Người dịch vnn1269 (vnn1268)


TÍCH THIÊN TỦY
Mục Lục


Phần I:
Thông Thần Luận

Chương 1: Thiên Đạo
Chương 2: Địa Đạo
Chương 3: Nhân Đạo
Chương 4: Tri Mệnh
Chương 5: Lý Khí
Chương 6: Phối Hợp
Chương 7: Thiên Can
Chương 8: Địa Chi
Chương 9: Can Chi Tổng Luận
Chương 10: Hình Tượng
Chương 11: Phương Cục
Chương 12: Bát Cách
Chương 13: Thể Dụng
Chương 14: Tinh Thần
Chương 15: Nguyệt Lệnh
Chương 16: Sinh Thời
Chương 17: Suy Vượng
Chương 18: Trung Hòa
Chương 19: Nguyên Lưu
Chương 20: Thông Quan
Chương 21: Quan Sát
Chương 22: Thương Quan
Chương 23: Thanh Khí
Chương 24: Trọc Khí
Chương 25: Chân Thần
Chương 26: Giả Thần
Chương 27: Cương Nhu
Chương 28: Thuận Nghịch
Chương 29: Hàn Thử
Chương 30: Táo Thấp
Chương 31: Ẩn Hiển
Chương 32: Chúng Quả
Chương 33: Chấn Đoài
Chương 34: Ly Khảm

Phần II:
Lục Thân Luận

Chương 1: Phu Thê
Chương 2:Tử Nữ
Chương 3: Phụ Mẫu
Chương 4: Huynh Đệ
Chương 5: Hà Tri Chương
Chương 6: Nữ Mệnh
Chương 7: Tiểu Nhân
Chương 8: Tài Đức
Chương 9: Phấn Úc
Chương 10: Ân Oán
Chương 11: Nhàn Thần
Chương 12: Tòng Tượng
Chương 13: Hóa Tượng
Chương 14: Giả Tòng
Chương 15: Giả Hóa
Chương 16: Thuận Cục
Chương 17: Phản Cục
Chương 18: Chiến Cục
Chương 19: Hợp Cục
Chương 20: Quân Tượng
Chương 21: Thần Tượng
Chương 22: Mẫu Tượng
Chương 23: Tử Tượng
Chương 24: Tính Tình
Chương 26: Tật Bệnh
Chương 27: Xuất Thân
Chương 28: Địa Vị
Chương 29: Tuế Vận
Chương 30: Trinh Nguyên



P/S: Phần 1 Thông Thần Luận, Chương 29: có sách họ ghi là Hàn NoãnPhần I

Thông Thần Luận

Chương 1:

Thiên Đạo
Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công


Nguyên chú:
Thiên hữu âm dương,cố xuân mộc,hạ hỏa,thu kim,đông thủy,quý thổ, tùy thời hiển kì thần công, mệnh trung thiên địa nhân tam nguyên chi lí, tất bản vu thử.
Dịch nghĩa:
Trời có âm dương ; cho nên mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim, mùa đông thủy, tứ quý thổ vậy; tùy theo thời lệnh mà hiển hiện sinh sát; trong mệnh có trời đất người tức lý tam nguyên, mọi thứ căn bản đều như thế cả.

Nhâm thị viết
Kiền vi thiên nguyên, chi vi địa nguyên, chi trung sở tàng vi nhân nguyên. Nhân chi bẩm mệnh, vạn hữu bất tề, tổng bất việt thử tam nguyên chi lý, sở vị vạn pháp tông dã. Âm dương bổn hồ thái cực, thị vị đế tái, ngũ hành bá vu tứ thì, thị vị thần công, nãi tam tài chi thống hệ, vạn vật chi bản nguyên. ”Tích Thiên Tủy” thủ minh Thiên đạo như thử.
Dịch nghĩa:
Can là thiên nguyên, chi là địa nguyên, trong chi tàng chứa nhân nguyên. Con người thụ mệnh, các khí không đồng đều, chung quy không vượt khỏi cái lý tam nguyên, nó chính là phương pháp tông vậy. Âm dương vốn là thái cực, mệnh danh vua nâng đỡ, ngũ hành đi khắp bốn mùa, là thần sinh sát, thống quản hệ tam tài, vạn vật bắt nguồn từ đó . “Trích thiên tủy” Chương Thiên đạo tỏ rõ như thế.

