim mai một.)

Chú thích: "mộc" rất cần "thủy" đến sanh phù, tuy nhiên thủy không nên thái quá, thủy quá nhiều, lại làm mộc úng gốc trôi dạt. (Có thuyết cho rằng Giáp mộc mới sợ thủy nhiều, còn Ất mộc không sợ thủy nhiều). Thổ khả dĩ sanh kim, nếu mà tứ trụ thổ đã quá nhiều, thì chẳng những không thể sanh kim, mà còn làm kim mai một đi (kim vị vùi lấp).
Như : Nhâm Tý , Nhâm Tý , Giáp Tý , Mậu Thìn . ( Nhật can Giáp mộc , thủy thịnh mộc trôi )
Như : Mậu Thìn , Mậu ngọ , Canh Thìn , Mậu dần . ( Nhật can Canh kim , thổ nhiều chôn kim )
40. Thị dĩ ngũ hành bất khả thiên khô , yếu bẩm trung hòa chi khí ; Tu tuyệt lự vong tư , phương vô đại thất nhĩ .
(Cái lý Ngũ hành không thể bị mất căn bằng, cần nhất khí ngũ hành được trung hòa; sau đó suy xét kỹ sự tuyệt-vong, có vậy mới không sai lầm.)
Chú thích: luận mệnh phú quý hay bế tắc, tất phải quan sát nhật can cùng quan hệ can chi ngũ hành trong tứ trụ, cần nhất là giải cứu thành thế trung hòa , không được quá vượng hoặc quá suy , khi quan sát kỹ phải quyết tâm suy xét thật rõ ràng, phận biệt rành mạch tinh vi, cứ như thế chẳng bao giờ gặp phải sai lầm lớn.