Lời người dịch:
Lời nói của người xưa thường ngắn gọn, súc tích đôi khi khó hiểu. Chương Thiên đạo này, cổ nhân muốn bàn đến cái nguồn gốc âm dương mà kinh dịch đã nói đến. Hai khí âm dương này cọ xát nhau mà có bốn mùa, mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim, mùa đông thủy và bốn tháng cuối của bốn mùa là thổ khí (tháng 3, 6, 9, 12). Năm cái khí này tư lệnh bốn mùa, thuận thì sinh nghịch thì sát.
Con người bẩm thụ cái thiên khí âm dương, ngũ hành mà thành hình tượng. Tuy thụ mệnh không đồng như nhau, nhưng tựu trung lại thì không vượt ra khỏi lý tam nguyên thiên địa nhân vậy. Mệnh bẩm thụ khác nhau thì cát hung cũng không giống nhau, thế gian có vạn vật tất có vạn sự.
Thế cho nên người học đoán mệnh cái cần yếu nhất là hiểu được cái cơ động tịnh của âm dương, cái sinh vượng của ngũ hành trong tứ trụ có trong thiên can và địa chi được mệnh danh là tam tài thiên địa nhân. Cứ theo cái lẻ ấy mà luận đoán cát hung, đó là phương pháp chính tông vậy. Vì vậy mà cổ nhân mới khuyên chúng ta: muốn biết được lý tam nguyên thí trước phải xem sự động tịnh của âm dương sau đó mới xét đến cái lý của ngũ hành (Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công) là như thế đó.

Chương 2:

Địa Đạo
Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung

Nguyên chú:
Địa hữu cương nhu, cố ngũ hành sanh vu đông nam tây bắc trung, dữ thiên hợp đức, nhi cảm kì cơ giam chi diệu. Phú vu nhân giả, hữu thiên toàn chi bất nhất, cố cát hung định vu thử.

Dịch nghĩa:
Đất có cương nhu, mà ngũ hành sinh ở đông nam tây bắc và trung ương, trời đất giao cảm nhau mà sinh ra cái khí diệu dụng. Con người do bẩm thụ cái thiên khí không đồng đều nhau , cũng vì vậy mà cát hung theo đó cũng khác nhau như thế.

Nhâm thị viết:
“Đại tai kiền nguyên, vạn vật tư thủy ”, “chí tai khôn nguyên, vạn vật tư sanh ”, kiền chủ kiện, khôn chủ thuận. Thuận dĩ thừa thiên, đức dữ thiên hợp; hú uẩn phúc dục, cơ giam lưu thông. Đặc ngũ hành chi khí hữu thiên toàn, cố vạn vật chi mệnh hữu cát hung.

Dịch nghĩa:
“cao lớn thay đức của kiền, vạn vật từ đó”, “cao lớn thay đức của khôn, vạn vật được sinh”, kiền chủ cương cứng, khôn chủ chủ nhu thuận. Cương nhu theo nhau, mạnh yếu trợ nhau; đắp đổi nhau, qua lại đóng mở. Chỉ do cái khí ngũ hành thiên lệch, mà cát hung của mệnh nhân đó mới phát sinh vậy.

Lời người dịch:
Âm dương cọ sát nhau mà sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Đứng đầu quẻ dương là kiền, đứng đầu quẻ âm là khôn. Kiền chủ cương kiện là cái tượng ban đầu của sự vật, nên thánh nhân mới bảo “đại tai kiền nguyên”. Khôn chủ nhu thuận là cái hình của sự vật, nên thánh nhân mới bảo”chí tai khôn nguyên”.
Hai khí kiền khôn này một cái cương một cái nhu cùng theo nhau, tương trợ nhau, cùng giao cảm nhau mà sinh ra sáu quẻ chấn tốn ly khảm cấn đoài. Vạn vật cũng từ đó mà tương sinh tương diệt.Thông cũng tượng cho quẻ Thái là thời mà âm dương tương giao tư sinh vạn vật. Giam cũng tượng cho quẻ Bĩ là thời mà hai khí âm dương bất tương giao vạn vật tất tương diệt.
Nhân sinh bẩm thụ mệnh, khí ngũ hành thiên lệch bất toàn mà họa phúc, cát hung cũng từ đó mà sinh ra. Vì thế cho nên, thánh nhân khuyên người học đoán mệnh cần hết sức quan tâm sự thông thuận của hai khí âm dương, sự lệch lạc của ngũ hành mà quyết định cát hay hung, thành hay bại, thọ yểu cùng thông (Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung) ý là như vậy đó.